“ú”
“ớ”
“ú”
…
Tiếng kêu phát ra từ bên trong cánh cổng sắt, phút chốc cánh cổng mở ra, với tiếng kẻo kẹt của khung bản lề hoen gỉ.
Đập vào mắt mọi người chứng kiến cảnh tượng có một không hai trên đời, là một đội ngũ y bác sĩ đang ra sức ghì, đè, bác sĩ nằm chất chồng lên nhau tạo thành một “trái núi” giam giữ “con yêu nghiệt” đang ngoan cố chống cự quyết liệt.
- Mau lên! Đưa bệnh nhân vào phòng đặc biệt.
Cánh cổng mau chóng được khép lại, Một người bác sĩ ở độ tuổi trung niên, khuôn mặt tròn trịa, da dẻ hồng hào, lên tiếng. Có thể đoán đây là vị giám đốc của bệnh viện, vì xem qua phong thái người đó rất có thần tướng.
Cái anh chàng hổ báo lúc nãy, đã được cậu thanh niên kia chở đi bệnh viện khám mắt. Không biết tình hình là con mắt đó có bị múc hay không, vì ngón tay ác hiểm của “con yêu nghiệt” kia đâm chọt quá bất ngờ, khiến người ta trở tay không kịp.
Khôi Nguyên cho xe tấp sang lề bên phía cổng bệnh viện. Ảnh xuống xe, rồi ra hiệu cho mình đi theo ảnh, tụi mình đến chỗ những bác sĩ đang đổ mồ hôi hột, do vừa phải khống chế một con bệnh quá nguy hiểm.
Người có khuôn mặt tròn, mà mình đoán là giám đốc bệnh viện; ông ấy ra ngoài cổng, chỗ đang tụ tập rất nhiều người để hỏi hang tình hình nạn nhân xui xẻo nhất trong ngày. Nhìn đã đoán đúng, theo như lời giới thiệu của ông ấy, thì ông chính là giám đốc của bệnh viện tâm thần Hòa Phát. Mình để ý đến cái bảng tên đeo trên cổ ông ấy, Nguyễn Văn Trung, chức vị giám đốc bệnh viện.
Ông Trung nhanh chóng cử một người đi xem tình hình của nạn nhân vừa mới bị con bệnh của Hòa Phát chọt vào mắt. Tình hình này, phải khéo mà thu xếp, chứ cái tay khi nãy, xem ra, đầu gấu lắm chứ không phải dạng hiền lành gì.
Ông giám đốc liếc qua chỗ tụi mình, bỗng dưng ông ấy vui mừng, thốt lên:
- A, Khôi Nguyên. Có phải Khôi Nguyên đó không?
Tụi mình chưa kịp nói gì, thì ông ấy đã chạy đến gần đưa tay ra bắt.
Khôi Nguyên bắt tay ông giám đốc, có vẻ anh ấy không nhận ra người đang đứng trước mặt mình.
- Cậu không nhớ tôi sao?
- Xin lỗi ông, ông có thể nói rõ hơn không?
- Ồ! Có thể cậu không nhớ tôi. Nhưng cô bé bị bắt cóc trong vụ “kế hoạch hoàn hảo” chắc cậu không bao giờ quên. Cây dương cầm và hàng phong lá đỏ.
Khôi Nguyên suy nghĩ một lúc…
Rồi nói:
- Tôi nhớ ra rồi. Ông chính là cha của Thụy Du. Con gái ông dạo này sao rồi? Tôi nhớ hồi đó, cô ấy chơi dương cầm rất hay.
- Nó nhắc đến cậu mãi thôi. Tôi có hứa với nó khi nào gặp được cậu sẽ chuyển lời giúp nó.
- Thụy Du nói sao thưa ông?
- Ở đây nói chuyện không tiện, chúng ta hãy ra sau vườn vừa đi vừa nói chuyện.
Tụi mình theo ông Trung vào bên trong bệnh viện, đi qua một dãy hành lang dài, mở ra một khung cảnh yên bình phẳng lặng. Sân vườn rộng, thoáng đãng với những hàng dừa cảnh xanh tươi mơn mởn, màu mát rượi thiên thanh hòa kết với từng chuỗi liễu um tùm xao xác gió miên mơn. Dọc theo con đường trải nhựa là những cây phượng tím tỏa bóng mát, với những cánh hoa chung thủy trên cành, hoa lá vàng ươm… thảm tím trải ven con đường đẹp lạ lùng. Người ta sẽ không ngờ rằng, chỉ cách nhau có một dãy hành lang thôi, nhưng một bên là thế giới của địa ngục với những thân người vật vờ, những con bệnh bước đi như kẻ du hồn, khuôn mặt ngờ nghệch, hoặc những ánh nhìn đầy ám ảnh, những suy nghĩ bệnh hoạn và ૮ɦếƭ chóc. Một bên, lãng mạn nên thơ, tái hiện khung cảnh của một vùng trời bình yên không hề lạ lẫm ở nơi đây.
- Con bé rất biết ơn cậu, nó muốn gặp lại cậu để mời cậu đi ăn một bữa, nó muốn chính miệng nó nói lời cảm ơn cậu. Lần đó, sau khi giải quyết xong vụ của chúng tôi, cậu lại tiếp tục điều tra một vụ khác nên không có thời gian rảnh mà gặp gỡ, tôi cũng thấy áy náy lắm!
- Xin lỗi ông! Đúng là khi đó tôi rất bận. Sau khi giải quyết xong vụ án đó, tôi lại đi nước ngoài, nên có lẽ cả ông và Thụy Du đã không liên lạc được.
- Phải, tôi đã thử liên lạc với cậu nhưng không có kết quả. Sau này, tôi có đọc trên mạng và biết cậu đã chuyển văn phòng, tôi định đến gặp cậu, nhưng, lại sợ ảnh hưởng đến công việc của cậu nên thôi. Tôi có nói với con gái của mình, nếu có duyên được gặp cậu lại một lần nữa, tôi sẽ gửi lời giúp nó. Con bé cũng đồng ý, cậu cũng biết mà, nó là người hay tin vào chuyện duyên số.
- Công nhận tôi và ông cũng có duyên, nếu không thì chúng ta đâu có gặp nhau trong hoàn cảnh này.
(…)
(…)
(…)
Ông Trung say sưa nhắc lại chuyện cũ, ông ấy khen ngợi sự thông minh của Khôi Nguyên không ngớt lời. Sau đó, ông hỏi thăm tình hình của Khôi Nguyên, hỏi ảnh có đang điều tra vụ nào không? Ông ấy cười, và hỏi tên mình. Ông Trung không hỏi quan hệ của mình và Khôi Nguyên, có lẽ ông đã đoán được mình và anh ấy là một cặp trời sinh.
- Con bệnh khi nãy có vẻ nguy hiểm đấy nhỉ?
- Ôi, chúng tôi đã mệt mỏi với anh ta đã hơn mười năm rồi đấy!
Ông Trung thở dài, bộ dạng ông ra chiều mệt mỏi.
- Nguy hiểm như vậy không cách ly ra sẽ nguy hiểm lắm.
- Anh ta trốn ra đấy chứ!
- Chắc đã xảy ra nhiều lần tương tự rồi?
- Tính thêm ông ngày hôm nay nữa là 4 người rồi đấy Khôi Nguyên.
- 4 người rồi ư!
Ông Trung bắt đầu kể cho tụi mình nghe về “hành trình gây án” của bệnh nhân nguy hiểm nhất mà ông đang điều trị.
- Mười năm trước, bệnh viện chúng tôi tiếp nhận một ca bệnh đang ở trong tình trạng rất tồi tệ. Họ đã đưa anh ta đến đây quá muộn màng, nếu không thì cũng chưa đến nổi nào đâu. Chúng tôi đã phải khổ sở biết bao với anh ta, chỉ hở ra một tí xíu thôi là xảy ra chuyện liền, ngày hôm nay cậu cũng thấy rồi đó. Anh ta bị mang một nỗi ám ảnh kì quặc, tôi chẩn đoán trước lúc phát bệnh anh ta gặp phải một san chấn tinh thần rất khủng khi*p, anh ta đã gặp một chuyện gì đó rất hãi hùng, nó đã ảnh hưởng rất sâu lên thần kinh của anh ta, anh ta không muốn nhìn thấy điều mà mình đã chứng kiến…
- Vì vậy mà dẫn tới hành vi phá hoại thị giác của người khác sao thưa bác sĩ?
- Chúng tôi vẫn đang tích cực tìm kiếm nguồn cơn của chứng bệnh thần kinh này, tất cả chỉ là phỏng đoán, cũng là lần đầu tiên bệnh viện chúng tôi tiếp nhận một trường hợp đặc biệt giống như vậy.
- Những nạn nhân trước đây bị anh ta làm tổn thương vẫn ổn chứ?
- Người đầu tiên phải hứng chịu hành vi bệnh hoạn của bệnh nhân chúng tôi, cũng là bác sĩ của bệnh viện. Anh Lê Hải Bình, một bác sĩ trẻ, khi đó Hải Bình mới chân ướt chân ráo vào ngành. Xui xẻo lại được phân công đúng ca của Hải Ninh…
- “Hải Ninh!” – Mình thốt lên.
Ông Trung quay sang nhìn mình, thấy biểu hiện của mình ông liền hỏi:
- Có chuyện gì sao cô Ngọc Diệp?
Mình định trả lời thì Khôi Nguyên nói chen vào:
- Không có gì đâu thưa bác sĩ, ông cứ kể tiếp đi! Lát nữa tôi sẽ nói với ông sau.
Ông Trung lại tiếp tục:
- Hải Bình mấy ngày liền quan sát thấy một hiện tượng kỳ quặc. Đó là, bệnh nhân Hải Ninh, liên tục mài đáy cốc nhựa dùng để uống nước, xuống nền xi măng sần sùi. Cho đến một ngày, cái cốc nhựa bị mòn thủng đáy. Mấy ngày sau Hải Ninh lại làm một việc kì cục khác, anh ta xé bị nilon bịt đáy cốc lại, rồi lấy giây thun buột chặt. Hành động đó lặp đi lặp lại rất nhiều lần khiến bác sĩ Bình chú ý. Bác sĩ Bình chưa có kinh nghiệm trong nghề nên cũng tò mò muốn xem bên trong chiếc cốc thủng đáy là gì, mà làm cho Hải Ninh thường xuyên ụp mắt vào nhìn như vậy. Nhưng, bệnh nhân Hải Ninh cứ giữ khư khư cái cốc không cho bác sĩ Bình ᴆụng vào. Điều đó càng khiến cho bác sĩ Bình nghi ngờ, bởi vì trong lúc ăn, trong lúc ngủ, hay đi vệ sinh… bệnh nhân Hải Ninh cũng mang theo cái cốc nhựa được bịt đáy bằng miếng nilon. Bác sĩ Bình đã lựa lúc Hải Ninh đang ngủ say, ςướק được chiếc cốc lạ. Sau khi, đã có được cái cốc nhựa đó, bác sĩ Bình cũng ụp mắt vào xem thử bên trong có điều gì mà khiến cho bệnh nhân của bác sĩ ấy chăm chú đến vậy. Theo lời bác sĩ Bình kể, lúc đưa mắt vào nhìn, xuyên qua miếng nilon bác sĩ nhìn thấy gương mặt Hải Ninh, anh ta đang từ từ hé mở nụ cười. Bất ngờ… thật xui xẻo cho bác sĩ Bình, một ngón tay dài chọt xuyên qua miếng nilon mỏng tanh, đâm “phặp” vào mắt bác sĩ ấy. Bác sĩ Bình chỉ kịp rú lên một tiếng.
- Trời ơi! – Mình kinh hãi, thốt lên.
- Bác sĩ ấy bây giờ vẫn ổn chứ ạ?
- Mù một mắt rồi Khôi Nguyên à! Kể từ đó bác sĩ cũng bỏ nghề luôn, thật đáng thương.
Sự việc xảy ra một tuần trước đám cưới của bác sĩ ấy.
- Vậy còn đám cưới thì sao?
- Cưới xin gì nữa cô Ngọc Diệp, cô dâu khóc sướt mướt, tự dưng trâu lành lại thành trâu què. Gia đình của cô muốn hủy hôn nhưng cô không đồng ý. Thế thì đã sao, bác sĩ Bình biết thân phận của mình đã tàn phế nên chủ động hủy bỏ hôn ước.
- Ôi, thật tội nghiệp! – Mình than thở.
Ông Trung tiếp tục kể về “hành trình gây án” của Hải Ninh:
- Nạn nhân thứ hai là bác Thịnh làm vườn, hôm ấy bác bị mệt trong người, nên sau khi đã cắt được một góc vườn cỏ thì ngả lưng nghỉ ngơi một lát. Ngờ đâu thi*p đi lúc nào chẳng biết, bác ấy từ từ hé mắt sau một giấc đẫy đà. Vừa mở mắt ra đã trông thấy Hải Ninh, anh ta cũng từ từ mở một nụ cười, theo lời bác Thịnh kể lại, khi đó anh ta còn cất tiếng nói:
“Bác đẹp trai, tôi đến đây!”
“Phặp” – ngón tay ác hiểm kia lại đâm vào mắt, lần này, là bác Thịnh một người làm vườn tốt bụng.
Nạn nhân thứ ba, là cô Xuân đầu bếp. Bữa đó, cô đang chế biến món bánh cuốn, khốn nỗi lại hết nước mắn. Cô Xuân định sai người phụ bếp đi vào kho, lấy một chai hảo hạng đem ra, nhưng nghĩ lại sao đó, cô tự mình đi lấy, cô nói với người phụ bếp là muốn vận động tay chân một chút cho khỏe người.
Cô Xuân đi vào nhà kho, mở ngăn tủ phía dưới, tìm thùng nước mắm. Cô Xuân cúi người xuống nhìn xem thùng nước mắm đặt chỗ nào, nhưng không thấy nước mắm đâu mà chỉ thấy hai con mắt ráo hoảnh, cô chưa kịp la lên thì…
“Phặp” – Ngón tay nhanh như chớp đâm vào mắt trái của cô.
“Á…” – Cô Xuân rú lên.
Thủ phạm của cả ba vụ trên đều là Hải Ninh. Lần nào anh ta thoát ra được phòng đặc biệt – phòng biệt giam, - anh ta cũng gây họa. Đầu óc của anh ta rất “thông minh”, lúc nào anh ta cũng nghĩ đến những mưu mẹo. Cậu và cô cũng thấy rồi đó, ban đầu anh ta đọc lên những con số để khơi gợi trí tò mò của người khác, nếu ai mà xấu số nhìn vào cái lỗ hỏng trước cổng thể nào cũng mắc mưu anh ta. Lần này, tôi sẽ cho người trám lỗ hỏng đó lại, và quản lý anh ta chặt chẽ hơn nữa. Sự việc ngày hôm nay, có lẽ tôi không thể làm ở đây được nữa rồi. Tôi cũng cầu mong được điều đi chỗ khác, phải sống chung với cái anh chàng Hải Ninh này, giống hệt tôm nằm trên chảo dầu vậy. Bất an quá!
- Người nhà của Hải Ninh không đến thăm anh ta sao thưa bác sĩ?
- Dạo mấy năm trước còn có bà cụ khòm lưng – mẹ của anh ta đến thăm – sau khi bà cụ mất thì không còn ai đến nữa. Tất cả những chi phí để chữa bệnh cho anh ta, bệnh viện phải gánh lấy hết. Một là, đạo đức nghề nghiệp không cho phép chúng tôi bỏ anh ta. Hai là, vấn đề xã hội; cậu thử nghĩ xem, một con bệnh như anh ta mà thả ra ngoài thì hiểm họa đấy. Nguy hiểm đến mức người nhà cũng phải tránh xa anh ta là cậu biết rồi. Chúng tôi cũng không dám cho phép người nhà gặp riêng anh ta, nếu họ có đến đi chăng nữa, nhưng, chẳng có ai đến cả ngoài bà cụ khòm, đã gần mười năm rồi.
- Hồi đó, ai đã đưa anh ta vào đây thưa bác sĩ?
- Một nhóm giang hồ, bọn xã hội đen đấy.
- Xã hội đen?
- Tối hôm đó, chúng tôi nghe tiếng đập cửa ầm ầm, chạy ra mở cổng thì thấy một lũ chừng 10 tên đầu gấu, chúng đi 5 xe gắn máy, chúng mang theo một người tay chân bị trói chặt, mồm nhét một miếng dẻ.
“Ông kia! Đem nó vô mà xào hành ăn đi!” Nói rồi, gã đầu gấu quăng xuống kẻ tâm thần mà chúng mang theo.
- Không lẽ Hải Ninh thuộc hội bọn chúng hay sao? Lạ nhỉ!
- Có thể đúng đấy cô Ngọc Diệp, anh ta – Hải Ninh – có lẽ trước đây là một tay giang hồ.
- Dấu hiệu là trên lưng, vai và đùi của anh ta có rất nhiều sẹo. Tôi đoán căn bệnh của anh ta cũng có nguồn gốc từ hoàn cảnh sống của anh ta.
---
Sau khi, nghe giám đốc bệnh viện Hòa Phát kể về người bệnh nhân nguy hiểm của bệnh viện, Khôi Nguyên cũng nói cho ông ấy biết, ảnh đang điều tra một vụ án có liên quan đến Hải Ninh và muốn nhờ ông Trung giúp đỡ.
Ban đầu, ông Trung có vẻ ngạc nhiên, nhưng sau đó, ông cũng nhận ra vấn đề và hứa sẽ giúp Khôi Nguyên.
- Thật trùng hợp cậu Khôi Nguyên à!
- Tôi đã nói chúng ta có duyên rồi mà.
- Cậu cần tôi giúp gì, cứ nói?
- Bác sĩ hãy theo dõi tình hình của Hải Ninh, nếu có dấu hiệu gì bất thường xin hãy báo cho tôi biết, tôi để lại số điện thoại cho ông.
Nói rồi, Khôi Nguyên cho ông Trung số điện thoại. Sau đó, chào tạm biệt ông:
- Tôi phải đi có việc cần, rất vui được gặp lại ông, bác sĩ.
- Cậu là ân nhân của nhà chúng tôi mà, gặp lại cậu tôi rất vui.
- Cho tôi gởi lời đến cô Thụy Du nhé! Hãy nhắn với cô ấy, tôi sẽ thu xếp thời gian đê đi ăn với cô ấy một bữa. À, còn vợ ông nữa chứ! Cho tôi gửi lời thăm cô nhà luôn.
Khuôn mặt ông Trung rạng rỡ hẳn ra, ông hớn hở nói:
- Được thế thì còn gì bằng, cám ơn cậu, rất cám ơn cậu Khôi Nguyên!
- Tạm biệt ông!
- Hai cô, cậu đi cẩn thận.
Mình cúi đầu chào ông Trung. Ông ấy tiễn tụi mình ra ngoài cổng bệnh viện, hên sao ngày hôm đó những bệnh nhân đều được giữ ở trong phòng nên mình không phải giáp mặt với họ. Mình không nghĩ là mình kì thị với người mắc bệnh thần kinh, nhưng mình có một nổi ám ảnh, mình rất sợ những thân người vật vờ với mái tóc rối bù và những suy nghĩ bệnh hoạn.
---
Ra khỏi bệnh viện Hòa Phát, mình mới nói với Khôi Nguyên:
- Ông giám đốc và con gái ông ấy có vẻ thần tượng anh quá nhỉ?
- Chắc do ông ấy nhớ ơn tôi đã cứu con gái ông ấy đó thôi.
- Anh cũng thích nghe dương cầm sao?
- Cô biết rồi còn gì, tôi là một cây mê nhạc cổ điển.
- Nhắc tới âm nhạc tôi mới nhớ…
- Nhớ gì kia?
- Chuyện anh Bo con của ông Ca Lạy bị ma ám.
- Cô tin vào sức mạnh đó sao?
- Ừm, tôi tin. Cho nên lát nữa anh phải chở tôi đến một nơi.
- Đến đâu?
- Không nói, đi rồi sẽ biết.
Mình làm vẻ mặt thần bí.
- Chà chà, cô có tài bắt chước đấy nhỉ?
- Không phải bắt chước, đây gọi là gậy ông đập lưng ông. – Nói rồi mình đánh nhẹ lên lưng ảnh, - còn chờ gì nữa mà không đi! – Mình bắt đầu học theo cách nói chuyện của Khôi Nguyên.