ben-canh-thien-duong-thichtruyenvn.jpg

Bên Cạnh Thiên Đường

Tác giả: Quản Ngai

Chuyên mục: Truyện Ngôn Tình

Chương: 34 | Full

Thể loại:

Nguồn: Sưu tầm

Đọc Truyện

ben-canh-thien-duong

Không ồn ã, khoa trương, hoa mỹ, tác giả Quản Ngai người Trung Quốc chỉ nhẹ nhàng kể lại những trải nghiệm của cuộc đời mình.Thế nhưng lần theo bước chân của Quản Ngai người đọc ít nhiều nhận ra rằng Thiên Đường chẳng ở đâu xa, nó hiện hữu ngay trong cuộc sống mỗi người. Chính vì thế, cuốn sách Bên cạnh Thiên Đường được đánh giá là một câu chuyện dung dị nhưng đầy xúc động cho giới trẻ.

*****

Khách trong quán lũ lượt kéo nhau ra về, giống như lúc đầu lũ lượt kéo đến vậy.

Mấy chiếc sofa kê sát cửa sổ vẫn còn lưa thưa vài người, có người thì tỉnh rượu ngồi thừ ra, người thì vẫn tu ừng ực, người thì đang co chân nói chuyện.

Trên quầy bar đầy những thứ linh tinh: ly rượu bẩn, những chiếc gạt tàn thuốc nhét đủ thứ vớ vẩn, xô đá để rượu vang, khay hoa quả đầy đầu mẩu thuốc lá. Quán Đầu mặt trơ như gỗ, lặng lẽ rửa sạch rồi kiễng chân treo những chiếc ly cổ cao lên giá, dường như tất cả những gì diễn ra bên cạnh đều không hề liên quan đến anh ta vậy.

Thứ bẩn thỉu hơn nữa sau khi được chùi rửa thì cũng sẽ trở nên sạch sẽ, sạch sẽ đến mức không còn dấu vết, sạch sẽ đến độ có chút gì đó giả đối, sạch sẽ đến làm cho người ta thấy chán nản. Tất cả sự mới mẻ đó đều chỉ là giả tượng.

- Tuổi trẻ.

Trà Sữa gục người xuống quầy bar, mệt mỏi nói, vẻ mặt rất thất vọng.

- Gì hả?

Tôi không hiểu hỏi.

- Thối nát.

- Gì hả?

- Tuổi trẻ là một miếng thịt thơm ngon trắng trẻo. Là tuổi trẻ, rồi sẽ có ngày trở nên thối nát.

Trà Sữa liếc nhìn tấm lưng trắng như tuyết của cô gái ngồi trên sofa, chua chat nói.

Cô gái mặc một chiếc áo len hở vai, để lộ ra tấm lưng trắng đầy sức sống. Có lẽ đã uống khá nhiều, đang bị một người đàn ông lạ ôm lấy sờ soạng, trên mặt nở một nụ cười ngây ngô như bông hoa giả. Trà Sữa có vẻ bất nhẫn, vò đầu bứt tóc một lúc rồi chạy một chiếc sofa ôm gối hút thuốc.

Câu nói của Trà Sữa làm tôi chợt nhớ đến bức danh họa “Ba giai đoạn của người đàn bà” của Gustav Klimt[22].

Tranh miêu tả một cô gái, đầu tiên là bé gái nhỏ còn bế trên tay, sau đó là một cô gái trưởng thành, cuối cùng trở thành một bà già nhăn nheo. Tác giả có lẽ quá cường điệu sự đáng sợ của tuổi già: những mạch máu lồi ra trên cánh tay bà già, hai bầu vú rủ xuống, phần bụng phình ra như cái trống, trở thành một sự đối nghịch đáng sợ với vẻ đẹp khi còn thanh niên, khiến cho ta hình thành được một nhận thức trực tiếp về “đàn bà”, từ đó càng hiểu được những cô gái, những người đàn bà đang uống rượu ở đây.

Thực ra bất kể là đàn bà dạng nào, trong nội tâm của họ cũng khát vọng tình yêu hơn đàn ông rất nhiều: họ không muốn sống phóng đãng, không muốn đêm không về nhà, họ muốn chấm dứt những ngày tháng hoang đàn để sống một cuộc sống bình thường trong vòng tay ấm áp. Nhưng họ cũng hiểu rất rõ: tuổi xuân ngắn ngủi vô cùng, đã qua đi rồi thì cho dù muốn hoang đàn cũng không ai thèm để ý, thế nên đành phải sống như vậy cho hết những ngày tháng không tìm thấy tình yêu mà thôi. Tuổi xuân giống như một tấm thẻ tín dụng không giới hạn, cứ tiêu pha cho thoải mái đi, còn những ngày tháng sau này thế nào, thì hãy để cho Thượng Đế quyết định.

Tôi thở dài ngán ngẩm, đốt một điếu xì gà, đưa mắt quan sát quán rượu thân thuộc mà lạ lẫm.

Ngọn đèn treo giả cổ trên trần nhà phát ra những tia sáng u ám, làm quán rượu càng thêm tịch mịch. Trên tường treo đầy những tấm ảnh của các ca sĩ nhạc Jazz nổi tiếng: John Coventry đang cúi đầu trầm tư, Miles Davis đang chăm chú thổi kèn, Chet Baker cầm kèn trumpet trầm mặc ngẩn ngơ.

[22] Họa sĩ nổi tiếng người Áo

Một người đàn ông đứng trước cái tủ kính lớn kê ở góc nhà, mắt nhìn chằm chằm vào chiếc kèn đặt trong tủ, dường như đang nghĩ xem làm thế nào lấy nó ra ngoài. Đó chỉ là một chiếc kèn hết sức bình thường, lại còn rất cũ kỹ. Điểm duy nhất không bình thường của nó có lẽ là tại nó được mua trên phố của người lang thang ở Barcelona, Tây Ban Nha.

Tôi thích du lịch, thích đi khắp nơi, hễ thấy thứ gì mình thích liền mua về bày trong tủ kính ở quán. Xét trên một góc độ nào đó, quán rượu này cũng có thể được coi là một viện bảo tàng nho nhỏ của riêng tôi.

Đọc Truyện

Thử đọc