Chưa đủ đâu tình yêu

Tác giả:

Suốt 20 năm ròng em đã đi tìm gần hết những cây cầu cổ xưa của Việt nam.
Em lang thang tìm đến chùa Cầu ở Hội an vắt cong qua lạch nước nhỏ chảy ra sông Hoài, một nhánh của sông Thu bồn. Đến cầu ngói Thanh Toàn ở Huế, bắc qua con chợ nhỏ có những người đàn bà mặc áo dài xưa mãi mê ngồi chằm nón lá Huế, như 1 bức tranh bình yên mà xao lòng. Rồi cầu ngói Phát Diệm, cầu ngói chợ Thượng, cầu ngói chùa Lương ở miền Bắc với mái đình lợp ngói cong cong cổ kính soi mình xuống giòng nước trong xanh của làng quê êm ã.

Nghe nói ở đâu vừa khám phá ra cây cầu cổ xưa, là em lại lặn lội đến đó. Thơ thẫn, ngẫn ngơ cả ngày mân mê từng phiến đá xanh lót cầu.
Em không phải là nhà khảo cổ học, hay nhà viết sữ, đi tìm lại hồn cốt những chiếc cầu.
Em chỉ đi tìm dư ảnh của một người.
Một người đã hứa chờ em trên chiếc cầu đá.
Anan, đệ tử của Đức Phật, trước khi xuất gia đã gặp một cô gái trên phố, từ đó quyến luyến khó rời. Phật Tổ hỏi người:
“Con thích cô gái ấy đến mức nào ?”.
Anan trả lời rằng:
- “Con nguyện hóa làm cây cầu đá, chịu kiếp 500 năm gió thốc, 500 năm nắng đổ, 500 năm mưa sa. Chỉ nguyện người con gái đó một lần đi qua cầu.
Trần Tinh hay Chằng tinh?
Hai mươi năm về trước em vừa tròn 16 tuổi.
Trời đổ mưa khi Thầy chạy vội vào cửa lớp. Những hạt mưa lấp lánh còn vương trên mớ tóc dài bồng bềnh rất nghệ sỹ, đôi mắt đen lấp lánh rừng rực như hai hòn than đá. Lấp lánh tia cháy lạnh. Cả người Thầy chỉ có đôi mắt là rực cháy, còn tất cả quay quắt, vặn vẹo như gốc cây đại thụ cằn khô giữa rừng già.
Cả lớp trân trân nhìn ông Thầy dạy văn chương nổi tiếng hắc ám, cao ngạo nhất trường, thân hình gầy gò, làn da đen cháy và nụ cười nửa miệng sau hàng ria mép mỏng. Thầy lôi từ trong túi quần ra quyển vỡ quăn queo vất lên mặt bàn, hất hàm:
- Có nghe qua tên tôi chưa? Tôi là Tinh, Trần Tinh. Người xấu trai bằng tôi hoặc xấu hơn tôi thì nhiều lắm, nhưng tên Trần Tinh thì chỉ có một!
Cả lớp chưa kịp vỡ ra cười, thầy đã hất tay hờ hững:
- Trần Tinh có thể là Chằng tinh với rất nhiều người, hoặc là Chân tình với một vài người. Rồi các bạn sẽ rõ. Chỉ nhớ kỹ giùm tôi hai điều này; Điều một các bạn bắt buộc phải chịu đựng tôi và nghe lời tôi, thù ghét hay yêu tôi cũng mặc, dù yêu thì rất hãn hữu- môt nụ cười chế giễu nữa lại lướt qua môi. Điều hai, nều có ai không chấp nhận thì xem lại điều một. Và xin mời bước ra, cửa lớp luôn rộng mở.
Đang cuối mùa Hạ, trời nóng như đổ lửa, nhưng nghe những lời này, ai cũng thấy lạnh run.
Nhưng khi Thầy cất giọng giảng bài, toàn bộ phong thái hờ hững, lạnh lùng, kiêu bạc như lột bỏ hết, chỉ còn đôi mắt như hai hòn than đá cháy lấp lánh tia sáng lạnh hun hút, sâu thẵm. Thứ ánh sáng phát ra uy lực thu hút lạ lùng làm người ta vừa say mê, vừa khi*p sợ, vừa đắm chìm lại vừa khuất phục. Thứ ánh sáng có ma lực vì tràn đầy khí chất mạnh mẽ và ngông cuồng cao ngạo.
Trong thứ ánh sáng mờ ảo của những ngày cuối Hạ, cơn mưa cuối mùa sầm sập đổ qua tán lá khuynh diệp dày che kín cửa sổ, không gian vừa đủ lạnh, vừa đủ tối để giọng Thầy trầm ấm vang vang như có ma lực thôi miên và thu phục đám học trò phút trước tựa như đàn sói mà giờ tâm hồn run rẩy như bầy cừu!
Em cũng chỉ là một trong những con cừu ngày đó. Nhưng mà là con cừu có hai đốm lửa trong mắt.
Đề luận văn đầu tiên thầy thử thách cả lớp ngắn gọn mà lạ lùng: ” trong mắt em, Nàng Kiều đẹp nhất khi nào?”. Chương trình lớp 10 năm đó đã bắt đầu học truyện Kiều và hầu như học sinh nào cũng vất vã học thuộc nằm lòng vài đoạn Kiều phòng thân. Nhưng đề bài độc đáo như thế này chưa ai dám nghĩ đến!
Đã có vài tiếng cười râm ran hưởng ứng từ bên dãy nam sinh, có ai đó ngâm nga bâng quơ” buồng the phải buổi thong dong” làm tiếng cười rúc rích lan nhanh như lửa cháy.
Em không cười, em run rẩy cắm đầu vào trang giấy trắng, viết như đang trong cơn mê sãng, như viết về mối tình đầu đời của mình. Kiều chính là mối tình đầu của em và chưa có vẻ đẹp nào trong văn học qua được vẻ đẹp thiên kiều bá mỵ của Kiều. Em chòng chành như nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích, chòng chành trong tiếng sóng vỗ, giữa ngàn trùng mây và ráng chiều hôm và chòng chành từ sâu trong tâm hồn khắc khoải đớn đau xa lìa quê hương chồng chất nổi hoang mang về số phận. Nguyễn Du trút hết tình yêu dành cho nàng Kiều trong 3254 câu thơ, còn em trút hết cơn say Kiều vào 4 trang giấy trắng.
Khi em ngẫng đầu lên khỏi trang giấy đặc kín, Thầy đã đứng sau lưng em tự bao giờ. Mắt lóe sáng, môi mím chặt.
Em nín thở. Cả lớp cùng nín thở. Em chưa kịp gác 乃út, Thầy đã giựt phắt bài luận văn ra khỏi tay em, vung vẩy giơ lên cao, mắt lấp lánh:
- Tôi có bài văn đầu tiên. Ai đó cho tôi mượn cây viết đỏ. Tôi sợ cảm xúc này qua rất nhanh, phải làm gì đó trước khi tôi kịp tỉnh táo lại.
Và điểm 10 nguệch ngoạc đầu tiên của Thầy cho một bài văn, điểm 10 đầu tiên của em cho một bài văn được ra đời trong cơn bốc đồng như vậy.
Từ trên bục giảng, Thầy đọc to bài văn của em, ngân nga nhấm nhá từng giòng một. Lâu lâu dừng lại và làm một động tác kịch tính:
- Tôi vừa nổi da gà. Tôi chưa bao giờ có cảm giác này trước kia.
Em chưa kịp trấn tỉnh trong cơn lốc xúc cảm tuôn trào của Thầy, mặt em nóng bừng đỏ ửng, ૮ɦếƭ trân vì xấu hổ, Thầy nhìn sâu vào mắt em, thiêu đốt em bằng hai hòn than đá âm ỉ cháy trong mắt thầy:
- Tôi có lời khuyên cho em đấy, cô gái bé nhỏ. Đừng bao giờ yêu ai như thế này, như em đang dồn hết tình yêu của em vào trong một bài luận. Nếu em không muốn đời em bi kịch như nàng Kiều.
Lời nói đó có sức mạnh như lời nguyền của phù thủy.
Vì đời em về sau thật sự là bi kịch.
…Và bi kịch
Bi kịch đầu tiên em trở thành học trò cưng của Thầy. Thầy hấp tấp, lộ liễu đổ dồn tất cả cưng chiều, chăm sóc quan tâm cho một mình em. Em trở thành cái gai trong mắt những học trò ghét thấy và bị thầy “đì” , mà số đó hầu như là đa số. Vì thầy gai góc sẵn sàng châm biếm mĩa mai cay độc bất cứ ai. Mổi khi vào lớp, Thầy sẽ ngay lập tức gọi tên em:
- N, Tôi cần đôi mắt của em nhìn vào tôi, khi tôi giảng bài. Đôi mắt của em có hai ngọn lửa nhỏ. Nó truyền cho tôi cảm hứng và cho tôi biết rằng ít nhất cũng có một người cảm hứng với những gì tôi nói.

Bạn đang đọc truyện online tại website: WWW.KenhTruyen24h.Com
Có những ngày Thầy bẻ đôi viên phấn, vứt vào góc bàn, hậm hực:
- N, em làm sao thế? tôi không giảng bài được nữa, hôm nay em rất lơ đãng! Em làm tôi mất thì giờ!
Những đôi mắt cắm đầy mũi tên oán hờn ghen tức nóng bỏng sau lưng em, lời xì xào độc địa bay vo ve như ong quanh tai em: “làm như cả thế giới chỉ có hai người tồn tại ” , “Chẳng coi ai ra gì !”. “điên rồ mù quáng!”.
Và em bị cô lập, rồi trở nên cô đơn , thế giới như chỉ gồm có em và Thầy bị dồn vào một góc tối, ngoài sáng kia là cả biển người còn lại và những đôi mắt hậm hực.
Em bi kịch cả những khi Thầy rơi vào cơn buồn u ám. Những khi đó, Thầy vứt bỏ tất cả , ngồi gác chân lên bàn giáo viên, đôi mắt cắm vào khoảng không trống rỗng. mắt của Thầy tăm tối buồn . Nổi buồn đặc quánh như rượu cặn dưới đáy chai.
Chung quanh Thầy luôn mờ ảo hào quang của những tin đồn , vừa có thật vừa là thêu dệt và huyền thoại. Mọi người xì xầm Thầy là giáo sư văn chương đại học Tổng hợp, bị đá văng về trường phổ thông vì quá cao ngạo, tự đại. Dọc theo hành lang, lũ học trò nhỏ rì rầm về sắc đẹp lộng lẫy của vợ Thầy cùng hai cô con gái xinh như thiên thần, và thêu dệt ra một mối tình chênh lệch . Người đàn bà đẹp đó đã lấy Thầy như con thiêu thân lao vào hào quang của danh vọng. Nhưng khi danh vọng của người đàn ông không đi đôi với địa vị và tiền bạc thì đó là bi kịch của người đàn bà đẹp. Bi kịch của người vợ đẹp là thảm họa hủy hoại người chồng!
Vì vậy Thầy cực kỳ cay độc với sắc đẹp. Thầy thích tự giễu cợt mình :
- Một người vợ đẹp đem lại cho đàn ông hai điều : một là cô ta sẽ hủy hoại đời anh, hai là anh ta sẽ tự tay hủy hoại đời mình!
Và Thầy thích trích dẫn lời Triết gia Socrate: “Dù hôn nhân có mang ý nghĩa gì đi nữa ,nếu bạn lấy được một người vợ tốt,bạn sẽ được hạnh phúc;nếu bạn lấy phải một người vợ không tốt ,bạn sẽ trở thành một triết gia”.
Nổi cay đắng và lời cay độc hầu như không rời khỏi mắt Thầy, làm cả không gian bao quanh Thầy cũng bị ngộ độc toát ra mùi cay chua ảm đạm.
Người bị nhiễm độc nhiều nhất là em và Phương Minh.
Phương Minh là bạn gái thân duy nhất của em, hơn em hai tuổi, thành tích học tập nổi bật là hai năm liền lưu ban lớp 10 vì quá…đẹp!
Có lẻ sự tương phản gay gắt đã thu hút Phương Minh thân thiết với em, hơn bất cứ điều gì khác. Phương Minh sống trong khu cư xá cao cấp Bắc Hải, là con gái Bắc kỳ chính hiệu, theo kiểu Nguyễn Tất Nhiên “điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền, dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang và duyên dáng, ngây thơ mà xảo quyệt!”.
Đi trong sân trường, không ai chạm mặt Phương Minh mà không ngoái lại nhìn, đôi khi hai đứa em lấy điều đó ra làm thuốc thử đàn ông. Làn da trắng ngần, con mắt lá răm đen dài lúng liếng có đuôi, môi hồng nũng nịu và dáng đi của loài mèo vương giả quý phái kết hợp với loài rắn uyển chuyển, Phương minh thu hút đàn ông như nam châm cực mạnh. Em đi bên cạnh Phương Minh như một món đồ trang sức cho sắc đẹp đó thêm rạng rỡ. Phương minh hay an ủi em:
- Nhưng mà N đâu cần món trang sức nào, học giỏi là trang sức của N rồi. Minh sẵn sàng đổi nhiều thứ để có chút trang sức đó mà không được.
Hầu như Phương Minh không mang gì trong cặp khi đến lớp, ngoài chiếc ví trang điểm xinh xinh và xấp thư tình ướt rượt cùng cái đầu xinh xắn lơ mơ trên mây. Một lần, không chút xót thương, Thầy bắt phạt Phương Minh đứng suốt giờ học vì trả bài không thuộc. Thầy cười khẩy, nhấm nhẵng:
- Em hãy nói một câu gì, bất cứ câu gì để chứng mình em có chút xíu não ở bên trong cái vỏ xinh đẹp kia. Mặc dù tôi dám chắc rằng điều này quá sức của em.
Thầy giằng vội tờ giấy nhắc bài em chuyền dưới gầm bàn cho Phương Minh, cao giọng:
- Tính nhẹ dạ, hay mũi lòng là thói xấu tệ nhất mà lại dể được tha thứ nhất của đàn bà! Em đừng tập nhiễm thói xấu đó quá sớm!
Sau hai giờ liền đứng phạt, Phương Minh nhào vào người em xâu xé:
- Lão ấy là con quái vật, còn tệ hơn Chằng tinh! Ngoài mày ra chẳng ai yêu nổi lão mà lão cũng chẳng yêu nồi ai!
Lần đầu tiên từ “yêu Thầy” đập vào đầu em choáng váng. Và rồi cảm giác đó còn trở đi trở lại nhiều lần sau này.
Trưng Vương khung cửa mùa Thu.
Mùa Xuân năm sau, Thầy đưa em vào trường Trưng Vương học tập trung lớp chuyên Văn. Chỉ còn hai tháng để chuẩn bị cho kỳ thi văn toàn quốc.
Đứng trước cổng trường sừng sững cổ kính ngói đỏ, quét vôi màu vàng sậm và hai hàng me ✓út cao , tàng lá giao vào nhau xanh rì trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, em buồn thĩu như con cừu lạc bầy. Trước khi quay đi, Thầy ngoảnh lại nhìn em, đôi mắt sóng sánh ấm như lửa:
- Ráng học ngoan, tôi sẽ viết thư cho em.
Vậy là sau mổi buối sáng học tập trung trên lóp, buổi trưa xuôi đường Nguyễn Bỉnh Khiêm về trường Hoa Lư ăn cơm theo tiêu chuẩn học sinh giỏi văn cấp Thành phố, rồi qua trường Võ Trường Toản chui vào Sở thú ngắm hoa lá, thời gian còn lại em đứng thẫn thờ dưới vòm cửa hình nguyệt ngong ngóng thư của Thầy. Sau này ký ức về trường Trưng Vương ngoài hai hàng me lá giao nhau ra, chỉ còn lại mổi khung cửa hình vòm nơi em rưng rưng đứng nhớ Thầy. Khung cửa sổ trường Trưng Vương lúc nào cũng trầm mặc rưng rưng mùa Thu, dù trời đang trong xanh sang Xuân rực rỡ.
Tối nào em cũng thức rất khuya, nằm sấp trên chiếc giường sắt trong ký túc xá nữ, quấn mền cao đến cổ, cặm cụi viết thư cho Thầy. Em viết về tất cả những việc xảy ra với em trong ngày, về những cô bạn mới, về thầy cô giảng văn không thu hút và say sưa như Thầy, về những anh chàng mắt đen thẫm đứng lấp ló sau gốc me trường Võ Trường Toản, và về khung cửa vòm màu trắng mơ mộng mổi chiều em ngồi chờ thư.
Sau một tuần thư của Thầy mới đến, em áp tờ giấy pơ-luya màu xanh nhạt đầy kín những giòng chử phóng túng, nét thấp gãy khúc, nét đá lên ngang tàng và những chử H hoa mơ mộng lên môi ngây ngất.
Một trong những lá thư như thế, em ấp úng hỏi Thầy về tình yêu. Một anh chàng mắt đen bên trường Võ trường Toản tò tò theo em mỗi buổi trưa tan học trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, làm em xao xuyến. Trả lời cho em, Thầy chỉ kể một chuyện xưa, chuyện tiểu ngạ quỷ bên cầu Nại Hà. Câu chuyện thật dài, tăm tối và bi thương, chỉ có một vài đoạn ám ảnh em mãi:
” Huệ nhãn của Địa Tạng Vương Bồ Tát thoáng chốc nhìn thấu nỗi do dự mê hoảng đau đớn tích tụ nghìn năm trong lòng tôi. Bồ Tát kinh hãi bởi, một hồn quỷ như tôi sao lại có tâm sự. Bồ Tát thở dài: “Chúng sinh nơi bể khổ, quay đầu lại là bờ”.
Nhưng tôi đã không hiểu lời của Ngài.
Tôi mang tất cả những nỗi lòng dồn nén của tôi kể cho Bồ Tát nghe. Bồ Tát hỏi tôi: “Cái gì là Duyên?” Tôi không trả lời nổi.
Bồ Tát lại hỏi tôi: “Cái gì là Tình?” Tôi hoàn toàn không rõ.
Cuối cùng, Bồ Tát hỏi tôi: “Ngươi muốn gì?”.
Không ghìm giữ nổi bản thân, tôi khóc ròng đau đớn van xin Bồ Tát cho tôi được một lần làm người, xin Bồ Tát hãy cho tôi và cô ấy kết một đoạn trần duyên.”
Và có một vài đoạn theo em mãi về sau này. Dù lúc đó em rất hoang mang, đọc hết câu chuyện, em cũng chưa hiểu thế nào là tình yêu!
Hai tuần cuối cùng trước kỳ thi quốc gia, em không nhận được thư của Thầy. Mặc dù vậy, ,nổi nôn nao hồi hộp của kỳ thi quyết định sắp đến che khuất nổi trong mong chờ đợi của em.
Trong phòng thi mênh ௱ôЛƓ, sau khi run run xé phong bì đựng đề thi, em muốn hét lên vì mừng rỡ; đề thi là viết thư cho một người kể về những thay đổi lớn lao của thành phố nơi em ở và của chính bản thân em.
Lúc đó em hoàn toàn bị khuất phục trước sức mạnh tiên tri và ma lực phù thủy của Thầy, suốt hai tháng trời xa cách và số lượng thư trao đổi qua lại đã luyện cho em cách viết thư hoàn hão, nhuần nhuyễn và thấm đẫm lối kể chuyện, suy luận thâm trầm, sâu sắc rất Thầy. Thấp thoáng trong lá thư bài làm em viết, những giấc mơ tuổi mới lớn của em và hình bóng 1 người đàn ông từa tựa Thầy hiện ra…
Em vừa viết vừa bồn chồn run rẫy, chỉ muốn thời gian qua thật nhanh để em có thể bay ngay về với Thầy, líu ríu kể cho thầy nghe nổi vui mừng trước may mắn lạ lùng của em. Thời gian chấm bài mất hết 1 tháng nhưng em vững tin vào thành công của em, em đọc được điều đó trong ánh mắt hài lòng và âu yếm của Thầy Cô giám thị và giám khảo hướng về em sau khi đã lướt sơ qua bài viết.
Một cuộc đời chưa đủ đâu tình yêu!
Người đầu tiên em gặp khi về trường không phải là Thầy mà là Phương Minh. Trong khi em ấm ức muốn gặp ngay Thầy chỉ để hỏi sao Thầy có thể quên ngày thi của em, sao Thầy không đón em như đã hứa và sao Thầy không hề viết thư cho em…
Phương Minh túm tay em vào một góc sân chơi, thì thầm không giấu vẻ háo hức:
- N biết gì không? Đáng đời lão ấy!
Em run rẫy, không hiểu sao em nghĩ ngay đến Thầy:
- Đã có chuyện gì xảy ra cho Thầy?
- Lão đang bị khủng hoãng nặng. Nghe đồn vợ lão đã bỏ đi, dắt theo cả hai đứa con gái. Lão hóa điên rồi!
Một nổi đau nhói , tràn đầy như có thật, xuyên qua tim em. Em xô Phương Minh, chạy ào ào vào lớp. Tiết học chỉ vừa bắt đầu, Thầy ngồi ũ rũ chống càm trên bàn giáo viên, không gian lớp học sặc sụa mùi rượu. Em chưa bao giờ thấy Thầy uống rượu khi đi dạy.
Cả lớp cắm đầu xuống mặt bàn không dám thở mạnh. Thầy lặng lẻ viết một đề bài văn trên bảng đen, hàng chử nghiêng ngã xiêu vẹo: Viết về điều làm em hạnh phúc nhất và đau khổ nhất .
Chỉ còn nghe tiếng 乃út viết sột soạt trên giấy và những tiếng thở dài cố nén. Em viết rất nhanh bài văn ngắn nhất trong đời đi học của em:
- Điều Hạnh phúc nhất của em là Thầy. Và điều làm em đau khổ nhất cũng là Thầy.
Em ngồi đợi cho người cuối cùng nộp bài và cả lớp ùa ra sân chơi, chỉ còn mính em và Thầy ngồi lại trong căn phòng vắng lặng. Em muốn tự tay đưa Thầy bài luận và tự đọc cho Thầy nghe em đã viết gì. Nổi khát khao được vuốt ve mái đầu nặng chĩu của Thầy làm tim em đập dồn dập đến nhói buốt trong Ⱡồ₦g иgự¢.
Thầy như lạc đi đâu, không hề để ý đến em.
Em tiến lại đứng trước mặt thầy. Một hồi lâu, cuối cùng em nói:
- Mình đi đi Thầy!
Không nhìn em và cũng không cần hỏi gì thêm, Thầy đứng dậy, lặng lẻ ra khỏi lớp.
Em ngồi sau lưng chiếc xe đạp cà tàng của Thầy, mặc cho mưa bụi mùa xuân lác rắc trên tóc, ướt đẫm những con đường mờ mịt khói xe, hơi người. Thầy cứ lắc lư đạp xe phía trước, em ngồi co người lại phía sau, không buồn nghĩ con đường sẽ dẫn đến đâu, chỉ cần được ngồi sau lưng Thầy, chỉ có điều đó có ý nghĩa lúc này!
Bỗng Thầy dừng xe lại bên vệ đường, ngoái lại nhìn em bằng cặp mắt đỏ quạch trống rỗng:
- Mình đi đâu.
Em buột miệng nói ra điều đầu tiên đến trong đầu em:
- Đi ăn kem 3 màu và bánh đúc nóng nhân thịt, em đói quá!
Thầy bật cười, tia nhìn sinh động trở lại trong mắt Thầy. Nhưng rồi mắt Thầy tối sầm lại. Trong hoàng hôn đang sụp xuống, chỉ thấy mắt Thầy đẫm một màu thê lương.
- Đi về đi em, Thầy không thể đi được nữa.
Em cứ ngồi yên như vậy, người cứng đờ trong cảm giác hổn loạn, hoang mang, không rõ ràng. Cho đến khi Thầy dừng xe trước ngõ nhà em, lúc này những bụi cây hai bên đường đã xẫm tối. Hàng rào nhà ai đó rậm rịt hoa Ti -gôn nghiêng ngã và mùi hương hoa ngọc lan nồng nàn đông đặc trong sương chiều. Làm cho không gian vừa như thực, vừa như mơ!
Nhiều năm về sau nữa, khi những lời Thầy nói, những chi tiết của buổi chiều hôm đó đã mờ dần ,không còn cứa sắc cạnh trong ký ức của em nữa, thì mùi hương hoa Ngọc lan đó cứ quanh quẫn bên em, rất thật không như giấc mơ.
Thầy đứng trước mặt em, bàn tay của em lọt thõm trong tay Thầy, đôi mắt lóng lánh của Thầy soi vào mắt em trong bóng đêm:
- Cảm ơn em đã đi cùng Thầy một quảng đường. Nhưng Thầy không thể đi tiếp được nữa. Thầy phải dừng lại. Thầy còn nhiều việc cần phải làm.
Trước khi em kịp nói gì, một nụ hôn nóng bỏng đã đặt trên trán em, cháy rát như một hòn than đang nung đỏ.
- Sau khi Thầy làm xong mọi việc của Thầy. Thầy sẽ trở lại tìm em. Dù có ra sao đi nữa, Thầy cũng chờ em. Em nhớ chuyện Tiểu ngạ quỷ mà Thầy đã kể cho em nghe chứ?
“tôi tình nguyện vĩnh viễn quẩn quanh ở cái kiếp tiểu ngạ quỷ mà tôi đã ảo mộng suốt nghìn năm, vĩnh viễn làm một tiểu ngạ quỷ bên chân cầu Nại Hà.
Bởi tôi tin tưởng, lại sẽ có một ngày, tôi sẽ gặp lại cô ấy, một cô gái vĩnh viễn không đổi thay…”
Thầy sẽ chờ em bên chiếc cầu đó.
Rồi như thế Thầy quay đi. Và em bước đi như đang nằm mơ, đi qua thẳng cánh cổng đang mở, đi qua thẳng phòng ăn có ba mẹ và các em đang ngồi trân trân nhìn, đi thẳng vào phòng ngủ và nằm lăn ra trên giường, nước mắt đầm đìa như mưa. Trên tay vẫn còn nắm chặt bài luận chưa kịp nộp cho Thầy:
- Điều hạnh phúc nhất của em là Thầy. Và điều làm em đau khổ nhất cũng là Thầy!
Không bao giờ em còn gặp Thầy nữa. Sau ngày đó, Thầy biến mất khỏi trường, không ai biết Thầy đi đâu. Một giáo viên Văn được điều đến thay thế Thầy cho đến hết năm học.
Nhưng thật lạ lùng, em không buồn, đau, không tuyệt vọng. Em tin rằng Thầy đang đợi em ở đâu đó như Thầy đã hứa. Thầy sẽ đợi , dù ngàn năm trôi qua, bên thành cầu.
Và , như thế, em từ chối tất cả những người đàn ông khác, từ chối bất kỳ cơ hội tình yêu nào đến với em. Những lúc em yếu lòng và em cô đơn, câu chuyện kể của Thầy ngày xưa lại trở về với em:
“Trong khoảnh khắc đó tôi ngộ được hai chữ luân hồi, con người còn phải luân hồi, là bởi con người có vô vàn sai lầm, vô vàn ân hận, vô vàn mất mát, nên phải đi tới kiếp sau để đền bù.”
Dẫu là có kiếp sau, Thầy vẫn sẽ chờ em ở đâu đó.
Vì một kiếp này, vẫn chưa đủ đâu tình yêu!
Sưu tầm