Nguồn ảnh: Pinterest- Nhật Linh, nhanh lên nào, mọi người đều tụ tập đông đủ dưới cổng trường rồi đấy, chậm trễ tí là không được đâu.
Nghe Hà giục như vậy, tôi vẫn từ tốn thu dọn dồ dùng trên bàn bỏ vào trong ba lô, xong xuôi mới ngẩng lên nhìn nó, đứa bạn duy nhất thân với tôi từ khi vào lớp 10 đến bây giờ là thi tốt nghiệp, lắc đầu từ chối, nhẹ giọng.
- Cậu đi đi, mình không đi đâu, mình phải về quê rồi.
Nói xong tôi chẳng đợi Hà nói thêm câu gì nữa khoác cặp lên balo chạy ù đi ra bên ngoài, đôi mắt không ngừng lo lắng nhìn vào chiếc đồng hồ cũ kĩ đeo trên tay mà gần như muốn ứa lệ. Bây giờ đã 11 giờ kém 5 phút rồi, nếu tôi không nhanh thêm tí nữa có lẽ sẽ không bắt kịp chuyến xe để về quê trong ngày hôm nay, lúc ấy tôi lại phải đợi thêm mất mấy ngày nữa mới có chuyến khác, khi ấy tôi lại phải mất thêm một khoản phí sinh hoạt hế mấy trăm nghìn nữa, thật sự rất lãng phí.
Thật ra không phải chỉ có mỗi chuyến xe buýt này đi về tỉnh của tôi, nhưng lại là phương tiện phù hợp với tôi nhất vì tôi chỉ có đủ tiền để đi nó, chứ máy bay với taxi thì có lẽ tôi chẳng bao giờ dám mơ ước tới. Tôi vốn dĩ sinh ra và lớn lên ở huyện miền núi nghèo Tương Tây, một thôn bản cô lập trong miền núi sâu tách biệt với đô thị nhộn nhịp xa hoa lộng lẫy, quanh năm suốt tháng chỉ bán mặt cho những ruộng bậc thang, cho những vùng đất đồi trơ tróc chẳng thể canh tác trồng cây ăn quả, chẳng thể trồng được cái gì ngoài mấy củ sắn, bắp ngô. Đường đi vào Tương Tây gập ghềnh khúc khuỷu, tính từ thị trấn nơi đỗ xe xuống phải đi sâu vào đó ít nhất 20km nữa mới tới được bản làng, chính vì thế chúng tôi chẳng được chính quyền để ý tới.
Nơi tôi sống không có điện, nước thì lấy từ những con suối chảy qua, biết là không sạch sẽ nhưng chúng tôi vẫn phải cắn răng mà dùng chúng để sử dụng phục vụ cho cuộc sống qua ngày. Không có mạng wifi, không có được xem những bộ phim truyền hình, không được biết tới những món ăn lạ lẫm nơi thành phố, chúng tôi trong mắt những người giàu có chẳng khác gì những bần nông bẩn thỉu thấp hèn. Chính vì thế 3 năm học cấp 3 của tôi ở nơi này, thật sự vô cùng vất vả, vô cùng chật vật, vô cùng đau đớn với những trận đòn tưởng chừng như thừa sống thiếu ૮ɦếƭ. Những lúc như thế, tôi đã rất muốn bỏ học để đi kiếm tiền nuôi bản thân cũng như gửi về cho bố, nhưng mỗi lần gần đến phút chót quyết định tôi lại không thể nào làm được, bởi vì tôi lại nhớ tới ba, nhớ tới người đàn ông lam lũ vì tôi mà khổ sở.
Mẹ tôi mất sớm, ba ở vậy một mình nuôi tôi khôn lớn đến bây giờ, mặc cho vất vả, mặc cho túng thiếu với những bữa cơm độn ngô khoai sắn, ông vẫn kiên quyết dốc hết số vốn của ông với mẹ tôi tích góp lại được để gửi tôi lên thị trấn đi học. Ông mặc kệ những lời nói ngoài tai của những người trong bản là cho tôi đi lấy chồng sớm, mặc kệ họ nói nhà chúng tôi đã nghèo còn mơ ước lên thành phố, mặc kệ tất cả dè bỉu vẫn luôn mỉm cười an ủi tôi.
- Không cần phải để ý đến những lời tiêu cực ấy, việc của con là phải học thật giỏi, phải có tấm bằng đại học trên tay để thoát khỏi Tương Tây nghèo đói này, để sau này khi ba ૮ɦếƭ đi sẽ thanh thản không còn vướng bận khi cuộc sống con vất vả.
Khi đó tôi cũng nghe theo lời ba học hành cho thật tốt, chẳng dám chơi bơi đùa đòi theo những bạn cùng trang lứa, nhưng càng học lên cao, mọi thứ càng phải đóng nhiều, nhìn ba vất vả như thế tôi lại không nỡ mà nhiều lần thủ thỉ, đề nghị việc nghỉ học. Những lúc ấy, ba đều tức giận kéo tôi đứng trước tấm ảnh thờ màu đen trắng đã ố màu của mẹ mà khóc, mà không ngừng xin lỗi bà vì ông không thể dạy được tôi, không thể khuyên tôi tiếp tục đi học. Ông nói bà sống khôn ૮ɦếƭ thiêng thì về đưa ông đi cùng, như thế tôi mới có thể tự do làm những điều mình thích, như thế tôi mới không có ai ngăn cản hay bắt ép nữa. Nhìn bà như vậy, tôi sao có thể lỡ lòng nào dám nhắc đến chuyện ấy thêm một lần nào nữa.
Đang mơ màng trong đống suy nghĩ hỗn độn của riêng mình, tôi nghe thấy tiếng bác tài gọi lớn, cũng may sao hôm nay chiếc xe lại đi chậm hơn 10 phút nên tôi vẫn còn tới kịp, nếu không chắc chắn sẽ phải đợi chuyến tiếp theo là mấy ngày nữa.
- Cháu gái lên xe đi, hôm nay làm bài tốt không cháu.
Tôi gật đầu thay cho câu trả lời đáp trả bác ấy, bước thật nhanh lên xe tìm vị trí ghế thích hợp của mình ngồi xuống, cả người mệt mỏi dựa đầu vào tấm cửa kính nhìn xa xăm ra bên ngoài thành phố nhộn nhịp. Tôi nhớ ba quá, mấy tháng rồi tôi không được gặp ông, không biết ông dạo này gầy đi hay béo lên, có ốm đau hay bệnh tật gì không, có chịu ăn uống cơm nước đầy đủ không hay lại chỉ ăn củ khoai củ sắn. Nơi chúng tôi ở không có dây mạng kéo tới, không có bưu điện chuyển thư, cũng chẳng có ai lên đây để mà tôi có thể hỏi thăm được nên chỉ biết ngậm ngùi dằn lại. Tôi cũng nhớ mẹ, nhưng trí nhớ non nớt của tôi năm 3 tuổi ấy chẳng thể nào hình dung được bà trông ra sao, cao hay là thấp, cũng chẳng biết bà mất như thế nào. Cho đến khi tôi biết nhận thức, nghe ba kể lại tôi mới biết được mẹ tôi mất vào đợt trận sạt lở đất lớn nhất ở quê tôi cách đây hơn chục năm về trước, xác của bà cùng với những người khác bị chôn vùi dưới vực sâu không thể nào tìm được.
Xe đi mất nửa ngày cũng về tới quê tôi ở, nhìn những ngọn núi nhấp nhô xanh mướt một màu của cây rừng, khóe mắt tôi không tự chủ được mà cay xè khó chịu, nước mắt trực chờ rơi đầy trên mặt. Chào bác tài xế rồi bước xuống, tôi thở hắt một hơi thật dài tự trấn an bản thân mình, chạy ù một mạch đi về phía con đường đất lởm chởm đá nhọn, con đường chẳng ai nghĩ tới đi vào đó lại tìm được những hộ dân sinh sống.
Đi được một đoạn khá xa tầm vài cây số, khi trời bắt đầu nhá nhem tối tôi cũng gặp được lão Phụng đang đánh xa lừa chuẩn bị quay về bản, vội vàng hét lớn đuổi theo.
- Lão Phụng, đợi cháu với, cho cháu về bản với bác ơi.
Lão Phụng hô lừa đi chậm lại, ánh mắt già nua nheo lại nhìn về phía tôi, một lúc lâu sau dường như cũng nhận ra gật đầu, hét đáp trả.
- A Linh ấy hả, học xong rồi hay sao mà về thế hả con.
Chạy thật nhanh lại chỗ lão Phụng, tôi chống hai tay xuống gối thở gấp, gật đầu nói ngắt quãng, mồi hôi trên trán từng giọt lấm tấm ướt đẫm.
- Dạ, cháu thi xong rồi, tranh thủ được ngỉ nửa tháng về thăm ba sau đó cháu lại lên tỉnh đi xin việc làm bác ạ. Ở đấy công việc cũng dễ tìm, tuy lương không được cao nhưng tiết kiệm chắc cũng để được dư dả.
- Ô, thế không lên đại học sao, bác thấy bố mày bảo với bản làng sẽ cho mày học lên đến đại học đấy.
Nghe thấy lão Phụng nói vậy, tôi đưa mắt nhìn lên, xác định lão không hề nói điêu thì chỉ biết cười trừ, lắc đầu nhỏ nhẹ.
- Không đâu bác ạ, học đại học tốn kém lắm, với cả ra trường chưa chắc gì đã xin được việc nên cháu cũng không nghĩ tới nó nữa. Còn việc ba cháu nói vậy, cháu sẽ khuyên ông ấy lần sau không nói như vậy nữa ạ.
Nhắc đến ba, tôi chỉ biết thở dài thất bại trong lòng, chẳng biết làm sao cho phải. Nói ra thì chỉ sợ ông giận, mà không nói thì lại sợ ông càng ngày càng nói những thứ xa xăm trước mắt khiến cho dân làng trở nên khó chịu. Bản tôi ở tập trung hai ba mươi hộ dân ở, những bạn đồng trang lứa với tôi hầu hết đã lên vợ lên chồng có con có cái, chỉ có mình tôi là vẫn còn đang đi học nên thành ra mọi người rất hay bàn tán về gia đình tôi, chỉ cần nhà tôi có sơ hở nhỏ gì là y rằng không đến mười phút là tất cả đều biết.
Với chiếc xe lừa của lão Phụng, khi tôi về được đến bản cũng là hai tiếng sau đó, sương sớm trên núi đã buông xuống dày đặc, những ngôi nhà lớp rơm với lá cọ cũng hắt lên những ánh đèn dầu mờ mờ, chẳng đủ để nhìn rõ được mặt ai với ai hết. Lão Phụng đưa tôi về tới cổng rào nhà mình, lúc tôi nhảy xuống lão mới nói nhỏ.
- Quên không nói cho mày biết, mấy hôm nay ba mày đang nuôi báo cô một tên điên vừa hung dữ, hễ ai nhìn hắn là đều bị hắn cầm gạch đáp. Hôm nọ thằng A Sìn bị nó đánh cho thừa sống thiếu ૮ɦếƭ ấy, may là có mọi người can không thì chắc số nó cũng tàn rồi...( nói đến đây, lão Phụng lén lén nhìn vào trong nhà tôi, giọng cũng nhỏ đi vài phần, có lẽ lão sợ cái tên điên ấy nghe thấy)... Mọi người trong bản khuyên ba mày đuổi thằng đấy đi nhưng ba mày không chịu, bây giờ mày về rồi, mày với ba mày nhẹ nhàng bảo nhau giải quyết, chứ càng để lâu càng không được, đến lúc ấy tình làng nghĩa xóm lại bất hòa vì một thằng điên thật không đáng.
Lão Phụng nói xong cũng đánh xe quay đi, tiếng lừa hí hí có lẽ cũng đánh động tới ba tôi trong nhà, ông lớn tiếng nói vọng.
- Lão Phụng, ông lại rình mò cái gì ở nhà tôi đấy hả, đã nói bao nhiêu lần rồi là tôi không bao giờ nghe theo ý các người đâu, đừng có mà lải nhải nhiều nữa.
Sau khi nghe ba nói xong, tôi chỉ biết lắc đầu bất lực vì hóa ra những lời lão Phụng nói đều là sự thật, đều không hề có nửa chút giả dối, bởi vì ba tôi thật sự đang nuôi thêm một kẻ điên. Cố dằn lòng xuống cơn giận dữ, tôi nói vọng vào đáp trả ông.
- Ba, là con...
Sau khi tôi vừa nói xong, bóng dáng ông cũng xuất hiện ngay cửa nhà chính, đi theo sau ông là một người đàn ông rất cao, ít nhất cũng phải m8 gì đó. Tôi không nhìn rõ mặt anh ta như thế nào, bởi vì trời quá tối, tôi chỉ nghe thấy bố tôi vỗ vai thủ thỉ dặn dò người ấy.
- Vào nhà ăn cơm tiếp đi, con gái tôi về chứ không phải mấy kẻ kia bắt nạt đâu.
Người điên kia thấy bố tôi nói vậy thì gật đầu lia lịa, trên tay anh ta nếu tôi không nhìn nhầm thì đang ôm con 乃úp bê vải cũ kĩ của tôi, miệng lắp bắp dõng dạc từng chữ như một đứa trẻ tập nói.
- Vậy....vậy...vậy A Sơn vào ăn cơm trước nhé, tí lão cũng vào ăn cơm với A Sơn nhé....À...à... nhớ bảo cả cái chị ngoài kia vào ăn nữa nhé, cơm....cơm hôm nay ngon lắm...
Nói xong anh ta ngước lên nhìn về phía tôi, nhờ có có ánh đèn hắt mờ mờ mà bố tôi cầm từ bếp mang ra, tôi cũng nhìn được dung mạo của người điên ấy. Anh ta mặc trên người bộ tây trang bẩn thỉu đã dính đầy bùn đất, râu ria trên cằm um tùm hết mặt che đi cả miệng, mặt mũi cũng bê bết là đất. Thế nhưng đôi mắt của anh ta lại rất đẹp, rất sáng, và đâu đó còn phát ra khí chất cao ngạo của một người có quyền thế. Anh ta tên Lưu Sơn...là người bố tôi nuôi mấy ngày vừa qua.
Đọc Truyện