tam-quoc-dien-nghia.jpg

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tác giả: La Quán Trung

Chuyên mục: Kinh Điển

Chương: 119 | Full

Thể loại:

Nguồn: Sưu tầm

Đọc Truyện

Tên truyện: Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tác giả: La Quán Trung

Thể loại: Tiểu Thuyết

Tình trạng: Hoàn Thành

Nguồn: Sưu tầm

Tam quốc diễn nghĩa là câu chuyện gần một trăm năm. Sự việc nhiều nhưng không rối là do ngòi bút có khuynh hướng của La Quán Trung. Tác giả đứng về phía Lưu Thục lên án Tào Ngụy, còn Tôn Ngô chỉ là lực lượng trung gian. Mặc dù còn dấu ấn khá đậm của tư tưởng chính thống và sự thực lịch sử không hẳn như thế, nhưng truyền thuyết “ủng Lưu phản Tào” là khuynh hướng vốn có của hầu hết các truyền thuyết về thời Tam Quốc lưu hành trong nhân dân. Nó phản ánh nguyện vọng có một “ông vua tốt” biết thương dân và vì dân, một triều đình thực hiện “nhân chính”, một đất nước thống nhất và hoà bình.

Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết sử thi nên giọng điệu chủ yếu là ca ngợi hay châm biếm hài hước để phê phán. Khoa trương phóng đại để ca ngợi những kỳ tích của các anh hùng hảo hán như phóng đại những khó khăn hiểm trở để thử thách tài năng võ nghệ của các anh hùng. Các nhân vật luôn có vóc dáng khác người, những hành động phi thường và tâm hồn họ cũng khác với người thường. Có lẽ vì thế, có thể có nhiều trận đánh ác liệt tử vong rất nhiều nhưng không gây không khí bi thảm.

Ngôn ngữ của Tam quốc diễn nghĩa là sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch thoại, sử dụng được ngôn từ thông dụng trong nhân dân. Ngôn ngữ kể lấn át ngôn ngữ miêu tả, và trong ngôn ngữ miêu tả rất ít sử dụng định ngữ và tính từ. Người Trung Quốc gọi loại miêu tả ngắn gọn như vậy là lối bạch miêu, nhưng nhờ lối kể chuyện khéo léo, đối thoại sinh động và sử dụng rộng rãi khẩu ngữ, các truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, chuyện lịch sử v.v… nên đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp hấp dẫn vừa bác học và dân dã.

Đọc Truyện

Thử đọc