Những món quà của em gái tôi

Tác giả:

Đã năm tháng nay tôi không về nhà, ở quê đến cứ hè là bắt đầu mùa gặt nhà cần người làm nên lẽ ra tôi phải về nhưng tôi cứ đắn đo ngại ngùng mãi không về. Chẳng là tôi ngại bé Thương - con em gái tôi, tôi phải thất hứa với nó. Tôi cứ lấy cớ là bận học với lại bận đi làm nên không về được, mà sự thật đúng là thế thật nhưng tháng này tự dưng ông chủ cửa hàng hải sản mà tôi đang làm đột ngột thông báo đóng cửa hàng hai tuần vì ông phải sang Lào gấp gia đình ông ở đó có việc gì đó thì phải. Kì nghỉ đột xuất này lại làm tôi thấy băn khoăn hơn muốn về quê nhưng lại chẳng dám về.


Trước khi đi ông chủ trả tiền công cho người làm dù còn hơn một tuần nữa mới đến cuối tháng, ông sợ chúng tôi không đợi được. Được nghỉ mà vẫn được trả tiền công đủ mọi người hầu như ai cũng vui vẻ và càng yêu quý ông chủ hơn. Tôi nhận được hơn hai triệu đồng đó là số tiền công được tính cho nhân viên làm việc toàn thời gian, chứ hồi trước kì nghỉ hè tôi chỉ nhận được hơn môt triệu tiền công vì còn phải đi học nên chỉ làm bán thời gian. Đi qua cửa hàng nhạc cụ tôi dừng lại hồi lâu, chỉ dám đứng ngoài ngắm nghía mà không dám vào, cây đàn Ghi-ta màu mận chín vẫn còn đó. Tôi đang có hai triệu ba, cây đàn ấy như tôi đã từng hỏi thì là giá đúng một triệu hai trăm nghìn đồng, chắc đêm nào bé Thương cũng thấy cây đàn ấy hiện lên trong giấc mơ. Giá như tôi có thể mua được cây đàn ấy cho nó thì tuyệt vời biết bao, tôi sờ tay lên túi quần mình hơn hai triệu vẫn còn nằm gọn trong đó.
Càng ngắm nhìn cái cửa hàng tôi càng cảm thấy chân tay mình như đang rã rời ra, tôi lại nhớ đến em gái tôi và cả cái gia đình nghèo khó của tôi. Đã gần tuần nay tôi phải ăn mì tôm trừ cơm, tháng trước để có đủ tiền học phí tôi đã xin khất tiền thuê phòng trọ và mượn thêm của anh bạn phòng hàng xóm một ít nữa. Ngày mai là phải trả lại người ta rồi và tôi cũng phải đóng đủ cho bác nhà chủ tiền thuê trọ cả hai tháng là gần hết hai triệu rồi. Lại còn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền ăn, tiền vé xe bus, tiền sách vở…, không biết đã bao lâu rồi tôi không mua cho mình một cái áo mới. Tự dưng tôi thấy mình thật là khổ sở, một thằng con trai mới chập chững bước vào cuộc đời đã phải lo toan bao thứ, kể cả những thứ vụn vặt tủn mủn nhất. Tính đi tính lại tôi chẳng biết đến bao giờ mới có đủ tiền để mua cho em tôi cây đàn Ghi-ta kia nữa.
Tôi đã đi qua một tuổi thơ đầy gian khó, quê tôi nghèo nhà tôi cũng nghèo và em gái tôi cũng đang sống qua những ngày thơ bé nghèo như tôi ngày xưa. Em gái tôi gầy nhỏ, nước da bánh mật, có đôi mắt trong veo và sáng ngời như hai vì sao. Nó hay buộc tóc cao lên, đuôi tóc khô vàng vì nắng, từ hồi còn nhỏ em tôi đã suốt ngày ở ngoài đồng chăn trâu, những đứa trẻ quê nghèo đều phải vất vả từ bé như thế. Ngày mà khăn gói lên thành phố học đại học tôi đã mang theo hết tất cả những ước mơ là mong một ngày nào đó sẽ thay đổi được hoàn cảnh nghèo khó kia. Nhưng cuộc sống nơi thị thành này đã bao lần đập tan vào những mơ ước của tôi, bản thân tôi không sợ thất bại nhưng lại rất sợ sự thất vọng của gia đình nhất là bé Thương. Hồi kì đầu năm nhất đi học còn chưa kiếm được việc làm thêm nên tháng nào bố mẹ cũng phải chắt Ϧóþ, đi vay mượn để có tiền gửi lên cho tôi. Năm đó trong lần tôi về nhà nghỉ Tết, ăn Tết xong trước khi lên trường bố đưa cho tôi một triệu tiền xe và tiền tiêu trong tháng đầu năm. Mới nhận tiền từ tay bố xong em gái tôi đã bảo, “anh nhất định phải cố gắng học giỏi đấy nhé!”. Chỉ có những câu nói của nó là làm lòng tôi thấy đau nhói nhất, tôi học chẳng giỏi được.
Ở nhà mà có chuyện gì thì chẳng bao giờ bố mẹ nói cho tôi biết, cái hồi mẹ tôi bị bệnh nặng nằm viện mười ngày cũng chẳng ai báo gì. Tất cả chỉ vì cả nhà muốn tôi yên tâm mà học cho tốt, em gái tôi chưa đầy mười tuổi cũng đã phải học cách nói dối để làm an lòng người khác, nhưng cái sự ngây thơ con trẻ của nó nhiều lúc không giấu được tôi một điều gì. Khi tôi gọi điện về nhà mặc dù em tôi vẫn nói chuyện với tôi một cách vui vẻ nhưng tôi đã thấy một cái gì đó không ổn, tự dưng nó nghe nhiều hơn nói. Lúc tôi hỏi ngày hôm đó nó ở nhà làm được những gì thì nó vui vẻ kể, nào là em giặt quần áo cho mẹ, em nấu cơm, em rửa bát, em trồng hoa A-ti-sô ở góc vườn. Tôi đã bắt đầu nghi ngờ nếu mẹ tôi khỏe mạnh thì không bao giờ bà để cho ai giặt quần áo cho cả, tôi hỏi nó trồng hoa A-ti-sô để làm gì thì nó bảo để lấy hoa đem thái phơi rồi làm trà uống.
Tôi bảo anh chẳng thích uống trà của thứ hoa đấy, đắng và có mùi như uống thuốc ấy thì nó bảo có phải để cho anh uống đâu để cho mẹ chứ. Tôi lại hỏi mẹ có uống được cái thứ nước đó không mà trồng với trọt, nó bảo từ ngày từ viện về hôm nào mẹ chẳng uống. Nó nói xong câu đấy không hiểu tại sao mà cả hai anh em đều im lặng, khổ thân em gái tôi nó đang phải lớn trước tuổi, lớn trong suy nghĩ trong hành động. Mẹ tôi đang bị bệnh huyết áp cao, trước khi ra viện được người bạn cùng phòng bệnh biếu một gói trà A-ti-sô. Bé Thương nghe bảo nó có tác dụng hạ huyết áp nên đã đi bộ suốt năm cây số đến tận nhà bạn cùng lớp nó để xin về trồng. Em gái tôi là thế đấy, nó có một trái tim bé nhỏ chứa đầy những yêu thương, từ bé đã học cách sống vì người khác.
Hình như giờ đây bé Thương đang học cách không đòi hỏi gì cả, kể cả những điều nhỏ nhặt nhất. Bất cứ đứa trẻ nào cũng cần phải có một món đồ chơi nhưng vì nhà nghèo nên anh em tôi chỉ chơi cỏ cây, đất đá. Hồi trước bé Thương hay ra suối tìm những hòn đá cuội đem về cho tôi lấy 乃út chì màu vẽ mọi thứ hình thù lên đó em dùng chúng thay cho những con 乃úp bê. Khi thì đi tìm lá Cọ, lá Mít về đan lát, cắt gấp thành những con cào cào, châu chấu để chơi. Bé Thương luôn ao ước có một con 乃úp bê, vì nó thấy con bé nhà hàng xóm cũng có một con 乃úp bê cũ được cho. Lúc nào hai anh em cùng học bài nó cũng bảo.
“Anh ơi em học thuộc hết bảng chữ cái và bảng nhân rồi thì anh mua cho em con 乃úp bê nhé. Em thích con nào có tóc vàng, mặc váy hồng và đội cái vòng hoa trên đầu ấy”.Tôi không dám hứa với em gái, tôi chỉ luôn thầm ao ước là có một con 乃úp bê nhỏ cho em tôi. Rồi mong ước ấy của hai anh em tôi cũng đã thành hiện thực, cuối cùng em Thương của tôi cũng có một con 乃úp bê, con 乃úp bê ấy nhỏ xíu chắc chỉ bằng ba ngón tay người lớn. Em tôi được tặng vào cuối kì học mẫu giáo đó là món quà dành cho học sinh học giỏi và ngoan nhất lớp, bé Thương vô cùng yêu quý món đồ chơi nhỏ ấy. Lúc nào em cũng tâm sự với con 乃úp bê của nó, chơi xong lại cất đi rất cẩn thận, em tôi giữ mãi con 乃úp bê ây bên mình suốt mấy năm trời. Nó hay lấy những mảnh áo cũ đã rách đem khâu thành những bộ váy áo nhỏ xíu, xinh xinh để mặc lên cho con 乃úp bê của nó.
Mặc dù bé Thương đã cố gắng giữ gìn con 乃úp bê ấy rất cẩn thận nhưng sau một thời gian dài thì nó cũng bị trụi hết tóc, đó là kết quả của những lần bé Thương đã tắm gội, chải chuốt, tạo kiểu cho nó nhiều quá. Con 乃úp bê mất hết tóc em tôi lại làm tóc giả, làm mũ và khăn trùm đầu để che lấp đi cái đầu trọc lốc cho nó. Nhìn thấy em chơi con 乃úp bê cũ rích đến tội nghiệp lúc nào tôi cũng thầm hứa nhất định một ngày nào đó sẽ mua tặng em con 乃úp bê mới. Phải đợi mãi đến năm lớp 12, sau khi đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh được nhà trường tặng thưởng hai trăm nghìn tôi mới thực hiện được mong ước đó. Tôi đưa cho mẹ một trăm tám mươi nghìn để trả tiền đong gạo và giữ lại hai mươi nghìn tôi mới đi mua cho em gái tôi một con 乃úp bê mới. Em tôi đã mang món quà của tôi đi khoe khắp nơi, thấy ai đến nhà nó cũng mang con 乃úp bê ra khoe và bảo anh Hùng con tặng đấy.
Năm ngoái Thương được đại diện cho trường đi tham gia cuộc thì tiếng hát học sinh toàn tỉnh được giải ba, cả nhà ai cũng vui mừng. Em tôi hát hay và rất thích hát hò, nó hay nói với tôi là muốn trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cái ngày mà em tôi đi thì hát được giải cũng đúng vào cái ngày tôi về nhà, làm giấy tờ xin miễn giảm học phí. Thấy em dinh giải về tôi thấy sao mà còn vui hơn cả nó, trong lúc cao hứng lên tôi bảo sẽ mua tặng nó một cây đàn Ghi-ta. Em gái tôi đã từng được cô giáo dạy môn Âm nhạc ở trường dạy một chút Ghi-ta rồi, nó hay kể cho tôi nghe về cái phòng đựng đầy nhạc cụ của cô giáo nó, nó bảo nó chỉ thích nhất mỗi cây đàn Ghi-ta. Tôi chợt nhận ra là ngoài 乃úp bê và đàn Ghi-ta ra hình như em gái tôi chưa bao giờ tỏ ra cực kỳ thích thú và thèm muốn với bất cứ cái gì khác nữa. Nói về đàn Ghi-ta chắc nó biết đấy là một món đồ xa xỉ nên chẳng bao giờ nó nói “em muốn có một cây đàn Ghi-ta như của cô giáo em”, mà chỉ nói “em rất thích cây đàn ấy của cô giáo em”. Dù vậy tôi vẫn nhận ra trong giọng nói của em tôi những mơ ước đến cháy bỏng, tôi thầm hứa nhất định phải mua cho nó bằng được một cây đàn Ghi-ta.
Khi nghe tôi nói sẽ mua đàn cho câu đầu tiên mà cô em gái mười hai tuổi hỏi tôi là, anh đấy đâu ra tiền? anh còn phải đi học bố bảo năm nay không cho tiền anh được nữa vì mẹ đang bệnh. Tôi bảo đừng lo anh có việc làm thêm sau giờ học mà, anh sẽ chuyển đến chỗ nào thuê trọ rẻ hơn như thế chỉ sau vài tháng anh sẽ có dư tiền mua đàn cho em. Con bé vui mừng ôm hôn tôi và bảo, em biết mà anh của em là tuyệt vời nhất. Tôi nói là nói vậy thôi chứ thực ra lúc đó tôi hoàn toàn không có khả năng có thể mua được đàn cho em tôi. Chỗ nhà trọ mà tôi đang thuê lúc đó là một trong những chỗ trọ rẻ nhất rồi chẳng biết chuyển đi đâu cho rẻ hơn nữa. Tìm kiếm khắp nơi tôi mới xin được cái chân chạy bàn trong quán bia trước đó tôi từng làm những công việc lặt vặt không cố định như là bưng bê Tráp cưới, bốc vác, dán tờ rơi quảng cáo thậm chí cả đi học thuê cho những anh chị học tại chức có những buổi bận việc không đi học được nữa. Là sinh viên năm thứ hai, không có trình độ ngoại ngữ và vẫn bị coi là không có kinh nghiệm tôi không thể nào tìm được những công việc tốt mà tiền công lại cao. Khi được nhận vào làm ở một quán bia với lương tháng một triệu tư có nuôi ăn một bữa tôi thấy mình thật may mắn, đó lại còn là công việc bán thời gian, tôi có thể vừa học vừa đi làm. Nhưng khi vào làm mới thấy mọi thứ thật khác, bắt đầu vào làm từ lúc năm giờ chiều đến mười một giờ đêm mới được nghỉ. Ngoài chạy bàn ra tôi còn phải làm đủ các thứ việc, từ khiêng bê các thùng bia cho đến cất xe cho khách, làm ở đây khách thì đông, nhân viên lại ít mà ông chủ thì rất khó tính và kiệt xỉn. Bà chủ thì chẳng hiểu sao cứ liếc nhìn, sai vặt tôi đủ thứ và còn hay véo vào người tôi nữa dĩ nhiên tôi không quá ngây thơ để đến nỗi không hiểu bà ta đang có ý gì. Sau mỗi giờ đi làm về tôi thấy toàn thân mệt dã rời, sáng hôm sau chẳng muốn dậy mà đi học nữa. Chỗ tôi thuê trọ lại gần vùng ngoại thành cách trường khá xa nữa, công việc vất vả thì tôi chẳng ngại lắm nhưng tôi rất ngại bà chủ.
Một người đàn bà gần bằng tuổi mẹ tôi, béo núng nính, trang điểm lòe loẹt mà có những hành động khiến tôi thấy thật kinh tởm. Bà ta hay nhắn tin cho tôi hẹn đi cà phê, nhờ tôi giúp đưa bà ta đi mua đồ và những tin nhắn mùi mẫn khác tôi đọc thấy mà đến phát sợ. Đó là một người đàn bà bị chồng hững hờ đang khát tình. Tôi chỉ muốn nghỉ làm ngay ở chỗ đó nhưng tiền học phí, tiền thuê nhà trọ, tiền ăn và tiền thuốc cho mẹ tôi… nếu tôi nghỉ làm thì mọi chuyện còn tồi tệ hơn nữa. Tôi lại bắt đầu đi lục tìm những chỗ làm mới nhưng dù đã có kinh nghiệm làm nhân viên nhà hàng tôi cũng rất khó tìm được một công việc mới tốt hơn. Một hôm khi bưng đồ nhắm ra cho khác tôi tình cờ nghe thấy hai ông khách bàn bên cạnh đang nói về chuyện cần tìm nhân viên cho một cửa hàng bán đồ hải sản. Cửa hàng cũng khá gần trường tôi, ngay tôi hôm đó tôi đã xin nghỉ việc giữa buổi để đến xin vào làm ở chỗ kia thử xem thế nào. May sao tôi đã được nhận vào làm ngay, ông chủ của cửa hàng chính là một trong hai người khách đã đến quán bia lúc chiều. Vậy là tôi đã nghỉ làm hẳn tại cái quán bia đáng nguyền rủa ấy sau bốn tháng làm việc.
Công việc ở cửa hàng bán đồ hải sản cũng nhẹ hơn nhiều và không quá ồn ào như ở quán bia, tiền công cũng được trả cao hơn nữa. Dẫu vậy tôi vẫn không thể nào dành dụm ra được một ít mỗi tháng để mua cho em gái tôi được nổi một cây đàn. Mà cứ mỗi lần gọi điện lúc nào hai anh em cũng nhắc đến cây đàn, tôi từng bảo với bé Thương là sẽ mua cho nó cây đàn Ghi-ta màu mận chín như nó miêu tả. Nó sung sướng hỏi đi hỏi lại tôi là, thật không anh có thật anh sẽ mua cho em cây đàn đó không? Tôi bảo nhất định là như thế. Nhưng hai tháng, ba tháng rồi lại bốn, năm tháng trôi đi trong suốt khoảng thời gian ấy tôi không về nhà, mỗi lần gọi điện em tôi cứ hay hỏi bao giờ anh về, nhưng tôi cứ bảo anh đang bận lắm không biết khi nào về được. Chắc nó không thể biết được rằng tôi ngại về vì chưa mua được món quà mà tôi đã hứa cho nó.
Sau khi mang số tiền lương về đến phòng trọ, thanh toán hết mọi khoản chi tiêu dù đã cố gắng tiết kiệm đến mức tối đa nhưng tôi chỉ còn lại có hơn ba trăm nghìn, số tiền đó đủ để đi về quê. Cũng đủ để tôi sống qua hai tuần ở cái thành phố đắt đỏ này nhưng tôi cứ băn khoăn mãi không biết ở lại đi tìm việc bốc vác thuê trong hai tuần được nghỉ hay về quê thăm bố mẹ và em. Đang mải suy nghĩ thì bố tôi gọi điện bảo thu xếp về nhà giúp bố mùa gặt tới, mẹ tôi đang bị ốm, em tôi còn nhỏ đâu làm gì được nhiều. Một mình bố gặt rồi lại cày cấy thì không xuể, tôi đã bảo bố là sẽ về ngay. Nhưng gói ghém xong đồ đạc tôi lại cảm thấy không thể bước nổi chân ra khỏi phòng trọ, rồi khi về tôi sẽ nói gì với bé Thương đây? Giờ thì không thể không về được, hẳn sẽ có một số người sẽ cho rằng tôi suy nghĩ quá nhiều, tại sao lại vì một lời hứa với một đứa trẻ con mà phải cảm thấy khổ sở như thế. Nhưng đối với tôi lời hứa quan trọng đã đành, tôi vẫn sợ nhất là nỗi buồn và sự thất vọng của đứa em gái mà tôi thương yêu nhất, nó chờ đợi tôi, chờ đợi cây đàn đã năm tháng. Tôi đã hẹn khi nào về nhà sẽ tặng cho nó cây đàn nhưng giờ trong túi tôi chỉ còn đúng ba trăm hai lăm ngàn đồng. Nghĩ một hồi tôi quyết định gọi điện về nói cho bé Thương cho nó biết trước mọi chuyện.
Tôi chắc khi tôi nói anh chưa mua được đàn cho em đâu, con bé sẽ im lặng đi một lúc điều đó có nghĩa là nó đang cảm thấy tuyệt vọng. Nhận được điện thoại của tôi, câu đầu em gái tôi nhanh nhảu nói.
“Anh ơi mau về nhà đi, cả nhà nhớ anh lắm lắm”.
“Nhưng…nhưng Thương à, anh chưa mua được quà cho em đâu” – Tôi cố gắng nói nhanh cho hết câu mà vẫn thấy giọng mình hơi run run, em tôi không im lặng một hồi lâu như tôi nghĩ mà nói liền luôn, nó bảo.
“Anh chính là món quà lớn nhất, mai này anh mua Ghi-ta cho em cũng được mà lúc này em chỉ muốn anh về nhà thôi. Không có đàn em vẫn hát rất hay mà, cô giáo bảo em thế mà anh về nhà nhanh anh nhá”.
Tôi chính là món quà lớn nhất ư? Câu nói có vẻ như ngây thơ mà lại rất người lớn của bé Thương đã làm lòng tôi ấm lại. Chiều hôm đó tôi bắt chuyến xe khách về quê lòng thấy nhẹ tênh, những cánh đồng lúa chín vàng như đang hiện ra trước mắt. Xong mùa gặt tôi sẽ lấy những cọng rơm vàng khô đan cho em tôi một món đồ chơi nhỏ như ngày xưa, chắc chắn là nó vẫn sẽ rất thích. Tôi cũng muốn nói với nó rằng, em gái ơi em cũng chính là món quà lớn nhất của gia đình ta mà bố mẹ và anh may mắn có được.
Tác giả: Hoa Thược Dược