Đức Phật và nàng (tên gốc là
Bất phụ Như Lai, bất phụ khanh) là một
truyện xuyên không. Điểm cộng đầu tiên là nguyên nhân xuyên ko của NV chính ko phải là bỗng dưng đập đầu, tai nạn hoặc ngã một phát là ta quay về quá khứ. Mà do nhân loại đã sáng chế ra máy vượt thời gian và NT là người thí nghiệm đầu tiên. Chậc, nghe có vẻ logic và đỡ vớ vẩn hơn nhỉ. Ngải Tình rơi đúng vào vùng đất Tây Vực nằm trong tuyến Con Đường tơ lụa và gặp Rajiva khi chàng mới 13 tuổi. Rajiva là ai? Chính là đại pháp sư Cưu Ma La Thập nổi tiếng, hiểu nôm na thì chàng là 1 trong tứ đại thiên vương dịch kinh phật sang tiếng Hán, 3 đại thiên vương còn lại là Huyền Trang, Chân Đế và Bất Không/ Nghĩa Tịnh.
Tôi đọc tập 1 khi đang điên cuồng tìm thông tin về Tây Tạng, nhưng ngay lúc đó tôi đã biết next big trip của mình chính là Con đường Tơ lụa, và chắc chắn tôi sẽ đi qua hết tất cả những địa danh đc môt tả trong Đức Phật và nàng. Tháng 8 khi có lệnh cấm vào Tibet, tôi đã từng chuyển hướng sang đi luôn Silk Road trong năm nay, tôi cứ nghĩ mình sẽ được tới Kizil, Đôn Hoàng, Khâu Từ… sớm hơn dự kiến. Thế nhưng do tình hình permit bình thường trở lại, tôi đã đi được Tây Tạng và rời lại giấc mơ Silk Road, rời lại lời hứa với chính mình sẽ tới bằng được Kizil và chùa Thảo Đường- những nơi liên quan mật thiết tới Kumarajiva 1 vài năm nữa.
Tôi đọc tập 2 trong vòng 1 đêm, nước mắt tôi chảy ào ạt, tôi khóc tu tu khi đọc tới đoạn NT phải trở về hiện đại để đảm bảo an toàn cho đứa con của hai người, khi NT bất chấp mọi hậu quả quay về lần cuối để thực hiện lời hứa với chồng mình vì NT biết ở cùng 1 chiều thời gia Rajiva đang khắc khoải ngóng trông nàng. Khi NT xót xa nói với con trai của họ rằng” lần dài nhất, cha đã chờ đợi mẹ 16 năm, nhưng mẹ sắp vượt được cha rồi”
Lần đầu tiên NT 23 tuổi gặp Rajiva-13 tuổi, lúc này nàng chỉ coi Rajiva như một cậu học trò thông minh, gần gũi và dễ mến. Chuyện, bạn Rajiva của mình là thần đồng từ nhỏ đấy, IQ 200 cơ mà. Cho tới khi quay về hiện đại NT cũng chỉ thấy cảm mến và quyến luyến, chắc là cũng thich thích mà thôi. Nhưng đối với Rajiva, một người con gái uyên bác, thông minh và được coi là Bách khoa toàn thư (chuyện, nàng là người hiện đại, lại còn là sinh viên khoa lịch sử nên chuyện nàng nói vach vách các biến cố của lịch sử là chuyện hiển hiên ta có) và có tư tưởng khác hoàn toàn với những ng phụ nữ thời đó đã dần dần đi vào trong giấc mơ, trong trái tim của mình. Rajiva vẽ hết bức hình này tới bức hình khác, bao nhiêu nhớ thương khắc khoải đều dồn hết vào những nét vẽ thâm trầm đó. Haizz nói chung là Rajiva cũng thích của lạ, tâm lý chung của con người. H mình mà gặp bạn hoàng tử đẹp trai ngời ngời, trên người toát ra khí chất vương giả, cao sang như trong truyện ngôn tình hay mô tả thì mình cũng đổ như cây chuối hột ngay lập tức
Lần thứ 2 xuyên không, lúc này Ngải Tình và Rajiva đã bằng tuổi nhau, 23 tuổi. “Nàng đã trở lại”, chỉ một câu nói đơn giản thôi nhưng dường như nó chứa bao nhiêu sự vui mừng, bao nhiêu sự mong chờ mòn mỏi? Dường như 10 năm qua, Rajiva trau dồi kiến thức, vùi mình cố gắng tu luyện chỉ để chờ đợi ngày này. Chàng phải dốc sức học hành, rèn luyện vì NT luôn luôn dặn Rajiva phải tiếp tục con đường truyền bá đạo phật vào Trung Nguyên, vì để 10 năm sau nàng trở lại nhìn thấy chàng đã đạt được những thành công như thế nào. Tôi luôn nghĩ, trong suốt những năm tháng chờ đợi của mình, Rajiva làm mọi thứ để trở thành đại pháp sư nổi tiếng cũng chỉ vì NT mà thôi. Lần gặp lại này, cuối cùng NT và Rajiva cũng ko thể trốn tránh nổi chữ tình. Nhưng tình yêu của họ thật khó khăn biết bao khi Rajiva là một nhà sư, làm sao để vượt qua rào cản xã hội, làm sao để vượt qua chính mình? “ Ghen tị với em trai, phạm phải giới luật đố kỵ, luôn mơ tưởng đến nàng, phạm phải giới luật tư dâm. Ở bên nàng lại khao khát được chạm vào nàng, phạm phải giới luật khát khao dục vọng. Ngải Tình, mười năm trước, mười năm qua, Rajiva đã luôn phá giới.” Chính tôi cũng cảm thấy đau trong từng tế bào, xót xa và chảy nước mắt khi nghe thấy tiếng Rajiva gọi Ngải Tình đau tới xé lòngvà tuyệt vọng khi NT phải trở về hiện đại lần thứ 2.
Lần thứ 3 gặp lại nhau, NT 25 tuổi và Rajiva 35 tuổi. NT đã chọn đúng thời điểm đen tối nhất trong cuộc đời của Rajiva để cùng sát cánh và gánh vác với chàng. Cả hai bất chấp mọi phán xét của xã hội, mọi áp bức của Lữ Quang, những lời chỉ trích, xỉa xói nặng nề của dân chúng, thậm chí chịu đựng cả những trận ném đá, trứng thối vào người. Tình yêu của họ đã vượt lên tất cả. Tôi cực kỳ thích đoạn này, Chương Xuân Di đã rất khéo léo và tài tình khi để Rajiva tự nhận ra những chân lý và quan điểm vốn đi ngược lại lý tưởng của chàng. Rajiva vốn dĩ xuất thân từ hoàng gia, chuyện cơm ăn áo mặc từ nhỏ tới lớn đều có người hầu làm hết, chính vì vậy chàng chả biết lo toan gì. Chỉ một lòng chăm lo và thực hiện lý tưởng, chàng nghĩ Phật giáo sẽ cứu giúp con người khỏi mọi khó khăn hoạn nạn, phật giáo đứng ngoài những âm mưu đen tối của giai cấp thống trị. Chàng nghĩ đơn giản nhà mình còn tiền, còn gạo thì phải phân phát hết cho dân chúng. Nhưng chàng không nghĩ được rằng, phát hết cho những người đói khổ đó thì vợ, những người khác trong gia đình lấy j mà ăn, lấy j mà sống? Và nạn đói kinh hoàng đó đã từ từ dạy cho Rajiva biết Phật giáo ko thể cứu sống một con người, Phật giáo chỉ có thể là niềm an ủi, là tâm linh để con người ta bấu víu và nương nhờ và phật giáo phải gắn chặt với chính trị. Tôi, rất rất thích những đoạn đó. Cả đoạn NT từ từ dạy những điều trong cuốn “quân vương” cho Thu Cừ Mông Tốn để đổi lấy gạo. Và trong lúc không ngờ nhất này, NT đã mang thai. Đứa con kết tinh tình yêu của hai người, một niềm vui và niềm hạnh phúc vô bờ bến như ánh nắng ban mai xuất hiện sau một đêm dài đen tối và khủng khiếp. Thế nhưng, bức xạ qua 3 lần vượt thời gian đã bắt buộc NT phải quay về hiện tại đẻ đảm bảo an toàn cho đứa bé. Tôi như cảm thấy được sự tuyệt vọng và mờ mịt của Rajiva mặc dù NT đã hứa sẽ quay về. Nhưng bản thân Rajiva dường như cũng ko nắm chắc NT còn quay về được hay không, chính vì thế chàng mới mờ mịt. Để vợ và con mình quay lại tương lai, chẳng biết có ngày gặp lại, ngay cả con mình Rajiva cũng không thể nhìn thấy nhưng vẫn phải tỏ ra bình thản để động viên vợ mình quay lại hiện tại, lúc đó Rajiva đã nén đau thương và nuốt ngược nỗi đau vào trong tim tới mức nào?
16 năm sau, lúc này Rajiva đã 53 tuổi, rốt cục chàng cũng đã đợi được Ngải Tình quay về, nhưng lần này chỉ được 6 tháng ngắn ngủi. 16 năm đó, Rajiva đã vuốt ve chiếc hộp , đã nhìn ảnh vợ mình, đã thầm thì rằng ta nhớ nàng bao nhiêu lần?
Mười năm có là bao, chỉ cần chuyên tâm truyền bá đạo Phật, mười năm qua rất nhanh.
Đời người có bao nhiêu lần 10 năm để chờ đợi đây? 4 lần xuyên không, tổng thời gian NT ở bên Rajiva không quá 4 năm. Cứ 10 năm dài đằng đẵng ngóng trông chỉ để chờ mong những tháng ngày hạnh phúc ngắn ngủi. Tôi đã khóc tiếp khi đọc bức thư nhóc Rajiva gửi cho cha mình, khi kể cho cha mình nghe về những giọt nước mắt của mẹ trong 16 năm qua. Tôi tin rằng, Phật Tổ cũng sẽ phải mủi lòng trước một mối tình sâu nặng như thế.
Đức phật và nàng không chỉ cuốn hút ở mối tình tha thiết đó. Nó còn thu hút tôi mãnh liệt vì những sự kiện lịch sử của thời ngũ hồ loạn hoa và những địa danh trên con đường tơ lụa được mô tả kĩ lưỡng và sống động như thật. Chỉ vì đọc truyện này mà tôi phải hùng hục tìm hiểu kĩ càng về Lữ Quang, Thu Cừ Mông Tốn, Mộ Dung Siêu, về Ngũ hồ thập lục quốc- thời mà chỉ vẻn vẹn hơn 100 năm nhưng có tới 150 vị vua xưng bá và Trung Hoa bị chia cắt thành những nước nhỏ. Và hơn thế nữa, Chương Xuân Di đã rất tài tình trong việc mô tả lại thời kỳ huy hoàng, rực rỡ của những phế tích như Kizil, chùa Cakra, thành cổ Subash. Bây giờ hầu hết đã bị hư hại nhiều nhưng đọc truyện, tôi dường như thấy được những phế tích đó sống động, rộn rã, hùng vĩ và oai nghiêm như chưa hề có sự tàn phá của gần 2000 năm lịch sử. Tôi thấy mình nghe được cả tiếng lục lạc leng keng trong gió, nhìn thấy cả đoàn lạc đà dài ngoằng đang từng bước dò dẫm trên cát, cảm nhận được cả hương vị gió cát của sa mạc. Chắc chắn khi nào hết quota ở nhà, tôi sẽ vác ba lô đi nguyên vùng Tân Cương này, đi theo dấu chân của Cưu ma La Thập, đi tới Trường An, đi tới chùa Thảo Đường. Và lúc đó, một đống các chị em gái fan của Đức Phật và nàng sẽ ôm ấy tháp xá lị của Rajiva mà khóc lóc bò bê =)). Tôi sẽ đặt chân mình lên vùng đất Tây Vực mà bấy lâu tôi chỉ đọc qua truyện, tài liệu và internet. Tôi sẽ đứng giữa không gia bao la khoáng đạt,trùng trùng đồi núi, đứng dưới bầu trời xanh đó. Mặc dù đã gần 2000 năm, mặc dù sẽ ko còn cảnh huy hoàn nhưng Kizil vẫn còn đó, Trường An, Đôn Hoàng vẫn sừng sững tồn tại cơ mà. Tôi sẽ vẫn cảm nhận được không khí mà Rajiva đã hít thở, tôi có thể nhìn thấy những ngọn núi, sa mạc mà ngày trước Rajiva đã từng nhìn thấy và đã từng dò dẫm từng bước đi để vào Trung Nguyên. Và trên hành trình lúc đó tôi sẽ mang theo Đức phật và nàng để đọc lại những đoạn mô tả về Khâu Từ, về Đôn Hoàng…. để lại một lần nữa hình dung lại câu chuyện tình yêu đó.
Đó là một lời hứa với chính tôi.
Nói mãi rồi nhưng phải nói lại phát nữa là rất cám ơn bạn Lương Hiền đã dịch một quyển sách hay như thế này cho mình đọc. Bạn ý dịch quá tốt, ngôn ngữ mượt mà và chuyển tải được hết cái hồn, cái tinh túy của tác phẩm. Nó khiến cho người đọc như chìm đắm vào một thế giới khác, khiến thời ngũ hồ loạn hoa hiện ra sinh động nhất, khiến những hiểu biết về phật giáo trở nên gần gũi và khiến như tôi đang đọc 1 tác phẩm của tg người Việt viết chứ ko phải một tác phẩm được dịch lại.
Cám ơn tác giả Chương Xuân Di (mặc dù mình biết tác giả chả bao h đọc được đoạn này) đã viết nên một câu truyện quá đẹp và quá hay như thế này. Lắm lúc tôi băn khoăn ko biết chính vì có NT thì lịch sử mới diễn ra như thế hay NT chỉ là một yếu tố nằm ngoài lề lịch sử? hi vọng Chương Xuân Di viết nhanh quyển về Thương Ương Gia Thố cho tôi nhờ, hix hix.
Cưu Ma La Thập may mắn hơn Thương Ương Gia Thố vì cuối cùng Cưu Ma La Thập đã thực hiện được câu nói bất hủ của TUGT ” không phụ Như Lai, không phụ nàng”, còn TUTG thì không. Mà điều đấy thì cũng chưa chắc, phải đợi tác giả viết xong quyển về TUGT rồi mới biết rốt cục vị lạt ma thứ 6 của tôi có thực hiện được nguyện vọng cả đời của mình hay không hí hí
Đọc Truyện