Truyện cùng tác giả:Choang! Bộ ấm chén cũ kỹ trên bàn bị người đàn ông xăm trổ đáp thẳng xuống nền xi măng vỡ tan tành. Ngoại ôm lấy tôi đỡ chiếc cốc đang phi về mình co ro rúc vào trong xó nhà. Mẹ tôi bị gã đàn ông xăm trổ túm cổ gầm lên:
- Tóm lại mày định bao giờ trả tiền.
Mặt mẹ tái xanh, run cầm cập đáp:
- Xin anh thư thư cho tôi vài ngày.
- Tao thư cho mày cả tháng nay rồi. Mày không trả tao phá nát cái nhà này.
- Tôi trả, tôi sẽ thu xếp trả, vài ngày nữa tôi sẽ trả. Tôi cầu xin anh cho tôi khất thêm lần này.
- Khất cái mả mẹ mày à? Lần này là lần thứ bao nhiêu hả con ôn kia?
Gã đàn ông vung tay tát bốp lên mặt mẹ tôi, máu mũi mẹ tuôn ra, mẹ vẫn chắp hai tay lạy lục van xin nhưng dù móc cả người cũng không ra đồng nào để trả. Cuối cùng đánh chán chê gã đàn ông cùng mấy tên đàn em vớ lấy chiếc ti vi màu đã bạc trên kệ gỗ sập sệ bế thẳng đi còn không quên quay lại doạ nạt mẹ tôi vài câu. Khi đám người đi khuất, mẹ tôi ngồi bệt xuống đất lặng im nhìn ngoại. Tôi không thể nhớ nổi đây là lần thứ bao nhiêu tôi và ngoại phải chứng kiến cảnh này, cái cảnh người ta đến nhà đập phá đồ đạc, đánh mẹ thậm chí vài lần tôi và ngoại còn bị đánh lây đến bầm dập người để đòi tiền. Chiếc ti vi cũ kỹ kia là thứ sót lại đáng giá nhất cuối cùng cũng đã bị đem đi. Ngoại tôi nhìn mẹ, nước mắt lưng tròng, tiếng nói khản đục:
- Mày định làm khổ tao và con Vân đến bao giờ nữa đây hả? Giời cao đất dày ơi nhìn xuống mà xem, cái thân già này còn phải gồng gánh bao nhiêu nợ nần cho mày. Tao chết đi cho rồi.
Mẹ tôi lê chân về phía ngoại khổ sở đáp lại:
- Mẹ ơi. Con biết con sai rồi, nhưng mẹ vay mượn trả nốt cho con lần này, đây là lần cuối cùng, con hứa sẽ tu chí làm ăn.
Lời hứa hẹn thề thốt này chính tôi còn không nghe nổi huống hồ là ngoại. Nếu tôi đếm không nhầm đây phải là lời hứa thứ hai mươi mấy của mẹ rồi. Ngoại tôi hất tay mẹ, có thương đến cỡ nào chính ngoại cũng đã bất lực không thể nào dung túng thêm cho mẹ được nữa. Một người đàn bà gần bốn mươi tuổi, máu mê cờ bạc như mẹ đến mức đất đai ruộng vườn bán hết rồi thì lấy gì mà thay đổi đây? Mẹ tôi lại tóm chặt lấy tay ngoại như tóm lấy sợi dây hi vọng khóc lóc van xin:
- Mẹ ơi, mẹ không cứu con thì con chết mất. Mẹ nỡ lòng nào nhìn con bị người ta giết chết hay sao?
- Cứu? Cứu mày bằng cách nào hả? Nợ nần đến cả mấy trăm triệu tao còng lưng gồng gánh giờ vẫn chưa trả xong. Mày xem nhà này còn cái gì để bán? Ai dám cho vay nữa? Mày tự làm tự chịu tao không còn sức lực mà trả thay mày nữa đâu.
Mặc cho ngoại nói mẹ tôi vẫn nức nở gào lên:
- Mẹ ơi, mẹ bán cái nhà này đi có được không? Bán nhà này đi trả nốt cho con lần này, con thề lần này con sẽ tu chí làm ăn.
Nghe mẹ nói đến đây tôi và ngoại vô cùng sửng sốt. Cả nhà cả cửa còn đúng ngôi nhà này để ở, dù có rách nát cũng là nơi che mưa che gió duy nhất cho tôi và ngoại đến lúc này. Tất cả đất đai của ngoại đã bán sạch cho mẹ nướng vào cờ bạc, đây còn là ngôi nhà thờ phụng ông và các cụ. Nay nghe mẹ nói mặt ngoại tối sầm lại vung tay tát lên mặt mẹ tôi rít lên:
- Mày nói nhăng nói cuội cái gì đấy hả? Cút, cút ngay cho tao. Lần này mày có chết cũng tự chịu, tao không chịu thay mày nữa đâu. Mấy chục năm nay tao sống mà như chết vì loại con như mày. Mày cút ngay cho tao.
Mặc cho mẹ van xin, ngoại tôi vẫn kiên quyết không chấp nhận lời yêu cầu của mẹ, dường như lần này ngoại đã không còn chút kiên nhẫn với mẹ thêm nữa. Bao nhiêu năm rồi, mỗi năm vài lần, lời thề thốt của mẹ giờ chẳng khác gì gió thoảng mây trôi. Không đáng tin và cũng chẳng nên tin. Cuối cùng mẹ không khóc nữa, đứng dậy đi thẳng vào buồng đóng sập cửa lại để tôi và ngoại dọn dẹp đống đổ nát của mẹ.
Dọn xong ngoại tôi ngồi trên sập nước mắt chảy xuống khuôn mặt già nua. Cả một đời ngoại ở vậy nuôi mẹ cũng là cả một đời ngoại khổ sở vì mẹ. Tôi đưa tay nắm lấy bàn tay già nua của ngoại mà thương đến vô cùng. Ngoại ngồi một lúc dặn tôi ở nhà rồi phải ra nhà bà Tám làm việc. Lòng tôi nặng trĩu nhìn theo dáng lưng còng của ngoại mà không biết phải làm thế nào. Khi đang ngồi bên ngoài mẹ tôi cũng lạch cạch cửa đi ra ngoài, thấy tôi mẹ lạnh lùng hỏi:
- Tiền đi làm thêm của mày đâu? Đưa cho tao?
Tôi nhìn mẹ đáp lại:
- Tháng này con đưa cho mẹ rồi còn gì? Một nửa số tiền con phải đưa cho ngoại mua thức ăn nữa chứ?
Thế nhưng mẹ chẳng thèm để ý đến câu nói của tôi, chỉ ngửa tay nói tiếp:
- Đưa tiền của mày cho tao.
- Con thật sự không còn đồng nào nữa rồi.
- Mày đừng có nói dối, tao biết thừa mày có nuôi một con lợn đất, lấy ra đây đưa cho tao mau lên.
Nghe mẹ nói đến đây, tôi thực sự không sao chịu nổi sự vô lý này. Từ nhỏ tới lớn mẹ vứt tôi cho ngoại nuôi rồi đi biền biệt, tôi thậm chí còn chưa biết cái ôm của mẹ là thế nào. Sau này lớn dần, có nhận thức, mỗi lần thấy mẹ về là một lần tôi cảm thấy xa lạ, sợ hãi. Mẹ về đến nhà, nếu không phải báo nợ thì sẽ là chửi mắng, nguyền rủa tôi rồi tìm cách moi móc tiền của tôi và ngoại mang đi. Nhiều khi tôi tự hỏi rốt cuộc vì sao mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày sinh ra tôi mà mẹ lại đối với tôi như vậy? Mãi về sau tôi mới được nghe loáng thoáng đâu đó rằng tôi được sinh ra bởi một sai lầm của mẹ, người đàn ông mang tên cha tôi là một kẻ sở khanh, sau khi làm mẹ có thai đã bỏ đi biệt tích, bỏ rơi mẹ con tôi, thậm chí còn lừa lọc mẹ tôi bán hết tài sản mang đi không quay đầu lại. Mẹ đối với người đàn ông đó là sự căm hận tột cùng. Nhưng vì chẳng có ai để trút căm hận ấy nên mẹ trút vào người tôi.
Tôi còn nhớ hồi nhỏ, mỗi dịp Tết mẹ về đều lấy toàn bộ tiền mừng tuổi của tôi mang đi. Sau này lớn lên, vào cấp ba, tôi bắt đầu vừa đi học vừa làm thêm thì gần như tháng nào mẹ cũng bắt tôi phải nộp lại một nửa tiền đi làm. Lẽ ra ban đầu mẹ bắt tôi phải nộp hết, nhưng ngoại tôi không cho cuối cùng chỉ thống nhất đưa cho mẹ một nửa, một nửa còn lại ngoại nói là để mua thức ăn nhưng thực ra ngoại để tôi nuôi lợn đất để thực hiện ước mơ đại học của mình. Tôi biết để thoát ly khỏi nơi này, để có một cuộc sống tốt đẹp hơn tôi chỉ có thể cố gắng học, cố gắng đỗ đại học, cố gắng thực hiện mơ ước của mình, cố gắng sau này có một công việc ổn định nuôi bản thân và ngoại. Thế nên con lợn đất ấy với tôi mà nói không chỉ là tiền, mà còn là nơi gửi gắm những hoài bão của cả tôi và ngoại. Mẹ thấy tôi im lặng thì gầm lên:
- Mày điếc à? Tao bảo mày mang con lợn đất ra đây cho tao.
- Mẹ! Không có con lợn đất nào cả, mẹ đừng vô lý như thế. Con đi ngủ chút chiều con còn đi làm.
Chẳng ngờ mẹ tôi vẫn không chịu buông tha cho tôi, kéo tay tôi lại chửi bới:
- Con ôn con này, tao bảo mày mang ngay con lợn đất của mày ra đây cho tao. Cái thứ con bất hiếu, lẽ ra năm ấy tao phá mày đi thì đúng hơn, đẻ mày ra là nỗi nhục nhã của tao.
Những lời chửi mắng tôi đã nghe cả trăm lần nhưng vẫn đau như có kim chích, lẽ ra mọi lần tôi sẽ nhịn mẹ bởi tôi luôn tâm niệm có thế nào mẹ vẫn là mẹ tôi. Nhưng hôm nay trong một ngày khốn khổ thế này, nhìn ngoại vất vả ngược xuôi, nhìn đồ đạc trong nhà bị đập phá vì mẹ tôi không sao nhịn nổi nữa. Tôi ngước mắt nhìn mẹ đáp lại:
- Vậy sao năm ấy mẹ không bỏ con đi? Mẹ tưởng con muốn lựa chọn làm con của mẹ hay sao? Chẳng qua vì cuộc đời này không cho phép lựa chọn, nếu không con sẽ không bao giờ lựa chọn được mẹ sinh ra.
Vừa dứt lời mẹ liền vung tay tát bốp một phát lên mặt tôi. Cả đầu tôi choáng váng, phải mất một lúc mới có thể định thần lại được. Mẹ chẳng chút hối hận khi đã tát tôi, thậm chí còn điên cuồng chửi mắng:
- Mày dám mở mồm ra nói câu đấy? Nghiệt súc. Năm ấy tao đẻ mày ra biết thế tao bóp chết luôn cho rồi.
Tôi mặc kệ mẹ mắng chửi, đôi mắt đỏ hoe lùi chân lại đi về phía buồng ngủ đóng cửa lại nằm xuống chiếc giường gỗ cũ kỹ. Bên ngoài mẹ tôi vẫn đang gào thét chửi bới, nhưng tôi đã chẳng còn sức lực để nghe chỉ trân trân nhìn lên mái ngói đã úa nâu. Thực ra tôi cũng như bao người khác thôi, tôi cũng chẳng mong gì hơn có một gia đình ấm êm, có một người mẹ yêu thương mình. Nghèo khổ, khốn khó tôi đều có thể chấp nhận được nhưng dường như điều đó cũng là xa xỉ với tôi. Thực ra tôi chưa bao giờ căm ghét mẹ, chỉ là cảm thấy xa lạ không sao có thể lại gần được.
Bên ngoài mẹ tôi chửi rủa một lúc cuối cùng cũng dừng lại. Khi nghe tiếng dép loẹt xoẹt của mẹ đi ra ngoài sân rồi khuất dần tôi mới có thể lặng lẽ nhắm mắt ngủ một giấc. Chiều nay nhà hàng của bà Tuyết đông khách, thế nên tôi cố ru mình vào giấc ngủ chiều phải đi làm. Khi đang ngủ say sưa đột nhiên bên ngoài có tiếng gõ cạch cạch rất mạnh, tiếng gõ dường như đã phát ra một lúc rồi, đến khi tôi bật dậy cũng nghe được một tiếng choang lớn. Lúc này tôi không còn nghĩ ngợi được gì liền lao thẳng ra ngoài. Cảnh tượng trước mặt khiến tôi đơ ra vài giây. Con lợn đất tôi và ngoại nuôi vỡ tan tành trên nền xi măng, toàn bộ số tiền đang bị mẹ tôi nhặt sạch, chiếc tủ gỗ sập sệ ngoại đã cẩn thận mang chìa khoá đi bị mẹ dùng búa phá ra từ bao giờ. Tôi thấy vậy liền lao về phía mẹ túm lấy mấy đồng tiền vương vãi trên nền đất gào lên:
- Mẹ đang làm gì thế hả? Mẹ trả lại tiền cho con.
Mẹ tôi dùng ánh mắt lạnh như dao găm đưa cả hai tay vơ hết số tiền còn sót lại nhìn tôi, giọng nói cũng đầy lạnh lùng:
- Tiền nào là tiền của mày? Tao đẻ mày ra thì tiền của mày cũng là của tao.
Tôi gần như không sao chịu nổi xông thẳng vào hòng đòi lại tiền, thế nhưng mẹ đã giơ chân đạp thẳng tôi ra gằn từng tiếng:
- Mày học hết cấp ba là được khỏi cần học đại học. Tiền này tao mang đi trả nợ nếu không người ta sẽ giết tao. Mà người ta giết tao mày sống yên ổn được à? Mày nỡ lòng nhìn mẹ mày bị dồn vào con đường chết à?
- Không, mẹ không được làm như thế, mẹ trả lại tiền cho con. - tôi vẫn cố chấp lao vào, thế nhưng mẹ lại lần nữa vung tay vả tôi đáp lại.
- Mày đừng để tao phải điên tiết lên, tiền này là coi như tiền mày trả tao bao năm nuôi mày ăn học.
Bao năm nuôi tôi ăn học? Tôi không sao nhẫn nhịn mặc cho cái tát vừa rồi khoé miệng đã bật máu túm lấy người mẹ đáp lại:
- Mẹ nuôi con ăn học? Gần mười tám năm nay mẹ chưa từng gửi cho ngoại đồng nào, mỗi lần mẹ về đều mang tiền của ngoại đi, lấy cả tiền của con mang đi. Mẹ nói ra câu ấy mà mẹ không nghĩ xem mẹ đã làm gì suốt từ khi con sinh ra à?
- Mày ngậm mõm ngay cho tao? Ai dạy mày ăn nói xấc xược như thế với tao? Tao có thế nào cũng mang nặng đẻ đau đẻ mày ra. Tao có làm gì mày cũng không có cái quyền nói tao như thế! Giờ mày đang được nghỉ hè, mấy tháng hè mày làm cật lực mà kiếm lại tiền, bảo bà Tuyết cho mày làm cả sáng nữa đi, số tiền này mày phải đưa tao giả nợ.
Nói đến đây mẹ còn đưa tay giật lại mấy đồng polyme trong tay tôi đang cầm. Thế nhưng tôi thừa hiểu mẹ sẽ không mang đi trả nợ đâu mà lại tiếp tục nướng vào cờ bạc, đây không phải lần một lần hai nên tôi thừa hiểu. Dù có trả nợ cũng phải là tự tay tôi đưa tiền cho ngoại chứ không phải mẹ mang đi. Trong con lợn đất này có mười mấy gần hai chục triệu, tất cả đều là số tiền gần ba năm vất vả vừa học vừa làm thêm tôi tích luỹ được và cả ngoại cho thêm. Có thể đối với người khác là con số nhỏ nhưng đối với tôi là cả một gia tài. Tôi không thể để mẹ đem đi như vậy được liền kiên quyết tóm tay mẹ lại, có điều mẹ tôi cũng không vừa, mẹ gần như chẳng kiêng nể chút nào dùng sức mà quật lại tôi rồi đẩy mạnh tôi ngã xuống những mảnh sành sứ dưới đất. Cả người tôi ngã xuống, bàn tay bị một mảnh sành cắm thẳng vào máu túa ra. Mẹ không thèm nhìn tôi, mặc cho tôi gào khóc, van xin mẹ vẫn cầm lấy số tiền đi thẳng ra ngoài.
Máu trên tay tôi chảy càng lúc càng nhiều. Không phải mẹ lấy tiền của tôi đi, mà mẹ đang lấy đi hi vọng của tôi. Mỗi ngày đi làm về tôi, không phải tôi bỏ tiền vào con lợn mà bỏ hi vọng vào nó. Tôi không hiểu nổi, không hiểu nổi vì sao mẹ lại có thể làm như vậy với tôi. Tôi không thể hiểu nổi vì sao ngoại tôi và mẹ tôi lại là hai người mẹ khác nhau đến thế.
Ngồi dưới nền đất, tôi gục đầu xuống gối nước mắt cũng tuôn ra. Nhưng mẹ đã đi khuất rồi, thậm chí một cái liếc mắt nhìn lại mẹ cũng không hề nhìn. Con lợn đất giờ đã chỉ là một đống đổ nát, tôi không chỉ thương bản thân còn thương cả ngoại và còn cả một sự bất lực, ức chế tột cùng. Khóc một lúc tôi cũng cố gắng đứng dậy, thẫn thờ nhìn ra bên ngoài. Trên khoé mắt còn vương lại chút nước, giây phút này tôi bỗng mơ hồ vô định, liệu có thể không, liệu tôi có thể tiếp tục hi vọng một tương lai tốt đẹp không nếu mẹ tôi cứ mãi thế này? Tôi không những muốn thoát ly khỏi nơi này còn muốn thoát khỏi mẹ...
Dẫu tôi có tự trấn an mình rằng dù sao đó cũng là mẹ mình, là người mang nặng đẻ đau sinh ra mình, số tiền mẹ lấy đi mẹ sẽ trả nợ thôi, lần này mẹ sẽ khác thôi nhưng trong lòng vẫn không sao dễ chịu được. Bởi đã quá nhiều lần những chuyện thế này xảy ra, không riêng ngoại mà chính tôi cũng dần không thể kiên nhẫn với mẹ thêm nữa rồi.
Dọn dẹp xong đống đổ nát trong nhà bà Tuyết cũng gọi cho tôi. Trời chiều còn nắng, tôi băng tay lại rồi mặc áo chống nắng đạp con xe đạp ra nhà hàng. Khi vừa thấy vết thương trên tay tôi bà Tuyết đã vội hỏi:
- Mày bị làm sao mà tay phải băng thế kia? Rồi sao đầu óc tóc tai tả tơi thế?
Tôi không biết phải trả lời bà thế nào đành im lặng. Bà Tuyết khẽ thở dài nói tiếp:
- Con mẹ mày nghe nói đợt này lại về báo nợ à? Khổ thật đấy, ngoại mày đến tầm này tuổi còn vất vả vì con mẹ mày. Thôi, đi vào bảo con Ánh nó băng vết thương lại cho rồi đeo bao tay vào mà làm. Cố gắng làm kiếm tiền, học hành cho tử tế rồi đi khỏi cái nơi này cho đỡ khổ, bao giờ ổn định thì đón ngoại mày theo cùng.
Nghe bà Tuyết nói như vậy sống mũi tôi lại cay cay. Bà Tuyết là người ngoài nhưng mấy năm nay đối với tôi thậm chí còn tốt hơn mẹ tôi. Tháng nào đi làm bà cũng cho tôi thêm một vài trăm để mua quần áo, sách vở. Nghĩ đến đây lại nghĩ đến mẹ tôi, không biết rốt cuộc mẹ mang số tiền đó đi đâu rồi? Đi trả nợ hay mẹ lại đang ở trong mấy sới bạc mà tôi cũng chẳng rõ nữa.
Vào băng lại vết thương xong tôi và cái Ánh đi về phía bếp, vì bị thương nên tôi chỉ có thể đeo bao tay rửa bát và bưng bê còn cái Ánh thì nhặt rau phụ nấu. Nhà hàng nhà bà Tuyết là nhà hàng to nhất huyện này. Nghe cái Ánh nói ngoài khách đặt ăn tối thì chiều nay có đoàn khách là bác sĩ trên trung ương về huyện ghé qua nhà hàng ăn cơm rồi mới ra viện. Bà Tuyết dặn đi dặn lại chúng tôi làm gì phải làm cho sạch sẽ, đoàn khách này về viện huyện là để chữa bệnh giúp đỡ cho dân trong huyện mình nên mình cũng phải tiếp đón cho tử tế.
Sau khi nấu nướng xong trời cũng đã sẩm tối, tôi bưng bê thức ăn lên đặt vào mâm rồi cùng cái Ánh dọn dẹp khu bếp. Lúc này hình như khách cũng tới, bên ngoài có tiếng lao xao, thế nhưng cùng lúc đó bà Tuyết đang đứng trên nhà cũng lao vội xuống bếp, gương mặt bà hớt hơ hớt hải nhìn tôi rồi nói:
- Vân, mày... mày để việc ở đó cho con Ánh làm, mày vào viện huyện ngay đi.
Vừa nghe bà Tuyết nói đến đây một linh cảm bất an bỗng dưng ập đến. Tôi nhìn bà Tuyết hỏi lại:
- Có chuyện gì vậy bà?
Giọng bà Tuyết run lên, có chút mất bình tĩnh đáp:
- Ngoại mày đi làm ở nhà bà Tám về, giữa đường gặp tai nạn đang được đưa vào viện huyện đó, người ta gọi mày không được nên gọi cho tao.
Từng câu, từng chữ bà Tuyết nói ra khiến tôi như rụng rời chân tay. Tôi không còn nghĩ được gì nữa vớ lấy chiếc áo chống nắng vứt vào rọ xe rồi đạp thẳng xe ra viện huyện. Từ nhà hàng của bà Tuyết đi qua mấy cánh đồng, qua cả bao con đường mới đến được viện huyện. Đầu óc tôi như mớ bòng bong, cả người nóng rực dường như dốc toàn bộ sức lực mà đạp. Khi đến viện huyện mồ hôi tôi cũng túa ra như mưa, ba chân bốn cẳng chạy vào trong. Vừa đến nơi tôi cũng mới biết ngoại tôi đang được cấp cứu trong phòng, kẻ gây tai nạn không biết bỏ trốn từ bao giờ. Bà Tám đưa ngoại tôi vào viện rồi cũng vội vã về vì còn nhiều việc. Tôi đứng bên ngoài mà lòng như lửa đốt, mở máy gọi cho mẹ tôi cả trăm cuộc nhưng mẹ không hề bắt máy.
Hai tay tôi bấu vào nhau, không thể ngồi yên nổi đi đi lại lại trên hành lang bệnh viện. Tôi rất sợ, thực sự rất sợ, thứ cảm giác chờ đợi này đối với tôi quả thực là quá sức. Trên đời này tôi chỉ còn duy nhất ngoại là người thân duy nhất, là người tôi nương tựa mỗi ngày. Nếu ngoại có mệnh hệ gì tôi thật sự không biết phải làm sao để có thể bước tiếp.
Không biết tôi đã chờ đợi bao lâu, cuối cùng rất lâu sau cánh cửa phòng cấp cứu mới mở ra. Tôi lao vào tóm lấy tay chị bác sĩ vội vã hỏi:
- Chị ơi. Ngoại em sao rồi?
Chị bác sĩ còn rất trẻ, nhìn tôi đáp lại:
- Bà em tạm thời qua cơn nguy kịch nhưng vẫn chưa tỉnh lại đâu vì bà có máu tụ trên não nữa. Em gọi người nhà đến đóng tiền viện phí sau đó theo chị đưa bà về phòng thường nằm, theo dõi thêm một hai ngày xem tình hình sức khoẻ của bà ra sao có thể sẽ tiến hành phẫu thuật cho bà. Sức khoẻ bà cũng yếu nên không nói trước được gì cả.
Nghe đến đây mới dám thở phào ra một hơi. Qua cơn nguy kịch là tốt rồi, ban nãy tôi chỉ sợ ngoại không tỉnh lại nữa. Chị bác sĩ nhìn tôi có lẽ sợ tôi không nghe rõ nhắc lại câu nói vừa rồi, lúc này tôi mới có chút tỉnh táo lại vô thức đưa tay chạm vào túi áo, trong túi áo chỉ có vài đồng bạc lẻ liền hỏi lại:
- Tiền viện phí là bao nhiêu hả chị?
- Tạm ứng hai triệu, sau này thanh toán ra viện thừa thiếu sẽ tính sau. Em gọi người nhà đến đi, còn làm thủ tục cho bà nữa.
Từ ban nãy tôi gọi cho mẹ không được thế nên chỉ lí nhí đáp:
- Nhà em chỉ có hai bà cháu thôi ạ.
- Vậy em có mang đủ tiền đi đóng ở đây không?
- Em... em không...
Trong người tôi quả thực chỉ có vài chục lẻ, chị bác sĩ thở dài:
- Vậy em về nhà lấy đi, chị sẽ đưa bà sang phòng trước, lát đến em cứ vào 103 gọi chị, chị sẽ dẫn em đi đóng tiền.
Nói xong không đợi tôi đáp bên trong mấy người y tá đã đẩy ngoại tôi ra ngoài. Cả người ngoại thiêm thiếp đôi mắt nhắm nghiền nằm trên chiếc giường lạnh lẽo. Tôi nhìn ngoại, suýt chút đã bật khóc nhưng cố gượng lại mà mắt cũng cay xay, giờ chỉ còn tôi là chỗ dựa cho ngoại, tôi không thể suy sụp được. Ngoại được đưa về phòng trước, tôi nắm chặt tay ngoại một lúc đến khi bác sĩ giục đóng viện phí lần nữa tôi cũng mới buông ra đi về bãi gửi xe lấy xe đạp. Thế nhưng khi đẩy chân chống xe lên tô lại không biết phải đi đâu. Về nhà lấy tiền? Nhà tôi làm gì còn đồng nào nữa đây? Hai triệu, con số tuy chẳng nhiều nhưng giờ tôi gần như không có. Con lợn đất mẹ tôi đã lấy bằng sạch tiền, một đồng mẹ cũng không để lại. Tôi mở máy ra, ngồi thụp xuống lấy máy gọi cho mẹ lần nữa, nhưng dù gọi thêm năm cuộc, bảy cuộc vẫn là những tiếng tút tút lạnh lùng. Trong nhà giờ quả thực còn chẳng có nổi năm trăm ngàn, tiền của ngoại chỉ đủ chi tiêu hằng ngày cho hai bà cháu, còn bao nhiêu mẹ tôi cũng lột cho bằng sạch.
Tôi đứng trong bãi gửi xe một lúc, nhìn ra bầu trời tối tăm như cuộc đời tôi lúc này. Trong danh bạ điện thoại ít ỏi, tôi gần như không tìm ra nơi nào để có thể xoay tiền. Không biết tôi đã nghĩ bao lâu, không biết tôi đã đứng như vậy bao lâu, rất rất lâu sau tôi mới chỉ có thể nghĩ ra một người cuối cùng đạp xe thẳng đến nhà hàng của bà Tuyết. Khi vừa vào trong cũng thấy mấy người khách đang ăn đứng dậy. Hai tay tôi bấu chặt vào nhau, lấy hết dũng khí đi về phía bà Tuyết đang đứng cúi đầu nói:
- Bà Tuyết, con... con có thể nói chuyện với bà chút không?
Bà Tuyết liếc nhìn tôi, lại liếc nhìn mấy người khách rồi quay sang con Ánh nói:
- Mày bảo chị Tâm thanh toán cho khách giúp bà. Đoàn khách này giảm giá 30% cho bà nhé, dặn chị Tâm thế.
Con Ánh vâng dạ nghe theo, còn bà Tuyết thì lôi tôi ra một góc hỏi:
- Có chuyện gì thế? Mày không ở viện với ngoại mày về đây làm gì?
Có lẽ giây phút ấy tôi đã thực sự chẳng còn màng tới liêm sỉ, chẳng màng tới tự trọng ngước lên nhìn bà Tuyết, đáy mắt ngân ngấn nước nói:
- Bà cho con vay mấy triệu được không? Bà con nhập viện phải đóng tiền tạm ứng nhưng... nhưng con không có tiền.
Nghe tôi nói đến đây bà Tuyết liền giãy nảy lên:
- Tiền lương tháng này của mày được ba triệu rưởi, vừa lấy mấy ngày trước xong sao lại không có? Tháng nào tao cũng trả đủ cho mày, còn bảo mày tiết kiệm vào chẳng lẽ giờ mày không có nổi 5 triệu?
- Con có tiết kiệm tiền nhưng hôm nay mẹ con về đập lợn của con lấy hết tiền mang đi rồi. Nhà con không còn xu nào cả, con thật sự không còn cách nào khác, nếu bà không giúp con con cũng không biết phải vay ai nữa. Con xin bà cho con vay, tháng sau con làm bà trừ vào lương cho con cũng được.
Nói đến đây giọng tôi cũng nghẹn lại, bà Tuyết thì không kìm được lớn giọng chửi:
- Mẹ kiếp con mẹ mày! Đúng là cái thứ báo cô báo hồn, không phải tao không muốn cho mày vay, có vài cái triệu bạc thôi nhưng mày gọi mẹ mày mang tiền về đi chứ chẳng lẽ để nó mang đi như thế?
Tôi run rẩy đưa máy cho bà Tuyết đáp lại:
- Con gọi mẹ con cả trăm cuộc không nghe, ngoại con lại đang nằm trong viện chờ, bà ơi, bà giúp con lần này được không? Bà ơi, con xin bà, con thật sự không biết vay mượn ở đâu nữa rồi.
Bà Tuyết nghe tôi nói vậy, ánh mắt đầy thương hại nhìn tôi lấy máy gọi cho mẹ tôi. Thế nhưng dù là tôi hay bà gọi vẫn chỉ là những tiếng tút tút. Đến khi không còn kiên nhẫn bà bực bội chửi mẹ tôi thêm vài câu. Tôi nhìn bà, cả người run lên lần nữa van xin:
- Bà ơi, con xin bà giúp con lần này, bà cho con vay đóng tiền cho ngoại con. Con xin bà... tháng sau con nhất định đi làm đều, tiền lương con sẽ không nhận nữa được không bà?
Bà Tuyết ngắt điện thoại, không đáp mà đi vào trong quầy lễ tân, đến lúc ra đưa cho tôi bốn triệu rồi nói:
- Được rồi, mày cầm tạm lấy bốn triệu này lo cho ngoại mày, có gì tao lưu số con mẹ mày lại mai tao gọi cho nó tiếp. Cái thứ láo toét, chỉ tốt chém chết cho rồi. Cầm tiền rồi về lấy đồ lấy đạc ra viện mà chăm ngoại mày đi. Tao cho mày nghỉ mấy ngày vẫn tính công cho mày.
Tôi cầm lấy tiền, bà Tuyết còn đưa cho tôi túi đen dặn tôi bọc lại không rơi. Khi vừa nhận tiền của bà Tuyết tôi không kìm được oà lên khóc. Khóc vì mang ơn bà, khóc vì thương ngoại, khóc vì tủi thân, và vì cả những uất ức trong lòng với mẹ. Đôi tay nắm chặt lấy túi đen như đang nắm cả một kho báu, liên tục cúi đầu cảm ơn bà Tuyết. Khi khóc xong ngẩng đầu lên tôi bất chợt thấy phía trong nhà hàng có một ánh mắt đang nhìn mình. Hình như đây là đoàn khách bác sĩ trên trung ương xuống mà bà Tuyết nói. Thế nhưng tôi đã chẳng còn tâm trí mà bận tâm đến chỉ nhìn bà Tuyết cảm ơn lần nữa. Bà Tuyết thấy tôi như vậy vỗ vỗ lên vai nói:
- Thôi về đi, về lấy quần áo thau chậu đồ đạc cho ngoại mày rồi ra viện, trời cũng tối rồi.
Tôi gật đầu, xoay người ngồi lên xe đạp đạp thẳng về nhà. Về đến nhà nhặt quần áo cho ngoại, tôi vẫn cố tìm xem trong nhà còn chút tiền nào không, có điều tìm mãi trong đống quần áo của cả tôi và ngoại cũng vẫn chỉ là mấy đồng bạc lẻ. Lục hết các tủ vẫn chẳng có xu nào chỉ đành bất lực đứng dậy. Số tiền bà Tuyết đưa tôi buộc chặt vào người vì sợ rơi, thau chậu quần áo để lên phía sau dùng dây co buộc lại rồi đạp xe ra viện. Từ nhà tôi ra viện hơn ba cây, nếu đi xe máy không quá xa. Chỉ là tôi đi xe đạp, khu nhà tôi lại không có đèn đường, chỉ là khu ruộng đồng tối tăm. Tôi cầm chiếc đèn pin đặt vào rọ xe cứ thế mà đạp. Cả người tôi mặc chiếc áo mỏng manh mà mồ hôi vẫn túa ra, khi đi qua mấy cánh đồng lúa đột nhiên một bóng đen to lớn bất chợt lao đến tôi. Trong giây lát chiếc xe đạp bỗng mất lái đổ hộn xuống. Tôi còn chưa kịp định thần đã thấy bóng đen tóm lấy tôi, mùi rượu nồng phả ra liền kêu lên. Thế nhưng giữa đồng không mông quạnh không ai nghe được tiếng kêu của tôi. Gã đàn ông này quen lắm, dưới ánh đèn pin lờ mờ tôi nhận ra hình như gã là con trai của lão Phú cuối huyện. Mặc cho tôi giãy giụa, gã đàn ông lôi xềnh xệch tôi về phía cánh đồng vừa gặt, hắn ta cúi xuống, thô bạo hôn lên môi tôi, đôi tay tóm lấy lớp quần áo xe toạc ra. Dù cho tôi mới chỉ hơn mười bảy tuổi, còn chưa đến tuổi trưởng thành tôi cũng hiểu hắn định làm gì liền dùng hết sức lực thoát ra rồi kêu gào thảm thiết. Nhưng một cô gái như tôi không thể so với sức lực của một gã đàn ông hai mươi mấy, hắn ta điên cuồng tát lên mặt tôi, cơ thể to lớn tóm tôi lại đẩy mạnh ra nền đất, đè lên người tôi như con thú thèm mồi. Quần áo tôi bị rách tả tơi, mặc cho tôi la hét đến mức cổ họng đau rát vẫn chẳng một ai có thể đến cứu tôi. Hắn ta thấy tôi hét càng như lên cơn thịnh nộ, bóp chặt lấy miệng tôi, dùng lực đánh đến mức tôi choáng váng, đôi môi nồng nặc mùi rượu cắn lên cơ thể đang run rẩy của tôi. Tôi như điên dại cắn mạnh lên tay hắn nhưng hắn quả thực đã không còn biết đau, liên tiếp vả lên mặt tôi, còn tiện tay cởi hết lớp quần áo trên cơ thể hắn. Dù cho tôi thống khổ van xin, dù cho tôi đã dùng hết sức lực mà chống cự cuối cùng vẫn thua, hắn đã không còn chút tính người nào thô bạo túm lấy tóc tôi không buông, đôi môi bẩn thỉu chạm lên từng thớ da thịt khiến tôi rùng mình kinh tởm nhưng vẫn vùng chỉ là sự bất lực tuyệt vọng.