Khi tôi giật mình bởi tiếng phòng bên cạnh làm rơi vỡ đồ đạc, áo trên người tôi đã bị vén gần lên đến иgự¢, bàn tay nóng giãy kia của chồng đang đặt lên vùng bụng còn phẳng phiu của tôi.
Lúc ấy, lý trí đã bị lu mờ bởi nụ hôn kia đột nhiên quay về, tôi không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể làm thế với kẻ thù của mình, trong lòng không còn kích động mà chỉ còn lại mâu thuẫn và day dứt đan xen, tôi như tỉnh táo lại, vội vàng đẩy chồng mình ra:
– Đừng đυ.ng vào tôi.
Sắc mặt Dương đang dịu dàng bỗng chốc cứng ngắc, anh ta ngẩng đầu nhìn chằm chằm tôi, sau đó dường như cũng phát hiện ra cả hai sắp vượt quá ranh giới nên vội vã buông tôi ra, tiếp theo xoay lưng lại về phía tôi.
Đυ.ng chạm da thịt nóng bỏng ban nãy bỗng chốc bị hơi lạnh làm tắt đi quá nửa, tôi cuộn mình vào trong chăn rồi co lại như con tôm, run rẩy nhắc lại một lần nữa:
– Đừng đυ.ng vào tôi.
Trong đêm tối, tôi nghe tiếng chồng mình hít sâu vào một hơi, sau đó dùng hai tay xoa mặt cho bình tĩnh lại rồi mới nói:
– Ngủ đi. Tôi không đυ.ng vào em.
Nói xong, Dương đứng dậy đi vào trong phòng tắm, ít phút sau có tiếng nước chảy từ trong đó vọng ra. Tôi biết anh ta đi dập lửa, đàn ông sau khi uống rượu mà đã làm đến mức này còn kiềm chế lại được, tôi vừa thương lại vừa thấy phục. Nhưng mà có thế nào đi nữa thì tôi cũng không thể quan hệ với anh ta được, sung sướиɠ nhất thời nhưng sau đó kiểu gì lòng tôi cũng sẽ không yên, lương tâm tôi cũng sẽ không yên, tôi sẽ cắn rứt mà ૮ɦếƭ mất.
Thế nên xin lỗi… tôi không thể…
Tôi bồn chồn lo lắng đến khi chồng tắm xong, Dương đi ra bên ngoài nhìn tôi một lúc rồi quay về bàn làm việc, một mình cặm cụi ngồi đó duyệt văn kiện cho đến tận sáng, còn tôi nằm ở trên giường cũng thức cho đến sáng.
Bảy giờ, Nhung lại gõ cửa phòng để mang đồ ăn sáng cho vợ chồng tôi, lúc Dương mở cửa, câu đầu tiên cô ta nói:
– Ơ, hôm nay anh không chạy bộ nữa ạ?
– Không. Tôi đang làm dở việc.
– À vâng ạ. Em mang đồ ăn sáng lên cho chị, anh ăn luôn nhé?
– Những việc này từ sau để vợ chồng tôi tự làm, em không cần mất công đi mua thế.
– Thế sao được, người chị Ngân yếu nên không ra ngoài lạnh nhiều được. Em khỏe hơn thì để em đi mua chứ. Với cả đồ ăn ở khách sạn không ngon, em mua phở cho chị dễ ăn. Để em mang vào cho chị.
Lúc này, tôi mới phát hiện ra rõ ràng sáng qua cô ta biết chồng tôi đi chạy bộ nhưng lại cố tình không nói cho tôi, để tôi cứ bán tín bán nghi một lúc, thực ra tôi dò thái độ cô ta nhưng chính cô ta cũng đang dò thái độ của tôi.
Tôi lồm cồm bò dậy, vẫn ngại chuyện đêm qua nên không dám nhìn thẳng mặt chồng, chỉ nói với Nhung:
– Hôm nào em cũng mang đến thế này chị ngại lắm, chị khỏe lắm đấy chứ, có yếu đâu.
– Vâng. Nhưng khỏe thì khỏe cũng phải ăn đã. Chị mới dậy ạ?
– Ừ, tối qua mệt nên giờ chị mới dậy. Em cứ để đấy, chị tự đổ ra cho.
– Thôi chị để em đổ, chị đi rửa mặt đi rồi ra ăn nhé.
Khi tôi đánh răng rửa mặt xong xuôi, Nhung và chồng tôi đang ngồi ở bàn uống trà nói chuyện, trước mặt là ba tô phở vẫn còn hơi bốc khói. Cô ta thấy tôi ra thì niềm nở bảo:
– Em đặt vé máy bay về rồi chị ạ, khoảng mười giờ mình ra sân bay là vừa, mười hai giờ bay.
– Ừ. Từ giờ đến đó vẫn còn mấy tiếng nữa nhỉ?
– Chị có muốn đi chơi đâu không, em đưa chị đi chơi.
– Em muốn đi đâu?
– Chị thấy xuống dưới nặn người tuyết được không? Nãy em đi ra ngoài thấy người ta nặn người tuyết nhiều lắm, em chưa được nặn người tuyết bao giờ.
Tôi nghĩ thầm, cô ta muốn nói cho chồng tôi nghe thì có, nhưng mà tôi biết Dương cả đêm không ngủ nên cũng chẳng hơi sức đâu mà đi nặn người tuyết, thế nên tôi cười:
– Ừ, cũng được. Chị với em đi xuống chơi tý xem.
Nhung quay sang hỏi chồng tôi:
– Anh có đi với chị cho vui không ạ?
– Không, tôi còn có việc, hai người cứ đi đi. Mười giờ quay lại là được.
– Vâng, thế cũng được ạ.
Cuối cùng ăn xong chỉ có tôi với Nhung đi xuống dưới nặn người tuyết, ánh mắt của cô ta có vẻ không hài lòng nhưng cũng không tỏ thái độ ra mặt, lúc cầm tuyết đưa cho tôi đắp thành hình người vẫn nhẹ nhàng bảo:
– Tối hôm qua chị có say không ạ? Em thấy sáng nay mặt chị có vẻ mệt lắm.
– À chị không say, mỗi anh Dương say thôi.
– Vâng, hôm qua sếp uống cũng nhiều. Sếp say lắm hả chị?
– Ừ, rượu tây uống vào dễ say mà.
– Vâng. Bình thường thì say rượu men như quê mình, uống chanh muối thì nhanh tỉnh. Nhưng rượu tây này thì chỉ có ngủ mới hết thôi, ngủ xong một giấc mới tỉnh được. Sếp hôm qua không ngủ ngon hả chị?
– Ừ, không ngủ ngon.
– À, chẳng trách sếp bà cũng không ngủ ngon.
Tôi nghĩ, Nhung đủ thông minh và nhạy bén để đoán ra quan hệ của tôi với Dương không giống như những cặp vợ chồng khác. Rõ ràng cô ta muốn nhảy vào giữa hai chúng tôi nhưng lại chọn hướng đi vòng vèo nhất, chinh phục chồng tôi từ từ chứ không mời gọi bằng thân xác, mục đích không những muốn nắm cả tiền mà còn muốn nắm gọn cả trái tim của Dương.
Thế nên nếu cô ta đã mất công tìm hiểu đêm qua say rượu vợ chồng tôi có làm gì không thì tôi cũng tốt bụng phối hợp, nói nửa chừng nửa vời cho cô ta tức chơi:
– Có gì đâu, chồng say thì vợ cũng mất ngủ là bình thường thôi mà.
– Vâng. Nhiều khi em nghĩ chị với sếp đẹp đôi thật đấy, anh Dương bình thường thì ít nói thế nhưng với chị em thấy sếp quan tâm chị cực.
– Thật à?
– Vâng, em thấy thế mà. Ở công ty không thể hiện mấy nhưng kiểu gì ở nhà sếp với chị cũng hạnh phúc lắm, đúng không ạ?
– Cũng bình thường thôi em, bát đũa cũng phải có lúc xô mà.
– Nếu anh chị mà có thêm con nữa thì chắc còn hạnh phúc hơn ấy, lúc đó có con làm niềm vui rồi, chẳng có thời gian đâu mà cãi nhau.
– À… ừ.
– Năm nay em thấy đẹp tuổi này, chị có định sinh em bé năm nay không?
– Chị chưa biết, công việc còn nhiều mà. Công ty chưa ổn định nên cũng chưa tính gì cả.
– Vâng ạ.
– Em có người yêu chưa?
– Em chưa chị ạ.
– Công việc bận quá nên chưa có thời gian yêu đương hả em?
– Vâng, với cả người em yêu bây giờ còn vướng bận nhiều thứ nên chưa dám hứa hẹn gì cả, chỉ bên nhau thế thôi, không ai công nhận cả.
– Sao thế?
– Nhiều thứ ràng buộc lắm chị ạ. Nói chung em cũng biết anh ấy có tình cảm với em, chỉ là không dám nói ra thôi.
– Ừ, nếu thật sự thích thì một ngày nào đó tự khắc sẽ nói ra thôi em. Cái gì đến thì sẽ đến mà.
– Vâng, em cảm ơn chị ạ.
Cô ta cứ giả vờ bóng gió, tôi cũng giả vờ ngu ngơ không nghi ngờ gì, cứ thế đến khi chúng tôi nặn tuyết xong, về phòng nghỉ ngơi thêm một lúc rồi ra sân bay về nước. Trên máy bay Dương mệt nên ngủ suốt, tôi cũng đeo chụp mắt ngủ, còn Nhung ngồi bên cạnh thỉnh thoảng vẫn lấy máy tính ra làm việc, không biết làm thật hay chỉ để khi nào chồng tôi tỉnh dậy có thể thấy cô ta vẫn đang chăm chỉ cống hiến cho công ty.
Lúc chúng tôi đặt chân xuống sân bay Nội Bài, vừa mở điện thoại lên thì thấy mấy cuộc gọi bị nhỡ của bệnh viện, mới vừa gọi đến hơn ba mươi phút trước. Bình thường yên lành thì không sao, nhưng bệnh viện đã phải gọi đến cho tôi tức là bố tôi có chuyện, nghĩ đến đó tay chân tôi đột nhiên cuống hết cả lên, bấm mãi mà mới gọi được lại cho họ, đầu dây bên kia vừa nghe máy tôi đã vội vàng nói:
– Em chào chị, em là người nhà của bệnh nhân ở phòng số 37 ấy ạ. Chị cho em hỏi nãy bố em có việc gì mà bệnh viện lại gọi cho em thế ạ?
– Bệnh nhân phòng 37 phải không?
– Vâng, vâng, bố em đấy ạ.
– Tim của bố chị vừa ngừng đập, các bác sĩ đang cấp cứu rồi.
Nghe đến câu “tim bố tôi ngừng đập”, cả người tôi ngay lập tức bủn rủn hết cả, miệng lắp bắp mãi mới phát âm ra được một câu:
– Thế… thế bố em… sao sao rồi chị? Làm sao rồi ạ? Còn sống không ạ?
– Tôi cũng không rõ, đợi tôi đi kiểm tra xem.
– Vâng, chị đi giúp em ạ. Em cảm ơn chị. Một phút sau em gọi lại.
– Năm phút nữa đi, tôi còn phải đi hỏi đã chứ.
– Vâng, vâng.
Cúp máy xong, tôi còn run chưa kịp ngẩng lên thì Dương đứng bên cạnh đã cau mày hỏi:
– Có chuyện gì thế?
– Bác… bác sĩ bảo… tim bố ngừng đập.
Chồng tôi nghe xong không nói không rằng câu nào, chỉ đưa hết đồ đạc cho Nhung mang về rồi kéo tôi ra bên ngoài, bảo anh lái xe của công ty với cả Nhung tự bắt taxi về, còn Dương thì tự tay lái xe đưa tôi đến bệnh viện Vinmec.
Trên đường đến đó, tôi có gọi cho bệnh viện thêm mấy cuộc nhưng người nhận máy cứ bảo bố tôi vẫn còn đang cấp cứu, chưa vào được nên chưa biết tình hình thế nào. Tôi ngồi trên xe lòng nóng như lửa đốt, lúc ấy chỉ có thể lẩm nhẩm cầu trời khấn phật cho bố tôi không sao, cầu trời cho bố ở lại với tôi và Nga, thậm chí không cần tỉnh cũng được, cứ sống thế ở bên cạnh chị em tôi là tốt rồi.
Thế nhưng lúc vợ chồng tôi đến, các bác sĩ lại thở dài, bảo với tôi:
– Tình hình của ông yếu lắm rồi, cũng không biết là cố được đến lúc nào. Hôn mê sâu hơn bốn năm cũng tốn chi phí điều trị mà người thì không duy trì thêm lâu được nữa, thôi gia đình cứ chọn giờ tốt để rút máy thở cho ông đi thanh thản.
Nghe xong câu nói đó, tôi không kìm được, nước mắt từ đâu kéo đến ướt nhòe hốc mắt, tôi níu lấy tay bác sĩ cầu xin bằng được:
– Không, không. Bố cháu vẫn còn sống mà. Bác sĩ cứu bố cháu đi, để bố cháu nằm thêm cũng được, gia đình cháu không rút máy thở đâu. Bác sĩ cứu bố cháu đi.
– Không phải tôi không muốn cứu mà không thể cứu được. Sự sống con người có giới hạn, bố cô sắp chạm đến giới hạn đó rồi, cô hiểu không?
– Không đâu. Cứ truyền dinh dưỡng với đặt ống thở là bố cháu sống mà, cứ thế là bố cháu sống đúng không ạ?
– Bệnh viện cố hết sức rồi, nhưng chức năng các cơ quan của bố cô yếu quá rồi. Thôi, gia đình cứ về bàn bạc đi xem sao.
Bác sĩ nói thế xong định đi, tôi thì biết họ nói thế nghĩa là không còn hy vọng gì nữa nên bất lực buông tay. Chỉ là trước khi bác sĩ kia rời khỏi phòng bệnh, chồng tôi lại đột nhiên lên tiếng:
– Giờ bố vợ tôi có thể đi đường dài sang Mỹ không ạ?
– Bên đó máy móc tiên tiến hơn nhưng chủ yếu là sự sống của ông có giới hạn, tôi nói rồi, giờ ông yếu quá, không đi đường dài như thế được đâu.
– Bác sĩ có cách nào duy trì điều trị cho bố tôi không, tôi nghĩ tuổi của ông vẫn chưa qua sáu mươi, biết đâu vẫn còn ý thức muốn sống.
Chồng tôi nói rất đúng, đối với người sống thực vật thì ý chí muốn sống là quan trọng nhất, tôi nghĩ bố tôi cũng thế, bố tôi còn muốn sống để nhìn thấy chị em tôi lớn khôn dựng vợ gả chồng, muốn sống để nhìn thấy công ty của bố tôi vẫn chưa lụi tàn, và trên hết, còn muốn sống để bế cháu ngoại của ông.
Bác sĩ nghe xong câu đó chợt khựng lại, ông nhìn Dương một lúc rồi mới đưa tay lên chỉnh lại gọng kính, nói với chồng tôi:
– Các phương pháp tốt nhất thì bệnh viện đã áp dụng rồi. Còn cách thì tôi thấy thế này, không nói về khoa học mà nói về duy tâm, tôi nghĩ nếu gia đình muốn đánh thức ý chí sống của bệnh nhân thì cứ nói với ông những thứ lúc ông còn tỉnh ông mong nhất. Ví dụ như nhà cô có anh trai hay em trai sắp lấy vợ chẳng hạn.
– Ngoài ra còn gì nữa không ạ, còn cách nào nữa không bác sĩ?
– Chỉ còn cách đó thôi. Gia đình thử xem. Bệnh viện sẽ theo dõi thường xuyên phản ứng của ông, có tiến triển chúng tôi sẽ báo ngay.
– Tôi biết rồi, cảm ơn bác sĩ.
Sau khi bác sĩ ra khỏi phòng rồi, Dương mới đi lại gần, nhìn tôi vài giây rồi lặng lẽ cúi xuống, cầm lấy tay tôi. Cái nắm tay này không mang ý nghĩa yêu thương mà giống như một lời động viên, giống như muốn nói có chuyện gì thì anh ta sẽ gánh vác cùng tôi, tôi chẳng phải sợ gì cả, chuyện đâu còn có đó.
Giống hệt như bốn năm trước đây, khi gia đình tôi lâm vào đường cùng, anh ta cũng đến rồi nói: “Không phải lo, thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng thôi”
Bây giờ, sau bao nhiêu chuyện xảy ra, đến lượt tôi hỏi anh ta:
– Giờ làm sao được? Tôi không rút máy thở. Tôi không rút máy thở đâu, anh đừng cho họ rút máy thở của bố tôi.
– Ừ, không rút.
– Anh thề với tôi đi.
– Tôi nói thì kiểu gì cũng làm, không phải lo. Đi lại giường nói chuyện với bố em đi.
Sống mũi tôi cay xè, phải hít sâu mấy hơi mới có thể tĩnh tâm được một chút. Tôi nắm tay chồng tôi đi lại gần giường, nói chuyện với bố tôi:
– Bố ơi bố nhìn này, vợ chồng con đến thăm bố đây này. Bố mở mắt dậy nhìn vợ chồng con đi.
– …
– Mà thôi bố không mở mắt cũng được, nhưng bố vẫn phải sống nhé. Sống đến khi nào con già đi ấy bố. Lúc đó thì bố bỏ con cũng được, nhưng giờ bố cứ ở đây với con nhé.
– …
– À em Nga sắp bảo vệ luận án xong rồi đấy bố ạ. Hay con gọi nó về nhé, còn nửa tháng nữa nó mới thi cơ.
– …
– Con gọi em về cho bố nhé, bố phải tỉnh lại bố nhé. Bố nhớ đấy.
Sau đó, cổ họng tôi nghẹn lại không nói được thêm gì, chồng tôi đứng bên cạnh có lẽ cũng hiểu nên lặng lẽ buông tay tôi ra, vỗ vỗ vào vai tôi mấy cái rồi xoay người bước ra ngoài.
Khi cửa vừa đóng lại ngăn cách tôi với thế giới ồn ào ngoài kia, tôi không còn phải kìm nén trưng ra bộ mặt giả dối kia nữa, có thể tháo nó xuống rồi òa khóc như một đứa trẻ. Tôi nắm thật chặt bàn tay chỉ còn lại da bọc xương của bố tôi, vừa nấc vừa mếu:
– Bố bảo con phải làm sao đây bố, không có bố con phải sống làm sao đây bố. Mấy năm qua con chỉ sống vì bố thôi mà, bố mà đi thì con còn sống làm gì? Nhà tan nát hết rồi, mỗi người một hướng hết rồi, không có bố thì con còn sống làm gì, bố ơi…
Mấy năm qua một mình tôi chống chọi, bán thân để đổi lấy tiền cũng bán rồi, có thể làm gì để bố tôi tiếp tục duy trì và em tôi có thể học hành, tôi cũng đã làm hết sức rồi. Tôi hy sinh hạnh phúc của tôi để đổi lấy những thứ này, nhưng tại sao đến cuối cùng tôi vẫn nhận ra mình chẳng có gì cả, đến một người để khi tôi tuyệt vọng có thể mượn một bờ vai cũng chẳng có… hoặc là, người sẵn sàng cho tôi một bờ vai lại là kẻ thù của tôi?
Tôi ôm bố khóc một lúc, đến khi mệt quá mới nằm gục xuống giường, không nhắm nổi mắt, cũng không ngủ được, chỉ nằm bên cạnh bố thở phì phò. Một lúc sau có một bác sĩ trẻ đi vào, bảo tôi về nhà nghỉ ngơi để họ trông bố, ban đầu tôi nhất định không chịu nhưng họ bảo bố tôi cần yên tĩnh, bố tôi mệt rồi, để những người có chuyên môn túc trực cho bố tôi.
Nghe thế, tôi đành đứng dậy, nhìn bố thêm một lần rồi thất thểu đi về.
Lúc chồng tôi đưa tôi về nhà, suốt chặng đường tôi không nói gì, mãi sau Dương mới lên tiếng hỏi tôi:
– Có muốn gọi điện thoại cho Nga không?
– Nó sắp bảo vệ luận án, tôi sợ làm nó phân tâm. Anh nghĩ có nên gọi không?
– Có những chuyện lúc đặt lên bàn cân, người ta sẽ tự biết việc gì mình không nên bỏ lỡ.
Mọi người có hiểu thế nào là vừa hận thù nhưng lại vừa biết ơn không? Tâm trạng của tôi suốt bốn năm nay luôn là mâu thuẫn giày vò như thế. Tôi hận anh ta vì làm bố tôi ra nông nỗi này, nhưng tôi cũng biết ơn anh ta vì lúc nào cũng giang tay ra cứu vớt gia đình tôi, cho tôi những lời động viên không dài dòng mà nhưng đúng thứ tôi cần nhất.
Cũng như bây giờ, Dương khuyên tôi nên nói với Nga cho em tôi tự lựa chọn, nếu nó thấy bệnh của bố tôi quan trọng hơn thì nó sẽ về, còn nếu việc bảo vệ luận án tốt nghiệp thạc sĩ quan trọng hơn thì nó sẽ ở bên đó cho đến khi tốt nghiệp xong xuôi.
Tôi hiểu ra rồi, tôi biết mình nên làm gì nhưng trong lòng vẫn ngột ngạt khó chịu. Cảm giác mâu thuẫn vì vừa thương vừa hận thật sự rất tuyệt vọng, có thể giày vò con người ta tưởng ૮ɦếƭ…
Lúc vợ chồng tôi về đến nhà thì Hoài đang ôm bịch bỏng ngô xem hoạt hình, nó thấy tôi và Dương đi vào thì vội vàng đứng dậy sửa sang lại quần áo, cười rõ tươi:
– Anh chị về rồi đấy à? Hai người đã ăn cơm chưa?
– Chưa, em ăn chưa?
– Em ăn rồi, để em đi nấu cơm cho anh chị nhé. Còn nhiều thức ăn lắm, em nấu tý là xong thôi.
– Ừ, em với anh Dương ăn đi, chị không đói. Chị lên phòng ngủ trước đây.
– Ơ chị sao thế, nhìn mặt chị có vẻ mệt lắm, hay là em nấu cháo cho chị nhé?
– Không, để tối chị đói thì chị ăn mì. Hai anh em cứ ăn đi.
Nói xong, tôi quay người đi thẳng lên tầng, tắm rửa xong cũng chẳng còn tý sức nào nữa, nằm bẹp trên giường nhìn trần nhà. Tôi cứ nằm mãi, nằm mãi đến khi có tiếng người gõ cửa phòng, Hoài ở bên ngoài nói vọng vào:
– Chị Ngân ơi, em vào nhé?
– Ừ, vào đi em.
Hoài mở cửa, bê theo một tô cháo bước vào phòng. Nó đặt xuống bàn rồi nhìn tôi:
– Chị sao thế? Cãi nhau với anh Dương à?
– Không. Đi máy bay đường dài nên chị mệt, với cả mấy hôm nay không ngủ được.
– Em nấu cháo cho chị ăn đây này, cháo tôm đấy, ngọt cực.
– Muộn rồi còn nấu làm gì, mất công ra.
– Kệ chứ, chị đói thì em phải nấu chứ. Chị dậy ăn đi.
Em đã mất công bê lên tận phòng thì tôi cũng đành phải dậy ăn, chỉ là lúc ăn vị cháo này tôi cứ thấy lạ lạ. Tôi thích ăn cháo tôm nhưng ngoài bố mẹ tôi ra thì không ai biết cả, Hoài là em họ tôi thật nhưng nó ở quê, sao lại biết những lúc thế này tôi muốn ăn cháo tôm?
Tôi ngẩng đầu hỏi em mình:
– Em biết nấu cháo tôm à?
Hoài có vẻ hơi lưỡng lự, nhưng chỉ chần chừ vài giây rồi lại cười:
– Vâng, hôm trước em đọc trên mạng ấy, thấy người ta dạy cách nấu cháo này. Không ngon hả chị?
– À ngon, vị này đúng vị chị thích. Mà không bị tanh nữa. Ăn cháo tôm sợ nhất bị tanh.
– Vâng, thế thì chị ăn nhiều vào. Ăn nhiều năm nay còn đẻ em bé cho em bế.
– Toàn lo xa thôi. Để đấy chị ăn xong tự dọn, em xuống nhà ngủ đi.
– Vâng, chị cứ ném vào bồn mai em dậy rửa nhé.
– Ừ. À mà anh Dương nãy ăn cơm chưa em?
– Anh ấy ăn rồi chị ạ. Đang làm việc ở phòng bên rồi.
– Ừ. Em xuống ngủ đi.
Ăn xong, tôi mở điện thoại ra thấy bây giờ đang là một giờ sáng, mà em tôi học ở Houston lệch với giờ Hà Nội mười hai tiếng, bên đó đang là một giờ chiều. Tôi cầm điện thoại chần chừ một lúc rất lâu rồi mới hạ quyết tâm bấm số của em gái tôi.
Đầu dây bên kia vừa nghe máy đã nói:
– Trời ơi, ở nhà một giờ sáng rồi mà chị còn chưa ngủ à?
– Chưa, em đang làm gì đấy?
– Em vừa mới về ký túc xá, đang ăn cơm. Sao thế chị? Nhớ em à?
– Sắp bảo vệ luận án chưa?
– Hôm trước có lịch rồi nhưng lúc sáng trường mới thông báo lùi lịch lại, nghe nói đang có vấn đề gì đấy ở hội đồng giám khảo nên chưa biết lúc nào được bảo vệ luận án.
– Thế có nghỉ để về nước mấy ngày được không?
Em gái tôi là đứa hiểu chuyện, nó nghe xong chắc cũng biết bố tôi có vấn đề nên hỏi luôn:
– Sao thế chị? Bố có chuyện gì à?
– Bác sĩ bảo dạo này bố hơi yếu, em sắp xếp được thì về thăm bố ít hôm.
– Yếu thế nào? Nặng lắm không?
– Cũng bình thường, nhưng mà họ bảo có người thân ở cạnh thì tinh thần bố mới tốt hơn được. Cũng lâu rồi em chưa về còn gì, nếu về được thì về thăm bố cho bố vui.
– Vâng, thế để chiều em mua vé máy bay về. Có chuyện gì thì chị phải nói thật cho em đấy, đừng để em biết sau cùng.
– Chị biết rồi.
– Mà dạo này mẹ có gọi cho chị không?
– Không, lâu rồi cũng không liên lạc. Không biết giờ mẹ ở đâu. Mẹ gọi cho em à?
– Không, cũng không gọi cho em. Thôi cứ kệ mẹ đi. Mai em về đến nơi.
– Ừ.
– Chị ngủ đi, à mà nhắn tin địa chỉ nhà cho em nhé. Em tự bắt taxi từ Nội Bài về.
– Chị lên đón.
– Thôi rách việc, bà cứ ở nhà đi, em tự vác xác về. Thế nhé, em đặt vé máy bay đây.
Đến tận chiều tối ngày hôm sau, em gái tôi mới về đến Việt Nam, nó về đến Hà Nội là phi đến bệnh viện thăm bố tôi luôn nhưng có ngồi bên cạnh tỉ tê kiểu gì, bố tôi cũng không có động tĩnh gì cả, người vẫn yếu như thế.
Nga mạnh mẽ hơn tôi nhiều, nó không khóc, chỉ có hai mắt đỏ hoe:
– Này, sao bố thế này chị mới nói với em? Sao không nói để em về sớm.
– Về thì giải quyết được gì? Giờ bố vẫn chờ được em về đấy thôi.
– Bố gầy nhìn thương quá.
– Hôm sau bố tỉnh, nấu nhiều món ngon cho bố ăn là lại có da có thịt lại ngay ấy mà.
– Ừ, mong bố tỉnh trước khi em bảo vệ luận án. Bố chẳng bảo muốn nhìn thấy con gái bố thi đỗ thạc sĩ còn gì.
– Ừ, kiểu gì bố cũng nhìn thấy thôi.
Rời khỏi bệnh viện, chị em tôi quay về nhà của vợ chồng tôi. Khi mới về Việt Nam, tôi thấy Dương tìm mua nhà rộng nhưng lúc ấy chán không buồn hỏi, giờ em tôi về mới biết nhà rộng cũng có tác dụng của nhà rộng thật, lúc nào cũng có chỗ để người khác trú chân.
Tôi bảo Nga ngủ cùng với tôi nhưng nó không chịu, nó bảo vợ chồng son nó không muốn quấy nhiễu, mà ngủ riêng trên tầng ba thì nó cũng không thích, thế là nó đòi xuống ngủ cùng với Hoài.
Nó bảo:
– Mấy khi mới về nước, ở bên Houston ngủ một mình chán lắm rồi, giờ về đây ngủ với cái Hoài cho có người tâm sự. Để em hỏi xem nó có người yêu chưa, dạo này nhìn nó khác trước bao nhiêu ấy, đúng là lên thành phố có khác.
– Thì tuổi còn trẻ mà, phải đẹp mới kiếm được người yêu chứ.
– Gớm, sao em đẹp mà em chưa có người yêu.
– Mày thôi đi, buồn nôn ૮ɦếƭ.
– Haha, thôi bà đi ngủ ngay, ngủ sớm còn sớm đẻ cháu cho tôi bế. Rủ anh Dương về phòng ngủ đi, tối nào cũng cứ mày mò bên phòng làm việc thế thì còn làm ăn gì nữa.
– Mày biến đi ngủ đi.
Ngày hôm sau, tôi định dậy sớm dẫn Nga đến viện thăm bố rồi đi lượn phố phường một chút, lâu rồi nó mới về Việt Nam, chắc đường phố lạ lẫm hết cả rồi. Ai ngờ lúc tôi đang thay quần áo thì tự nhiên nó xộc vào phòng tôi, nó nói:
– Này, chị biết tối qua em thấy gì không?
– Hả? Thấy gì? Ma à?
– Không. Lúc em mở ngăn kéo tủ của con Hoài ra định tìm dây buộc tóc, tự nhiên thấy trong đó có vỉ Tђยốς tгáภђ tђคเ.