Bác sĩ vào khám lại cho Thảo thấy không có gì bất thường nên cho cô xuất viện. Thảo đang loay hoay gấp lại chăn thì bà Hoa đến. Cũng may là bệnh viện nhỏ nên bà không mất quá nhiều sức để tìm được chỗ của con dâu tương lai. Vừa đến bà Hoa đã ôm lấy Thảo hôn chùn chụt làm cô choáng váng. Trước thái độ vui mừng của bà, Thảo vẫn khiêm tốn và có chút rụt rè:
- Anh Hiếu nói cho bác biết chuyện rồi ạ?
- Ừ, bác biết chuyện rồi.
Bà ngập ngừng một lúc mới nói tiếp, giọng vui đến mức gần như phát khóc:
- Thảo, cảm ơn con. Bác đã U70 rồi mà vẫn chưa có đứa cháu nào, nhìn bạn bè bế cháu mà bác phát thèm. Giờ bác cũng sắp được lên chức bà nội rồi, sắp được bế cháu rồi bác vui quá.
Bà vừa nói vừa ôm lấy Thảo xoa xoa vừa nhảy cẩn lên, nhìn cảnh này nhiều người trong phòng bệnh còn tưởng hai người là mẹ con gặp lại sau nhiều năm thất lạc.
Ông Huyền và Hiếu đi đóng viện phí và lấy giấy ra viện, lúc hai người quay lại thì nhìn thấy bà Hoa đang ở cạnh giường Thảo.
Do quá vội vàng nên lúc đi bà Hoa mặc luôn chiếc đầm khiêu vũ, trên mặt vẫn đang trang điểm. Chiếc đầm đính đá màu tím rịm và tua rua rất nhiều tầng đập vào mắt ông Huyền khiến ông hoa hết cả mắt.
Trước giờ ông chưa từng gặp ai lớn tuổi mà lại ăn mặc lòe loẹt như vậy, ông quay sang nhìn Hiếu hỏi anh có biết là ai không. Hiếu nhìn ông rồi nở một nụ cười ngượng ngùng đáp “Dạ, là mẹ của cháu ạ!”
Ông Huyền giật mình suýt nữa thì ngã, trong đầu hét lên một tiếng “Trời ơi, thông gia của tôi đây sao?”
Hai thông gia tương lai chào hỏi nhau vài câu rồi cùng cả bốn người cùng nhau trở về nhà ông Huyền.
Thái độ của hai thông gia tương lai khác nhau một trời một vực. Bà Hoa rất niềm nỡ nhã nhặn và còn có chút lễ phép dù bà biết chắc chắn mình nhiều tuổi hơn ông Huyền. Còn ông Huyền thì gần như vô cảm cứ gật gật cho qua chuyện, chẳng nhìn thẳng bà Hoa lấy một cái, dường như ông vẫn chưa thể chấp nhận sự thật này.
Trên đường ngồi xe về nhà, thỉnh thoảng ông Huyền cứ nhìn ra cửa sổ xe rồi thở dài “Chắc kiếp trước ở ác lắm kiếp này mới gặp bà thông gia diêm dúa như vậy!”
Nhìn vẻ ngoài Bà Hoa cũng đoán được ông Huyền là người khó tính nhưng bà vẫn tỏ ra rất thân thiện chứ không hề dè dặt với ông. Mấy lời dặn dò của Hiếu bà dường như để ngoài tai vì bà biết ông thông gia tương lai không thể nào phủ nhận chuyện bà là bà nội của cháu ông được.
Trên đường về nhà ông Huyền, lúc nào nụ cười cũng hiện diện trên môi của bà Hoa. Thỉnh thoảng bà quay sang hỏi ông Huyền vài câu xã giao về gia đình ông. Ông Huyền chầm chậm trả lời từng câu từng câu gập khuôn như rô bốt vậy. Nhưng không hiểu sao bà vẫn thấy vui, thấy quý ông thông gia tương lai. Từ sau khi chồng mất có lẽ hôn nay là ngày vui nhất của bà.
Xe về đến nhà ông Huyền, bà Hoa xuống xe quan sát một vòng. Ngôi nhà nằm trong rặng cây xanh mát, trước nhà là khoảng sân rộng đầy bon sai. Ngôi nhà bên ngoài đậm nét truyền thống bên trong đầy đủ tiện nghi và được trang trí rất tinh tế.
Bà Hoa đánh giá rất cao những người lưu giữ những giá trị truyền thống, nên vô cùng có thiện cảm với gia đình ông thông gia tương lai.
Càng tiếp xúc với vợ chồng ông Huyền, bà càng cảm thấy rất phục con trai mình trong chuyện kết hôn lần này. Thời buổi này tìm được một cô gái sinh ra gia đình nề nếp như vậy không phải dễ. Con trai bà giờ tinh anh hơn bà năm xưa nhiều. Đời người có lẽ một lần thất bại là một lần khôn ngoan.
Ông Huyền hỏi ý kiến của Hiếu và Thảo về chuyện tổ chức lễ cưới. Hiếu để Thảo quyết định mọi thứ anh hoàn toàn chiều theo ý muốn của cô.
Đột ngột quá Thảo chưa nghĩ ra được gì trong đầu, cô nói với ba mình sẽ lo chuyện thiết kế tiệc cưới còn những nghi thức truyền thống sẽ làm theo ý của ba.
Bà Hoa ngồi đối diện với ông Huyền và bà Thanh ở phòng khách nghe ông nói một tràn trình tự tổ chức lễ cưới từ chuyện lễ dạm ngõ, đến lễ hỏi, lễ rước dâu, đàn trai cần mua gì, đàn gái chuẩn bị thế nào, khách mời, địa điểm, thời gian...
Trước tất cả đề nghị của ông Huyền bà Hoa đều phản hồi bằng hai chữ “dạ, vâng”. Với bà con dâu và cháu nội là quan trọng hơn cả, những chuyện khác thế nào cũng được.
Ông Huyền lúc nói chuyện khá căng thẳng còn bà Hoa thì thấy rất thoải mái và chờ mong. Tiền bà không thiếu, đám cưới tổ chức luôn tại khách sạn của nhà bà nên không có chuyện gì đáng để lo lắng.
Trước khi ra về bà Hoa lễ phép nói với vợ chồng ông Huyền:
- Dạ, nhà tôi mất đã lâu hiện tại tôi chỉ có một mình. Mọi trình tự tổ chức hôn lễ xin nghe theo sự sắp xếp của anh chị thông gia. Tôi xin phép được lo ất cả chi phí hôn lễ.
Bà Thanh không có ý kiến gì với bà thông gia tuy giàu có nhưng khiêm tốn và hiểu chuyện. Còn ông Huyền trước mặt tỏ ra rất niềm nở nhưng trong lòng vẫn thấy khó chịu và có chút không cam tâm, so với người mẫu thông gia lý tưởng của ông - ông Lâm thì bà Hoa thực sự cách quá xa. Nhưng biết sao được, con đặt đâu ba mẹ ngồi đấy!
Sau khi trở về Sài Gòn, chuyện sắp kết hôn của Hiếu và Thảo được công khai. Bắt đầu có nhiều lời xì xầm từ những người xung quanh, đặc biệt từ phía chỗ làm khiến Thảo cảm thấy rất khó chịu. Không ai dám nói gì trước mặt vợ tương lai Tổng giám đốc cả nhưng sau lưng thì có không ít những lời đố kỵ và ganh ghét.
Tâm trạng không tốt cùng chuyện thai nghén những tháng đầu khiến Thảo trở thành một quả bom nước mắt. Cô có thể khóc vì một chuyện bé xíu khiến ai cũng sợ đến gần vì không muốn mang tiếng bắt nạt bà bầu.
Có lần, Bà Hoa mang đến tận nhà cho Thảo một bát cháo cá chép bà cất công nấu cả giờ đồng hồ. Ngồi trước bát cháo tỏa hương thơm ngào ngạt cô không nói gì nhưng nước mắt cứ không ngừng trào ra.
Bà Hoa hoảng hốt hỏi Thảo “có sao không con?” Thảo không trả lời chỉ bật khóc thành tiếng. Một lúc lâu sau khi khóc hết nước mắt cô mới nói với bà mình bị nghén với mùi tanh của cá chép không thể ăn được cháo bà nấu. Bà Hoa giơ tay lên vỗ trán, thở dài. Bà còn tưởng là tưởng chuyện gì to tát, hóa ra chuyện nhỏ bằng móng tay.
Ông Huyền cũng rất sợ quả bom nước mắt này nên ông đã hủy hết mọi nghi thức của một hôn lễ truyền thống mà mình dày công sắp xếp chỉ tổ chức duy nhất lễ rước dâu.
Người vất vả hơn cả không ai khác hơn là vị hôn phu tương lai của Thảo rồi. Vừa phải chịu đựng tâm trạng “sáng nắng chiều mưa trưa dông bão” của cô vừa phải tất bật chuẩn bị cho hôn lễ.
Chỉ là những chuyện vụn vặt như cô gọi điện mà anh không nhấc máy hay nhắn tin trả lời chậm thôi đã đủ để cô dỗi rồi. Khi dỗi lại suy nghĩ linh linh và bắt đầu khóc, lại trách móc anh đủ thứ chuyện trên đời.
Những lúc đối mặt với tâm trạng cáo gắt một cách vô lý của cô trong đầu anh lại có chút nối tiếc cuộc sống độc thân của mình, thầm than thở “Chỉ thăng hoa trong tích tắc mà chịu khổ cả đời!”
Nhưng suy nghĩ ấy vụt qua rất nhanh vì anh biết đàn ông sinh ra vốn gánh liền với trách nhiệm, dù lựa chọn thế nào cũng sẽ có hối hận.
Thảo xấu tính là vậy, nhưng không hiểu sao anh lại thấy mình mỗi lúc lại yêu cô hơn. Yêu những lúc cô ngồi trên ngế xoa xoa bụng nói chuyện với con, yêu những lúc cô gật gù đọc những quyển sách về dạy con, yêu luôn những giọt nước trên má cô mỗi lúc giận hờn..
Tính khí đỏng đảnh, ngan ngạnh của cô có lẽ anh bằng lòng cả đời này chịu đựng. Bởi vì yêu một người là yêu luôn những khuyết điểm của người đó, chấp nhận những điều còn chưa tốt ở người đó. Trên đời này làm gì có người hoàn hảo. Việc có thể làm là chờ đợi và giúp đỡ người đó ngày càng hoàn thiện bản thân.
Sau một tháng tiệc cưới được tổ chức, lễ rước dâu cũng được tổ chức vào buổi sáng cùng ngày. Hôm trước ngày rước dâu, ông Huyền không ngủ được. Tối hôm đó ông ra trước nhà, nơi đã được trang hoàng rực rỡ cho lễ rước dâu vào sáng mai. Ông ngồi thui thủi một mình trên ghế, tay chống cằm suy tư.
Ông nhớ lại những ngày con gái còn trong lòng mình bi bô gọi ba, những ngày mình dắt tay đưa đón con gái đi học, nghe con kể chuyện bạn bè chuyện trường lớp, những chuyện đó cứ như mới ngày hôm qua vậy.
Thoáng chốc con gái đã lớn rồi, phải làm vợ người ta rồi. Càng nghĩ ông càng thấy buồn, cảm giác như sắp mất đi thứ gì đó mình vô cùng trân quý.
Bà Hoa từ trong nhà đi ra thấy ông đang ngồi trầm ngâm một mình thì đi đến hỏi:
- Sao giờ này vẫn chưa ngủ?
Ông nhìn bà im lặng một lúc rồi mới lên tiếng nhưng không phải trả lời câu hỏi của bà:
- Thảo ngủ rồi hả bà?
- Ngủ rồi, chắc do mang thai nên dễ buồn ngủ, trời vừa tối đã lên giường rồi.
- Đã nói không được nói từ cấm kỵ rồi mà. - ông cau mày nhìn bà.
- Quên, mai là cưới rồi giờ mà có người biết cũng đâu có sao. - bà cười hề hề với ông.
Ông không nói gì nữa cứ nhìn mấy giàn hoa trang trí trước cổng, khuôn mặt chẳng hợp với đám cưới chút nào.
Bà nhìn rồi bật cười trêu ông:
- Sao, không nỡ xa con gái à?
Khuôn mặt ông rầu rầu, dốc một tiếng thở dài rồi mới lên tiếng:
#playerDailymotion {width: 520px; float: right; padding-left: 10px; margin-right: -10px;}
- Ừ, nhớ lại ngày nào con còn đỏ hỏm trong lòng mình, chớp mắt một cái là sắp thành vợ người ta rồi.
- Đâu phải gả sang Mỹ hay Canada gì đâu mà buồn, với lại mấy năm rồi con cũng đâu sống chung với mình. Gả chồng gần thôi mà, khi nào ông muốn lên thăm mà chẳng được.
- Bà biết cái gì, có thêm người ngoài chuyện sẽ khác.
- Con gái lớn thì phải gả đi chứ sao, không thể để quá lứa lỡ thì được.
- Gì mà quá lứa lỡ thì, con gái tôi 乃úng tai một cái trai xếp hàng còn dài hơn cả cầu Cần Thơ chứ sợ gì không có người lấy.
- Hiếu nó cũng tốt mà, sao ông cứ ác cảm với người ta vậy. Tuần trước nó vừa mua cho thằng Thành một chiếc tô tô nghe nói mấy tỉ lận, còn nói muốn giúp nó mở công ty nữa. Người ta tốt với nhà mình vậy ông còn muốn gì nữa.
- Gì? Sau tôi không biết, chưa gì hết bà với thằng Thành đã bị người ta mua chuột. Lúc mới thì nó tốt vậy sao này nó bắt nạt con gái mình thì sao? Mấy thằng từng trải khôn lắm, con gái mình đấu sao lại.
- Vợ chồng lấy nhau là thương nhau chứ đấu đá cái gì, ông này nghĩ đi đâu.
- Sau mà cái thằng đó tôi cố thương nó mà thương không nỗi!
- Thương không nổi cũng phải thương, ông ghét nó nó ghét ông cuối cùng con gái mình khổ.
- Bà nói cũng đúng, thôi để tui rán Ϧóþ bụng nhắm mắt mà thương.
- Đi ngủ sớm đi lấy sức ngày mai lo tiếp khách kìa. Yên tâm đi, Thảo có phúc của ông đời này không có khổ đâu.
- Mong là vậy.
- Ngày mai là mặt phải vui chứ không được như vầy đâu nghe, tuy mình là chủ trại hòm nhưng không thể lúc nào cũng mang vẻ mặt của người xử lý tang sự được.
- Biết rồi. - Ông bật cười trả lời rồi đứng dậy cùng bà vào đi nhà.
Năm giờ sáng, ông Huyền và bà Thanh đã dậy lật đật chuẩn bị cho đám cưới. Lễ rước dâu ông bà chỉ mời những người trong họ đến chung vui còn các khách mời sẽ đãi tiệc ở khách sạn nên hai người cũng không quá bận rộn. Các công việc từ trang trí, thực đơn đến lễ nghi trong tiệc đều được phía dịch vụ cưới chuẩn bị chu đáo.
Một vài họ hàng gần đã đến từ sớm để phụ ông bà chuẩn bị tiếp đón đàn trai. Một lát sau thì thợ trang điểm đến. Còn nhân vật chính của đám cưới là cô dâu vẫn đang ngủ vùi trong chăn!
Thường thì các cô dâu sẽ có những lo lắng nhất định trước ngày về nhà chồng. Còn riêng Thảo cô chẳng có gì để lo lắng cả, tất cả các công việc chuẩn bị cho đám cưới điều có Hiếu và ông Huyền lo tất tần tật cô chỉ an phận làm cô dâu thôi. Sau lễ cưới Hiếu cũng chiều theo ý cô mà dọn đến căn hộ mà cô đang sống nên cô cũng chẳng có áp lực gì về chuyện “nhà chồng”.
Bà Thanh phải lên tận phòng kéo chân con gái, giục con dậy:
“Thảo ơi, dậy làm cô dâu nè con!”
Lúc này Thảo mới giật mình tỉnh giấc. Bình thường cô đã là người rất dễ ngủ, từ khi có thai cô lại càng dễ ngủ và ngủ nhiều hơn. Có lẽ so với chuyện làm cô dâu thì việc ngủ với cô lúc này hấp dẫn hơn nhiều. Nhưng thôi, phải cố chịu khó làm cô dâu một hôm vậy!
Ông Huyền hôm nay mặc một bộ vest rất trang trọng. Bộ vest này ông đã mua hai tuần trước ở một trung tâm thương mại. Ông không bao giờ có ý định thay đổi lối sống giản dị của mình nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, ông muốn con gái tự hào khi có một người ba như mình nên ông đã rất cẩn thận chọn cho mình bộ vest này.
Nhưng có lẽ đồ vest không hợp với ông lắm, dù là chất vải đắc tiền được may thủ công tỉ mỉ nhưng vẫn khiến ông cảm thấy hơi chật chội và khó chịu. Nhất là phần eo, bộ vest có vẻ quá hảo cảm với chiếc bụng tròn của ông nên cứ ôm chặt vào đấy, làm ông đến thở mạnh cũng không dám.
Bà Thanh thấy ông Huyền hiếm khi ăn mặc lịch sự và chỉnh chu như vậy, liền dành một lời khen:
- Hôm nay ông nhìn rất có phong độ.
- Liệu tôi có bị nhầm là rể phụ không bà. - Ông Huyền khúc khích nói vào tay vợ.
- Không giống rễ phụ mà giống người khác.
- Ai?
- Phật dị lặc mặt vest - Bà bật cười khanh khách.
Ông sượng mặt quay đi không thèm nói chuyện với bà nữa. Ông nhớ lại hồi mình còn trẻ lúc đó bà mê ông như điếu đỗ, ba mẹ có ngăn cản thế nào cũng nhất quyết gả cho ông. Còn nói sau này dù ông có thế nào bà cũng sẽ không chê bai mà yêu ông đến già.
Nhưng từ khi ông có cái “Thai mỡ” ông thấy bà lạnh nhạt hẳn, không còn nồng nhiệt như xưa nữa. Hở tý là kiêu ông giảm cân tập thể dục để “phá” cái thai, còn chê ông vừa béo vừa ngáy to nữa.
Mười giờ thì đàn trai đến, dàn xe rước dâu vô cùng hoàng tráng. Ai cũng trầm trồ với sự đầu tư chỉnh chu của nhà trai khi rước dâu. Lễ nghi được diễn ra nhanh chóng cô dâu được đưa ra xe về nhà chồng.
Trong lễ cưới tâm trạng Thảo rất vui vẻ, trên môi không lúc nào vắng nụ cười. Nhưng đến lúc ra xe chuẩn bị về nhà chồng tâm trạng lại trùng xuống, cô cảm thấy có có gì đó rất bịn rịn.
Thảo biết đây chỉ là một nghi thức, biết mình có thể về nhà bất cứ lúc nào mình muốn. Nhưng khi bước chân ra khỏi ngôi nhà quen thuộc dòng nước mắt tự dưng lại trào ra.
Cô không biết người ta nghĩ ra lễ rước dâu để làm gì, người ta có chân tự đi được mà cần gì rước? Tại sao lại biến một ngày vui lại thành một buổi chia ly của những người khó tách rời nhất?
Ngày vui của con gái nhưng ông Huyền không nở nổi một nụ cười, lúc con chuẩn bị ra xe về nhà chồng tự nhiên ông thấy trong mắt mình có gì đó cay cay. Ông cố không rơi nước mắt vì biết nếu thấy ông khóc thì cô công chúa nhỏ của ông sẽ khóc theo. Cô dâu mà, phải xinh đẹp và rạng rỡ chứ.
Ông có rất nhiều lời muốn dặn dò con gái trước khi về nhà chồng nhưng lại sợ khi nói với con mình lại không kiềm được nước mắt. Ông cũng không hiểu tại sao mình lại yếu đuối như vây, thật là mất mặt.
Khi con gái lên xe hoa rồi, ông mới đứng ở trước cổng hai tay quẹt nước mắt trên má.
Nhìn thấy ông Huyền khóc bà Thanh rất ngạc nhiên, bà không ngờ ông lại không nỡ xa con gái đến vậy. Bà vỗ vai an ủi ông:
“Thôi đừng khóc, sau này muốn thăm con lúc nào mà chẳng được.”
Lời an ủi của bà không có tác dụng, ông vẫn đứng đấy tiếp tục quẹt nước mắt.
Tình cảm của ba và con gái có lẽ thực sự sâu sắc như lời Đức Phật đã nói “Con gái chính là người tình kiếp trước của bố”.
Thảo ngồi trong xe quay đầu nhìn lại, cô nhìn thấy hai hàng lệ đang lăn dài trên má ba mình. Lần đầu tiên Thảo thấy ba khóc. Đôi mắt đỏ hoe đang nhìn về hướng của Thảo.
Trong lễ cưới Thảo thấy ba buồn nhưng cô chưa bao giờ nghĩ ba sẽ khóc. Thảo thương ba quá, cô muốn xuống xe để ôm trầm lấy ba nói ba đừng khóc, sau này cô nhất định sẽ thường xuyên về thăm ba sẽ hiếu thảo với ba.
Nhưng Thảo không kịp làm gì cả xe đã chuyển bánh rồi, cô chỉ có thể ngoái đầu nhìn người đàn ông đã cho mình cả thế giới qua kính xe.
Thảo bật khóc thành tiếng, còn lên tiếng gọi ba rất thảm thiết. Nếu ô tô không dán hoa cưới thì bác tài xế còn tưởng mình đang lái xe cho một phi vụ bắt cóc.
Tiếng khóc của cô dâu càng lúc càng thê lương. Thảo kéo chiếc áo vest của Hiếu lên má làm khăn lau nước mắt làm nhàu hết bộ vest đắc tiền của anh. Nhưng Hiếu đâu quan tâm đến bộ vest của mình, cô dâu của anh mới là tất cả.
Thấy vợ khóc, anh ôm vào lòng mình vỗ về như một đứa trẻ. Cảnh tượng này khiến bác tài xế có chút hoang mang:
“Thời đại này rồi chẳng lẽ còn hủ tục bức hôn nữa sao ta?”
Tiệc cưới được tổ chức vào buổi tối cùng ngày tại một trong những khách sạn lớn nhất của bà Hoa. Lần kết hôn này của con trai Minh Hiếu, số khách mời là cũng không ít hơn lần đầu anh cưới vợ là bao. Con dâu bà xinh đẹp lại giỏi giang khiến bà càng muốn khoe khoang với mọi người nên không ngừng phát thiệp mời.
Phía ông Huyền lần đầu gả con gái tất nhiên ông không thể không thông báo cho bạn bè được. Vậy là số khách mời của buổi tiệc ngoài số ít là bạn của Hiếu và Thảo toàn là bạn của ba mẹ.
Tiệc cưới được trang hoàng bằng vô số hoa tươi và nến. Từ ý tưởng đến thiết kế điều được Hiếu lên kế hoạch một cách tỉ mỉ. Chính bà Hoa cũng bất ngờ với Hiếu, so với lần đầu kết hôn con trai bà thực khác quá xa. Bà nghĩ có lẽ những thứ người ta càng khó có được thì người ta sẽ càng trân quý.
Toàn bộ hoa tươi trong tiệc được chuyển về từ Đà Lạt bằng đường hàng không. Đây là món quà cưới mà anh chị Minh Hoàng và Trâm Anh tặng cho Hiếu và Thảo.
Trước ngày cưới Thảo nói với ông Huyền:
“Hôm tổ chức lễ cưới ba dắt con vào lễ đường nhé!”
Ông không rõ nghi thức cưới theo kiểu phương tây cho lắm nhưng khi xem vài video trên mạng ông thấy nó đầy ý nghĩa và thiêng liêng nêncũng chiều theo ý con gái.
Hôn lễ bắt đầu, Thảo khoác tay ba mình đi vào lễ đường. Hai bên lối đi của lễ đường tràn ngập hoa tươi và nến. Phía dưới là những ánh nhìn ngưỡng mộ và chúc phúc của mọi người. Không gian ngập tràn ngập tình yêu và lãng mạn.
Thảo bước từng bước tiến về phía trước trong chiếc váy cô dâu lấp lánh, bên cạnh là cánh tay vững chắc của người đã nâng niu và yêu thương cô hai mươi mấy năm qua, phía trước là ánh mắt chờ đợi hạnh phúc của người sẽ cùng cô đi đến hết cuộc đời. Hạnh phúc ngập tràn trên khuôn mặt rạng rỡ của cô dâu.
Trước khi trao lại con gái cho Hiếu, ông Huyền có vài lời dặn dò con rể. Những lời của ông làm những khách mời trong tiệc vô cùng cảm động, có người còn rơi nước mắt. Ông nói qua micro, nói rất chậm, giọng nói ôn tồn từ tốn và đầy yêu thương:
- Hiếu, trước khi trao con gái cho con ba có vài điều muốn nói. Cô gái đứng trước mặt con, người đầu tiên nhìn bế nó trên tay là ba. Người đầu tiên nhìn thấy nó khóc là ba, nhìn thấy nó cười là ba. Người dắt nó đến trường, nhìn nó từng ngày trưởng thành là ba. Nhưng hôm nay, ba trao lại cho con mong con có thể đi cùng nó đến hết cuộc đời. Con nhất định phải tốt với nó chăm sóc nó yêu thương nó. Nếu có bất kỳ điều gì không hài lòng thì trả về nơi sản xuất, không được tự ý sữa chữa.
Câu cuối nói cuối cùng của ông khiến cả sảnh tiệc bật cười vì sự hài hước và thâm ý dặn dò xâu xa.
Hiếu im lặng lắng nghe và ghi nhớ những lời dặn dò của ba vợ. Còn Thảo thì không ngừng rơi nước mắt. Mc đứng kế bên không biết đã đưa bao nhiêu tờ khăn giấy cho cô. Thật sự quá cảm động cho tình ba con này.
Nhìn thấy Thảo khóc ông Huyền quay sang nói với con, giọng nghẹn ngào run run:
- Con gái của ba đừng khóc, ba già rồi không thể ở bên cạnh con mãi được nhưng con phải luôn nhớ rằng con lúc nào cũng là cô công chúa nhỏ của ba.
Nói xong ông Huyền trao tay con gái cho Hiếu vội vàng rời khỏi lễ đường. Ông muốn trả lại không gian vui vẻ cho buổi tiệc. Nhân vật chính dù sao cũng là cô dâu vào chú rể mà.
Sau khi thực hiện xong nghi thức trao nhẫn và cắt bánh cưới, cô dâu và bắt đầu đi chào hỏi quan khách trong tiệc. Chiếc váy cưới của Thảo vốn đã rất nặng nề, cô lại đi giày cao gót nên không thuận lợi cho việc đi lại chút nào.
Lại nói đến chuyện đi giày cao gót, trước đó Hiếu khuyên cô đi giày bệt trong tiệc cưới sẽ dễ di chuyển và không đau chân. Mang giày cao gót khi có thai sẽ không tốt cho em bé. Nhưng anh có nói thế nào cô cũng nhất quyết không nghe, một mực đòi mang giày cao gót.
Cô giải thích với anh chỉ mang một chút trong tiệc sẽ không ảnh hướng gì đến con, mang giày cao gót sẽ trông cao hơn, cô muốn mình phải thật xinh đẹp trong ngày cưới. Cuối cùng anh cũng đành chiều mà cô đi mua giày, phải mấy cửa hàng liền cô mới chọn được đôi giày cao gót mà mình ưng ý.
Khách mời của tiệc cưới quá đông, việc đi lại giữa các bàn tiệc để chào hỏi khách thôi cũng làm cô mất rất nhiều sức, đôi giày cao gót lấp lánh bắt đầu cứa những đường sắc nhọn lên gót chân.
Gương mặt cô dâu mỗi lúc một xịu xuống, chốc chốc lại quay sang làm nũng với chú rể. Chú rể không phiền mà lúc nào cũng đứng bên cạnh nâng váy cho cô dâu thủ thỉ vào tai cô:
“Cố lên em, còn chút nữa là về nhà rồi.”
Trong suốt buổi tiệc, mọi sự quan tâm của Hiếu điều dành cho vợ, một vài người bạn của anh thấy vậy không chịu được mà thẳng thừng hỏi anh:
“Mời khách đến ăn cưới hay mời đến xem phim tình cảm vậy!”.
Quan điểm của anh hết sức rõ ràng:
“Mất lòng bạn không đáng sợ, nhưng mất lòng vợ thì hậu quả khó lường!”
Tan tiệc, trở về ngôi nhà quen thuộc của mình Thảo liền đi tắm để giải tỏa căng thẳng của một ngày dài mệt mỏi. Vừa tắm cô lại vừa xoa bụng thì thầm với con:
“Hôm nay con yêu vất vả rồi, mẹ con mình tắm xong rồi cùng đi ngủ nha!”
Từ khi có thai Thảo bắt đầu có thói quen nói chuyện với con, cô cảm thấy sợi dây tình cảm của mình và con mỗi lúc một chặc. Càng lúc cô càng thấy mình yêu con hơn.
Thảo tắm bên trong có nghĩa là Hiếu phải đợi bên ngoài. Căn hộ một phòng ngủ này của Thảo chỉ có duy nhất một phòng tắm.
Trước khi cưới anh đã bàn qua với bà xã chuyện chuyển nhà. Cô nói với anh đã quen sống trong căn hộ của mình, hiện tại thấy cũng không có gì bất tiện nên chưa muốn chuyển nhà. Anh đành chiều cô, đợi khi nào em bé trong bụng ổn định rồi chuyển nhà cũng không muộn.
Đợi cả giờ đồng hồ cô mới từ nhà tắm đi ra, lúc này anh mới được đi tắm. Anh tắm xong bước vào phòng ngủ thấy vợ vẫn chưa ngủ, cô đang nằm xoa xoa đôi chân phồng rộp lên của mình. Anh lắc đầu thở dài một tiếng, thì thầm trong bất lực:
“Đã bảo rồi và chẳng chịu nghe!”
Anh trở lại nhà tắm, pha một chậu nước nước ấm rồi bê vào cho cô. Anh bảo vợ ngồi trên giường thả hai chân xuống rồi từ từ đặt hai chân cô vào chậu nước. Lúc đặt chân vào trong chậu không quên cẩn thận hỏi vợ:
- Nước có ấm quá không?
Nhìn thấy anh cuối đầu xoa xoa đôi chân nhỏ của mình trong nước, nước mắt Thảo không hiểu sau đầm đìa trên má, cô rít một hơi ngăn lại. Hiếu ngước mặt lên nhìn thấy những giọt nước mắt đang lăn dài liền lo lắng hỏi:
- Em sao vậy có chỗ nào không khoẻ à, sao lại khóc?
Thảo trả lời bằng giọng rưng rưng:
- Sao anh tốt với em quá vậy?
- Khờ quá, em là vợ anh anh không tốt với em thì tốt với ai.
Thảo cụp mi, rụt rè nhìn xuống sàn không dám đối diện với Hiếu. Nhìn thấy anh tốt với mình như vậy bỗng nhiên cô cảm thấy bản thân mình rất tệ, không xứng với với anh.
Cô bắt đầu thấy hối hận vì những ngày trước hôn lễ mình đã đối xử không tốt với anh. Anh vừa bận rộn với chuyện ở công ty vừa phải tất bật với chuyện chuẩn bị cho hôn lễ vậy mà ngày nào cô cũng cáu gắt với anh một cách vô lý.
Chuyện là hai tuần trước ngày cưới, cô có gặp một vài người thân của Hiếu. Cô nghĩ họ là họ hàng của anh nên ít nhiều biết về quá khứ của anh. Cô tò mò hỏi, nhưng họ chẳng có thiện chí nói sự thật mà lại lèo lái câu chuyện đi theo quan điểm của mình.
Hiếu từ nhỏ đã sống khá hướng nội, anh rất ít khi đi giải thích với người khách về những gì mình làm nên trong một vài chuyện dễ gây cho người khác hiểu lầm.
Rất nhiều suy nghĩ tiêu cực về Hiếu xuất hiện trong đầu Thảo bắt đầu từ hôm đó, cộng thêm những khủng hoảng trước hôn nhân và chuyện thai nghén khiến cô vô cùng khó chịu không biết làm thể nào để giải tỏa chỉ biết trút giận lên anh. Vậy và anh vẫn chịu đựng vẫn tốt với cô, chưa một lần tỏ thái độ khó chịu với cô.
Thấy Thảo không nói gì anh cũng im lặng. Tay vẫn nhẹ nhàng xoa đôi chân nhỏ của cô trong làn nước ấm. Thảo hít một hơi thật sâu, giơ tay quẹt nước mắt rồi nhìn Hiếu, cất lời bằng giọng rất thành khẩn của người có lỗi:
- Vài hôm trước khi kết hôn, có vài người nói với em một số chuyện về anh làm em rất lo lắng nhưng em không nói với anh. Họ nói anh không hề yêu em mà chỉ muốn lừa em để em sinh con cho anh thôi. Anh không yêu ai cả anh chỉ yêu cuộc sống độc thân của anh thôi. Nếu anh cần có hôn nhân thì đã không ly hôn. Em rất khó chịu khi nghe những lời này nên mới có thái độ cáo gắt với anh. Giờ em biết rồi, lẽ ra em không nên dao động với những lời nói của người ngoài. Không nên vì lời nói của họ và nghĩ xấu cho anh.
Như trút được hết nỗi lòng, Thảo cảm thấy mình nhẹ nhõm hẳn. Cô lại tiếp tục hít một hơi thật sâu, nói tiếp:
- Cảm ơn anh đã cho em được làm cô dâu của anh, em sẽ cố gắng làm một cô vợ tốt một người mẹ tốt.
Nghe được những lời này của Thảo anh biết bé vợ của mình đã trưởng thành thêm được một chút rồi. Xem như sự nuông chiều của anh dành cho cô trong thời gian qua không hề uổng phí.
Anh không trả lời cô chỉ nhìn cô mỉm cười “ùm” một tiếng rồi dùng khăn lau khô chân cho cô. Lau xong chân cả hai cùng lên giường đi ngủ.
Thảo nếp vào lòng ông xã cảm nhận hơi ấm từ anh truyền sang. Hạnh phúc. Một đêm ngon giấc.