Cứ đinh ninh tối về thể nào chồng ngồi chống cằm, mặt méo xẹo vẻ ân hận, chỉ dám lén liếc mắt nhìn vợ nhưng không ngờ mọi chuyện khác xa so với tưởng tượng của Lan.
Sáng nào cũng thế, Lan vừa nhổm người chuẩn bị dậy thì Tú lại nũng nịu vợ: “Vợ ơi! Anh ngủ nướng thêm tí nữa nhé! Tí teo nữa thôi! Dạo này sao kim đồng hồ nó chạy nhanh thế! Trời vẫn còn tối thui mà… nhé… nhé… vợ!”. Cứ thế Tú kèo nhèo cho đến khi vợ đồng ý để Tú nằm thêm lát nữa thì mắt Tú lại giở chứng, có hát ru ầu ơ như ru thằng cu Ben, Tú cũng không tài nào ngủ lại được nữa. Thế là đành bí xị trượt khỏi giường, đi đánh răng rồi “khôn hồn” xách cặp Ⱡồ₦g lũn chũn đi mua đồ ăn sáng về phục vụ “đại phu nhân” và “đại thiếu gia”. Đã thế, biết bệnh rồi nhưng không sáng nào là Tú không quên chèo kéo vợ để rồi lại lũn chũn mở cửa đi ra, miệng thì vùng vằng kêu trời: “Chồng người đánh Bắc dẹp Đông. Phận mình đuổi muỗi, cặp Ⱡồ₦g sáng trưa”…
Nhìn thấy chồng điệu bộ thất thểu mỗi sáng, Lan phì cười. Ngẫm nghĩ nếu mà gom góp những câu thơ tự chế của chồng, chắc Lan in được thành tập sau mỗi lần chồng “thổn thức”. Ba mươi mấy tuổi đầu nhưng được cái sống và suy nghĩ hồn nhiên, vô tư lự như trẻ con nên nhà cửa của hai vợ chồng lúc nào cũng rúc ra rúc rích tiếng cười đùa. Có lần, phải làm thêm giờ, Lan gọi điện hướng dẫn qua loa cho Tú lo chuyện cơm nước và tắm rửa cho cu con. Đầu dây bên này, Tú gạt phăng: “Anh biết rồi, biết rồi, khổ lắm nói mãi. Em có muốn phục lăn không?!”.
Cứ đinh ninh tối về thể nào chồng ngồi chống cằm, mặt méo xẹo vẻ ân hận, chỉ dám lén liếc mắt nhìn vợ rồi mâm cơm chỉ rau luộc và trứng luộc, nào ngờ vừa toan bước vào bếp kiểm tra xem “chiến tích” của chồng thế nào thì Lan phải ôm bụng mà cười lăn, cười bò vì dáng điệu của Tú. Tay thì cầm đũa, vừa xào, vừa nếm, người thì lắc lư nhún nhảy. Hài hước nhất là điệu ngoáy ௱ôЛƓ dẻo không thể tưởng của vì tâm đắc với món ăn mà anh cất công cặm cụi nấu để đãi vợ. Lúc này Lan cũng mới ngớ người, hóa ra lâu nay quen được vợ chiều, giấu nhẹm biệt tài nấu nướng. Lan lù dù đi vào, vờ hít hà mùi thức ăn rồi lừa lúc chồng không để ý, véo cho một phát : “Cố tình chơi khăm vợ nhé! Cái tội cứ để vợ lui cui một mình… này thì chừa… này thì chừa…”. Hai vợ chồng cứ thế kẻ véo, người né chạy làm rộn rạo cả căn bếp cho đến khi thằng cu con đi vào mắt tròn mắt dẹt nhìn bố mẹ rồi hăm hở: “Cho Ben chơi trò mèo đuổi chuột với…” thì mới giật mình chỉnh trang lại điệu bộ, cười xòa với nhau.
Từ hôm đó, Lan ra “nghị quyết”: “Sáng chồng lo ăn sáng cho cả nhà, vợ giặt giũ, phơi đồ, chiều chồng đón con, vợ đi chợ, tối về cùng nấu ăn…”. Tú cười nhẹ bẫng: “Chuyện nhỏ. Bếp núc chuyện thường. Vợ thích chồng sẽ chiều. Cái gì chồng cũng chiều. Nhưng vợ cũng phải chiều… lại chồng đấy nhé!”, Tú vừa nói vừa hấp háy đôi con mắt vẻ nhấn nhá ý đồ gian gian…
Có bữa hai vợ chồng đang kì cạch nấu nướng, Tú bỗng giơ cao đôi đũa, múa qua múa lại như trong phim kiếm hiệp, thấy vợ cứ mắt tròn mắt dẹp nhìn mình, Tú tếu táo : “Xong đời cả nhà con ruồi rồi…” , tưởng chồng có tuyệt chiêu bắt ruồi bằng đũa, Lan lon ton định chạy lại xem thế nào thì lại thấy con ruồi vo ve bay vào: “Anh chỉ được cái giỏi quậy thôi. Thất bại rồi còn tinh vi”, Tú hồn nhiên: “Ơ, thế là em chưa biết tài của anh rồi. Con ruồi còn sống, nhưng cảnh báo với em rằng nó không bao giờ… làm cha được nữa… thái giám rồi… hi… hi…”. Tú cười hả hê, tay xoa xoa cằm diễn vẻ vinh quang và đắc chí cho vợ xem.
Tài thơ lược của Tú cũng nở rộ tài năng kể từ dịp đó, nhất là những hôm, vợ bận công việc, một mình tay xào, tay nấu, rồi lại tắm táp cho con, chờ được vợ về là làm điệu ủy mị, tựa đầu vào vai vợ: “Tự tay anh làm nên tất cả. Chờ em về cả nhà ta xơi… Vợ ơi, thưởng, thưởng. Mai cho anh ngủ nướng, miễn ăn sáng vợ nhé…” khiến Lan phì cười, quên hết cả mệt mỏi, bộn bề công việc.