Em đã bảo thế thì chẳng lẽ tôi lại khó khăn không cho nó ở thêm một tuần, thế là cuối cùng đành phải đồng ý chiều theo ý Hoài.
Lúc tôi nói chuyện này với Dương, bảo ngày mai tôi với anh ta ra ngoài tìm một phòng trọ tốt tốt cho Hoài ở, anh ta nghe xong liền nhíu mày:
– Sao hôm trước không đồng ý, giờ tự nhiên lại thay đổi?
– Tôi nghĩ rồi, tôi thấy anh nói đúng. Tôi với anh đi làm cả ngày, để nó ở nhà một mình mãi cũng không được. Cho nó ra ngoài ở rồi cuối tuần về dọn nhà cho mình một buổi, vẫn trả lương cho nó bình thường, anh thấy được không?
– Tùy em.
– Tôi thấy chỉ dọn một buổi mà vẫn trả mười triệu thì hơi nhiều, nên tiền lương của Hoài anh để tôi trả nhé. Nó là em tôi, trước giờ anh trả lương cho nó thế là cao rồi, giờ để tôi trả.
– Tôi với em là vợ chồng, ai trả cũng như nhau. Việc tiền lương của Hoài em không phải lo.
Bốn năm qua, chúng tôi chuyện gì cũng làm riêng, đời ai nấy sống, mệnh ai nấy lo. Thế mà bây giờ nghe sáu chữ “tôi với em là vợ chồng”, đột nhiên tôi lại thấy xúc động lạ thường, giống như có một thứ chung vô hình nào đó gắn kết tôi với anh ta lại, một thứ thiêng liêng mà suốt mấy năm nay tôi chưa bao giờ muốn thừa nhận.
Mặt tôi bỗng chốc nóng ran lên, dạo này tần suất nghĩ linh tinh nhiều quá làm tôi sắp điên mất rồi. Tôi quay mặt đi chỗ khác, lí nhí bảo:
– Tôi trả được. Thôi cứ quyết định để tôi trả đi. Tôi về phòng đây.
Nói xong, tôi không đợi chồng đáp mà vội vã mở cửa đi thẳng về phòng. Lúc nằm được lên giường đã là gần hai giờ sáng, cả một ngày dài xảy ra đủ chuyện, tôi mệt nên định nhắm mắt ngủ luôn, ai ngờ vừa lần mò tìm điện thoại để tắt chuông thì lại thấy tin nhắn của Vỹ gửi đến gần ba mươi phút trước.
Vỹ nhắn:
– Em về đến nhà rồi chứ? Hôm nay có sao không?
Tôi thấy muộn rồi, định không nhắn lại nữa, nhưng mà nghĩ sáng mai đi cùng Dương thì nhắn cũng không tiện nên quyết định trả lời luôn:
– Em về lâu rồi, không sao cả. Anh sao rồi? Về nhà chưa?
Rất nhanh, tin nhắn gửi chưa đầy một phút đã thấy anh nhắn lại:
– Em chưa ngủ à?
– Em ngủ được một giấc rồi, vừa mới giật mình tỉnh.
– Lại mơ linh tinh hả?
– Không, em không mơ gì cả. Tự nhiên giật mình thôi.
– Ừ. Anh về khách sạn rồi. Hôm nay cảm ơn chồng em nhé. Mặc dù anh không muốn thế nhưng dù sao Dương cũng mất công bảo lãnh cho anh rồi. Tiền bảo lãnh sáng mai anh sẽ gửi đến công ty chồng em.
– Anh đừng nói thế. Anh giúp bọn em nên mới bị thế mà. Tự nhiên lại làm anh bị vạ lây nên đó là trách nhiệm bọn em phải làm. Dương không có ý gì cả, chỉ là thấy bọn em có lỗi nên mới làm thế thôi.
– Không, anh không giúp ai cả. Tại anh không ngồi yên được khi người khác làm gì em thôi.
– Không phải đâu, lão ấy không làm gì em cả. Anh còn làm ăn, anh không nên đánh khách hàng thế.
– Chẳng sao cả, mất một khách cũng chẳng sao.
– Chuyện mà đồn ra ngoài thì mất nhiều khách, không phải một khách. Anh làm ngành này lâu rồi, anh biết mà. Lần sau đừng làm thế nữa nhé, em không sao đâu.
– Nhiều khách cũng không bằng em.
Khoảng cách xa nhất trên cõi đời này không phải là tình yêu đã thành quá khứ, mà là cả hai cùng vẫn còn yêu nhưng rút cục cũng không thể đến được với nhau. Bốn năm, chuyện cũ cũng qua rồi, thế nhưng khi về Việt Nam biết người yêu cũ vẫn chưa lấy vợ và còn chờ đợi tôi, không hiểu sao tôi vẫn cảm thấy trong lòng thật sự nhức nhối.
Tôi run run nhắn tin lại:
– Chuyện cũ quên đi thôi. Giờ em có chồng rồi, anh cũng nên tìm một người nào đó phù hợp với anh rồi cưới đi. Hơn ba mươi rồi, phải yên bề gia thất chứ.
– Anh thử tìm rồi đấy chứ. Nhưng quen ai cũng thế, toàn gọi nhầm tên người ta thành tên em.
– Chắc do thói quen thôi. Từ từ rồi sẽ khác ấy mà.
– Ừ, anh cũng nghĩ thế. Nhưng mà lúc biết em với chồng hình như không hẳn hạnh phúc với nhau, tự nhiên anh lại hy vọng. Anh nghĩ biết đâu một ngày mọi chuyện thay đổi, em không vướng bận gì nữa lại chấp nhận anh thì sao.
– Không. Em với chồng em vẫn hạnh phúc.
– Ngân, anh biết hết rồi.
Vỹ gửi xong một tin, chưa đầy nửa phút sau lại nhắn tin thêm một tin khác:
– Anh biết bố em nằm viện, biết nhà em có chuyện, thế nên chuyện mấy năm trước em lấy chồng gấp thế chắc cũng vì nguyên nhân này đúng không?
– Không. Em yêu anh ấy nên lấy thôi. Anh đừng nghĩ linh tinh.
– Em yêu chồng sao mấy năm nay hai người không sinh con?
– Em chưa muốn sinh.
– Không phải. Hai giờ sáng em vẫn nhắn tin được với anh, nghĩa là vợ chồng em không ngủ chung.
Lúc đó, thật sự tôi không biết sao Vỹ lại biết những chuyện ấy, tôi nghĩ anh đoán bừa thế thôi. Cho đến mãi sau này mới biết hóa ra tôi nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà, mọi chuyện của vợ chồng tôi qua miệng một người thì lọt ra ngoài cả.
Tôi không muốn tiếp tục câu chuyện này nữa nên đành bảo:
– Muộn rồi, em mệt, em ngủ tiếp đây. Anh cũng ngủ đi nhé.
– Em trốn tránh cũng được. Anh không ép em phải chấp nhận anh ngay. Nhưng nếu một ngày nào đấy em cần thì cứ gọi anh nhé. Bốn năm nay anh chưa đổi số điện thoại lần nào.
– Ngủ ngon.
– Ngủ ngon.
Sau đó, tôi vứt điện thoại sang một bên nhưng cứ nhắm mắt lại là nhớ đến những lời Vỹ vừa nói, nghĩ về những chuyện trong quá khứ đột nhiên lại thấy lòng mình bức bối khó chịu.
Nếu bốn năm trước tôi nhất quyết không buông tay thì sao? Bây giờ tôi sẽ thế nào? Chắc sẽ có chồng và mấy đứa con cùng Vỹ rồi, nhưng liệu tôi có hạnh phúc không? Em tôi có được đi học tiếp không? Công ty của bố tôi sẽ ra sao? Thậm chí bố tôi còn cố được đến bây giờ không?
Mặc dù những giả thiết ấy đã không xảy ra, nhưng tôi biết câu trả lời vẫn mãi mãi sẽ là Không. Bởi vì nếu được lựa chọn lại tôi vẫn sẽ chọn như vậy, vẫn kết hôn với chồng tôi bây giờ và sống cuộc đời nhiều thương và hận. Một mình cay đắng dằn vặt với chính mình còn hơn là hạnh phúc trên nỗi đau của người thân… Thật sự không thể làm được…
Hai ngày sau, tôi lên đến công ty thấy sắc mặt ai ai cũng căng thẳng, người này nghe điện thoại, người kia hối thúc nhân viên làm việc, mọi người bận rộn cả nên tôi không tiện hỏi. Mãi sau lúc Nhung mang đến cho tôi mấy quyển luật tố tụng hình sự, tôi mới hỏi cô ta:
– Có chuyện gì mà sáng nay chị thấy mọi người căng thẳng thế hả em? Sao lại mang tài liệu luật này cho chị?
– Chị chưa biết tin gì ạ?
– Chưa. Sao thế?
– Tối hôm kia em không tham gia tiệc nên không biết ông Hồng giám đốc công ty kia trêu gì chị mà sếp lại nổi điên đánh ông ấy thế. Hôm nay mới sáng sớm đã thấy các bên đối tác đồng loạt hủy hết hợp đồng.
– Gì cơ? Hủy hết hợp đồng á?
– Vâng, gọi điện đến hủy 80% rồi. Mà hàng may gần xong rồi hủy như thế này thì biết xuất đi đâu, tiền đặt cọc với tiền bồi thường không đủ để bù 2/3 tiền lỗ. Mà chuyện này chắc không cần đoán cũng biết là do ông Hà đứng đằng sau giật dây, chị thấy đúng không?
– Ừ. Chị cũng không nghĩ nghiêm trọng thế. Hôm kia sếp uống tý rượu rồi nên hơi nóng.
– Vâng. Mọi lần thì đi cùng sếp, những việc trêu ghẹo thế này em vẫn bị suốt, em biết nếu anh Dương mà biết thì cũng sẽ nóng rồi khùng lên như hôm qua nên em có dám để anh ấy thấy đâu. Toàn giả vờ im im cho xong. Với cả mình còn phải nể mặt đối tác nữa, cứ kiên quyết từ chối khéo vào là được. Chị mới vào làm nên những việc như thế chị chưa có kinh nghiệm, cũng không trách chị được. Nhưng mà lần này lỡ đυ.ng vào công ty lớn thì rắc rối to rồi, sợ lo không nổi.
– Ừ. Bây giờ công ty định sao hả em?
– Chưa có phương án giải quyết chị ạ. Lúc nãy công an còn gửi giấy triệu tập đến nữa, em vừa nhận xong. Ông Hồng tố cáo sếp đánh người gây thương tích, thấy bảo giám định tỉ lệ thương tật 18% cơ, đủ truy tố trách nhiệm hình sự nên giờ công an triệu tập sếp lên. Em mang mấy quyển Luật này cho chị đọc, chị tìm xem có cách gì giúp sếp không, dù sao chị cũng là cố vấn pháp luật. Với cả chị cũng là người gây ra chuyện này, chị cũng nên tìm cách hỗ trợ sếp giải quyết.
– Trong giấy triệu tập ghi bao giờ?
– Chiều nay chị ạ. Tý nữa em sẽ thông báo với anh Dương rồi chờ anh ấy về bàn cách xem thế nào.
– Anh Dương đi ra ngoài hả em?
– Vâng, sáng anh ấy bảo em đi ra ngoài gặp khách hàng. Em bận xử lý công việc ở nhà nên không đi theo được.
– Ừ, chị biết rồi.
Tôi biết đánh người thế bị truy cứu trách nhiệm hình sự là đúng, nhưng nếu thỏa thuận được với bên công ty Hồng Hà để họ rút đơn thì không sao cả. Trong chuyện này, dù chồng tôi có nặng tay đi chăng nữa thì cũng do giám đốc công ty bên đó sai trước, lỗi không phải hoàn toàn thuộc về chồng tôi. Tôi không muốn danh tiếng của anh ta bị ảnh hưởng bởi vì những việc đâu đâu thế này một chút nào cả.
Vì sốt ruột nên cả buổi sáng tôi chẳng làm được việc gì nên hồn, cứ chờ mãi, chờ mãi xem chồng có về không, nhưng đến tận mười hai giờ trưa cũng không thấy bóng dáng Dương đâu cả. Tôi lo sốt vó lên nên lần đầu tiên phải nhắn tin cho chồng trước:
– Anh đi đâu thế? Tôi tìm anh từ sáng đến giờ không gặp.
Mãi đến gần mười phút sau tôi mới thấy chồng nhắn lại, hình như đang bận nên chỉ nhắn đúng hai chữ:
– Sao thế?
– Tôi tìm anh có việc.
– Tôi nhờ người tìm được phòng trọ cho Hoài rồi, không phải lo. Đang bận chút, tối về nói chuyện sau nhé.
Trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này, tôi lo cho chồng mà anh ta thì lại nghĩ tôi lo cho Hoài. Tôi muốn giải thích nhưng thấy Dương nhắn tin thế nên cũng đành thôi, cố đợi đến lúc chồng về rồi nói sau, ai ngờ còn chưa được nhìn thấy chồng thì lại gặp bố chồng trước.
Bố chồng tôi đi cùng một chú trợ lý nữa, vừa nhìn thấy tôi đang quanh quẩn trước cửa phòng giám đốc, sắc mặt ông đã tỏ vẻ không hài lòng. Tôi thì vừa ngượng vừa ngại nên lí nhí chào:
– Bố ạ. Bố mới đến ạ.
– Thằng Dương đi đâu rồi?
– Anh ấy đi từ sáng đến giờ chưa về, bố tìm anh ấy có việc gì không ạ, để con gọi cho anh ấy.
– Có chìa khóa phòng nó không, mở cửa đi.
– Vâng ạ.
Tôi không có thẻ vào phòng chồng nhưng tôi nhớ mật mã cửa, số rất dễ nhớ, 220898. Tôi thấy Dương bấm mấy lần rồi nên thuộc lòng, giờ nhập thử mật mã một lần là cửa mở ra ngay.
Lúc dẫn bố chồng vào phòng, tôi vừa rót ra cốc nước lọc đặt lên bàn, còn chưa kịp mời ông uống thì bố chồng tôi đã nói:
– Cô nói cho tôi nghe xem nào, có việc gì mà bên công ty Hồng Hà đang rầm rộ lên bảo không cho thằng Dương kinh doanh được ở đất Hà Nội này nữa.
– À… chuyện… lỗi là do con bố ạ. Hôm qua công ty có đi ký hợp đồng với bên Hồng Hà, ông Hồng giám đốc bên đó trêu con mấy câu. Anh Dương uống rượu rồi nên hơi nóng tính rồi đánh ông ấy ạ.
– Gì cơ? Nó đánh nhau á? Đánh thằng cha Hồng?
– Vâng ạ.
Tôi kể lại chuyện tối hôm qua cho bố chồng tôi nghe, cũng nói luôn chuyện ông Hồng tố cáo chồng tôi đánh người gây thương tích, giờ Dương đang phải lên đồn công an để giải quyết.
Bố chồng tôi nghe xong thì đập bàn “rầm” một cái, mặt đỏ tía tai quát ầm lên:
– Thằng Hồng nó chán sống rồi à? Mà thằng Dương việc quái gì phải nhịn nhục đi ký hợp đồng với nó? Hợp tác thì hợp tác, không hợp tác được thì tìm công ty khác. Cái thằng bất lơ bất láo đó thì ký hợp đồng làm gì?
– Anh Dương nói bây giờ bên Hồng Hà có nhiều chi nhánh với cả siêu thị, nếu như ký hợp đồng được thì sản phẩm may mặc của công ty sẽ có chỗ đứng trong đó. Thế nên…
– Cái công ty này của bố cô, tôi đã khuyên nó nhiều lần rồi, không thể gánh được nữa thì cứ tuyên bố phá sản đi. Nhà tôi không thiếu việc để nó làm. Thế mà nó thích ôm rơm nặng bụng, đi lo chuyện bao đồng.
Bố chồng tôi không biết nguyên nhân nên đứng ở phương diện khách quan sẽ chỉ nhìn thấy chồng tôi đi lo chuyện bao đồng. Tôi thấy ông cũng nói đúng một phần nên không cãi gì cả, chỉ im lặng cúi đầu nhìn chằm chằm bàn tay mình. Qua một lát sau, ông có vẻ nguôi nguôi giận nên nói tiếp:
– Có câu này, tôi muốn nói từ lâu rồi. Dù sao cô cũng là con dâu tôi, tôi là bố chồng chắc có tư cách dạy bảo con dâu chứ?
– Vâng ạ. Bố nói đi, con nghe đây ạ.
– Từ nhỏ thằng Dương nó chọn cái gì, tôi chưa thấy nó sai đường bao giờ. Chỉ có chuyện nó nhất quyết lấy cô là tôi không hiểu được. Mẹ nó mất sớm, tôi chỉ mong nó lấy được người vợ hợp với nó, đẻ mấy đứa con cho vui cửa vui nhà, vợ nó kiếm được tiền cũng được mà chẳng kiếm được tiền cũng chẳng sao. Miễn là con trai tôi sống thoải mái là được.
– Vâng.
– Từ khi nó lấy cô, việc nhà cô nó lo, công ty bố cô nó gánh vác, ngay cả công ty hoa quả nó tự tay gây dựng ở bên Mỹ cũng bán đi để đầu tư vốn cứu công ty của bố cô. Nhiều lúc tôi cứ tự hỏi là, nó phải yêu cô bao nhiêu thì mới làm được nhiều việc cho cô như thế, tiền tôi cho nó, nó có thể gây dựng được mười cái công ty có quy mô như công ty nhà cô, sao phải còng lưng ra gồng gánh cái công ty chỉ còn mỗi cái xác như công ty An Nam này.
– Con xin lỗi bố. Là lỗi của con.
– Đừng xin lỗi tôi. Xin lỗi nó đi. Nếu nó đã vì cô như thế thì ít ra cô nên cho nó được sống thoải mái, đẻ vài đứa con cho nó. Con của tôi, tôi hiểu, tôi biết nó muốn có con, nó chỉ lôi lý do công việc ra để chống chế với tôi thôi. Người chưa muốn sinh con là cô đúng không?
– Con…
Tôi cúi gằm mặt, không nói được câu gì, trong lòng chỉ có mâu thuẫn và đớn đau đan xen, vừa thương vừa hận là cảm giác khổ sở đến cùng cực, không mấy ai hiểu được.
Tôi im lặng vài giây cho lòng mình bình tĩnh lại, hít sâu một hơi rồi đáp;
– Có nhiều cái con với anh Dương chưa bàn bạc kỹ, con muốn đợi mọi chuyện thông suốt rồi sẽ sinh. Con biết con có lỗi với bố, mong bố cho bọn con thêm ít thời gian.
– Cô muốn thời gian thì cũng được thôi, nhưng cô cũng nên xác định rõ, công ty này không tồn tại được lâu nữa, tự khuyên chồng cô từ bỏ đi. Đừng để tôi phải dùng đến biện pháp mạnh.
– Không đâu ạ, công ty đang dần dần sống dậy đấy bố ạ. Dạo này hợp đồng cũng về nhiều rồi ạ. Bố cứ cho bọn con thêm ít thời gian, một thời gian ngắn nữa thôi bố ạ.
Tôi vừa nói đến đó thì bố chồng tôi có điện thoại, không biết người gọi đến là ai nhưng lúc nghe xong, bố chồng tôi có vẻ rất tức giận, quay sang nói với chú trợ lý:
– Nói với bọn công ty Hồng Hà, muốn thằng Dương không kinh doanh nổi ở đất Hà Nội này ấy, thì cũng phải xem bố nó là ai. Nhắc cho thằng cha Hồng nhớ, tôi chỉ có đúng một thằng con trai, con tôi mà dính dáng đến pháp luật thì đừng mong chúng nó sống yên ổn.
– Vâng, để em đi gọi điện ngay ạ.
Trước đây tôi từng nghe nói bố chồng tôi rất giỏi, từ lúc bắt đầu kinh doanh đến năm bốn mươi tuổi thì phá sản mấy lần, gây dựng lại xong lại tiếp tục phá sản. Mấy chục năm trước ông kinh doanh ở Nga, xong về nước đúng thời kỳ Việt Nam được bãi bỏ lệnh cấm vận, ông nắm bắt thời cơ tốt nên phất lên như diều gặp gió. Đến giờ công ty của gia đình chồng tôi đã trở thành một công ty có tiếng, nói chung có tên trên sàn chứng khoán, quy mô gấp n lần công ty nhỏ tý của nhà tôi.
Bố chồng tôi giao việc cho chú trợ lý xong thì quay sang bảo tôi:
– Những gì cần nói tôi đã nói hết rồi. Còn việc của thằng Dương, cô yên tâm là khi tôi còn sống thì không đứa nào đυ.ng vào con tôi được. Tính nó trước giờ có làm sao cũng không mở miệng ra nhờ tôi giúp, thế nên việc hôm nay tôi đến, nếu nó đã không có ở đây thì không cần thiết phải nói lại với nó.
– Bố ơi, con muốn nhờ bố một việc được không ạ?
– Có chuyện gì?
– Việc với công ty Hồng Hà là lỗi của con, bố để con đến gặp giám đốc bên đó rồi nói chuyện được không ạ. Dù sao thì bố cũng là người lớn, bố nói một câu thì ông Hồng không dám đυ.ng đến anh Dương nữa, nhưng con nghĩ thêm bạn bớt thù vẫn tốt hơn bố ạ. Con nghĩ anh Dương vẫn muốn ký hợp đồng với bên đó, đưa sản phẩm may mặc vào siêu thị Hồng Hà.
– Con tôi không cần tiền, nhà tôi cũng không cái hợp đồng nát ấy.
– Con với anh Dương đã sang tận Texas, đi bộ dưới trời đang bão tuyết để ký được hợp đồng với một công ty tầm trung bố ạ. Con biết anh Dương chịu vất vả thế để có bước đệm, ký được hợp đồng với các công ty trong nước. Thế nên bố cứ cho con một cơ hội để con đi nói chuyện với ông Hồng được không? Nếu không được thì bố cứ làm như cũ, được không ạ?
Bố chồng tôi nhìn tôi rất lâu, rất lâu, ánh mắt chăm chú đánh giá giống hệt như lúc Dương muốn nhìn xem tôi đang nghĩ gì trong đầu. Mãi sau, ông mới thở hắt ra một hơi rồi nói:
– Nếu cô cam đoan không gây ra thêm rắc rối cho nó thì cô cứ đi.
– Vâng, con cảm ơn bố.
– Tôi nhắc nhở cho cô biết, thằng cha Hà đó không phải người tử tế. Việc cô thương lượng tử tế được với nó khả năng thành công bằng 0.
– Vâng, con biết ạ.
– Không thương lượng được thì công ty này tháng sau tôi sẽ thu mua. Cơ hội cuối cùng tôi cho cô đấy. Thằng Dương có chống đối cũng không được đâu.
– Vâng ạ, con cảm ơn bố.
Sau khi bố chồng tôi ra về, tôi vẫn ngồi đần ra trong phòng chồng, ngẫm nghĩ lại những lời ông vừa nói.
Tôi biết bốn năm là khoảng thời gian quá dài đối với một người gần sáu mươi tuổi đã xông pha đủ loại chiến trường kinh doanh, khi về già chỉ mong được vui vầy bên con cháu. Bố chồng tôi thừa thông minh để hiểu vướng bận mà tôi chưa muốn sinh con là vì khúc mắc với Dương, mà trong đó thứ khúc mắc đầu tiên chính là vì chuyện công ty này. Thế nên ông quyết định dùng biện pháp mạnh tay, thu mua công ty nhà tôi trước.
Tất nhiên, bằng mọi giá, tôi không muốn mất công ty, cũng không muốn chồng tôi phải phí công vô ích những việc mà Dương đã bỏ tâm huyết và công sức ra làm, thế nên tôi phải đánh cược một ván, đến công ty Hồng Hà một chuyến.
Vừa nghĩ đến đó thì nghe tiếng bước chân người đi vào phòng, Dương về nhìn thấy tôi đang ngồi trên sofa thì nhíu mày:
– Sao em lại ở đây?
– À… tôi sang tìm ít tài liệu. Anh sao rồi, sáng nay tôi nghe nói các bên hủy hết hợp đồng, anh đã tìm ra cách gì chưa?
– Xong rồi. Không phải lo.
– Ừ, thế là được rồi.
– Phòng của Hoài ở cách trường mấy trăm mét, rộng rãi, nội thất đủ cả. Có muốn đi qua đó xem thử không?
– Anh bận việc sao còn lo đến mấy chuyện đấy. Để đó tôi tìm là được rồi mà.
– Có bận gì đâu.
– Anh ăn gì chưa?
– Ăn rồi.
Tôi nhìn đồng hồ lúc đó đã là hơn ba giờ chiều, chắc là chồng tôi mới đến đồn công an giải quyết việc kia về. Chẳng biết có đói hay không nhưng chắc sáng giờ xử lý đủ chuyện chắc mệt, cũng cần ăn thêm một tý cho có sức. Thế nên tôi nói:
– Muốn ăn thêm cơm tấm chỗ nhà bác trong ngõ 76 không? Tôi đi mua.
– Không cần đâu.
– Trưa tôi ăn ít, giờ hơi đói. Tôi tiện đi mua cho tôi rồi mua luôn cho cả anh, ăn cùng cho vui.
– Để tôi bảo Nhung đi mua.
– Thôi, tôi đi được. Tôi thích ăn gì Nhung biết đâu, anh đi rửa mặt đi, tôi đi mua về ngay đấy.
Nói xong, tôi không chờ chồng đáp đã đứng dậy ra khỏi phòng, đi bộ ra ngõ 76 mua hai suất cơm sườn còn nóng hổi, tiện tay mua thêm hai cốc trà chanh.
Lúc tôi xách mấy thứ lỉnh kỉnh này về, Dương đang nghe điện thoại của đối tác, tôi không biết đầu dây bên kia nói gì nhưng chồng tôi thì rất kiên nhẫn thuyết phục, đưa ra các ưu đãi để họ không hủy hợp đồng, nhưng nói mãi mà bên kia hình như vẫn không đồng ý, còn cúp máy ngang.
Nhìn ánh mắt mệt mỏi nhưng sắc mặt vẫn cố tỏ ra bình thường của chồng, tự nhiên tôi thấy trong lòng xót xót, muốn chạy lại ôm một cái để động viên nhưng chẳng biết phải ôm làm sao.
Lúc ấy tự nhiên tôi lại nhớ đến câu nói vừa nãy của bố chồng: “tôi cứ tự hỏi là, nó phải yêu cô bao nhiêu mới làm được nhiều việc cho cô như thế”. Tôi cũng bắt đầu thắc mắc liệu chồng tôi yêu tôi bao nhiêu? Anh đã hy sinh vì tôi bao nhiêu? Bốn năm qua cả hai cùng giày vò, tại sao vẫn cố chấp không buông tay tôi? Phải yêu tôi bao nhiêu mới làm được điều ấy?
Bỗng dưng, trong đầu tôi lần đầu tiên xuất hiện một suy nghĩ quái đản, đó là muốn đáp lại tình yêu ấy, vứt hết khúc mắc đi mà yêu thử một lần… Cứ cho là chồng tôi đã từng sai lầm, nhưng bốn năm nay cũng coi như bù đắp đủ rồi, tôi thử têu chồng một lần xem cuối cùng chúng tôi đi được đến đâu…
– Mua cơm về rồi à?
Nghe giọng của chồng, tôi mới giật mình ngẩng đầu lên nhìn, ấp úng đáp:
– À… ừ. Mua về rồi đây. Anh lại đây ăn luôn đi, vẫn còn nóng đấy.
– Mua cả nước gì thế?
– Trà chanh.
– Trà này toàn hóa chất, về sau đừng uống loại này nữa.
– Không, trà chanh khác mới có hóa chất. Loại này tôi nhìn thấy nó pha nên mới uống. Không có hóa chất, trà với chanh nguyên chất. Anh uống thử là biết.
Dương không nói gì, chỉ ngồi xuống lấy đũa ra khỏi túi nilon cho tôi rồi sau mới lấy đến đũa của mình, bảo tôi:
– Đói thì ăn đi.
– Ừ, tôi biết rồi.
Hai chúng tôi ngồi bên nhau trong phòng làm việc, cúi đầu ăn mà không ai nói câu gì. Tôi nghĩ trong đầu ai cũng theo đuổi những suy nghĩ riêng của mình cả, tốt nhất không nên hỏi đến công việc nữa mà chỉ im lặng bên nhau thôi. Rồi chúng tôi sẽ đi qua được những mưa gió này mà chẳng cần sự giúp đỡ của ai cả. Chồng tôi bảo có anh ta ở đây thì không cần phải sợ cơ mà.
Ăn xong, tôi đưa cốc trà chanh đã cắm sẵn ống hút vào cho chồng, tôi nói:
– Này anh thử uống một lần đi. Ngon hơn chè 乃úp Thái Nguyên đấy. Vị nó thanh mát hơn.
– Không.
– Anh không tin tôi à?
– Ừ. Trẻ con mới uống trà chanh.
– Vớ vẩn, tôi kém anh có năm tuổi.
– Năm tuổi tôi đi học lớp một rồi, em còn đang quấn tã.
– Nói dối, không ai năm tuổi đi học lớp một.
– Có tôi đấy thôi.
– Kệ anh, đó là vì anh già trước chứ không phải vì tôi trẻ con.
– Ừ. Tôi già trước. Tôi không uống trà chanh.
– Anh phải uống.
– Không uống.
Tôi thấy vị trà chanh ngon hơn chè 乃úp mà chồng tôi uống nhiều, với cả anh ta có phải già lắm đâu đâu mà suốt ngày uống nước chè như ông ngoại tôi ở quê. Mất công mua rồi mà chồng không uống nên tôi hậm hực, chồm dậy cầm ống hút định đưa đến tận miệng chồng, ép anh ta phải uống.
– Uống đi, thử một ngụm thôi, đảm bảo anh sẽ thích hơn chè 乃úp.
– Không…
– Há miệng, uống nào.
Chồng tôi nhất quyết chống đối đến cùng, tôi cũng ép phải uống đến cùng, cả hai giằng co nhau đến tận khi Dương ngã xuống sofa còn tôi ngồi hẳn lên người anh ta, cầm ly trà chanh nham nham nhở nhở cười:
– Hết trốn. Uống thử đi, thích cái này thì lần sau tôi oder là có, khỏi mất công bắt tôi pha chè 乃úp.
– Ngân, trèo xuống.
– Không. Uống đi rồi tôi xuống.
– Cửa đang không đóng đấy.
– Giờ này không ai lên đâu, không phải lo. Anh uống đi.
Tôi không biết sao hôm nay mình lại có hứng trêu chồng thế, có lẽ là vì mấy lời bố chồng tôi vừa nói, và cũng có lẽ là tôi thấy Dương đủ mệt mỏi rồi, muốn giải tỏa không khí một tý cho anh ta vui vẻ. Không ngờ, vui vẻ chẳng thấy đâu mà chỉ thấy mặt chồng tôi càng lúc càng đỏ, anh ta cứ liên tục nhắc đi nhắc lại câu:
– Em trèo xuống đi.
– Không mà.
– Sức kiềm chế của tôi cũng bình thường thôi, trèo xuống đi.