Anh Hai ...

Tác giả:

1. Bố tôi mất từ hồi tôi mới lên cấp ba, hồi đấy chẳng biết vì sao tôi có thể nhẹ nhàng tiễn bố đi mà không gục ngã như những người khác khi mất đi một người thân yêu trong cuộc đời. Đó cũng là lúc tôi tự ý thức được với bản thân là từ nay tôi phải sống một cách tự lập, không còn mè nheo nũng nịu bố, không được sà vào lòng mẹ ỉ ôi. Tôi cũng tự biết sống và tách mình ra khỏi cái bình lặng vốn dĩ ở nơi ven đô mà tôi đang sống. Một khu xóm không quá ồn ào, cũng chẳng náo nhiệt, không đơn điệu mà cũng không hẳn bình yên.


Bố tôi mất vì một tai nạn giao thông, cuộc sống gia đình tôi không mấy hạnh phúc, tôi cảm nhận được sự cố gắng của mẹ, cảm thấy được sự hết mình của bố, và biết được để duy trì cuộc hôn nhân này bố mẹ đã nghĩ cho tôi. Như vậy coi như là tôi hạnh phúc gấp bội hơn so với những đứa trẻ có hoàn cảnh tương tự.
Vì bị chấn thương nặng ở vùng đầu, bố tôi ra đi khi chưa kịp đón sinh nhật lần thứ bốn lăm. Cuộc hôn nhân của bố mẹ chỉ biết không đến từ tình yêu, có tôi đã là một phép màu mà ông trời ban phát, để gia đình ngoại không thấy thiệt thòi cho mẹ, để bên nội an tâm với hạnh phúc mà ông bà đã đem đến cho bố. Bố mẹ vẫn vui vẻ sánh bước bên nhau trong tất cả các dịp lễ tết, vẫn âu yếm và chở che tôi, một đứa con gái khác thường theo như cách nói của bố.
Tình cảm giữa bố và mẹ có sự nể trọng nhau, vậy cho nên tôi được ôm ấp trong sự quan tâm và tôn trọng giữa hai người, một người là bố, người còn lại tôi gọi là mẹ. Sự ra đi của bố là một niềm đau không hề báo trước, lúc bàng hoàng nhận tin bố tôi mất khi mà buổi sáng ông chỉ vừa chở tôi tới lớp chẳng nhớ rõ lúc đó tôi đã làm gì, đã như thế nào? Chỉ nhớ rằng tôi trở về nhà, nhanh chóng thay quần áo, và chịu tang bố. Mẹ cũng thế đau một nỗi đau chẳng ai có thể cắt thành tên, mất đi người chồng, người bạn tri kỉ, người sẻ chia cho mẹ những nỗi lo toan mệt nhọc đằng đẵng, người cùng mẹ đắp xây và gìn giữ hi vọng cũng như niềm tin cho đứa con gái như tôi trong suốt mấy chục năm qua. Và tôi biết, những giọt nước mắt tự tận sâu khóe mắt kia là tiếng khóc bật lên từ trái tim của bà.
Đôi lúc tôi lại nghĩ, chắc có lẽ ngột ngạt trong cái gia đình mà ai cũng phải cố gắng cho tôi, vậy nên sự ra đi của bố cũng là một niềm thanh thản. Và lúc đó tôi nghĩ rằng mình bất hiếu, bất hiếu khi nghĩ rằng sự ra đi của bố là một điều giải thoát… Tôi lầm lũi âm thầm sống từ đó, mẹ vẫn yêu thương và quan tâm lo lắng cho tôi. Duy chỉ có diều, khoảng cách giữa tôi và bà cũng như những khoảng lặng giữa chúng tôi nhiều hơn. Căn nhà nằm im lìm giữa hàng cây bố trồng vẫn luôn ấm áp khói hương từ bàn thờ bố, vẫn có hoa tươi và tiếng chim líu lo. Duy nhất, những tiếng động nhỏ khe khẽ phát ra từ con người, tiếng chào, tiếng cười và cả tiếng nói chuyện cũng thưa dần, thưa dần…cho tới ngày tôi thấy đó là một điều khó có thể tìm thấy ở chốn này!
Mẹ ở vậy nuôi tôi suốt năm năm, bà vẫn lo lắng và chăm sóc cho cái cửa hàng nội thất nhỏ ở trên phố huyện. Cả nội và ngoại ai cũng thầm cảm phục sự vững vàng và giỏi giang của mẹ, mẹ vẫn quán xuyến tốt việc nhà lẫn kinh doanh. Cho tới một ngày mẹ gõ cửa phòng tôi và nói chuyện. Bởi từ ngày bố mất, tôi tự giam mình trong phòng, bên cây vĩ cầm bố để lại, hoặc tự mình ngồi ngắm trăng ở chiếc võng ngày trước bố mắc sau vườn cây. Có thể, tôi nhớ ông, cũng có thể tôi đang luyến tiếc cho những ngày ông còn sống không cố gắng gắn kết bố mẹ cho đúng nghĩa vợ chồng, cũng có thể tôi giam cầm cảm xúc và tự huyễn hoặc rằng mình vẫn còn bố, chỉ là…ông đang đi tới một nơi nào đó đợi tôi.
- Tháng sau mình chuyển lên thành phố nhé! Con cũng sắp đi học đại học rồi, giấy báo cũng có, hai mẹ con mình chuyển lên đấy sẽ tốt hơn cho con.
- Thế cửa hàng thì sao ạ?
- Ừ, mẹ mở một cửa hiệu trên đó làm nhà phân phối luôn con ạ.
- Nhanh thế sao? Một tháng, nhà mình thì sao ạ?
- Mẹ sẽ thuê người trông coi, con có thể về nhà bao giờ con muốn. À… còn có việc này nữa…
- Sao mẹ?
- Mình sẽ không ở như bây giờ, mà còn có một vài người khác…
- Ai vậy ạ?
- Dượng và anh trai con ?
- Anh trai?
- Ừ, con trai riêng của Dượng?
- Mẹ đi bước nữa ạ?
- Năm năm rồi, mẹ nghĩ rằng đã đến lúc mẹ cần tìm một điểm tựa, tuổi của mẹ bây giờ không hẳn là một mình lo toan như vậy. Hiểu cho mẹ nhé, con gái..
- Con hiểu ạ!
………………
2.
Vậy là một tháng sau đó, tôi bỏ lại sau lưng khu vườn nhỏ của bố, bỏ lại ngôi nhà im lìm bóng cây, bỏ lại cây vĩ cầm bao năm tôi cùng bố lớn lên và lên thành phố cùng mẹ. Tôi và mẹ cùng dượng và một người mẹ tôi gọi với tôi là anh trai sống ở một căn biệt thự nhỏ ven thành phố. Chỗ này nếu nói như tốt hơn chỗ cũ cũng đúng, bởi tiện nghi và sang trọng hơn nhiều so với chỗ của tôi. Nhưng nếu như nói nó không bằng chỗ cũ cùng phải, bởi vì nơi này tôi cảm thấy mình lạc lõng hơn sau những giờ tới trường.
Tôi học sư phạm, cũng chẳng hiểu sao tôi chọn nghề này cho mình. Tôi không nhiều bạn, cũng không ưa chốn đông người, khác xa với con người tôi ngày trước, từ ngày bố ra đi. Vậy cho nên sau những giờ học tập và tham gia một câu lạc bộ gia sư cho trẻ em khuyết tật tôi lại tự giam mình trong phòng. Mẹ bận bịu với việc kinh doanh và giúp đỡ Dượng, dượng có một người con trai, hơn tôi bốn tuổi, chỉ biết đang học Kiến trúc và ít khi thấy anh ở nhà. Vậy nên nghiễm nhiên căn nhà chỉ có sự có mặt thường xuyên của tôi và một vài người giúp việc.
Đang ngồi ௱ôЛƓ lung trên ban công buổi tối, vầng trăng mười sáu vằng vặc sáng hắt lên cả một vạt tường loang lổ, nghe ring rích tiếng dế kêu dưới chân, tôi ngồi trên chiếc xích đu trong vườn phía sau nhà. Đó là chỗ tôi hay tìm tới và một mình suy nghĩ cùng như tìm những khoảng lặng riêng. Thảng hoặc tôi đi dạo trong vườn, tưới nước cho đám quỳnh ai đó trồng trước cổng, hoặc nằm dài trên chiếc xích đu đếm sao, ngắm trăng, nhìn bóng cây lập lòe dưới ánh điện đường vàng khè khọt.
Cũng hơn mấy tháng tôi chuyển đến đây, tôi vẫn chào người mới của mẹ bằng dượng, vẫn thường hòi thăm dăm ba câu khi gặp mặt, dượng có vẻ quí tôi. Nhớ cái ngày tôi chuyển về đây, dượng đã chuẩn bị trước phòng ngủ cho tôi, rồi một mình dọn dẹp. Lúc bước vào phòng chỉ có tôi và dượng, đó là lúc tôi nhớ bố tha thiết. Vậy cho nên cảm giác lúc đó khiến tôi muốn hét lên, nếu như bố tôi còn sống, liệu người đàn ông đứng trước mặt tôi có bao giờ được tôi gọi bằng dượng hay không?
- Con hài lòng chứ, dượng sắp xếp theo sở thích của con sau khi hỏi mẹ. Có gì không hài lòng con cứ nói nhé!
- Dạ, cháu cảm ơn. Như thế này là tốt lắm rồi ạ!
- Mọi việc ở trong nhà đã có giúp việc lo, con chỉ cần đi học rồi về hoặc làm những gì con thích là được. Dượng hay đi vắng, có gì khó khăn thì nhắn tin hoặc gọi cho dượng, dượng sẽ giúp con.
- Cháu cảm ơn ạ!
- Còn đi học hoặc đi đâu, nếu con thích dượng sẽ bàn với mẹ mua xe cho con. Còn nếu con chưa quen đường, để dượng kêu tài xế chở con đi về vài bữa cho quen nhé!
- Dạ thôi, cháu cảm ơn, cháu muốn đi xe buýt ạ!
- Vậy hả? Thế con nghỉ đi! Dượng ra ngoài…À, Dượng rất vui khi con và mẹ đã chuyển đến đây !

Đó là lần đầu tôi gặp người đàn ông tôi gọi bằng dượng mà tôi lại xưng cháu. Cũng chẳng hiểu cái đứa học sư phạm ngữ văn như tôi vì sao lại dùng ngôi loạn xà ngầu như thế. Đơn giản chỉ vì với tôi, dượng vẫn chưa thể thay thế bố, dượng vẫn là một điều gì đó khiến tôi đau đáu khi nhớ về.
Chỉ mang máng khi nghe mấy người giúp việc kháo nhau rằng, dượng ở vậy nuôi con trai hơn bảy năm qua, vợ cũ mất sau khi mang thai đứa con thứ, chẳng biết vì sao chẳng thể giữ được ai trong hai mẹ con. Dượng và mẹ tôi đã từng thân quen từ hồi cấp ba. Vậy nên đũa lệch gặp thời, mâm cơm gặp lúc nên duyên vợ chồng. Tôi cũng mừng cho mẹ và thầm cảm phục dượng, bởi một người thành công như ông lại có thể để tang người vợ đã khuất hơn bảy năm, mà không phải tìm ngay một bóng hồng nào đó. Đó là điều khiến tôi e dè và nể trọng để có thể xã giao một cách lịch sự mà không dám vùng vằng những lúc ông khiến tôi nhớ đến bố và ám ảnh bởi số kiếp không may của người.
Tôi cũng đã chuyển đến đây hơn bốn tháng, vẫn đi học và về nhà theo một lịch trình có sẵn, mẹ và dượng bận, đi sớm và về trễ. Hiếm khi tôi thấy cả nhà ngồi chung mâm cơm. Riêng anh con trai dượng tôi hay gặp hơn, nhưng mỗi lần như thế tôi đều sợ sệt, chào một tiếng cho có phép dưới trên rồi lại chui tọt vào phòng mà chẳng hó hé câu gì. Tôi chẳng biết vì sao có cảm giác sợ anh. Anh giống dượng, thân hình dong dỏng cao, ánh mắt xa xăm lấp sau gọng kính dày, anh thường mang theo rất nhiều cọ vẽ và giấy bên mình. Nhìn anh cũng đoán được một sự lạnh lùng toát ra từ con người lẫn tính cách.
“Phịch… !!!”
Đang ௱ôЛƓ lung với hàng ngàn suy nghĩ không đầu không cuối, tôi bỗng giật mình bởi động phát ra từ trong đống cây gần bờ tường. Sống lưng bắt đầu lành lạnh, mồ hôi túa ra, tôi chẳng biết lúc đó làm gì cả. Miệng cà lăm nói không nên lời, cố rướn mình hít một hơi thật sâu, lấy hết bình tĩnh tôi hỏi đồng thời tay vơ lấy cái chổi tre cô giúp việc dựng góc tường.
- Ai đấy?
Mồm thì mạnh lắm, nhưng vẫn không thể nhúc nhích được bước nào, mẹ và dượng chưa về, cô giúp việc lại đang lau nhà tầng trên. Lần này mà trộm xông vào Ϧóþ cổ, chọc tiết thì tôi cũng chỉ có nước bó chân chịu ૮ɦếƭ chứ chẳng làm được gì.
Tiếng lạo xạo mỗi lúc một lớn, có bóng người bước ra từ trong bụi cây rất rõ ung dung. Đã vậy tôi lại càng run hơn, còn cái lão trộm kia dường như chẳng hề quan tâm đến sự có mặt và giọng nói của tôi. Bất giác tôi chạy lại, dơ cao cán chổi, hắn mà bước thêm vài bước nữa thì tôi sẽ nhắm mắt mà đập 乃úa xua vào hắn, xiên một phát, dọc một chiêu thì lúc đó có mua bảo hiểm cũng chẳng cứu nổi con cháu nối dõi cho hắn.
Đang liều mạng chạy tới, mắt nhắm mắt mở với ý nghĩ xiên dọc trong đầu, đúng lúc bóng đen cũng dần bước lại gần đèn mờ ở góc vườn, tôi bỗng giật mình, đứng im không nhúc nhích nổi, là anh…con trai dượng. Đứng im như trời trồng, tay vẫn dơ cao cán chổi lên trời, tôi tự ngượng với chính mình huống hồ còn có người nhìn tôi y như vật thể lạ. Chỉ muốn chui được xuống đâu thì xuống. Than ôi, mặt tôi ngượng chín, chỉ may là trời vẫn thương tôi, để tôi làm nữ hiệp khách bắt trộm ngoài trời, nên trộm không thể nhìn rõ mặt tôi đã bừng bừng như trái gấc chín nục nẫu ra la oai oái người trồng hái xuống khi vẫn phải phơi mặt trên giàn.
- Bỏ tay xuống được rồi đấy!
- Dạ, em xin lỗi, em cứ tưởng… Sao anh không gọi ai mở cổng, mà lại bật tường vậy ạ?
- Tưởng trộm à? Kêu chi cho phiền, bật rào cho nhanh. Lần đầu thấy hả?
- Dạ. Em…
- Làm gì giờ này còn ngồi đây? Con gái lớn rồi, không biết sợ sệt gì nhỉ?
- Em không ngủ được. Anh đi đâu về muộn thế?
- Học, chơi đủ cả. Vào nhà đi, khuya rồi, ông ta với mẹ mày chưa về đâu…
Nói đoạn anh bước vào nhà, chẳng thèm quay đầu lại, bóng anh liêu xiêu in dài trên vệt tường loang lổ đá phiến lẫn gạch lát. Vẫn lạnh lùng và khó gần, duy chỉ có sự ấm áp và quan tâm có chút gì đó phảng phất trong câu nói của anh. Mỉm cười bước vào phòng, đêm ấy không hiểu sao tôi ngủ rất ngon.
3.
Mấy hôm trăng sáng, tôi thường ra ban công ngồi vắt vẻo ngắm trăng. Đôi lúc tôi cũng phục cái gan lì của mình, tổn thương và quá khứ vẫn hiện hữu về qua những giấc mơ, bố vẫn là một điều gì đó khiến tôi đau đáu, duy chỉ có những lúc một mình với khung cảnh thanh thoát thế này tôi lại chẳng nghĩ tới những chuyện đó. Tôi để tâm hồn vắt vẻo ở đâu tận cành cây xa, hương quỳnh thoang thoảng bay vào quyện cùng gió, hít lấy hít để cái mùi ngai ngái lúa chín trộn lẫn hương hoa trong đêm khiến tôi khoan khoái một cảm giác dễ chịu.
Đưa mắt sang bên kia ban công, anh đang vẽ, bóng anh in lên tường trắng, ít khi tôi thấy anh tập trung như bây giờ. Về nhà là anh vào phòng, mẹ bảo anh và dượng ít nói chuyện với nhau. Dượng luôn muốn anh đi du học để sau này giúp đỡ trong công việc kinh doanh, anh lại bướng, học hành giỏi giang nhưng lại hời hợt và khó gần. Vậy cho nên giữa họ cũng có khoảng cách. Bất giác tôi nghĩ tới mẹ – bố- và tôi ngày trước. Hoài nghi rằng nếu như ông trời đã ςướק bố lạnh lùng ra đi và quẳng tôi và mẹ một mình thêm vài năm nữa, khoảng cách của tôi và mẹ có xa như dượng và anh hay không. Mỉm cười nhìn anh miệt mài bên bức vẽ, tự thấy mình là đứa vô duyên. Anh buông 乃út, đi lại gần phía ban công mà tôi đang ngồi.
- Làm gì bên đấy thế con bé kia?
- Em ngắm trăng ạ!
- Thi sĩ nhỉ, giáo viên ngữ văn tương lai có khác. Ngủ muộn thế?
- Dạ, em khó ngủ.
- Ờ, anh qua đó ngồi với mày nhé!
- Dạ, đợi tí em mở cửa phòng.
- Thôi khỏi…
Nói đoạn, tôi thấy anh bay ✓út qua bên phía ban công phòng tôi, cũng không xa nhưng anh nhảy với độ cao của tầng thứ ba biệt thự thì cái con nhát gan như tôi cũng đứng tim. Nói đoạn anh ngồi xuống cạnh bên, chưa bao giờ tôi gần anh như thế này. Chỉ lạ là hôm nay anh chủ động nói chuyện với tôi và còn qua ngồi với tôi nữa.
- Sống ở đây thế nào? Ông ta tốt với mẹ con mày chứ ?
- Dạ, cũng được anh ạ, dượng tốt với em, nhưng mà em cũng ít gặp.
- Ừ, ổng đi suốt mà, gặp sao được… Quen hết đường sá chưa?
- Dạ em đi xe buýt, nên cũng thấy bình thường. Nhưng sao anh lại gọi dượng là ông ta?
Hơi vô duyên bởi chính câu hỏi của mình, tôi chỉ thắc mắc mà buột miệng hỏi luôn. Nói xong mới biết mình lỡ lời, rút lại không được, im lặng mà chịu mắng thôi. Anh ngồi dựa hẳn vào một bên tường, bất giác anh mỉm cười rồi nhìn về nơi nào đó rất xa. Dường như anh có tâm sự gì đó, cái đứa con gái như tôi vẫn hoài nghi về sự nhạy cảm của mình. Duy chỉ có lần này nhìn vào anh, tôi mới thấy một điều gì đó khó nói và rất đỗi lạ lùng.
- Ừ, quen rồi. Cũng không biết từ bao giờ không gọi bố nữa. Hình như cũng hơn năm năm rồi. Ông ta là người anh kính trọng, chỉ là chẳng thể hiểu rõ mình cần gì. Anh không thích cái cách ông ta hướng đi du học hay đại loại điều gì đó khiến anh biến mất khỏi tầm nhìn của ông ta. Dần dần ông ta nghĩ anh hư, vậy nên trước khi mày và mẹ mày qua đây, ngôi nhà này chỉ như nhà trọ của những kẻ bộ hành vậy.
- Sao anh lại nghĩ dượng muốn đuổi anh đi?
- Cũng không phải đuổi, mà ông ta muốn anh đi để sau này gánh vác cái cơ nghiệp của ông ta. Anh không thích, không ép được nên ông ta dần lạnh nhạt mà thôi. Mày nhìn đi, anh sinh ra có gì không giống ông ta nữa đâu. Ai cũng nói vậy, từ cái ngành anh đang học đây cũng thấm từ máu của ông ta sang. Anh có không muốn cũng ăn vào đam mê mất rồi. Anh không ghét, ngược lại anh cảm phục cuộc đời bôn ba và sự thành công của ông ta. Duy chỉ có điều, mẹ không còn, anh dần bất cần hơn. Trong mắt ông ta thì anh là đứa lêu lổng…
Nhìn anh bây giờ, tôi có thể thấy sự lạnh lùng mà anh tự tạo ra cho mình là cái vỏ bọc hoàn hảo để anh che giấu tình cảm của mình. Bố anh vẫn là một tấm gương, một sự tự hào mà anh luôn hướng tới. Anh bất giác hỏi cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi.
- Mày thì sao? Có vẻ con gái cưng, nên lì lợm tới mức trộm đứng bên cạnh, không bỏ chạy mà cầm chổi đòi đánh à. Cũng gan lì đấy chứ ?
Khẽ cười, nhớ lại cái hôm ấy, tôi đáp lại anh.
- Bố em mất cách đây năm năm, gia đình em không hạnh phúc, bởi bố mẹ không phải đến với nhau bằng tình yêu. Chỉ là họ sống và ở bên nhau bởi sự tác hợp hai bên và vì em. Bố mất, em có vẻ hơi khép mình, em giống bố hơn mẹ. Và nói thật là, mỗi khi gặp dượng, em lại nhớ tới bố.
- Thế nên mày ghét ông ta lắm hả?
- Không ạ, em cảm ơn dượng, bởi nhờ dượng mẹ mới vui vẻ như bây giờ. Có lẽ phải mất một thời gian dài để em quen với hình ảnh người khác bên mẹ. Nhưng mà em nghĩ là như thế bố trến kia cũng vui. Còn anh, có bao giờ anh hận mẹ em không?
- Chắc là không, chỉ đơn giản nhìn ông ấy đi về lạnh lẽo suốt mấy năm qua đôi lúc cũng chạnh lòng. Lại chẳng phải đứa nói nhiều nên anh chẳng ý kiến gì về việc ông ta đi thêm bước nữa. Mẹ mày tốt với ổng là được rồi. Mẹ anh chắc cũng không trách gì đâu.
Cả khung cảnh, tôi và cả anh nữa chìm sâu vào lặng im, gió khẽ thổi rì rào làm leng keng chùm chuông gió tôi treo mấy hôm trước lên bậu cửa sổ.
- Mày treo cái này hù ma à?
- Không có, nghe tiếng chuông gió, em đỡ nhớ nhà. Giờ này ở nhà thường nghe tiếng diều sáo văng vẳng, yên bình lắm anh ạ!
- Hôm nào dẫn anh về quê chơi với. Anh chẳng biết quê gốc anh ở đâu nữa.
- Dạ, anh này….
Nói đoạn tôi hơi sợ, bởi vì từ lâu trong tâm trí đứa con gái như tôi luôn muốn có một người anh trai, anh là con dượng, cũng có thể coi là anh trai tôi, nhưng mà tôi vẫn muốn gọi anh bằng tiếng anh Hai như bao đứa con gái khác. Có quá nhanh hay lố lắm không? tôi chẳng biết, chỉ là điều gì đó thôi thúc tôi muốn nói ra…
- Gì?
- Em gọi anh là anh Hai nhé?
Anh lặng im, lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì. Chắc anh không đồng ý đâu, bởi tôi trong mắt anh cũng chỉ là đứa con riêng của mẹ kế…
- Tùy mày. Thích gọi sao mày gọi. Ngủ sớm đi! Mai sinh nhật ông ta, mày giúp anh mua cái bánh sinh nhật, hơn bảy năm rồi ổng chưa được ai chúc mừng sinh nhật đâu. Anh về..
Anh bật sang phía bên kia ban công, đi thẳng vào phòng. Tôi nhìn theo bóng anh khuất sau cánh cửa. Anh vẫn quan tâm đến bố, và để ý cả tới sinh nhật của ông. Duy chỉ có cái bất cần và lạnh lùng anh tỏ ra cố lấp liếm đi sự quan tâm ấy. Tôi thầm ghen tị khi dượng lại có một đứa con trai như thế này. Anh - vẫn là điều gì đó khiến tôi có cảm giác có khoảng cách, nhưng mà khoảng cách giữa tôi và anh đã gần lại nhiều hơn. Đã chẳng còn những lạnh lùng khó gần hay bí hiểm. Khẽ mỉm cười vì ngày mai tôi đã có thể gọi anh là anh Hai.
Vậy là từ nay tôi có anh trai…
4.
Trời mưa như trút nước, những cơn gió lạnh đầu mùa khiến tôi cũng run lẩy bẩy theo. Sáng nay mặc đồng phục áo dài, trời lại gió lất phất thêm đôi ba giọt mưa khiến tâm trạng cũng muốn điên theo cảm xúc. Dượng đi làm sớm chẳng thể xin đi ké, xe buýt lại lề mề chạy mà lệch giờ đã hơn mười lăm phút. Trời mưa, lạnh, chếnh cháo đôi ba cơn gió, giờ mà lên được xe cũng chỉ có nước đứng và chen chúc nhau. Nghĩ tới cảnh tượng mà khổ. Đơn giản là tôi vẫn chưa muốn mua xe, cũng chưa muốn phiền tới dượng nhiều. Dù rằng dượng vẫn thường nói rằng coi tôi như là con gái, luôn muốn giúp đỡ cho tôi. Nhưng cái đứa tự cao và thừa tự trọng này vẫn chưa thể gạt bố qua một bên, và ngửa tay xin giúp đỡ từ một người khác không phải bố mình.
Từ sau cái hôm tôi mua quà và bánh sinh nhật cho dượng, dường như ông vui hơn, mẹ tôi cũng ngỡ ngàng và hài lòng vì những gì tôi làm. Nhiều lần tôi muốn nói ra sự thật chỉ là tôi giúp anh, nhưng lại không có dịp, hoặc ánh mắt khi anh nhìn tôi, khiến cho cái miệng tôi không tài nào mở ra. Liêu xiêu cầm chiếc ô trú mưa cạnh bên bến xe buýt, chiếc exciter đỗ xịch ngay trước mặt, nhìn lên thấy anh. Tôi cúi đầu chào.
- Anh chưa đi học ạ?
- Mày sao không kiếm xe mà đi, buýt này trời mưa nó ôm vợ ngủ ở nhà chứ thừa thời gian chở mấy đứa như mày đi học à?
- Em quen rồi mà!
- Lên xe đi, anh chở lên trường. Mày phiền phức quá!
Mỉm cười với cái nhăn nhó của anh, tôi kéo ô lại, đội chiếc mũ anh đưa cho, chui vào sau áo mưa anh và ngồi im. Lần đầu tôi ngồi sát anh như vậy, cảm giác rất lạ, có gì đó thân quen mà ấm áp lắm. Bởi mặc áo dài nên tôi phải ngồi ngang, tay khẽ chạm nhẹ vào eo anh để giữ thăng bằng. Hơi ngượng ngùng nhưng chẳng biết phải làm sao cả. Anh cho tôi trở lại những ngày được bố chở đi học trên chiếc xe honda cà tàng. Một chút tuổi thơ khẽ ùa về, nếu như bây giờ bố còn sống, ông có còn chở tôi đi học như thế này nữa hay không…
- Mày không nghe anh nói gì hả con bé kia?
Lúng túng nãy giờ suy nghĩ đâu đâu tôi không biết anh đang nói chuyện với mình. Đáp lại anh một cách to nhất có thể, khi người sụp kín áo mưa
- Dạ anh bảo sao?
- Hỏi sắp chậm giờ chưa? Hết mưa rồi, chui ra khỏi cái áo mưa cho khỏi điếc tai …
…Đang bon bon trên đường tới lớp, tôi và anh cũng chẳng nói thêm với nhau câu gì. Bỗng dưng một chiếc exciter màu xanh khác đi song song với xe của anh, chưa kịp hiểu chuyện gì tôi đã nghe tiếng người bên cạnh nói văng vẳng sang.
- Ê mày, con nhóc nào đây? Chưa bao giờ thấy mày chở ai nhé! Thằng này ghê gớm thật…
- Mày đi đâu đường này. Không đi học hay sao thằng kia?
- Tao đi đường này mới bắt quả tang được mày với con nhóc sư phạm này chứ?
- Mày câm cái mồm đi. Em gái tao, cấm có nói linh tinh. Cút nhanh tới lớp mượn remote tự bấm nút mute cho tao. Biến…
Nói đoạn chiếc xe chạy vụt đi để lại tiếng cười ha hả. Tôi chỉ mỉm cười sau khi nghe anh nói với người kia rằng tôi là em gái. Anh chỉ bảo là một trong những đứa bạn anh, họ chơi thân, nên thường nói với nhau ngang và bất cần như vậy. Nhóm của anh học cùng lớp, chơi cùng câu lạc bộ, cũng phần nào đó hiểu cuộc sống của anh, và cả sự xuất hiện của tôi.
……
- Mày ở đấy, tí anh về đón.
- Thôi anh, em tự đi buýt về cũng được mà.
- Buýt buýt cái đầu mày. Im, về gọi điện anh đón.
- Dạ ! “Tôi đáp lí nhí trong cổ họng”
……
Trưa nắng hửng lên nền trời xanh thẳm, tôi đứng nép phía sau gốc phượng già trước cổng trường nhắn tin cho anh. Cũng chẳng muốn làm phiền thêm nữa, đơn giản chi không muốn khiến anh bận tâm tới mình. Nhưng mà thực ra, ở cái thành phố này, ngoài mấy đứa bạn ở quê lên lâu lắm mới gặp, ngoài những giờ dạy thêm bên mái ấm tình thương thì tôi chỉ có anh để nói chuyện. Kì quặc nhưng dường như tôi đã coi anh như chính anh trai của mình, dù tôi không thể nũng nịu, không thể vòi vĩnh, nhìn thấy bóng anh từ xa, tôi bấm số gọi cho anh.
- Hai đứng bên đường em qua, đợi em tí…
- Ừ, thế qua đi.
Cho dòng xe chạy chậm dần, tôi để anh đứng bên kia đường và nhanh chân băng qua dải phân cách đi sang bên kia, phần vì tôi không muốn bạn bè chú ý, phần vì tôi không muốn anh mất thời gian đi vòng cả quãng dài để sang phía bên này. Đang chuẩn bị sang tới làn bên kia, bỗng …
Rầm…!
Tự dưng có chiếc xe lao vụt qua đi ngược đường, đâm sầm vào tôi, mặt mày xê xẩm, đầu tôi đập xuống nền đường và rách một đường khá dài ở tay phải.
Mọi người xúm đến xung quanh, anh hớt hải bế tôi đưa vào quán nước gần đó. Sau khi băng bó vết thương, nhìn tôi bằng ánh mắt đằng đằng sát khí và để tôi ngồi lại chỗ bàn uống nước, anh chạy lại phía người đã đâm sầm vào tôi. Bình thường tôi cũng chẳng để ý nếu như người đó lại xin lỗi hoặc dăm ba câu phải trái. Thế mà anh ta chỉ xuýt xoa cho chiếc xe bị vỡ yếm và xước đôi ba đường ở má trái đuôi xe, chẳng mảy may đến việc làm tôi bị thương, lại còn ca cẩm là tôi đen đủi, trong lúc người đi ngược đường phóng nhanh vượt ẩu là anh ta.
- Mày chạy xe kiểu gì hả thằng kia? Mày muốn ૮ɦếƭ à?
- Do con bé đó mắt mọc cho rách trán nên không biết đường mà tránh chứ lỗi tại tao cái gì ?
- Mắt mày rách trán thì có, mày giả ngu hay sao không biết mày chạy ngược chiều.
- Tao cứ thích vậy đó. Bây giờ mày ưng gì đây?
- Ưng cái này này….
Tôi thấy anh nhảy vào tát vào má người đó và đấm túi bụi vào mặt. Vết thương ở tay vẫn ri rỉ máu, chân bị trật khớp và đầu vang váng nên không đứng được dậy. Chỉ đưa mắt và cố hét thật to, vì cũng chẳng có gì là quá nghiêm trọng, tôi không muốn anh bị thương, nhìn người kia có nét gì đó rất giang hồ, sợ vì tôi mà anh lại có mệnh hệ gì.
- Thôi đi Hai ơi, em không sao mà!
- Mày im đi, bị vậy mà còn không sao. Mày muốn nằm băng ca mới sao hả?
Đưa mắt sang nhìn anh chàng kia, anh túm lấy tóc và dí đầu nó xuống, tôi chưa bao giờ thấy anh sửng cồ vơi ai như vậy cả, trước tới giờ cũng chưa có một người con trai nào đứng ra bảo vệ tôi như thế. Mọi người xung quanh dường như cũng ủng hộ anh, không một ai vào can thiệp thay vào đó nhường lối để anh dẫn người đó đứng trước mặt tôi.
- Một là mày xin lỗi em gái tao hai là mày dùng tay cầm chân mày về…
Lão kia sợ quá, rối rít xin lỗi rồi cúi đầu, đi ra chỗ xe rồ ga đi thẳng, anh ϲởí áօ khoác ngoài, khoác lên vai tôi. Bế tôi ra xe và chở tôi về.
5.
Anh chở tôi về nhà với cánh tay băng kín. Chẳng hiểu sao ngày hôm đó dượng lại ở nhà. Thấy anh chở tôi vào, dượng lo lắng hỏi thăm, rồi không nói không rằng quay qua mắng anh.
- Mày chở con bé đi đứng kiểu gì mà thành ra như thế này hả?
- Nhớ rửa vết thương, nãy anh mua dụng cụ rồi, làm không được gọi anh, anh lên phòng trước.
Chẳng thèm đoái hoài đến lời nói của dượng, anh chỉ quay qua tôi nói xong và đi thẳng lên lầu. Chắc anh đang buồn lắm, bởi dượng là bố anh mà lại đi bênh một đứa con gái là con riêng của vợ thứ. Tôi lại làm anh buồn nữa rồi.
- Con có bị sao không? Nó chở con sao thành như thế này?
- Không phải đâu dượng, dượng hiểu sai anh rồi! …
….
Tôi nói hết sự việc cho dượng biết, từng nếp nhăn trên trán dượng giãn ra. Hình như người đàn ông trước mặt tôi đang bắt đầu cảm thấy có lỗi và vô tình với chính đứa con máu mủ. Ông đang tự trách mình không hiểu con, đang tự trách mình vô tình mắng mỏ mà không chịu hiểu rõ sự việc. Dượng lặng im khi nghe những gì tôi nói. Sau khi nói xong, nghĩ rằng đã đủ để dượng hiểu, tôi xin phép lên phòng. Trước khi chào dượng tôi có nói với dượng một câu.
- Dượng à, hôm sinh nhật dượng, là anh nhờ con mua quà và bánh giúp anh…
……
“Cốc…cốc….cốc…”
Tiếng tách chốt cửa đi ngay sau tiếng gõ, đoán là anh, vì chẳng có ai lịch sự nửa vời như anh, không đợi mở cửa, mà cũng chẳng thèm đợi trả lời, xông vào phòng tôi với chậu nước to đùng trên tay.
- Dậy, rửa vết thương…
Đang xuýt xoa vì vết thương ngâm vào nước muối rát. Nhìn lên thấy anh nhoẻn miệng cười. Thấy tôi bắt gặp, anh lại trở lại vẻ mặt lạnh lùng, mặc dù vậy tôi cũng rất vui.
- Mày cười gì? Lúc nãy bép xép gì với bố anh?
- Bố á!!! anh gọi dượng là bố rồi nhé!
- Kệ tao, thích bị oánh không? – Anh dơ tay lên nhìn tôi hăm dọa.
Tôi cũng vểnh cái mặt lên, xem ai bướng hơn ai, có giỏi thì oánh đi tôi sẽ hét to cho dượng biết. Dù là vậy tôi vẫn có cảm giác một niềm vui nhen nhóm trong lòng, anh cùng cười nhìn tôi rồi nghịch mấy thứ linh tinh tôi để trên bàn học.
….
Tôi đoán là anh và dượng vừa nói chuyện với nhau xong.

Một quãng thời gian sau, anh có mặt trong các bữa cơm gia đình nhiều hơn. Anh cũng gọi dượng là bố và xưng con trong một vài bữa ăn. Tôi thấy dượng vui, thấy mẹ vui…Anh vẫn lạnh lùng với tôi, đôi lúc trêu chọc khiến dượng và mẹ cũng chỉ biết lắc đầu, dù có bênh cũng không bênh nổi. Tôi bắt đầu có cảm giác đây là một gia đình, dù sứt mẻ, dù xù xì và chưa thực sự hoàn mĩ, nhưng chừng đó cũng đủ với tôi lắm rồi.
Tôi gọi dượng bằng ba, vì không muốn nhớ tới những kỉ niệm về bố và đặt bố và dượng lên bàn cân. Anh cũng gọi mẹ tôi là dì. Những tiếng cười, tiếng chào hỏi, tiếng í ới dần dần xuất hiện trong ngôi nhà của chúng tôi. Anh vẫn đi học, lâu lâu chở tôi đi từ thiện và tới câu lạc bộ với anh, mọi người cũng dần coi tôi là em gái và vui vẻ khi thấy tôi. Vài ba bữa trời mưa, anh chở tôi đi học, và chẳng để tôi băng qua đường lần nào nữa cả. “Anh hai “- cụm từ đó dần dần xuất hiện nhiều trong những mẩu chuyện tôi kể cho lũ bạn nghe, anh đã trở thành anh trai của tôi đích thị rồi!
———
Sắp giỗ bố, tôi xin phép ba và mẹ về quê, anh chở tôi về vì muốn về xem biệt thự ở quê của tôi như thế nào. Mẹ và ba về sau, tôi và anh đi xe máy về trước. Đoạn đường về quê không quá đông đúc, tôi ngả đầu vào vai anh nghe rõ tiếng phần phật của gió hất vào ống tay áo. Hai bên đường lúa chín vàng trĩu bông đưa hương ngạt ngào phả vào không khí. Anh quay lại tôi rồi hỏi.
- Giờ về, ra mộ thắp hương, anh phải gọi bố mày là gì nhỉ?
- Em không biết…
- Mày không biết thì ai biết…
- Thì anh biết…
- Không biết mới đi hỏi mày, mày lộn xộn quá..
- Ừ ha…. hay anh cứ gọi ba, như em gọi bố anh đó!
- Ờ, vậy đi…
- Mà Hai này….
- Hai, Ba cái gì…? Nói…
Hơi ấp úng y như cái lần tôi xin gọi anh là anh trai vậy nhưng từ ngày quen tới giờ hiếm khi thấy anh gọi tôi bằng em mà xưng Hai. Anh suốt ngày toàn mày với anh, y như người dưng vậy đó. Cái con lắm điều tôi đây muốn anh xưng anh gọi em với tôi cơ, không là em thì cũng là tên, ghét bị kêu là mày…
- Hai đừng gọi em là mày nữa, Hai không gọi tên em thì Hai cứ gọi em, xưng anh đi…
- Ờ, biết rồi…
- Cái gì cơ ạ!
- Ừ, anh biết rồi, em gái lắm điều…
Mỉm cười khi nghe câu anh nói, Hai này mới thực sự là Hai của tôi, một ông anh trai từ trên trời rơi xuống, một ông anh trai lạnh lùng và khó hiểu hơn bất cứ ai trên đời. Một ông anh trai cho tôi gia đình thứ hai, gia đình mà tôi cảm thấy vui vẻ khi nhớ về, cảm nhận được sự liên kết giữa các thành viên, sự yêu thương và quan tâm từ chính những người bên cạnh.
Đứng trước mộ bố, gió thông thổi vi vu trong những vòm lá, tôi nhìn lên bầu trời xanh thẳm nơi bố đang mỉm cười nhìn tôi. Lặng gửi vào tiếng gió, nhờ nắng mang đến lời nhắn giùm cho bố .
“Bố à, con có anh trai rồi, có anh Hai rồi !”
Tác giả: HÀN ANH TRINH