Yêu Người Không Phải Chồng - Chương 10

Tác giả: Phạm Kiều Trang

– Gì cơ? Tђยốς tгáภђ tђคเ á?
– Ừ, loại dùng hàng ngày ấy. Vỉ màu xanh.
– ૮ɦếƭ thật, con bé này. Hay là nó có người yêu rồi?
– Tối qua em hỏi thì nó bảo không, mà em để ý cả đêm nó cũng chẳng nhắn tin cho ai cả.
– Thế thì lạ nhỉ? Vỉ đó đã uống chưa?
– Đang uống dở rồi mà.
– Thế để hôm nào chị thử hỏi nó xem nó đang yêu ai mà lại thế. Tuổi này lớn rồi, chuyện đó cũng bình thường. Nhưng mà chị sợ nó bị lừa ấy.
– Ừ, thôi cứ để em xem xem thế nào đã.
Nga nói thế nên tôi cũng không nghĩ gì nữa, định từ từ tìm hiểu rồi khuyên Hoài dần dần, thế mà có một hôm tự nhiên Dương lại bảo tôi:
– Tôi định thuê cho Hoài một phòng trọ rộng rộng để nó chuyển ra ngoài ở, em thấy sao?
– Sao tự nhiên anh lại nói thế? Đang ở bình thường mà. Hay là nó làm gì để anh không hài lòng?
– Nó còn ít tuổi, ra ngoài ở cho có bạn bè. Tôi với em đi làm suốt, nó ở một mình làm gì?
– Ít tuổi ra ngoài mới sợ, nó ở quê lên không biết gì, tôi sợ nó ra ngoài bị rủ rê.
– Tuổi còn ít nhưng cũng đủ trưởng thành rồi.
– Anh làm sao thế? Đã đón nó lên thì phải có trách nhiệm với nó, anh là người đưa nó từ quê lên đây, giờ anh lại muốn tống nó ra ngoài ở là sao? Nó làm gì để anh không hài lòng, anh nói cho tôi nghe. Nếu lý do hợp lý thì tôi đồng ý.
Chồng tôi im lặng không trả lờì, tôi thì cũng không dám nói ra chuyện vỉ Tђยốς tгáภђ tђคเ kia nên cũng đành im lặng. Tôi sợ nó bị người khác lừa lọc tình cảm, mà giờ đang giai đoạn thế lại để nó ra ngoài ở thì khác gì vẽ đường cho hươu chạy, thế nên chồng tôi không nói được lý do, tôi cũng không cho Hoài đi.
Hôm đó về đến nhà, Nga thấy tôi uể oải nên theo tôi lên đến tận phòng, hai chị em nằm trên giường tâm sự, nó hỏi tôi:
– Hôm nay bà có chuyện gì mà em thấy mặt bà não nề thế?
– Có gì đâu, người cứ mệt mệt thôi.
– Hay là có bầu rồi?
– Bầu gì, vớ vẩn.
– Chị đừng nói với em là mấy năm nay chị với anh Dương không ngủ chung đấy. Tối nào em cũng thấy hai người, mỗi người một phòng là sao?
– Em thấy sao?
– Em thấy thế không ổn đâu, dù gì cũng cưới rồi, chị đừng gay gắt với anh ấy nữa.
– Nhiều khi chị nghĩ hay là thôi đi, bỏ qua rồi sống cùng nhau cho thoải mái. Nhưng mà không bỏ được em ạ, sao mà ngủ cùng người làm nhà mình ra thế được? Cứ nghĩ ông ấy kiểu thâm sâu toan tính, chị sợ.
– Trước em cũng nghĩ như chị đấy, ghét anh Dương. Nhưng mà mấy năm nay nhìn lại những việc anh ấy làm, em thấy anh ấy tốt thật sự. Hôm em bảo đặt máy bay về ấy, anh ấy sợ em không có tiền bay về nên còn cẩn thận đặt luôn vé cho em. Chị có bao giờ nghĩ biết đâu anh ấy không hại nhà mình chưa? Biết đâu chỉ là hiểu lầm thôi.
– Hiều nhầm làm sao được, tài liệu về công ty bố, ông ấy để trong phòng bên nhà kia. Chị đọc trộm thấy tài liệu viết tỉ mỉ từng chi tiết về việc kinh doanh của nhà mình, có cả một tập hồ sơ về chị nữa, đọc mới biết là ông ấy thuê thám tử đi theo điều tra chị, điều tra cả chuyện chị với anh Vỹ nữa.
– Sao khó hiểu thế nhờ.
– Ừ, nếu không có mục đích thì điều tra làm gì đúng không?
– Nói chung em thấy chắc chắn anh ấy có mục đích, chủ yếu là không biết mục đích tốt hay xấu thôi. Biết đâu chỉ vì muốn giúp nhà mình.
– Trên đời chẳng có bữa cơm nào miễn phí cả, cũng không ai tự nhiên tốt thế. Dù trước chị có cứu anh ấy đi nữa thì cũng không đến nỗi phải giúp thế đúng không? Cứ cho một đống tiền là được, tội gì phải tốn công giúp vực dậy cả công ty, tội gì phải lấy chị?
– Anh ấy yêu chị.
– Chị không biết.
– Mấy năm nay anh chị không… ấy ấy… đúng không?
Tôi nhìn Nga, thở dài một tiếng rồi lặng lẽ gật đầu. Quá lâu rồi, phải đối diện với đủ chuyện bộn bề, vả lại tôi không muốn em đang còn đi học mà phải nặng đầu suy nghĩ về mình nên giấu tất cả, nhưng hôm nay thì tôi lại muốn nói thật một lần, trút hết ra:
– Ừ, chưa.
– Anh chị điên rồi. Làm gì có ai ở cùng mà ngủ chay bốn năm. Hay anh Dương bị yếu sinh lý nên mới lấy chị để che mắt thiên hạ.
– Mày toàn nói vớ vẩn.
– Thế chị có thấy anh ấy đi giải quyết bên ngoài không?
– Không, chưa thấy bao giờ. Hoặc là có đi thì cũng không có dấu vết, người ta thông minh lắm, có phải có gì nói nấy như mình đâu.
– Điên, anh chị đúng là điên. Thế chị còn liên lạc với anh Vỹ không? Đừng nói là chị còn yêu anh Vỹ đấy nhé?
– Thỉnh thoảng tình cờ gặp thì nói chuyện thế thôi. Anh ấy biết chị có chồng rồi nên không làm phiền.
– Nói chung em thấy chị nên sớm mà dứt khoát đi. Một là không ở được với anh Dương nữa thì chia tay, tất nhiên nếu bố biết thì bố sẽ buồn, nhưng đó là hạnh phúc của chị, chị tự quyết định. Hai là nếu xác định ở thế thì tốt với anh ấy vào, tìm hiểu chuyện cũ rồi tháo gỡ khúc mắc đi. Bốn năm nay chị sống thế được, em thấy chị giỏi thật.
– Kiểu gì chị cũng li dị thôi, nhưng mà chưa phải bây giờ. Bố còn duy trì ngày nào, chị còn chưa li dị ngày ấy.
– Thế chị đi nói với bố đi, bố vẫn mong chị lấy anh Dương, em tỉ tê đủ thứ mà bố không tỉnh, giờ chị cứ nói với bố chị với anh Dương đang thả để đẻ cháu ngoại cho bố bế. Bố tỉnh lại đi.
– Hâm à?
– Cứ thử nói đi, có mất gì đâu.
Thế là ngày hôm sau, Dương đưa tôi và Nga đến bệnh viện thăm bố, em tôi đứng bên cạnh huých mãi, tôi mới ấp úng nói ra được một câu:
– Bố ơi… bố tỉnh dậy đi… năm nay con cố đẻ cháu ngoại cho bố. Bố thích cháu ngoại đúng không? Con với anh Dương… năm nay cố gắng năm nay có bầu… năm sau sinh đấy bố ạ. Bố tỉnh dậy sớm để còn bế cháu bố nhé.
Tôi vật vã mãi mới nói hết được, mà nói xong thì mặt cũng đỏ bừng bừng lên vì xấu hổ. Lúc ấy, tình cờ liếc qua cửa sổ kính ở đầu giường bố thì lại thấy trên đó phản chiếu gương mặt của chồng tôi, Dương đứng phía sau đang lặng lẽ cười.
Nụ cười lan từ khóe miệng đến tận đuôi mắt, không gọi là rực rỡ như ánh nắng mà ấm áp một cách lạ kỳ. Tôi chưa bao giờ thấy chồng cười như vậy nên ngơ ngác quay đầu lại nhìn, thế nhưng lúc ngoảnh lại thì không thấy Dương cười nữa, chỉ thấy gương mặt chồng mình vẫn bình thản như thường.
Chồng tôi nói:
– Hai chị em nói chuyện với bố đi, anh ra ngoài mua ít đồ.
Lúc chồng tôi đi rồi, Nga mới véo hông tôi một cái:
– Cái bà này, ăn nói thì lắp ba lắp bắp thế, nói lại lần nữa cho bố nghe đi, nói to dõng dạc vào.
– Tại chị ngại…
– Ngại gì mà ngại, có người kiếm cớ đi ra ngoài cho chị nói thoải mái rồi kìa. Nói đi.
– Ừ rồi, nói đây.
Tôi lặp lại câu nói lúc nãy một lần nữa nhưng bố tôi cũng vẫn chẳng có động tĩnh gì, hai hôm nay bác sĩ tiên lượng tình trạng của bố tôi đã chuyển biến xấu, nếu không tìm ra cách để bố tôi tiếp tục có ý chí sống thì ông cũng sẽ bỏ chị em tôi sớm thôi, sẽ ra đi sớm thôi… không kéo dài thêm được nữa.
Đã dùng đến cách bất đắc dĩ cuối cùng mà bố tôi vẫn không suy chuyển, tôi thật sự rất buồn nhưng không dám thể hiện ra ngoài mặt, sợ em gái tôi sẽ buồn theo. Tôi vẫn giả vờ cười để động viên Nga, nói nó “hôm nay chưa tìm ra cách thì ngày mai lại đến”. Nhưng mà trước khi ra về thì bác sĩ chính điều trị cho bố tôi lại gọi riêng tôi ra một góc, bảo với tôi:
– Tình trạng của ông yếu lắm rồi. Tôi vẫn nhắc lại câu nói cũ, gia đình chọn giờ tốt ngày tốt để rút ống thở đi. Đừng để đến khi ông ra đi bất chợt lại không có ai bên cạnh.
– Không cố được nữa hả bác sĩ? Không được nữa ạ?
Bác sĩ lắc đầu:
– Cố lên. Biết đâu để ông đi, sang thế giới bên kia ông lại vui vẻ hơn.
Nghe xong câu đó, tối hôm ấy tôi không làm sao ngủ được. Tôi cứ nằm trên giường thao thức mãi, nghĩ đến những chuyện sẽ xảy ra sau khi bố tôi mất đi, nghĩ đến em tôi, nghĩ đến tương lai của tôi sẽ về đâu, tôi và Dương sẽ như thế nào, cuối cùng bỗng dưng thấy gò má mình mát mát, đưa tay sờ lên đó mới biết mình khóc từ bao giờ.
Đã bốn năm rồi mà tôi vẫn chưa chuẩn bị tinh thần gì cả, có chăng dự liệu của tôi chỉ đơn giản là chờ đợi đến ngày bố tỉnh lại. Thế mà giờ hy vọng đó sắp lụi tàn, tôi và em tôi sắp trở thành kẻ mồ côi rồi.
Tôi đang trùm chăn rấm rứt khóc thì bỗng nhiên nghe tiếng cửa mở rất khẽ, sau đó là tiếng bước chân quen thuộc của ai đấy bước vào phòng. Dương đứng trước giường nhìn tôi mấy giây rồi chầm chậm vươn tay, kéo chăn trùm trên đầu tôi xuống.
Trùm chăn lên đầu sẽ khó thở, mà tôi lại bị hen nữa nên hầu như đêm nào anh ta cũng sang kiểm tra, sợ tôi không thở được mà ૮ɦếƭ. Hôm nay, tôi cố nín khóc giả vờ ngủ nhưng chồng tôi nhìn một cái là biết, Dương chậm chạp ngồi xuống bên cạnh giường rồi giơ tay vén mấy sợi tóc dính nước mắt bết vào mặt tôi, anh ta nói:
– Sao lại khóc?
Tôi vẫn lì lợm không trả lời, giả vờ như ngủ rồi, thế nhưng chồng tôi vẫn kiên nhẫn hỏi tiếp:
– Lo cho bố à?
Đến đây thì tôi không nhịn được nữa, quay người vào bên trong khóc hu hu. Dương thấy tôi tự nhiên òa lên khóc thế thì đắn đo một lúc, sau đó mới giơ tay xoay lưng tôi lại, lau nước mắt cho tôi:
– Không sao đâu. Từ từ rồi bố sẽ hồi phục thôi.
– Không đâu… Bác sĩ bảo… thôi rồi. Rút ống thở đi… không đến lúc bố ૮ɦếƭ… lại không đến kịp.
– Bố không thế, bố thương em mà. Có đi thì bố cũng phải chờ em đến.
– Không đâu… không đâu.
– Không tin tôi à?
– Tôi ghét anh… tại anh… tại anh bố tôi mới như thế… tại anh… tôi ghét anh… tôi ghét anh…
– Ừ rồi, tại tôi.
Tôi vừa nói vừa nấc, nước mắt nước mũi tèm lem, cuối cùng, Dương bất lực quá nên đành cúi xuống ôm lấy tôi vào lòng, anh ta nói:
– Tại tôi. Nín đi, đừng khóc nữa.
– Tại anh, anh làm bố tôi ૮ɦếƭ. Tại anh hết. Bố tôi mà ૮ɦếƭ thì cả đời tôi thù anh. Anh nhớ chưa, cả đời tôi thù anh.
– Thù tôi cũng được, nhưng nín đi.
– Kệ tôi. Liên quan gì đến anh.
– Nước mũi của em dính hết ra tay tôi rồi.
Đang khóc hăng mà nghe nói thế, tôi xấu hổ quá nên tụt hết cả cảm xúc. Nhìn tay chồng dính hết nước mắt, nước mũi lẫn cả nước dãi của tôi, tôi ngượng ngập đẩy anh ta ra nhưng Dương ôm tôi chặt quá, tôi không đẩy được. Tôi hậm hực bảo:
– Bỏ ra.
– Đằng nào cũng bẩn rồi, hay là đã mất công bẩn thế thì khóc tiếp đi.
– Tôi không thèm, bỏ ra.
– Muốn nghe kể chuyện không, tôi kể cho em nghe.
– Tôi không muốn nghe.
– Chuyện công ty.
Chúng tôi hiếm khi nói chuyện nhiều với nhau, kể chuyện cho nhau nghe thì càng chưa bao giờ, thế mà hôm nay đột nhiên chồng tôi tự đề nghị kể thế, thật ra bất kể là chuyện tiếu lâm hay là chuyện của công ty tôi đều muốn nghe cả. Những lúc thế này chỉ mong có ai trò chuyện để vơi bớt đi gánh nặng trong lòng tôi mà thôi…
Thấy tôi không nói gì, chồng tôi bắt đầu chậm rãi kể:
– Mấy hôm nay em không đi làm, tôi đã cho phòng truyền thông thông báo chuyện công ty Zilan chịu ký hợp đồng thu mua sản phẩm của công ty mình ra ngoài. Em biết hiệu ứng thế nào không?
– Các công ty khác bắt đầu để ý đến công ty mình, gọi điện đến hỏi giá thành các sản phẩm may mặc trung bình.
– Cho mười điểm.
– Anh bảo bộ phận chăm sóc khách hàng trả lời sao?
– Bảo họ nói “mức giá may mặc của công ty An Nam cam kết rẻ nhất thị trường nhưng sản phẩm trong giá tiền đó cũng tốt nhất so với các nơi khác. Ở đâu có sản phẩm giống mà giá rẻ hơn, công ty chúng tôi hạ thêm một giá”
– Anh nói thế không sợ đối thủ cạnh tranh hạ giá chịu lỗ để ép ૮ɦếƭ công ty mình à?
– Không. Tôi chỉ nói hạ thêm một giá đối với sản phẩm rẻ hơn, không nói đến chất lượng sản phẩm.
– Nghĩa là sản phẩm giống y hệt mà rẻ hơn thì công ty mình mới hạ một giá so với chỗ đó, còn sản phẩm không giống mà rẻ hơn thì công ty không hạ giá, đúng không?
– Ừ.
– Làm sao biết được chất lượng sản phẩm của họ không giống y hệt mình?
– Tôi nghe theo lời em, tìm đặt mua vải ở New Zealand, có một xưởng làm vải từ lông hươu từ cao cấp đến thấp cấp, họ có cả vải thông thường sợi PA, tôi thu mua tất cả vải của họ với điều kiện được độc quyền sử dụng vải của xưởng vải đó. Yêu cầu họ ký hiệu lên từng thước vải.
Giờ thì tôi biết tại sao lúc ở bên Mỹ, chồng tôi lại thu mua được hẳn một siêu thị với giá 0USD rồi, anh ta đúng kiểu có bản lĩnh mà người khác không có được.
Làm sao anh ta có thể nghĩ ra việc tìm một xưởng vải độc quyền, sau đó đưa ra cam kết sản phẩm rẻ nhất thị trường, hạ một giá nếu như nơi nào có sản phẩm giống thế mà giá tốt hơn?
Tất nhiên các công ty khác làm sao tìm được chỗ có vải giống thế nữa, mà dù có giống thì cũng không phải vải của xưởng mà chồng tôi đã thu mua độc quyền, anh ta bắt đóng ký hiệu riêng lên từng thước vải cơ mà?
Một nước đi trông có vẻ rất bình thường nhưng không đối thủ nào có thể hạ giá để ép ૮ɦếƭ công ty tôi được. Quá thâm sâu, quá cao thủ.
Tôi không biết mình đã nín khóc từ bao giờ, lúc đó sự tập trung của tôi đã dồn hết vào câu chuyện mà chồng mình vừa kể, tôi hỏi:
– Rồi các bên gọi điện đến trả lời thế nào? Họ có đặt hàng không?
– Em đoán xem.
– Tôi đoán 50/50. Một số đặt hàng, một số nói cần thêm thời gian suy nghĩ.
– Đến hôm nay tỉ lệ là 100% rồi. Tôi tung ra một ít tin đồn công ty có nhiều đơn vị đặt gia công quá, công suất xưởng sắp không đủ cung cấp cho khách. Thế nên chiều nay tất cả đã chuyển khoản đặt cọc giữ chỗ rồi.
Có thể nói, với một công ty từng ૮ɦếƭ vì mất hết danh tiếng như công ty của bố tôi, bây giờ có được tới tấp hợp đồng thế này là một bước chuyển mình quá vĩ đại. Mà như thế tôi càng thấu hiểu sâu sắc hơn tại sao chồng tôi lại vất vả lặn lội sang Texas trong trời bão tuyết như thế, đánh thắng xong nước cờ đầu tiên với công ty Zilan, anh ta lại tiếp tục đánh đến niềm tin của doanh nghiệp trong nước, cuối cùng là đảo ngược cục diện cả ván cờ.
Tôi không nhịn được, buột miệng nói ra một câu:
– Anh quá giỏi.
Dương không nói nhiều về mình, trước nay anh ta luôn khiêm tốn như thế, chỉ lặng lẽ cười:
– Ngày mai em đến nói cho bố biết. Nói với bố công ty đang dần dần sống dậy, bố cứ yên tâm điều trị, mọi chuyện đã có tôi.
Gai ốc khắp người tôi bỗng chốc dựng hết cả lên, một là vì lời nói này của chồng tôi quá đáng sợ, giống như anh ta nắm chắc phần thắng rồi mới nói, hai là vì bỗng nhiên lòng tôi xuất hiện một cảm giác yêu thương và dựa dẫm chưa từng có, giống như dẫu bố tôi có không may mất đi hay trời có sụp xuống, mọi chuyện cũng đã có anh ta chống đỡ thay tôi. Tôi chỉ việc núp dưới đôi cánh của chồng tôi mà sống.
Hóa ra, có một người chồng lòng dạ sâu như biển, thông minh nhạy bén trên thương trường cũng có mặt tích cực đấy chứ, những lúc tuyệt vọng nhất có thể yên tâm bấu víu vào.
Tôi hít sâu vào mấy hơi mới thấy tâm trạng mình bình ổn lại được, tôi nói:
– Tôi biết rồi.
– Ngủ đi.
Cũng vì chuyện này mà tôi háo hức mãi, sáng hôm sau mới sáu rưỡi sáng đã lôi Nga dậy đi vào bệnh viện thăm bố tôi. Tôi ngồi bên cạnh giường, cầm tay bố nói dõng dạc:
– Bố ơi, bố có biết gì không? Công ty nhà mình đang dần dần sống dậy rồi đấy bố ạ, nhiều khách ký đến ký hợp đồng gia công sản phẩm may mặc lắm. Con quên chưa kể với bố nhỉ, công ty Zilan nổi tiếng ở Texas ấy, họ cũng chịu ký hợp đồng với công ty nhà mình rồi đấy. Nhờ anh Dương cả đấy bố ạ. Anh Dương nói bố không phải lo gì cả, cứ yên tâm điều trị, mọi việc đã có anh ấy. Năm nay vợ chồng con cũng sẽ cố gắng có bầu, sang năm đẻ cháu ngoại cho bố bế nữa. Lúc ấy công ty phát triển mà bố cũng có cháu, bố có thích không?
Tôi nói xong hết rồi mà bố tôi vẫn không có động tĩnh gì, đang thất vọng vì thật sự đã nói hết nước hết cái rồi thì đột nhiên lại thấy ngón tay bố tôi động đậy. Động đậy rất khẽ thôi, chỉ là tôi đang nắm tay bố nên có thể cảm nhận thấy.
Tôi giật mình, gọi toáng lên:
– Bố ơi, bố ơi, bố dậy rồi à? Bố ơi bố động tay đi cho con xem nào. Bố.
Cái Nga ở bên cạnh đang buồn thiu, thấy tự nhiên tôi thế mới kéo tôi ra khỏi người bố:
– Chị làm gì thế? Đừng lôi bố thế.
– Tay bố vừa động mà, chị vừa thấy tay bố động đậy.
– Em đứng đây nãy giờ làm gì thấy, chắc chị tưởng tượng ra thôi. Đừng hy vọng quá rồi tưởng tượng ra linh tinh. Nghe em, ngồi xuống tý đi.
– Không, chị nói thật đấy, tay bố động đậy thật mà. Thề đấy.
Em tôi nhìn bố rồi lại nhìn tôi, nhìn chằm chằm mấy giây, thấy tôi không giống hy vọng quá nên ảo tưởng, nó mới nói:
– Thế đi gọi bác sĩ. Để em đi gọi, chị đứng đây trông bố.
– Ừ, đi nhanh lên em.
Chỉ chưa đầy vài phút sau, một đoàn bác sĩ có đủ già đủ trẻ đến hội chẩn cho bố tôi, đưa cả vào phòng chụp MRI rồi khám xét các kiểu, đến mãi hơn nửa ngày sau mới đi ra.
Bác sĩ già đeo kính hôm trước khuyên tôi rút ống thở, hôm nay thì sắc mặt nhẹ nhõm, chưa cần tôi hỏi đã tự mở lời:
– Chúc mừng gia đình nhé. Ông có dấu hiệu khả quan rồi đấy. Sức khỏe có chuyển biến tích cực rồi.
– Ôi, cháu cảm ơn bác sĩ, cháu cảm ơn bác ạ.
– Nhưng mà vẫn phải theo dõi thường xuyên. Trước hết cứ tạm yên tâm là sức khỏe của bố cháu đang dần dần tiến triển rồi.
– Vâng, nhờ chú cả đấy chú ạ. Nhờ chú hướng dẫn cháu đánh thức ý chí muốn sống của bố cháu.
– Trường hợp của bố cháu thôi cũng coi như là kỳ tích rồi. Chúc mừng.
– Cháu cảm ơn chú ạ.
– Ừ, thôi giờ cháu cứ về nghỉ ngơi đi, có vấn đề gì bệnh viện sẽ thông báo ngay.
– Vâng ạ.
Khỏi phải nói, hai chị em tôi vui thế nào, trên đường về nhà cứ cười mãi, còn tính cả xem lúc bố tôi dậy thì sẽ nói gì đầu tiên. Nga bảo:
– Thề với chị, mấy hôm trước em không dám tin là bố có tiến triển luôn ấy.
– Chị cũng không dám tin.
– Tý nữa về nấu một bữa cơm ngon cho anh Dương ăn mà cảm ơn anh ấy nhé. Nhờ có anh ấy mà công ty mới sống, bố cũng mới sống.
– Nói luyên thuyên.
– Thì chị cứ thử gạt nguyên nhân sang một bên đi, hôm nay vui thì chỉ quan tâm đến những thứ tốt mà anh ấy mang đến thôi. Ngày mai tiếp tục ghét tiếp cũng được.
Tôi im lặng không nói gì, Nga lại huých vai tôi:
– Thôi mà, chiều anh ấy một bữa đi. Dù sao thì anh ấy cũng cố gắng giúp nhà mình rồi, bỏ qua chuyện ngày xưa một hôm thì có sao đâu, mai chị vẫn có thể ghét anh ấy tiếp cơ mà. Giờ em với chị đi siêu thị nhé, mua đồ gì anh ấy thích ăn rồi về nấu.
– Ừ.
– Anh ấy thích ăn gì?
– Chị không biết, hình như thích ăn cá.
– Thế mấy năm ở Mỹ, bà nấu gì cho anh ấy ăn?
– Thì nấu gì anh ấy ăn đó. Có bao giờ chê hay khen đâu.
– Anh ấy đúng là chiều bà phát điên rồi. Em ước kiếm được ông chồng chiều em bằng nửa anh Dương thôi là sướиɠ rồi.
– Ừ, thử hại nhà mày để lấy mày xem, còn sướиɠ không.
– Đã bảo gạt sang một bên mà. Giờ đi siêu thị mua cá nhé?
– Thôi ra chợ đi, cá ở chợ tươi hơn.
Chiều hôm đó, bác sĩ gọi điện đến thêm một lần để thông báo tình hình bố tôi vẫn đang tiếp tục tiến triển tốt. Tôi cũng nhẹ bớt lòng, cố gắng gạt chuyện cũ sang một bên để nấu một bữa cơm ngon cho chồng ăn.
Trong bữa cơm, tôi ngại nên không gắp gì cho Dương, em tôi thì bô bô nói:
– Hôm nay tất tần tật các món này là chị Ngân nấu cả đấy, chị ấy bảo chồng chị ấy thích ăn cá nên mua toàn cá thôi. Anh Dương cố mà ăn hết.
Chồng tôi khẽ cười:
– Cả nhà ăn giúp sức đi, nhiều thế này một mình chắc không hết.
– Thế này nhé, em chia cho Hoài ăn đuôi cá, em ăn thân cá, anh ăn đầu cá, chị Ngân ăn trứng cá. Thế gọi là tâm đầu ý hợp, tối nay ấp trứng đẻ lấy thằng cu.
Tôi đỏ bừng hết cả mặt, quay sang lườm Nga một cái nhưng nó thì chẳng thèm quan tâm đến tôi, nói hết chuyện này đến chuyện khác, chỉ có Hoài là cả bữa cơm không hé miệng câu gì.
Tôi tưởng Hoài ngại nên bảo:
– Hoài ăn không hợp hả em?
– À không ạ. Tại dạo này em không ăn được cá.
– Sao thế? Sao lại không ăn được cá?
Tự nhiên tôi lại nghĩ đến vỉ Tђยốς tгáภђ tђคเ kia, sợ nó quên uống một hôm rồi lỡ có thai thì hậu quả không thể nói được. Sắc mặc Hoài có vẻ không tốt, nó gượng gạo đáp:
– Không, bình thường em cũng không thích ăn cá mà. Thôi em ăn no rồi, em phải về phòng học bài đây. Anh chị ăn đi, lúc nào xong thì gọi em rửa bát nhé.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc