Tự sự của Quý Khoan.
Sau khi tiến hành hồi phục chức năng vào tháng thứ mười, tôi lén lút quay về nước.
Người luôn chăm sóc cho tôi là tiểu Lý, dưới sự uy Hi*p của tôi không thể không đi cùng tôi.
Tiểu Lý là một chàng trai nhỏ hơn tôi hai tuổi, là một người hiền lành, làm việc lại cẩn thận.
Cả quảng đường đi gần mười hai tiếng thì cậu ấy luôn nghiêm túc chăm sóc cho tôi, thỉnh thoảng hỏi chân tôi có đau không, có khó chịu chỗ nào không.
Chỉ có người tàn tật mới luôn được người ta chú ý tình hình thân thể thế này, loại hỏi thăm này đã theo tôi như hình với bóng mười mấy tháng nay.
Mà tôi ngoại trừ tiếp nhận ra cũng không làm được gì nữa.
Lúc chiều tối, máy bay đáp xuống sân bay Nam Uyển, tôi và tiểu Lý tìm một khách sạn ở lại một đêm, sáng sớm hôm sau liền đi thuyền đến đảo Lư.
Cả đường đi tiểu Lý rất hưng phấn, hỏi tôi tìm ở đâu ra nơi đẹp đến như vậy, tôi nói cho cậu ấy biết đây là nơi mà tôi ao ước bấy lâu này, tiểu Lý bĩu môi bảo tôi chua lè.
Sau khi tàu cập vào bờ, tiểu Lý đẩy tôi xuống thuyền.
Bây giờ đang là tháng 2, gió biển mang theo hơi lạnh thổi đến, tôi chỉ mặc mỗi áo sơ mi mỏng nhưng hoàn toàn không thấy lạnh gì.
Không có nhiều người ở bến tàu, tôi nhìn kỹ từng người một nhưng không tìm được dáng người quen thuộc.
Chúng tôi đi theo đường đi trên đảo, người đi ngoài đường càng ngày càng nhiều, lòng bàn tay tôi bắt đầu xuất hiện mồ hô, tim cũng đập càng lúc càng nhanh.
Tôi để tiểu Lý lấy cho tôi cái mũ và khẩu trang, chỉ có thể che đậy bản thân tôi mới dám đối mặt với nơi này.
Quý Khoan trước kia đã không còn nữa, mà tôi dường như cũng cũng không nên xuất hiện ở nơi này.
Trên đảo không có khách sạn hay nhà trọ, tôi và tiểu Lý tìm một căn nhà của một dì để ở.
Dì đó sống một mình, dì ấy nói chồng mình đã qua đời nhiều năm trước, chỉ có một đứa con gái, bây giờ đang làm việc ở Nam Uyển.
Dì ấy họ Diêu, tính cách lại vô cùng thân thiện, nhất định bắt chúng tôi phải gọi bằng dì.
Chúng tôi ở nhà dì Diều đến hôm sau chính là giao thừa, dì Diêu nói với chúng tôi năm mới ở đảo Lư có rất nhiều thứ cần phải chú trọng, cũng rất náo nhiệt.
Tôi chăm chú lắng nghe, mỗi một điều đều muốn tự mình trải nghiệm.
Dì Diêu cho tôi và tiểu Lý hai miếng vải đỏ để lót giày, bà ấy nói ở đảo Lư có một phong tục, khi đến tết người già và trẻ đều phải mặc đồ đỏ, ngụ ý rằng năm sau phát đạt, cát tường như ý.
Tôi sờ chiếc điện thoại cũ trong túi, hốc mắt có hơi ướt.
Lúc tối dì Diêu làm bánh trôi cho chúng tôi, vốn là tôi và tiểu Lý muốn giúp nhưng kết quả lại làm phòng bếp loạn cả lên, cuối cùng bị dì Diêu đuổi ra ngoài. Bạn đang đọc truyện tại <a href="https://thichtruyen24h.com/">ThíchTruyện.VN</a>
Chúng tôi ăn bánh trôi và một bàn đầy món ăn đón giao thừa, tiểu Lý hỏi dì Diêu có muốn gặp con gái không, mặc dù ngoài miệng dì Diêu từ chối nhưng chúng tôi nhìn ra được bà ấy rất muốn.
Tiểu Lý đẩy tôi qua một bên, muốn tôi giúp dì Diêu gọi cho cho con gái bà ấy.
Tôi vừa định hỏi tiểu Lý sao không dùng điện thoại của cậy ấy thì chợt nhớ ra vì tránh người nhà theo dõi nên tôi đã cố ý để điện thoại của tiểu Lý trong ngăn tủ ở Los Angeles.
Nhưng tôi vẫn không muốn lấy điện thoại của mình ra.
Tiểu Lý nổi giận, hỏi tôi sao cứ luôn ôm khư khư cái điện thoại cũ mỗi ngày như thế, nhưng trước sau gì cũng không mở máy, ngay cả bây giờ nhờ giúp dì gọi điện thoại cũng không đồng ý, huống hồ dì còn không thu đồng tiền nào khi chúng tôi ở lại đây, còn hầu hạ chúng tôi ăn uống.
Tôi nhìn bóng lưng hơi khom của dì Diêu, cảm thấy tiểu Lý nói rất đúng.
Tôi đưa điện thoại cho tiểu Lý, chỉ cậu ta đồ sặc điện thoại trong vali, sau đó thì tự trở về phòng của mình.
Khoảng nửa tiếng sau dì Diêu đẩy cửa phòng của tôi ra.
Bà ấy đưa điện thoại cho tôi, nói cảm ơn với tôi, rồi ngồi ở mép giường tôi nói chuyện phiếm.
Dì Diêu nói cô gái trên màn hình điện thoại của tôi rất giống với một cô gái ở đây.
Bà ấy nói cô gái đó ra ngoài học, năm ngoái vừa mới quay về đảo Lư, cống hiến nhiều sức lực cho quê hương, còn có ký giả tới phỏng vấn cô ấy…
Tôi cười cười nghe dì Diêu kể chuyện này, thật hy vọng thời gian có thể dừng lại ở đây để bà ấy kể nhiều chuyện hơn nữa.
Chúng tôi nói chuyện cho đến khi tiếng chuông báo năm mới vang lên, nói chúc mừng lẫn nhau rồi dì Diêu quay về phòng nghỉ ngơi.
Điện thoại cũ vẫn nằm ở trên bàn nhỏ đặt gần giường, tôi lấy hết dũng khí cầm nó lên, nhấn mở bàn phím.
Trên màn hình là một cô gái choàng chiếc khăn màu đỏ, mặt mày vui vẻ, phía sau là những chùm pháo hoa rực rở trên nền trời.
Tôi nhẹ nhàng sờ mặt cô ấy trên màn hình.
Từ sau vụ tai nạn tôi không mở máy nữa, tôi luôn mang nó theo bên người.
Mỗi khi không cầm lòng được liền đưa tay ra sờ nó một cái, sau đó cho dù có khổ sở ra sao, mệt mỏi nhiều thế nào, đau đớn bao nhiêu tôi cũng có thể nhịn được.
Nhưng tôi vẫn không dám mở máy, tôi sợ nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của cô ấy thì tất cả cố gắng và lòng tin mình xây dựng đều sẽ bị sụp đổ.
Tôi có khả năng sẽ không quan tâm tất cả mà liên lạc với cô ấy, nói cho cô ấy nghe mình đã xảy ra chuyện không may, sau đó sẽ không để ý đến hạnh phúc của cô ấy, cầu xin cô ấy ở cạnh tôi.
Nhưng đó là cô gái duy nhất tôi yêu, hơn nữa luôn yêu sâu đậm.
Tôi muốn cô ấy được hạnh phúc.
Cho nên tôi chỉ có thể trốn những giờ tập vật lý trị liệu vừa khô khan vừa khó khăn, để đi đến quê hương của cô ấy, tôi muốn hít thở cùng một bầu không khí với cô ấy, nhìn ngắm phong cảnh nơi cô ấy ở.
Tôi đã làm tổn thương cô ấy, tôi tình nguyện để cô ấy hận mình, thậm chí là quên tôi đi.
Còn tôi lại không dám xuất hiện trước mặt cô ấy, không dám để cô ấy nhìn thấy được một con quái vật như tôi.
Ngày đầu năm mới, tôi và tiểu Lý rời khỏi đảo Lư.
Trước khi lên máy bay, tôi đã gọi điện cho An Bằng, bảo cậu ấy gửi một ít pháo hoa đến đảo Lư.
Tôi muốn giữ lại thời khắc ấm áp, khuôn mặt tươi cười vui vẻ kia, cho dù khi tôi không ở đó.
Tự sự của Tần Gia Niên.
Sau khi về đảo Lư, mùa đông hai năm sau tôi đến Hoài Bắc một lần.
Có lẽ sắp đến năm mới nên người trên xe lửa không nhiều, lúc tôi đến ga đã là chiều tối.
Tôi ngồi xe buýt đến đại học Hoài Bắc.
Mới đầu bảo vệ không cho tôi vào, nói là đã đóng cửa, tôi đi mua hai gói thuốc lá ở cửa hàng bên cạnh cho anh ta thì anh ta mới cho tôi vào.
Chiêu này là do ai dạy tôi? Tôi có hơi khổ sở, không muốn nghĩ tiếp nữa.
Thời tiết rất ẩm thấp, nhiệt độ hơi thấp, tôi dùng áo khoác che kín người, đi trong sân trường.
Xuyên qua con đường mòn đến sân bóng rỗ, tôi còn nhớ ngày đó sau khi thầy và ba đưa tôi đến nhập học, tôi đã đi trên con đường này, sau đó còn ᴆụng phải một anh chàng béo mập đang ở trần tại sân bóng rỗ.
Thời gian trôi qua nhanh quá.
Mẹ tôi thường nói, nếu như biết tôi sẽ biến thành bộ dạng như bây giờ nhất định cho dù nói gì cũng không cho tôi đi ra ngoài học.
Tôi nhìn bản thân mình một chút, cảm thấy không có gì là không tốt, không phải chỉ gầy đi hai mươi mấy cân thôi à.
Nếu như có cơ hội cho tôi lựa chọn một lần nữa, tôi vẫn sẽ đi đến đại học Hoài Bắc để học, bởi vì tôi muốn một ngày nào đó, trước khi người ấy rời đi sẽ chính miệng nói cho tôi nghe tại sao.
Kế bên sân bóng rổ là sân thể dục, ở đó đang đóng cửa.
Tôi đứng yên ở đó rất lâu.
Còn nhớ năm ấy trường bắt chúng tôi kiểm tra thể năng, tôi là người trong nhóm cuối tham gia kiểm tra. Ngày đó ông trời không chiều lòng người, dường như cả chặng đường tôi đều chạy trong mưa. Bạn học trước mặt chạy quá nhanh, phía sau lại có hai bạn học chạy quá chậm, tôi một mình anh dũng chiến đấu. Ngay tại khoảnh khắc tôi muốn từ bỏ thì trên đầu xuất hiện một cái ô…
Trời bắt đầu rơi tuyết, tôi bước vào lầu dạy nghiên cứu sinh, cũng không còn ai vì tôi mà che ô nữa, tôi phải tự mình chăm sóc mình thôi.
Ở bảng thông báo của tòa nhà dạy học này có dán hình ảnh sáu sinh viên ưu tú và tóm tắt về họ.
Trường học thật là kỳ quái, sinh viên đã ra trường lâu như vậy còn giữ hình người ta lại làm gì?
Tôi nhìn vào tấm ảnh nằm ở góc bên phải kia, nước mắt liền không khống hế được chảy ra.
Tôi đi đến trước bảng thông báo, nhón tay nhẹ nhàng chạm vào tấm hình của anh ấy.
“Anh chỉ cần giải thích rõ với em, em sẽ tha thứ cho anh mà được không?”
“Khi nào anh quay về, em thật sự rất nhớ anh.”
Cho dù tôi nói gì cũng không ai đáp lại.
Nếu là trước kia, anh ấy nhất định sẽ xoa đầu tôi, nhẹ giọng dỗ dành tôi.
Tôi sờ tóc mình rồi đi khỏi trường.
Bên ngoài tuyết rơi càng lớn hơn, tôi bắt một chiếc xe đi đến khu biệt thự trên đường Nam Kinh.
Tôi ghi danh ở trước cửa tiểu khu, chú bảo vệ này tôi có biết, người trực ở đây luôn là ông ấy.
Tôi đi đến một căn biệt thự vừa xa lạ vừa quen thuộc, càng bước đi càng cảm thấy bước chân mình nặng tựa ngàn cân.
Tôi sợ nhìn thấy cái cảnh đèn đuốc trong biệt thự sáng choang, người thân đang vui mừng chúc mừng năm mới, anh hoàn toàn bình an, chỉ là không thèm liên lạc với tôi.
Tôi cũng sợ nhìn thấy cảnh biệt thự tối thui không có đèn, người tôi thương nhớ không hề có tin tức, vẫn cách tôi xa vạn dặm.
Tôi đứng trước cửa căn biệt thự, nơi đó vẫn đóng chặt cửa và không có ai cả.
Tôi đoán là mình đã bị cảm rồi, đầu váng mắt hoa, tay chân vô lực. Tôi đi dọc theo con đường mòn trong khu biệt thư để ra ngoài.
Phòng bảo vệ đèn sáng trưng, cái bàn trước mặt chú bảo vệ để mấy món ăn, trong tivi là chương trình Xuân Vãn.
Tô gõ cửa phòng bảo vệ, chú bảo vệ hỏi tôi có việc gì.
Tôi dùng giọng mũi nói với chú mình rất lạnh, muốn vào trong sưởi ấm một lúc.
Chú ấy rất dễ nói chuyện, cho tôi vào trong, để tôi ngồi trên một cái ghế nhỏ, còn đẩy máy sưởi điện đến gần tôi.
Chú bảo vệ quan sát tôi, hỏi tôi tại sao lại không về quê ăn tết.
Khẩu âm của chú ấy rất nặng, là điển hình của khẩu âm người Hoài Bắc, tôi nghe một lúc lại bắt đầu chảy nước mắt.
Chú ấy luống cuống tay chân hỏi rốt cuộc tôi bị gì.
Tôi lắc đầu, hỏi chú ấy có thể cho tôi uống một ngụm rượu được không.
Chú ấy hơi do dự sau đó cho tôi một chút rượu.
Tôi uống một ngụm, vị cay xè lan từ đầu lưỡi cho đến dạ dày.
Chú ấy xới cho tôi một bát cơm, lại đẩy thức ăn đến trước mặt tôi, bảo tôi ăn cơm vào để lót dạ.
Tôi vừa ăn vừa khóc, còn uống hết ly rượu.
Tôi nói với chú ấy rằng rượu của chú ấy là rượu giả, chú ấy giận đến mức trợn trừng mắt.
Cũng không phải là rượu giả à, tôi uống mãi mà vẫn không say.
Tôi càng uống càng tỉnh, càng muốn quên đi người nào đó lại càng nhớ rõ hơn.
Chú ấy nhìn thấy dáng vẻ này của tôi hỏi tôi có phải bị thất tình không.
Tôi cảm thấy oan ức vô cùng, nói năng lộn xộn bảo mình không tìm được bạn trai.
Chú ấy hình như cười một tiếng.
Tôi lại bĩu môi lầm bầm nói rất nhiều điều, cuối cùng cũng không nhớ rõ mình đã làm gì.
Lúc tôi tỉnh lại lần nữa bởi vì có người gọi tôi dậy.
Tôi mơ mơ màng màng mở mắt ra, phát hiện mình đang nằm ngủ trên bàn ăn của chú bảo vệ.
Bên ngoài phòng bảo vệ trời đã sáng.
Chú ấy vỗ cánh tay tôi bảo mình sắp giao ca.
Tôi dụi dụi mắt rồi đứng lên nói cảm ơn chú, sau đó định rời đi.
Chú ấy gọi tôi lại, đưa cho tôi một chay nước suối, bảo tôi mang theo uống trên đường.
Chú ấy còn kể tôi đã nói mình đi tìm bạn trai của mình, hoặc chờ anh ấy tốt nghiệp từ Mỹ trở về sẽ hỏi cho rõ ràng.
Đầu óc tôi nhất thời ngưng hoạt động.
Tôi thầm nghĩ, tôi sẽ chờ đến khi anh ấy tốt nghiệp, nếu như đến lúc đó anh ấy không đi tìm tôi vậy thì tôi sẽ đi tìm anh ấy.