Trước đây, khi Thảo và Tâm vẫn còn là người yêu của nhau Thảo hay được Tâm đưa đón mỗi khi tan làm về còn bây giờ ngày nào cô cũng về bằng taxi.
Đồng nghiệp trong công ty rất nhiều người hỏi về điều này, sau một thời gian né tránh Thảo cũng thành thật trả lời mình đã chia tay với Tâm nhưng lại giữ kín chuyện mình đang hẹn hò với Sếp.
“Bạn trai mới” rất muốn đưa đón cô đi làm nhưng cô nhất định từ chối vì không muốn để mọi người trong công ty nhìn thấy. Thảo muốn khi nào hai người chính thức kết hôn mới công khai.
Lúc mới vào làm làm ở công ty, Thảo được rất nhiều chàng độc thân trong công ty quan tâm để ý nhưng biết Thảo đã có người yêu nên đành thôi.
Khi biết Thảo chia tay người yêu rất nhiều tin nhắn làm quen và những cái hẹn được gửi vào điện thoại của cô nhưng cô đều từ chối. Tuy không công khai nhưng Thảo không phải là người mập mờ trong quan hệ, khi yêu ai cô điều rất rõ ràng và không bao giờ nghĩ đến người thứ ba.
Sáng sớm, vừa đến chỗ làm đã có bưu phẩm gửi cho Thảo. Một đóa hồng nhung được gói cẩn thận được gửi từ giám đốc của một công ty cùng tòa nhà văn phòng Thảo đang làm việc. Thảo nhắn tin cảm ơn và nói thật chuyện mình đã có bạn trai, thế là vị giám đốc nọ vừa tiếc nuối vừa bực mình vì tay mắt cung cấp tin lá cải.
Đang loay hoay với một bản thiết kế mới thì thư ký gọi Thảo lên văn phòng của Tổng giám đốc. Vừa bước vào Sếp đã tỏ thái độ vô cùng không hài lòng với trưởng phòng:
- Ai tặng hoa cho em?
- Sao anh biết em được tặng hoa?
Anh nheo mắt nhìn Thảo :
- Tay mắt của anh trong công ty này nhiều lắm.
Thảo đỏng đảnh quay người đi:
- Vậy còn hỏi em làm gì?
- Để nhắc nhở em không được linh tinh, anh mà ghen là khủng khϊếp lắm đấy?
- Em đã từ chối rồi hơn nữa cũng đã cho người ta biết đã có bạn trai. Nhưng mà khi anh ghen khủng khϊếp là khủng khϊếp thế nào nhỉ?
- Anh sẽ dán hình em trước cổng công ty kèm theo chú thích “hoa đã có chủ”.
- Tâm địa nham hiểm. - Thảo bật cười trả lời.
Thảo quay ra ngồi trên sofa rót cốc nước lọc từ chiếc bình thủy tinh để trên bàn, ngồi vắt chân từ từ uống cạn. Ngoài công việc ra thì những lời Tổng giám đốc nói với cô điều không có quá nhiều trọng lượng, cảm giác thân thuộc và được nuông chiều khiến cô càng ngày càng kiêu ngạo.
Hiếu biết điều đó nhưng không có cách nào “chỉnh” được cô. Ngồi trên ghế nhìn thái độ ương ngạnh của cô vừa yêu lại vừa ghét, nhưng hơn cả là anh muốn cô là của riêng mình.
- Khi nào chúng ta đi gặp ba mẹ em?
- Cuối tuần này anh nhé anh có bận gì không?
- Truyện quan trọng vậy bận gì cũng phải ưu tiên. À...theo em thì anh nên xưng hô với ba em thế nào thì ổn nhỉ?
- Chuyện này em sao có kinh nghiệm bằng anh.
Hiếu cau mày, tỏ vẻ không hài lòng:
- Hỏi em cũng như không.
- Anh căng thẳng làm gì cũng đâu phải lần đầu ra mắt bố vợ.
Thảo vừa nói vừa cười cố ý trêu anh. Anh giơ tay sang véo lấy hai má cô, cô kêu “A” một tiếng rối bắt lấy tay anh đẩy ra.
- Mau bỏ ra... không em hét lên đấy.
Anh tạch lưỡi, bỏ tay ra khỏi Thảo đứng lên đi đi lại lại trong phòng. Thảo vẫn ngồi trên ghế dửng dưng nhìn anh. Anh vừa xoa hai tay vừa hỏi cô:
- Thế khi gặp ba em, câu đầu tiên anh nên nói gì nhỉ?
- Khi nào gặp rồi nghĩ cũng không muộn.
- Em nói xem nên mua quà gì thì hợp: Trà, rượu, thuốc lá, thuốc bổ...
- Gì cũng được.
- Haiz! em phải cho anh lời khuyên chứ.
Thảo cứ nhìn anh nhìn chằm chằm, đột nhiên thấy yêu anh khôn tả. Đành động não nghĩ giúp anh.
- Ùm... Ba em rất thích mấy món đồ điêu khắc bằng đá hoặc bằng gỗ, anh mua tượng điêu khắc tặng ba đi chắc ba sẽ thích.
Hiếu gật đầu ghi nhớ, hỏi tiếp:
- Thế mẹ em thích gì?
- Mẹ thích ăn đồ ngọt, anh mua chocolate hay bánh quy tặng mẹ là được.
- Anh biết rồi.
Giờ Hiếu mới cảm thấy an tâm mà ngồi xuống bên cạnh Thảo. Nhìn Thảo một lúc, anh nhoài người tới định hôn, Thảo liền nghiêng người tránh nụ hôn của anh.
- Anh làm gì vậy, đây là công ty đấy!
- Hôn một cái chắc không có sao đâu!
- Không được, em đi làm việc đây.
Nói vừa dứt câu Thảo đã ra đến cửa, mở cửa đi ra ngoài chẳng thèm quay lại nhìn anh lấy một cái.
“Thật là! Hôn một cái thì có sao đâu?”
Hiếu tình cờ quen một người bạn cũng có sở thích sưu tầm đá quý và đồ điêu khắc. Anh nhờ người bạn này chỉ cho mình một của hàng đá quý uy tín, sau đó anh đích thân đến chọn mua quà cho ông Huyền. Anh chọn mua một con tì hưu bằng đá mã não, rất đắt. Tiền bạc không phải là thứ khiến anh đắn đo, điều anh lo lắng là ông Huyền sẽ có cái nhìn tiêu cực về mình.
Dù sao anh cũng đã từng một lần kết hôn, lại cách Thảo nhiều tuổi như vậy, hơn nữa Thảo lại rất thân thiết và nghe lời ba mình nên lời nói của ông sẽ rất có trọng lượng.
Anh cũng không quên mua tặng mẹ Thảo một hộp chocolate cao cấp.
***
Sáng ngày ra mắt, ông Huyền dậy sớm và khoác lên người bộ quần áo rất chỉnh chu. Ông nghe con gái kể người con quen là Sếp của con nên ông đoán là người có điều kiện. Thế nên ông không thể xuề xoà được, hôm nay ông mặt chiếc áo sơ mi và chiếc quần tây đen mà ông hay mặt khi ra ngoài để ở nhà tiếp khách. Vợ ông bà Thanh cũng ăn mặt tươm tất để đón khách. Nhà cửa từ hôm trước đã được quét dọn sạch sẽ từ trong nhà ra tới ngoài sân. Đến mấy cây cảnh trước sân cũng được cắt tỉa gọn gàng.
Ông Huyền cứ đi đi lại lại trong phòng khách làm bà Thanh hoa hết cả mắt. Bà hỏi ông “Sao không ngồi đi, đi tới đi lui chi cho mỏi chân?” Ông trả lời “Ngồi xuống cũng phải đứng lên thà cứ đứng đi cho đỡ mất công ngồi!”
Bà nghe xong chẳng hiểu gì hết nhưng thôi, mặc kệ ông. Bà biết rõ trước giờ mấy chuyện liên quan đến con gái yêu của ông là ông đều đứng ngồi không yên, hơn nữa lần này là chuyện hạnh phúc cả đời của con nên ông lo lắng như vậy cũng là chuyện thường.
Sáng nay, Ông Huyền bỏ luôn cả ăn sáng để trông ngóng con gái và cái thằng nào đó ba mươi lăm tuổi. Bà hỏi ông sao không ăn sáng thì ông trả lời “Bận, không có thời gian!”
Xe hơi vừa ghé vào sân, lúc này ông Huyền không đi đi lại lại nữa mà bắt đầu ngồi vào ghế cố tạo một nét mặt trầm tĩnh và nghiêm nghị. Ông muốn thể hiện mình là một người nghiêm khắc, còn gia đình ông là một gia đình nề nếp và có gia giáo. Muốn lấy con gái ông, chàng rể cũng phải là một người tương xứng.
Thảo vào nhà trước, Hiếu mang Theo hai túi quà đi theo sau. Vừa vào đến nhà Thảo đã tíu ríu thưa gửi, nét mặt rạng rỡ mấy cành thược được đang nở ngoài sân.
- Thưa ba con mới về, đây là bạn trai con.
Hiếu vào đến nhà, ông Huyền nhìn thấy khách quý thì mặt tối sầm vì “chạm mặt cố nhân” ngày nào trước cửa thang máy trong chung cư con gái.
Thanh niên mặc bộ vest không nếp nhăn và những món đồ đắt tiền trên người vẫn in đậm trong trí nhớ của ông.
Chuyện đã lâu nhưng đến giờ ông vẫn còn cay cú. Mấy hôm sau khi leo mười ba tầng thang bộ lên thăm con gái ông xem được tin tức thời sự thấy nói rằng có người đi thang bộ bị đột quỵ mà qua đời làm ông hú vía, toát mồ hôi vì hành dộng liều lĩnh của mình. May là ông có sức chịu đựng tốt nếu không chắc đã đi đoàn tụ ông bà rồi chứ chẳng chơi.
Trong khi thang máy thì trống trơn không có một người mà cái tên “khách quý” này nhất định không cho ông đi nhờ. Cơn giận dữ bùm lên nổ những tiếng lép bép trong đầu, đang không chế hoàn toàn tâm trí của ông.
Hiếu cũng không phải là một người quá cầu kì vẻ bề ngoài. Hôm gặp mặt ông Huyền trong thang máy do công ty phải đi ký kết hợp đồng với một khách hàng nước ngoài nên anh ăn mặc khá trang trọng. Vẻ ngoài lịch sự là quy tắc cơ bản trong giao tiếp với khách hàng, điều này đã trở thành quy luật bất thành văn đối với những người đi làm nhiều năm như Hiếu.
Khi nhìn thấy ông Huyền Hiếu không có ấn tượng gì về ông, hôm đó Hiếu chỉ chú ý đến con gà đang gáy in ỏi trong giỏ của ông. Vì vội về nhà anh cũng chẳng nghĩ đến việc nếu không đi thang máy ông phải mang gà leo nhiều tầng thang bộ như vậy.
Hiếu hoàn toàn không ngờ được vài giây gặp gỡ trước thang máy đã để lại thành kiến sâu sắc trong lòng ông.
Hiếu thấy ông Huyền nhìn thấy mình thì cứ ngồi thừ ra với vẻ mặt không vui nên đến chào bà Thanh trước.
#playerDailymotion {width: 520px; float: right; padding-left: 10px; margin-right: -10px;}
- Chào bác, con có ít quà biếu bác.
- Đến chơi được rồi còn mang quà nữa. Bác cảm ơn nhé.
Bà Thanh lần đầu nhìn thấy Hiếu thì trong lòng đã rất có thiện cảm. Cao ráo, chững chạc, ngũ quan sáng sủa và hơn cả là người mà con gái bà thích.
Với bà quan trọng nhất là con gái được vui vẻ. Còn về chuyện đã từng kết hôn, bà nghĩ qua một hôn nhân người ta sẽ có nhiều kinh nghiệm và trân trọng hôn nhân hơn. Vì không vướng bận chuyện con cái trong hôn nhân trước nên cũng không phải là đối tượng quá tệ, đổi lại sự chín chắn và trưởng thành sẽ là chất keo khiến hôn nhân lâu bền.
Bà Thanh thì suy nghĩ đơn giản hơn ông Huyền nhiều, chỉ mong cho con gái sớm tìm được một tấm chồng tốt, chăm sóc yêu thương con gái bà là bà mãn nguyện rồi.
Chào hỏi xong bà Thanh, Hiếu quay sang chào hỏi ông Huyền. Anh gật đầu lễ phép:
- Chào bác.
Tiếng chào làm ông Huyền tập trung trở lại và biết mình muốn gì. Ông thốt lên bằng giọng mỉa mai:
- Thôi, không dám bác, tôi sợ tổn thọ lắm.
Hiếu ngạc nhiên trước thái độ của ông Huyền, ngơ ngác quay sang nhìn Thảo. Thảo nhăn mặt nhắc ba:
- Ba, ba nói gì vậy ba!
Thảo đá mắt ra hiệu với ông, ông hiểu ý nhưng chẳng có hứng thú làm theo. Ông nghiêm giọng:
- Thảo ra sau phụ mẹ dể ba nói chuyện với khách.
Thảo vừa đi vừa ngoái lại nhìn Hiếu, thấy thái độ không thân thiện của ba thì vừa sợ vừa lo.
Người từng trải như Hiếu, chuyện anh gặp qua rất nhiều. Dù trong lòng có chút lo lắng nhưng thái độ vẫn trầm tĩnh ôn hòa. Anh không muốn mình là kiểu người đi nịnh nọt lấy lòng ba vợ, anh muốn chứng minh cho ông thấy anh có thể chăm sóc cho con gái ông cả đời.
Thái độ ông Huyền rất trịch thượng, cau mày nói một cách bất cần:
- Mục đích hôm nay chú đến đây là gì?
Hiếu vẫn trầm tĩnh, thái độ đúng mực với ông:
- Cháu muốn xin phép bác... à chú cho cháu được kết hôn với em Thảo.
Giọng ông Huyền như vừa bước ra từ ngăn đá tủ lạnh:
- Không cần xin phép, tôi không bao giờ đồng ý đâu.
- Cháu với Thảo thật lòng yêu nhau muốn nghiêm túc hướng tới hôn nhân xin bác đừng phản đối.
- Thể loại đào hoa phong lưu như cậu sẽ yêu con bé được bao lâu, tôi sẽ không bao giờ để con bé lấy người như cậu đâu, cậu đừng nghĩ đến chuyện đùa giỡn với nó nữa.
- Cháu hoàn toàn nghiêm túc với Thảo không có chuyện đùa giỡn ạ.
Giọng ông Huyền càng lúc càng ra vẻ kinh người, nói mà như mắng trong khi Hiếu vẫn cố trầm giọng nhẫn nại đối đáp.
Tiếp tục là một tràn lên mặt của ông Huyền:
- Người như chú tôi còn lạ gì, lợi dụng quan hệ sếp với cấp dưới mà dụ dỗ con gái nhà người ta, con gái tôi là người tình thứ mấy của chú vậy?
Hiếu ngây người, nhưng vẫn còn đủ tỉnh táo:
- Đây là lần đầu tiên cháu gặp chú, xin chú đừng phán xét, nếu không thật lòng với Thảo cháu đã không đến đây rồi.
- Cáo già như cậu nói gì nghe cũng bùi tai, trâu già thích gặm cỏ non còn mặt dày đến nhà người ta xin xỏ, đồ không biết xấu hổ!
- Cháu không phải là người không có lòng tự trọng xin chú đừng nói những lời như vậy, nếu chú chưa hài lòng với cháu ở điểm nào xin chú cứ nói cháu sẽ thay đổi.
- Cả người chú từ đầu tới chân không có chỗ nào tôi hài lòng cả, tôi sẽ không bao giờ đồng ý gả con gái tôi cho loại người chú đâu, chú về đi tôi không có dư hơi ở đây đấu khẩu với người mồm năm miệng mười như chú.
Sự nhẫn nại của Hiếu đã đến giới hạn, anh không còn đủ kiên nhẫn và kiềm chế để nói thêm lời nào nữa. Nhìn khuôn mặt đỏ bừng bừng và hơi thở gấp gáp vì tức giận của ông Huyền Hiếu biết mình ở lại đây cũng chẳng có ít gì. Anh im lặng bước ra khỏi nhà không lời từ giã lái xe rời đi.
Thảo bận phụ mẹ nấu ăn ở nhà ăn, bận bịu trả lời một tràn câu hỏi của mẹ về Hiếu một lúc sau mới trở ra phòng khách thì chỉ thấy ông Huyền đang ngồi một mình. Thảo hỏi ba:
- Anh Hiếu đâu rồi ba?
- Về rồi.
- Sao lại về ạ?
- Ba đuổi.
- Sao ba đuổi người ta?
- Thể loại đó không đáng bước vô nhà này. Một thằng Tâm rồi còn chưa đủ sao mà con còn muốn quen thằng Tâm thứ hai! Ba sẽ tìm cho con một chỗ đàng hoàng còn cái thằng đó... tiễn vong.
- Sao ba lại có thành kiến với anh chứ, người ta có làm gì ba đâu. Ba không đồng ý thì thôi đi còn đuổi người ta về nữa, ba thật quá đáng. Ba mà không đồng ý gả con cho anh Hiếu con... độc thân đến già luôn cho ba xem.
Ông Huyền nhìn Thảo nheo mắt tức giận:
- Con vì cái thằng đó mà ăn nói với ba vậy đó hả Thảo.
Thảo biết mình có hơi quá lời, tuy rất giận ba nhưng không dám nói thêm gì nữa chạy một mạch về phòng khóa trái cửa.
Bà Thanh nhìn con rồi nhìn ông Huyền lắc đầu:
- Sao đến mức đuổi người ta dữ vậy ông, không đồng ý thì từ từ nói với con.
Ông Huyền giận cá chém thớt, gắt lên với bà:
- Bà thì biết cái gì, con hư tại mẹ mà.
Nói rồi ông Huyền hậm hực chạy xe ra cửa hàng, mâm cơm thịnh soạn mà bà Thanh chuẩn bị cả buổi sáng chẳng ai thèm ăn.
Về phòng của mình, Thảo lập tức gọi cho Hiếu. Anh đang lái xe thấy số máy của Thảo gọi đến, để điện thoại kêu một lúc anh mới nhấc máy vì anh muốn dành chút thời gian để suy nghĩ xem nên trả lời cô thế nào để cô không buồn.
- Anh nghe đây.
- Em xin lỗi, ba em nặng lời với anh lắm hả.
- Anh mới là người phải xin lỗi vì đột ngột ra về mà không nói với em. Nhưng anh thật sự không hiểu tại sao ba em lại có thành kiến với anh đến vậy. Anh ra về vì không muốn làm bác thêm tức giận, nhưng anh sẽ không bỏ cuộc đâu.
- Em cần chút thời gian để thuyết phục ba, ba thương em lắm chắc ba sẽ đồng ý thôi.
- Anh cũng nghĩ vậy, hôn nhân là chuyện của chúng ta mà. Anh đang lái xe, không có gì nữa anh tắt máy nhé.
- Dạ.
Tiếng gác máy lạnh lùng vang lên, Thảo biết anh đang giận, Thảo nghĩ chắc là ba nặng lời với anh lắm. Dù sao anh cũng là một người rất có địa vị bị mắng như vậy chắc chắn sẽ rất khó chịu.
Đột nhiên Thảo có cảm giác rất sợ mất đi tình cảm quý giá này...
Còn với Hiếu khó khăn lắm anh mới hạ được quyết tâm bước vào hôn nhân một lần nữa, nhưng xem ra lần này khó khăn hơn lần trước rất nhiều.
Trước khi đến nhà ông Huyền anh cũng đã nghĩ đến rất nhiều diễn biến xấu có thể xảy ra, nhưng không ngờ được mọi chuyện lại tồi tệ như vậy.
Một suy nghĩ thoáng qua trong anh “Lẽ nào anh thật sự không phù hợp với chuyện hôn nhân?”
Anh nghĩ đến Thảo nghĩ đến những thứ mà tình yêu mang lại, anh ngộ ra rằng nổ lực xứng đáng hơn từ bỏ. Bất giác anh lại cảm thấy rất có niềm tin, rất có động lực vượt qua mọi ngăn trở phía trước.
Có lẽ tình yêu càng gặp thử thánh sẽ càng rực rỡ càng đáng sở hữu.
Sáng hôm sau, ông Huyền dậy từ sớm chuẩn bị ra chợ định mua ít gì đó về nấu cho con gái, tối hôm qua con không ra ăn cơm nên chắc sáng nay đói lắm.
Ông đi ngang qua phòng con, thấy cửa không khóa nên ông đẩy của bước vào, thấy con gái đang ngủ nhưng mắt vẫn hơi sưng ông đoán chắc tối qua lại khóc nhè cả đêm.
Nhìn con như vậy ông lại thấy xót xa, bắt đầu có chút ân hận vì chuyện mình làm hôm qua, lẽ ra ông không nên nặng lời như vậy. Ông kéo chăn lên đắp ngay ngắn cho con mới ra khỏi phòng.
Con cái sao hiểu được lòng ba mẹ, cả đêm qua ông cũng chẳng thể ngủ vì lo cho chuyện hôn sự của con. Tất cả những chuyện ông làm đều là mong con gái sau này sẽ có một hôn nhân hạnh phúc.
Ông lái chiếc xe máy quen thuộc chạy ra chợ. Mặt trời hôm nay có lẽ lười biếng hơn cả ông. Ông dậy một lúc rồi mà mặt trời còn mê ngủ chẳng thèm chiếu tia nắng nào xuống mặc đất, khiến làn sương mù dày đặc bám chặc lấy quần áo suốt đường đi. Sương tụ lại thành nước đọng trên áo khiến da ông lạnh buốt mà ông chả quan tâm mấy, trong đầu cứ lẫn quẩn mấy suy nghĩ về cái tên ba mươi lăm tuổi kia...
Hôm nay ông đi chợ sớm nên chợ không quá đông đúc, rau quả thịt cá điều tươi ngon. Lúc đi ngang chỗ bán rau, vì không có khách nên ông nghe hai bà bán rau tám chuyện với nhau:
- Hàng xóm kế bên nhà bà mới xây biệt thự năm tầng có mời bà ăn tân gia không?
- Có mời tôi cũng không đi.
- Sao lại không đi?
- Tiền đâu xây biệt thự? Con gái bà đấy quen với đại gia mới có tiền xây nhà đấy?
- Chắc không phải vậy đâu, nghe nói con gái bà đấy giỏi lắm, từ khi học cấp ba đã đi thi học sinh giỏi quốc gia đủ thứ rồi. Không chừng người ta giàu lên nhờ năng lực đó, với lại phải ưu tú thì mới được người giàu có để mắt chứ.
- Đi cặp kè với đại gia chẳng khác gì làm gái đâu, tôi mà có đứa con như vậy tôi thà không sinh cho đỡ mang tiếng!
- Bà muốn cũng có được đâu!
Người ta nói bà hàng xóm nào đó nhưng ông Huyền cứ tưởng đang nói mình, ông đột nhiên thấy chột dạ. Trên đường về, không biết từ đâu một cơn giận lại đùng đùng nổi lên.
Về đến nhà thấy con tì hưu bằng đá mã não đặt trên bàn. Sưu tầm đá nhiều năm, ông biết khối đá này không hề rẻ, lại điêu khắc lên trên hình một con tì hưu rất tinh xảo.
Hai chữ “đại gia” lại một lần nữa khắc sâu thành kiến tiêu cực trong đầu ông, ông vớ lấy con tì hưu ném mạnh xuống nền. Khối đá mã não vỡ thành những mãnh nhỏ, văng tung tóe trên sàn.
Bà thanh nghe thấy có tiếng động lớn liền từ sau nhà chạy ra, thấy cảnh ngổn ngang biết chồng đang giận bà nhỏ giọng:
- Gì vậy ông, mới sáng sớm đã đập đồ rồi, con tì hưu này Thảo nói đắt tiền lắm.
Ông hất hàm:
- Không thích đập được hôn?
Bà Thanh thắc mắc hỏi:
- Tôi thấy người ra cũng được mà, cũng đàng hoàng lịch thiệp, sao mà ông ghét như có thù ba đời với ông vậy?
- Bà thì biết cái gì, con gái mình mà lấy cái thứ đó là mang tiếng suốt đời, mấy thành phần thể hiện ta đây giàu có thích phô trương chẳng tốt đẹp gì.
- Tôi thấy người ta cũng thấy người ta cũng giản dị khiêm tốn mà.
- Thôi không nói với bà nữa, Thảo đâu?
- Nó sang nhà anh hai nó rồi, giận ông rồi, chắc là sang nhờ anh hai đưa về Sài Gòn.
- Cuối tuần mà, về chi sớm để tối tôi đưa về.
- Nó thèm nhìn mặt ông mới lạ.
Ông Huyền giận lại càng giận:
- Đúng là con hư tại mẹ mà.
- Vậy hen? Con mà giỏi giang là nhờ ông còn hư là tại tôi hết hen? Mà cái nhà này ai chiều Thảo nhất?
Ông Huyền như bị nói trúng tim, chẳng nghĩ ra lời nào để trách móc với bà nữa, đành gằn giọng than thở:
- Con với cái, vô nghì.
Bà Thanh thấy ông không vui nên cũng im lặng không nói gì nữa sợ ông thêm bực mình. Bà lấy một chiếc túi gom những mảnh vỡ của khối đá lại cất vào một góc.
Mới đầu ngày mà thấy ông cứ ngồi trên ghế mặt cau có nhăn nhó nên bà Thanh nghĩ cách làm ông vui. Bà tươi cười hỏi ông:
- Ông, ăn chocolate không, ngon lắm! Ti vi nói ăn chocolate sẽ khiến tâm trạng vui vẻ hơn đấy.
- Thật không? Đưa ăn thử một thỏi coi, đang bực đây.
Bà mở hộp, cho ông một thanh. Ông Huyền vừa cho vào miệng chocolate đã tan ra, vị đắng pha lẫn vị ngọt thanh rất đặt biệt, quả thật ngon như lời bà nói. Ông hỏi bà:
- Mua chocolate ở đâu mà ngon vậy?
Bà Thanh trả lời thành thật:
- Đâu có mua, bạn trai Thảo hôm qua mang đến biếu.
Người ta ăn chocolate sẽ có cảm giác vui vẻ và phấn kích còn ông Huyền ăn chocolate có cảm giác giận dữ và phẫn nộ. Haiz!
Thảo lái xe máy sang nhà anh cách đó chưa đầy một km. Mới sáng sớm đã vào nhà ngồi khóc, chị dâu an ủi thế nào cũng không xong. Quang Thành vừa đưa con gái đi học về thì thấy Thảo đang ngồi khóc trong nhà mình.
Anh còn chưa biết chuyện gì xảy ra thì bị vợ đá mắt ra hiệu với anh rồi kéo anh sang một góc kể cho anh nghe. Nghe xong anh lắc đầu “yêu với chả đương!”
Tiếng khóc “ẹ...ẹ..ẹ” hòa trong khí trời buổi sớm làm ngôi nhà mới sáng sớm đã rất nặng nề. Quang Thành nhìn em thở dài, anh thấy chuyện tình của em gái sao mà phức tạp.
Yêu một người bình thường thôi, yêu chi một đối tượng lý lịch phức tạp vậy ngồi ngồi ôm mặt khóc. Chọn một đối tượng gần nhà, gần tuổi, gần suy nghĩ như anh không phải rất tốt sao.
Chị dâu dỗ Thảo mãi mà không được đành đầu hàng. Biết Thảo chưa ăn sáng nên ra bếp làm cho cô ít đồ ăn, còn anh trai Thảo thì ngồi bên cạnh nhăn nhó:
- Khóc thì khóc bình thường thôi gì mà ẹ ẹ như kéo cưa vậy, nghe nhức đầu gần ૮ɦếƭ.
Thảo quay mặt đi vừa nói vừa khóc:
- Kệ em.
- Nín đi, đâu phải...ba ૮ɦếƭ đâu mà khóc thê thảm dữ vậy!
- Ba không ૮ɦếƭ nhưng em ૮ɦếƭ...ẹ...ẹ...ẹ
- ૮ɦếƭ cái gì, ý em là ૮ɦếƭ trong lòng đó hả?
- Người ta đâu có làm gì đâu mà ba mắng người ta thậm tệ còn đuổi người ta về nữa.
Vừa nói hết câu lại khóc tiếp, khóc xong một hơi Thảo quay sang anh cầu cứu:
- Em thương người ta mà, anh nói với ba giúp em đi.
Quang thành lắc đầu, bó tay:
- Nhà này ba chiều em nhất, em nói còn không được thì anh làm gì có cửa! Mà sao quen chi mấy thành phần phức tạp vậy? Anh thấy con trai bác Lâm rất được, nhà người ta giàu có đàng hoàng lại quen biết nhà mình, người tốt vậy sao em lại không yêu.
- Đâu phải ai tốt cũng yêu được đâu, phải thích thì mới yêu được chứ!
- Thôi thôi, tình yêu của tuổi trẻ bọn em anh không hiểu được đâu, chị dâu làm đồ ăn sáng xong rồi kìa, vào ăn rồi muốn về thì anh đưa về.
Quang Thành đưa Thảo trở lại Sài Gòn, lúc về Thảo đi ngang nhà ba mà chẳng thèm ghé vào nói với ba một tiếng. Ông Huyền thấy vậy cũng im lặng mà giận ngược lại con.
Ông nhất quyết bảo vệ quan điểm của mình tới cùng. Thảo cũng nhất quyết bảo vệ tình yêu của mình không buông. Hai người không ai chịu nhường ai.
Thảo về rồi, cả ngày hôm đó ông Huyền đứng ngồi không yên. Ông thấy con gái mình với cái thằng ba lăm tuổi đó ở gần nhau như vậy còn ông lại ở xa con như vậy... “Nước xa sao cứu nước được lửa gần?”
Ông nhất định phải nhanh chóng nghĩ cách gì đó ngăn chặn mối tình này trước khi quá muộn.
Đi ra rồi lại đi vào đi vào rồi lại đi ra, đứng rồi lại ngồi ngồi rồi lại đứng. Cuối cùng ông vẫn không nghĩ ra được cách gì.
Mặt trời hôm nay dậy muộn lại còn đi ngủ sớm, trộm đi biết bao thời gian quý báu của ông. Cũng may, trước khi tia nắng cuối cùng chiếu xuống mặt đất một ý nghĩ đã kịp lóe lên trong đầu ông:
“không có thượng sách thì ta dùng tạm hạ sách vậy!”