Vợ Có Thuật Của Vợ - Chương 07

Tác giả: nhoknhiuchien97

Tiếp Nhận Đối Phương Là Bao Dung, Muốn Thay Đổi Đối Phương Là Chiến Tranh

Trước giờ tan tầm, tôi đã nghe được phiên bản thứ ba nói về việc tôi trúng tiếng sét ái tình với Trương tổng, thầm thương trộm nhớ anh ta đến nỗi không thể dứt ra được. Tôi còn nghe Trương Mai cười khẩy thế này: “Người như cô ta, cũng có mặt mũi để thầm yêu Trương tổng sao?”.
Từ trước đến giờ tôi làm gì có mặt mũi, mặt của tôi là do con người trong xã hội này ban tặng, nếu họ không cho, thì tôi là loại không cần mặt, không biết xấu hổ.
Tôi ủ rũ rời khỏi công ty, gọi một chiếc taxi, vừa ngồi xuống đã bị người khác đẩy vào bên trong.
Lê Bằng đọc địa chỉ hết sức điềm tĩnh, rồi nhìn sang tôi.
Tôi bĩu môi, hỏi: “Chẳng phải anh nói phải giữ bí mật về mối quan hệ của chúng ta ư, sao lại lên xe cùng em ngang nhiên vậy”.
Anh nhướng mày đáp: “Em còn dám đứng giữa văn phòng mơ mộng về một chú ngựa hoang dũng mãnh khác, thì việc anh lên xe cùng em có là gì đâu”.
Tôi á khẩu, lòng tự tôn và sự xấu hổ khiến tôi không thể phản bác. Nhưng tôi cũng có thể hiểu được cảm nhận của Lê Bằng, bị vợ cắm một chiếc sừng vô hình ngay trước mặt, tất nhiên anh phải tức giận.
Tôi vốn định giải thích, nhưng dọc đường về nhà, tôi không tìm được cơ hội để nói.
Mãi đến khi Lê Bằng tắm gội, tôi nghe điện thoại hộ anh.
Người gọi đến tên là gì, tôi đã quên mất, nhưng mục đích và thân phận của cô ta tôi nhớ rất rõ. Cô ta nói rằng, gần đây cô ta đang làm quản lý tài vụ, hỏi Lê Bằng có hứng thú đầu tư không, cô ta còn nói mình là bạn gái cũ của Lê Bằng và hỏi tôi là ai.
“Tôi là vợ anh ấy, là vợ hợp pháp trên giấy đăng ký kết hôn.”
Lúc này, Lê Bằng quấn chiếc khăn tắm bước ra, anh quả thật rất gợi cảm.
Anh nghe điện thoại, vừa nhìn tôi, vừa nói chuyện.
“Ừ, đúng, anh đã kết hôn, kết hôn khá vội nên không mời em, lần sau anh sẽ bù đắp.”
Nụ cười trên gương mặt tôi biến mất, nghĩ mãi về câu “lần sau anh sẽ bù đắp”.
Lần sau? Lần kết hôn sau? Anh muốn kết hôn mấy lần?
Lê Bằng gác máy, tôi là người lên tiếng trước, hỏi: “Lần sau anh sẽ bù đắp nghĩa là sao?”.
“Anh chỉ tiện mồm nói vậy thôi.”
“Bạn gái trước của anh không phải là Lâm Nhược sao? Thế cô ta là ai?”
“Cô ấy là người trước Lâm Nhược.”
Tôi dừng lại trong giây lát, rồi hỏi: “Vậy trước cô này còn mấy cô nữa?”.
Lê Bằng đang định trả lời, thì bị tôi chen ngang.
“Thôi thôi thôi, anh đừng nói với em thì hơn, em không chịu nổi cú sốc này đâu.”
Tôi đang định vào nhà tắm, thì bị Lê Bằng kéo lại, hơi ấm trên người anh xộc thẳng vào mũi. Tôi ngửi thấy một mùi hương quen thuộc, nhưng nhất thời không nhớ ra được.
“Em đã hỏi anh vậy thì anh cũng phải hỏi em, trước Trương Lực còn mấy người nữa?”
“Thôi đừng hỏi, nếu em nói cho anh biết, chắc anh sẽ nhập viện vì đau tim, chúng ta hãy để cho nhau một khoảng riêng tư đi.”
Trong lúc nói câu này, tôi đã nhớ ra nguồn gốc của mùi hương đó, tôi cố vùng thoát ra khỏi vòng tay anh, chạy vào nhà tắm nhìn, rồi nổi giận đùng đùng đi ra.
Tôi quát lớn: “Lê tiên sinh, em đã nói với anh bao nhiêu lần rồi! Lọ màu vàng mới là dầu gội, còn màu xanh là sữa tắm, anh dùng hết cả nửa bình sữa tắm của em để gội đầu!”.
“Thảo nào mà anh xoa mãi cũng không thấy bọt, hóa ra là sữa tắm. Mà sao em lại gọi anh là Lê tiên sinh? Lại còn nổi nóng đến như vậy? Còn nữa, sao lúc nào em cũng nói: của anh, của em, chẳng phải đó đều là đồ đạc trong nhà chúng ta sao?”
Hễ nóng giận tôi lại gọi anh là “tiên sinh”, mặc dù sau lưng đã gọi như vậy không biết bao nhiêu lần.
Còn nữa, sữa tắm là của tôi, bởi vì nó được sản xuất để dùng riêng cho làn da của phụ nữ, tôi là người phụ nữ duy nhất của nhà này, vì vậy sữa tắm đó là của tôi, còn đầu anh là của anh. Về điểm này tôi rất kiên quyết.
Tôi nói: “Tại sao em không được tức giận? Lọ sữa tắm đó trị giá những hai trăm hai mươi lăm đồng, mỗi lần gội anh dùng hết nửa lọ. Đây cũng không phải là lần đầu tiên em nói với anh đó là sữa tắm, nhưng có lần nào anh nhớ đâu! Anh hãy nhìn rõ chữ trên đó rồi mới dùng có được không!”.
Anh bắt đầu cao giọng: “Một lọ sữa tắm hơn hai trăm đồng? Ngày trước anh dùng Safeguard chỉ có vài đồng mà tắm cũng sạch, sao lại lãng phí tiền của vào mấy thứ này đến thế?”.
Suýt nữa thì tôi bị làm cho tức ૮ɦếƭ, mở miệng mấy lần mới thành lời: “Thế gọi là biết hưởng thụ cuộc sống, anh không có được tính này em sẽ bồi dưỡng dần cho anh!”.
Anh bỏ chiếc khăn mặt đang vắt trên cổ xuống, nói: “Anh không cần thứ này, bắt đầu từ ngày mai anh sẽ dùng Safeguard của anh!”.
Lê Bằng quay người đi vào phòng ngủ, bỏ mặc tôi và sữa tắm của tôi, tôi cảm thấy tôi và nó rất thừa thãi.
Bữa tối không ai trong hai chúng tôi chịu vào bếp, Lê Bằng ở trong phòng ngủ nghiên cứu tài liệu, liên tục vọng lại tiếng lật giấy tờ. Tôi ngồi ở phòng khách xem ti-vi, tay cầm một cốc trà sữa và một đĩa hạt dưa.
Chúng tôi đang giận nhau, đang chờ xem ai sẽ đứng dậy trước vào bếp làm bữa tối.
Nhưng chứng tôi đều không ngờ được rằng, bữa tối không phải được nấu mà là tự tìm đến cửa, lại do một vị khách không mời mà đến đem tới, chính là người đàn ông tôi không muốn nhìn thấy: Vi Nguyên.
Dưới sự thúc giục không ngừng của chuông cửa, tôi bước ra mở cửa, gương mặt với nụ cười giả tạo của bố tôi hiện ra, khiến tôi cảm thấy buồn nôn.
Không có việc cần thì không tìm đến điện Tam Bảo, chắc chắn ông ấy lại đến để gây sự.
Bố tôi đem cá hấp, đậu phụ cay, sườn chua ngọt, nấm Bắc Khẩu xào, rau cải thái vát xào tỏi và đậu phụ hành đến. Ông ấy tự nhiên như trở về nhà, trải hai tờ báo lên bàn ăn, sau đó đem tất cả những món ăn đó bày ra, cố ý lấy thức ăn dụ tôi thay đổi nét mặt.
Tôi trừng mắt nhìn ông, nói: “Bố đến đây làm gì?”.
“Bố sợ con đói, nên mua vài món ngon mang đến cho con ăn.”
Tôi nhìn qua một lượt đồ ăn, nuốt nước bọt nói: “Bọn con ăn rồi”.
Nào ngờ Lê Bằng lại từ trong phòng ngủ bước ra, sau khi chào hỏi bố tôi, anh nói: “Bố cũng ngồi xuống cùng ăn đi ạ, bọn con đang nghĩ không biết phải ăn gì”.
Tôi lườm Lê Bằng một cái, rồi bới móc: “Không có cơm à?”.
Bố tôi lập tức xắn tay áo, đi vào bếp, vừa đi vừa nói: “Để bố đi nấu cơm, hồi bé con thích ăn cơm do bố nấu nhất mà”.
Hồi bé, hồi bé, lại là hồi bé, hễ nhớ lại hồi bé là tôi lại thấy đau lòng, hạnh phúc khi đó quả thực có thể khiến con người ta rơi lệ.
Tôi ngồi xuống bàn ăn, không nói lời nào, Lê Bằng lấy chân đá đá tôi, tôi không để ý, anh lại đá tôi thêm lần nữa, tôi bèn cáu, giẫm lên chân anh.
Lê Bằng nói: “Chúng ta làm lành nhé, em cũng phải cho bố em chút thể diện chứ”.
Tôi từ chối trả lời vấn đề này, hạ giọng xuống thấp, đè nén nỗi bức xúc nói: “‘Nếu sau này có một ngày anh cũng đối đãi với em giống ông ta đã đối đãi với mẹ em, cho dù anh có nấu cơm cho em cả đời, em cũng không tha thứ cho anh”.
Sau đó, tôi khóc.
Lê Bằng rút chân ra, tiến lại gần, nắm chặt tay tôi, an ủi: “Không đâu, sẽ không bao giờ có ngày đó”.
Mũi tôi cay cay, đột nhiên cảm thấy mùi sữa tắm phả ra từ tóc anh cũng không đến nỗi khó ngửi.
Ba người chúng tôi cùng nhau ăn tối mà không ai nói với ai câu nào. Tranh thủ lúc tôi rửa bát, bố tôi ngồi trong phòng khách nói rõ với Lê Bằng mục đích đến đây hôm nay, hóa ra hôm nay là sinh nhật ông.
Tôi tựa vào cửa bếp nghe trộm, bỗng thấy hối hận.
Tôi còn nhớ năm ngoái cũng vào ngày này, bố tôi vui mừng hớn hở nói với tôi rằng, hôm nay là sinh nhật ông.
Tôi nói: “Ồ, chúc mừng sinh nhật, bố còn chuyện gì nữa không”.
Bố tôi bị tôi làm cho tức nghẹn, không nói lên lời.
Giờ nghĩ lại, có lẽ ông chỉ muốn ăn một bữa cơm cùng cô con gái duy nhất, nhưng nực cười là, trước khi ông ấy và mẹ tôi ly thân, năm nào chúng tôi cũng cùng ông ấy tổ chức sinh nhật, tôi còn tưởng, ông ấy đã phát ngấy rồi chứ.
Lúc tôi từ nhà bếp bước ra, nhìn thấy Lê Bằng đang gọt táo, con dao gọt hoa quả biến hóa rất linh hoạt, anh có thể tách được vỏ táo và thịt táo một cách hoàn hảo, về khoản này tôi không biết làm, cũng giống như việc tôi không bao giờ có thể biết tại sao anh có thể ૮ởเ φµầɳ áo của tôi nhanh đến vậy.
Những động tác của Lê Bằng khiến tôi nhớ đến mối tình đầu. Bất kỳ người con gái nào cũng không bao giờ có thể quên được mối tình đầu. Cho dù đã quên được con người, nhưng cảm giác mà mối tình ấy đem lại sẽ không bao giờ biến mất. Vậy nên, con gái thường nói, thứ mà họ yêu không phải là đàn ông, mà là yêu dư vị của niềm vui và sự đau khổ khi tình yêu đến, nhất là mối tình đầu, những cảm giác mối tình đầu đem lại không gì có thể thay thế.
Tôi còn nhớ, mối tình đầu của tôi có đôi bàn tay của một nghệ thuật gia, anh ấy cầm 乃út vẽ và gọt táo đều mê hoặc như nhau. Nhưng tôi chưa bao giờ nói thích anh ấy, chỉ nhìn avatar của anh ấy qua QQ, tôi đã rất cảm động rồiMãi cho đến một ngày, anh ấy không lên mạng nữa.
Tôi nghĩ, có lẽ anh ấy đã thay số QQ mà không cho tôi biết.
Sau đó, Miumiu nói với tôi rằng, ai cũng từng bị bạn trai hoặc bạn gái cũ liệt vào danh sách đen trong QQ, trạng thái này sẽ được duy trì mãi mãi.
Lê Bằng bổ táo thành bốn phần. Bố tôi cầm hai miếng, đưa một miếng cho tôi.
Tôi cau mày nói: “Con không ăn”.
Bàn tay của bố tôi lúng túng dừng lại giữa không trung.
Tôi giải thích: “Con đã nói rất nhiều lần là con không ăn táo, không ăn cải thảo”. Vì sợ bố tôi sẽ suy nghĩ lung tung nên tôi đã phải lôi cả cải thảo vào cuộc.
Sau đó, tôi cầm một quả lê lên, ăn một cách chậm rãi.
Khả năng gọt vỏ táo của Lê Bằng không hề thua kém mối tình đầu của tôi, nhưng họ đều không biết rằng, tôi không bao giờ ăn táo.
Bởi táo còn có vị chua hơn cả mối tình đầu, chua đến nỗi tôi phải ghê răng.
Lê Bằng vỗ vai tôi, rồi đi vào phòng ngủ, anh đóng cửa lại, nhường phòng khách lại cho hai bố con tôi.
Tôi cầm điều khiển mở một vòng các kênh, cuối cùng dừng lại ở một chương trình nói về gia đình.
Người dẫn chương trình đang phỏng vấn một cặp vợ chồng, cặp vợ chồng này thay nhau bóc mẽ đối phương, thay nhau than phiền về những bất công trong cuộc sống cũng như những chán ghét mà đối phương mang đến cho mình.
Bố tôi bắt đầu câu chuyện trước, ông nói: “Bố và mẹ con có chút hiểu lầm, chúng ta đều không mong muốn điều đó làm ảnh hưởng đến con”.
Tôi đặt điều khiển xuống nói: “Chuyện giữa bố và mẹ không phải là hiểu lầm, mà là có người thứ ba xen vào, nếu là hiểu nhầm thì có thể giải thích, còn người thứ ba là chuyện có thật”.
Bố tôi càng lúng túng hơn: “Không, chuyện ban đầu không phải vì bố… bố có người khác ở bên ngoài, mà đúng là có sự hiểu lầm từ trước, khi ấy, chúng ta đều không học được cách tha thứ cho nhau…”.
Lúc này nam nhân vật chính trong ti-vi cũng tố cáo với người dẫn chương trình rằng: “Từ trước đến giờ cô ấy không biết dịu dàng, chỉ biết quở trách những khuyết điểm của tôi, dường như trong mắt cô ấy, tôi là gã đàn ông kém cỏi nhất trên đời, nếu đã như vậy, cuộc sống này còn có ý nghĩa gì?”.
Tôi nắm chặt hai nắm tay, nhìn bố tôi cười lạnh nhạt, nói: “Bạn con nói, đàn ông khi phạm lỗi đều đẩy trách nhiệm cho người khác, trước kia con nghĩ chắc sẽ có ngoại lệ, nhưng bây giờ con tán đồng với quan điểm đó. Nếu bố thực sự muốn duy trì cuộc hôn nhân này, vậy tại sao bố còn cho phép người phụ nữ thứ hai xuất hiện? Bố đừng nói bản thân mình không hề có chút trách nhiệm nào, người mắc sai lầm không phải là kẻ thứ ba, mà là do bố đã thay lòng đổi dạ và không còn trung thành với cái gia đình này nữa!”.
Bố tôi đỏ mặt, đây là lần đầu tiên ông á khẩu trước tôi, ngay cả một từ cũng không thể phản bác được.
Lúc bố tôi ra về, Lê Bằng từ trong phòng ngủ đi ra, dùng ánh mắt trách cứ nhìn tôi, ánh mắt ấy khiến tôi cảm thấy khó chịu hơn cả việc trực tiếp hỏi về những vấn đề riêng tư khó nói.
Tôi không thể tiếp tục nín nhịn, quát lớn: “Anh đừng nhìn em với ánh mắt như vậy, người sai không phải là em, người anh nên trách móc cũng không phải là em! Đừng nói với em những lời vớ vẩn kiểu như đàn bà làm sao hiểu được đàn ông, đàn ông các anh cũng có bao giờ hiểu được phụ nữ đâu, các anh chỉ biết tìm những lý do giả tạo để biện minh cho việc ngoại tình của mình, vừa thuyết phục người khác vừa để lương tâm mình được giải thoát! Nhưng những điều đó không phải do phụ nữ chúng em gây nên”.
Buổi tối hôm đó, tôi không thèm để ý đến Lê Bằng, chui vào chăn từ rất sớm.
Nhưng trong chăn rất lạnh, lạnh đến mức nước mắt tôi tuôn rơi.
Tôi cắn ngón tay, lặng lẽ khóc, mãi đến khi có một cánh tay vòng từ phía sau kéo tôi vào lòng, sau đó một nụ hôn lạnh giá được đặt vào sau gáy, lúc ấy tôi mới khóc lên thành tiếng.
Lê Bằng nói: “Hôm nay bố đến chỗ mẹ em, ông còn mua cả bánh ga tô, với hy vọng mẹ sẽ ăn cùng ông ấy. Mẹ em đã đuổi ông ấy đi, nên ông ấy đến tìm em, hy vọng em sẽ nói vài lời dễ nghe. Anh nhận thấy, ông ấy đã có chút hối hận, muốn cứu vãn cuộc hôn nhân này”.
Tôi không trả lời mà hỏi lại rất nhỏ rằng: “Hôm nay em quá đáng lắm phải không?”.
“Người một nhà làm gì có chuyện để bụng đến tận hôm sau.”
Sáng sớm thứ Bảy, tôi mang theo cặp mắt sưng húp đến tìm Trâu Chi Minh.
Chúng tôi hẹn nhau tại một quán cafe, tôi nhanh chóng nói rõ mục đích đến.
Anh ta nói: “Nhà nào mà chẳng có điều khó nói, tôi nghĩ bố cô sẽ không để bụng, thực ra chỉ cần cô gọi một cú điện thoại cho ông ấy, nói lời xin lỗi, là sẽ không có chuyện gì”.
Sau đó, tôi gọi điện cho bố mình trước mặt Trâu Chi Minh, tôi chỉ nói có đúng ba câu.
“Bố, chuyện hôm qua, con xin lỗi.”
“Chiều nay bố có rảnh không, con muốn hẹn bố uống trà.”
“Chính là quán cafe ngay sát khu chung cư nhà mình.”
Tôi cúp máy, khéo léo hỏi Trâu Chi Minh xem anh ta định lấy bao nhiêu tiền phí tư vấn, anh ta đưa cho tôi một bản báo giá.
Tôi trợn tròn mắt, há hốc mồm nhìn qua một lượt và đưa ra câu hỏi đầu tiên: “Mỗi tiếng chuyện trò thu hai trăm đồng, vậy chúng ta nói chuyện nãy tới giờ có tính không”.
Anh ta nói: “Cái này không tính, chúng ta là bạn bè, tôi sẽ tính giá ưu đãi cho cô”.
Giá ưu đãi, đây là ba từ mà tôi thích được nghe nhất.
Quan hệ bạn bè đúng là khó có thể đem ra đo lường.
Tôi lại hỏi: “Hàn gắn được cả một gia đình, mà chỉ thu có hai nghìn đồng. Như thế nào gọi là hàn gắn xong?”.
Anh ta nói: “Nếu bố mẹ cô quay trở lại với nhau, thì đó gọi là hàn gắn xong”.
Tôi gật đầu, cuối cùng hỏi: “Vậy nếu như tình hình không chuyển biến tốt, ngược lại ngày càng tệ hơn, thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?”.
Anh ta nói: “Không có chuyện đó đâu, việc tư vấn đòi hỏi sự tự nguyện từ cả hai phía, khi họ đã tình nguyện nghe khuyên giải, thì tỉ lệ ngày càng tệ hơn đó bằng không”.
Trâu Chi Minh vẫn luôn biết nhìn xa trông rộng, chỉ bằng vài câu nói đã giải quyết được tất cả những nghi vấn của tôi.
Lúc bố tôi tìm đến quán cafe, tôi và Trâu Chi Minh đã uống ba cốc cafe, tôi phải đi vệ sinh đến lần thứ năm, Trâu Chi Minh đi ba lần.
Bố tôi vừa nhìn thấy Trâu Chi Minh liền sững lại. Sau khi tôi giới thiệu: “Đây là người tư vấn tình cảm, nhà văn Hòa Mục”, nét mặt bố tôi trở nên phong phú hơn.
Ông ngồi xuống, sẵn sàng trả lời những câu hỏi đầy thiện ý của Trâu Chi Minh.
Tôi ngồi bên cạnh lắng nghe, thỉnh thoảng lại góp thêm vài câu.
Trâu Chi Minh nói: “Một người đàn ông quyết tâm ăn năn hối cải, là nghìn vàng khó mua, chỉ cần chú đồng ý, cháu sẽ đi thuyết phục cô, cháu sẽ làm người trung gian, giúp hai người cởi bỏ hết khúc mắc trong lòng”.
Gương mặt bố thể hiện sự không vui, ông nói với tôi: “Tại sao chuyện nhà chúng ta lại phải nhờ đến người ngoài?”.
“Bởi vì người nhà chúng ta không ai sẵn lòng giúp bố, mà mẹ con lại rất tin vào những lời của Hòa Mục. Trong những ngày bố bỏ rơi mẹ, cuộc sống tinh thần của mẹ dựa hoàn toàn vào những cuốn sách của Hòa Mục. Chúng ta nên cảm ơn anh ấy.”
Trâu Chi Minh nói: “Chú à, chỉ cần có thể hòa giải, hình thức không quan trọng”.
Bố tôi không nói gì nữa, nở một nụ cười.
Lần đầu tiên Trâu Chi Minh cho tôi thấy được sức mạnh của thần tượng, lần đầu tiên anh ta tới nhà mẹ tôi,mở được cửa trái tim bà, nói chuyện với bà hơn một tiếng đồng hồ.
Còn tôi ngồi lại quán cafe đợi cùng bố, uống hết cốc cafe thứ tư, đi vệ sinh lần thứ mười một.
Lúc Trâu Chi Minh quay trở lại, mặt mày hớn hở, anh ta mang theo tin chiến thắng.
Bố tôi nắm lấy tay Trâu Chi Minh, bày tỏ sự cảm ơn, tôi chuẩn bị sẵn hai nghìn đồng trong túi, chuẩn bị đưa cho anh ta.
Nào ngờ, Trâu Chi Minh nói: “Cô chỉ có một điều kiện thôi ạ, xin chú đừng bao giờ gặp lại người đàn bà đó, hãy đoạn tuyệt với cô ta”.
Xuất phát từ lòng nhân nghĩa, bố cảm thấy khó xử, ông vẫn muốn để lại cho người đàn bà đó chút tiền phòng thân.
Tôi lập tức nổi nóng, đập bàn đứng dậy nói: “Bố còn nói chuyện nhân nghĩa với kẻ thứ ba? Lẽ nào bố còn định đứng núi này, trông núi nọ? Suýt nữa thì cô ta đã phá hoại một gia đình, tổn thất đó ai là người phải bồi thường?”.
Sau đó, tôi nhìn sang Trâu Chi Minh nói: “Nhà văn Hòa, xin lỗi anh, hôm nay làm mất nhiều thời gian của anh quá, lần sau tôi gửi tiền anh nhé”.
Lúc ra khỏi quán cafe, điều tôi nghĩ đến đầu tiên đó là hai nghìn đồng vẫn nằm trong túi.
Tôi quay trở lại khu chung cư, bất giác ngẩng đầu, thấy mẹ đang đứng ngoài ban công, nhìn về phía sau tôi.
Tôi cũng quay lại nhìn, thì thấy bố tôi đang đi ngay phía sau.
Đột nhiên, tôi cảm thấy rất xót xa, xót xa thay cho mẹ, bà giống như thánh mẫu đứng nghìn năm trên đỉnh núi chờ chồng, ngóng trông một kẻ phụ tình có lòng hối cải, nhưng nhất thời không thể bỏ được niềm vui mới.
Bố tôi đi lên nhà, còn tôi đứng đợi ở dưới khu chung cư để họ có thời gian nói chuyện với nhau.
Hy vọng lần nói chuyện này sẽ là một sự bắt đầu mới của họ, chứ không phải là kết thúc.
Tôi rút điện thoại, mở danh bạ, cuối cùng gọi điện cho Miumiu đang ở tận Tây An xa xôi.
Lúc này tôi nhớ đến Miumiu là có lý do, cô ấy là người bạn duy nhất trên thế giới hiểu tôi mà không bắt tôi phải hiểu lại cô ấy, cô ấy luôn theo kịp thời đại, thay đổi còn nhanh hơn cả dự báo thời tiết, cô ấy chưa bao giờ keo kiệt trong việc chia sẻ với tôi về cuộc sống tình cảm phong phú của mình, đồng thời không ngừng chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy được với tôi, cho tôi biết thế nào là đàn ông.
Từ Miumiu tôi học được cách phân loại đàn ông và tình yêu, nhờ đó mà kinh nghiệm ngày một phong phú lên.
Điện thoại được kết nối, giọng nói của Miumiu đầy sự mừng rỡ, lẫn chút thương cảm.
Tôi hỏi Miumiu có phải lại tìm được tình yêu mới ở Tây An. Bởi mối tình nảy sinh nơi đất khách là đẹp nhất, nhưng cũng ngắn ngủi nhất, nó không thể di chuyển theo bước chân người đi đến những miền đất khác mà sẽ bị chôn vùi ở chính nơi sinh ra.
Miumiu nói, trên đường bắt xe bus từ sân bay vào thành phố, cô ấy gặp một người đàn ông nói giọng địa phương. Họ nói chuyện với nhau rất vui vẻ, thậm chí còn hận không gặp nhau từ trước để lửa tình được nhen nhóm sớm hơn. Người đàn ông đó đã đưa cô ấy đi khắp Tây An, còn là người đầu tiên xuất hiện khi cô ấy bị đau dạ dày, đưa cô ấy đi cấp cứu.
Ngồi bên cạnh giường bệnh, anh ta nắm lấy tay cô ấy và nói chuyện tương lai với cô ấy.
Lúc đó, Miumiu biết rằng, đã đến lúc nói lời chia tay. Bởi cô ấy không thể sống mãi ở Tây An, cũng không thể ích kỷ bắt anh ta phải dời bỏ nơi này.
Nói đến đây, sự vui mừng trong giọng nói của Miumiu đã biến mất, chỉ còn lại thương cảm.
Miumiu nói tôi và cô ấy không khác gì nhau, chỉ có điều cô ấy yêu người đàn ông khác, cố tìm chân mệnh thiên tử cho mình trong những mối quan hệ yêu đương rối bời. Còn tôi, luôn đặt việc kết hôn lên hàng đầu khi yêu đương, nên mỗi lần yêu đều đầu tư rất nhiều tinh thần và sức lực, vì vậy không đủ độ phóng khoáng.
Tôi nói với Miumiu, kết hôn và yêu đương là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Giống như bố mẹ tôi, họ vốn rất yêu nhau, lại chia tay nhau vì nhiều điểm bất đồng trong cuộc sống. Nhưng họ rất may mắn, bởi họ đã có nhiều năm tích lũy tình cảm nên mới duy trì được mối quan hệ.
Cuối cùng, tôi nói cho cô ấy biết, bố mẹ tôi muốn quay lại với nhau.
Đúng lúc tôi nói tin này với Miumiu, bố tôi đi xuống. Nét mặt ông đầy sự thất bại và hổ thẹn, khóe mắt còn vương vết lệ.
Lòng tôi chợt run lên, nghĩ đến kết cục tệ nhất.
Bố lắc đầu với tôi, không nói gì cả, khom lưng bỏ đi.
Tôi quay người đi lên gác, bấm chuông.
Lúc mẹ ra mở cửa, gương mặt bà thể hiện rõ sự kìm nén nỗi uất ức.
Tôi bước vào trong, hỏi mẹ: “Tại sao một cặp vợ chồng không thể ở bên nhau khi tình cảm vẫn còn? Có phải bố mẹ đang á tàn nhẫn với chính mình?”.
Thực ra, điều tôi muốn nói là, bố mẹ đã quá tàn nhẫn với con.
Mẹ tôi nói, vừa rồi ngay trong lúc họ đang nói chuyện với nhau, bố tôi nhận một cuộc gọi, là người đàn bà đó gọi đến.
Bố vốn định sẽ nói rõ mọi chuyện với cô ta trước mặt mẹ, nhưng không ngờ lại được nghe đối phương thông báo một tin. Sau lần sảy thai trước, bác sĩ đã kết luận cô ta không còn khả năng làm mẹ. Cô ta không cầu xin bố tôi quay về, nhưng lại hy vọng lúc này có người ở bên an ủi.
Tin tức kia làm tôi bị chấn động, tôi giống như một kẻ vô vọng đứng giữa vùng đất hoang gọi điện thoại trong một ngày mưa to gió lớn. Và khi sét đánh xuống tôi biến thành một cục than.
Tôi an ủi mẹ một lúc, đem tất cả những lời lẽ mà tôi có thể nghĩ được ra an ủi bà, nhưng vẫn không hóa giải được sự đau lòng và tuyệt vọng của mẹ.
Mẹ tôi nói: “Lúc còn trẻ, mẹ và bố con sống với nhau rất hạnh phúc. Bố con có rất nhiều tật khiến người khác khó lòng chịu nổi, chân ông ấy rất hôi, lại không thích tắm rửa, tất và giày đều phải phơi ở nơi thoáng gió nhất của ban công cả đêm mới hết mùi. Chưa bao giờ ông ấy nấu cơm, không phải vì không biết nấu, mà là lười không chịu nấu. Còn nữa, ông ấy luôn cho rằng, đàn ông thì phải tránh xa bếp núc, vì thế ngay cả bát đũa ông ấy cũng không chịu rửa. Tuy nhiên, ông ấy lại biết cắm cơm, cùng một nồi cơm điện, nhưng cơm do ông ấy nấu bao giờ cũng ngon. Ông ấy bảo mẹ quá sạch sẽ, giống như một cái tật vậy, nên thường nổi nóng với mẹ chỉ vì mẹ bắt ông ấy phải thay quần áo và ga giường, dù vậy lần nào ông ấy cũng ngoan ngoãn làm theo. Ông ấy còn nói, mẹ hay nói nhiều, luôn làm cho ông ấy phải đau đầu, thực ra không phải vì ông ấy không cãi lại được mẹ, mà chẳng qua là không muốn cãi lại, nhường mẹ mà thôi”.
Tôi ngồi nghe mẹ kể từng chút về cuộc sống của hai người, trong lòng đau đớn như bị một chiếc cưa điện cắt phải.
Tôi hỏi mẹ, bố có nói gì không.
Mẹ nói: “Cho dù có nói, thì quá nửa trong số đó cũng là câu “tôi xin lỗi”, chỉ có điều mẹ không để ông ấy nói”.
Trái tim tôi càng đau hơn, bởi tôi và mẹ giống nhau, đều rất sợ đàn ông nói ra ba chữ này.
Nếu người nói câu này là cấp trên hoặc lãnh đạo, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc giáng chức hoặc buộc xin nghỉ; nếu là bạn bè, nó có nghĩa là hiểu và mong tha thứ; nếu là người thân, thì câu nói đó bao hàm tình yêu và sự bao dung; nhưng nếu nó được nói ra từ người yêu hoặc chồng thì nó đồng nghĩa với chia ly.
Tôi và mẹ đều sợ sẽ phải rời xa bố, cho dù ngoài miệng chúng tôi đều nói coi ông như đã ૮ɦếƭ.
Nhưng giờ đây, chúng tôi đành bất lực.
Sau khi ăn cơm cùng mẹ, tôi mới trở về nhà.
Trước khi đi, tôi còn nhấn mạnh nhiều lần rằng, tôi có thể ở lại cùng bà vài ngày, nhưng đều bị mẹ từ chối, bà khuyên tôi phải học cách nhu mì một chút, vừa kết hôn, càng phải chú ý bồi dưỡng tình cảm vợ chồng.
Tôi đem theo sự ân cần chỉ bảo của mẹ, quay trở về tổ ấm của tôi và Lê Bằng.
Một căn hộ ấm cúng, một mâm cơm để phần và cả mẹ anh đang chờ tôi.
Mẹ anh đang đi đôi dép lê của tôi, ngồi trên chiếc sofa tôi quen ngồi, cầm chiếc điều khiển của tôi và xem bộ phim truyền hình tôi thích nhất.
Mẹ anh nói: “Con ăn chưa, cơm canh phần trên bàn đây, hay là để mẹ hâm nóng lại cho”.
Tôi nói tôi ăn rồi, sau đó ϲởí áօ khoác đi vào phòng ngủ.
Lê Bằng không dựa vào đầu giường nghiên cứu tài liệu như dự đoán của tôi, mà đang vươn tay vớ lấy chiếc chăn trên nóc tủ, bàn chân còn giẫm lên một khuôn mặt.
Đó là mặt của Cổ Thiên Lạc!
Tôi kêu lên, chạy vội đến, lao vào lòng Lê Bằng.
Tất nhiên là anh cho rằng tôi đang sà vào lòng anh vì nhớ nhung.
Lê Bằng tặng cho tôi một nụ hôn nóng bỏng, nói: “Bà xã, em ra ngoài cả ngày, anh rất nhớ em”.
Tôi đấm anh thùm thụp rồi đẩy anh ra, nhặt tờ poster mà tôi thích nhất lên.
“Sao anh có thể đối xử với nó như vậy, đây là tấm poster mà em thích nhất!”
“Em gả cho anh rồi, người mà em thích nhất bây giờ phải là anh.”
Tôi lườm Lê Bằng một cái, nghi ngờ anh cố ý giẫm đạp lên Cổ Thiên Lạc, bởi lúc nào tôi cũng say đắm với những bộ phim điện ảnh và phim truyền hình của anh ấy, tôi còn có thể đọc thuộc lòng chòm sao, tuổi, chiều cao, thể trọng, mối quan hệ gia đình của anh ấy.
Nhưng Lê Bằng lại không thích như vậy, nói với tôi: “Xem lại đức hạnh của em đi”.
Tôi cất tấm poster một cách cẩn thận, nhẹ nhàng cảnh cáo anh: “Em sẽ không làm gì với Lý Gia Hân của anh, vì thế cũng xin anh hãy cách Cổ Thiên Lạc của em xa một chút!”.
Lê Bằng nhìn từ cao xuống dùng lỗ mũi liếc nhìn tôi: “Hừ”.
Tôi nói: “Đồ đáng ghét”.
Anh trừng mắt lên.
Tôi liếc mắt nhìn ra cửa, nói: “Sao anh lại để mẹ ngồi một mình ngoài phòng khách, anh đang tìm gì thế?”.
Anh giải thích, mẹ anh muốn được yên tĩnh một mình xem ti-vi, còn anh đang tìm chăn và gối dự phòng.
Tôi hỏi: “Mẹ định ở lại đây à?”.
Anh gật đầu, nói: “Chỉ ở một đêm thôi”.
Tôi đưa mắt nhìn anh một cái, rồi lôi gối và chăn dự phòng từ ngăn tủ bên cạnh ra, nói: “Phòng khách lạnh đấy, một chăn có đủ ấm không? Hay là lấy thêm chiếc thảm mà mình được tặng lúc kết hôn nữa”.
Lê Bằng bị tôi làm cho cảm động, ôm cả tôi và chăn vào lòng, hôn liên tục lên má tôi.
Lúc này, tiếng ho khan của mẹ anh vọng lại từ phía phòng khách.
Hai chúng tôi lập tức tách nhau ra, tình cảnh này khiến tôi cảm nhận được thế nào là kích thích khi yêu đương vụng trộm.
Tôi đem chăn đến phòng khách, nói: “Mẹ, tối nay mẹ ngủ cùng con nhé, để Lê Bằng ngủ ở phòng khách”.
Mẹ anh lắc đầu liên tục: “Vậy sao được, mẹ có thể ngủ lạnh một đêm, nhưng nó thì không được. Nó không chịu được lạnh, hễ lạnh là đau thắt lưng, đàn ông không được để thắt lưng đau, thắt lưng là “gốc rễ” đấy!”.
Tôi sửng sốt, tự nhiên lý giải những logic này thành: Đàn ông mà ngủ phòng khách thì “chỗ đó” sẽ bị đe dọa.
Lần đầu tiên nằm trên giường của mình mà tôi thấy bất an như đang nằm trên nồi hấp, người nằm bên cạnh là chồng tôi, nhưng không ai trong chúng tôi dám vượt qua Lôi Trì lấy một bước.
Suýt nữa thì tôi quên, khi giữa hai người đàn bà xuất hiện một người đàn ông, họ rất dễ trở thành thù địch, đáng sợ nhất là một trong hai người ấy là người nuôi nấng người đàn ông đó.
Tôi chậm rãi kể lại cho Lê Bằng nghe chuyện xảy ra giữa bố mẹ tôi hôm nay, nhưng tôi không dám nhuốm thêm nhiều cảm xúc cá nhân vào đó, mặc dù tôi rất tức giận.
Lê Bằng nói, đứng ở góc độ của tôi, tôi đã làm đúng. Là một người con cũng là một người phụ nữ tôi phải bảo vệ gia đình mình và sự tôn nghiêm của mẹ, tôi là cô gái vĩ đại nhất trên thế giới này. Nhưng đứng ở góc độ của đàn ông, bố tôi từng đi nhầm một bước, giờ muốn quay đầu, đây là điều đáng được tha thứ, nhưng việc người phụ nữ đó không còn khả năng mang thai là điều mà bố tôi không thể lường trước được, tôi nên thông cảm cho ông.
Tôi rất tức giận hỏi lại anh, lẽ nào phụ nữ đều phải là thánh mẫu, chẳng lẽ chỉ cần đàn ông chịu nhìn nhận sai lầm họ sẽ trở thành bảo vật vô giá, hay bố tôi mới là người bị hại, đáng để đồng tình nhất?
Lê Bằng nói, vợ chồng là mối quan hệ kết hợp giữa sự khoan dung, tha thứ, và nhân nhượng giống như anh vẫn thường nhân nhượng tôi.
Tôi nổi cáu, hỏi lại anh đã nhân nhượng tôi khi nào?
Anh nói: “Đó là những lúc mà em không ý thức được”.
Tôi như ngây ra, trầm ngâm một lúc, tự hỏi lại mình xem đã khiến anh khó xử khi nào.
Một lúc sau tôi hỏi: “Vậy tại sao anh lại cưới em?”.
Lê Bằng nói: “Bởi vì anh yêu em”.
Anh ôm chặt lấy tôi nói: “Chẳng lẽ đến bây giờ em vẫn không biết sao?”.
Tôi biết, người phụ nữ nào cũng muốn được nghe người mình yêu thương nói yêu mình, nhưng vào giờ này phút này, tôi không có suy nghĩ đó, tôi xin thề với toàn thể chị em phụ nữ trên thế giới, tôi chỉ muốn biết ngoài tình yêu ra, còn có nguyên tố nào tác thành cho sự kết hợp của chúng tôi.
“Ngoài yêu ra thì sao?”
“Em là người phụ nữ thích hợp với anh nhất trên đời.”
Tôi gật đầu và nghĩ đến việc tôi cũng đã từng nói như vậy với Miumiu.
Có lẽ Lê Bằng cũng cảm thấy hứng thú với hình thức một hỏi một đáp này nên liền hỏi lại tôi.
“Thế còn em, ngoài yêu ra, thì tại sao em lại lấy anh?”
“Bởi vì anh rất thích hợp sống cùng với em, chúng ta rất ăn ý, cuộc sống như vậy sẽ rất có ý nghĩa, không hề buồn tẻ. Em rất sợ chúng ta sẽ giống bố mẹ em, làm khổ nhau đến mấy chục năm, khiến cuộc sống khô khan, nhàm chán, không thể chịu đựng nổi, để bố em lấy đó làm cái cớ đi ngoại tình.”
Lê Bằng trầm tư một lúc lâu, lúc tiếp tục nói anh đặt ra một câu hỏi mà tôi không ngờ tới.
Anh không bênh vực bố tôi, mà hỏi: “Thế bố em và người đàn bà kia bắt đầu như thế nào? Em từng gặp cô ta chưa?”.
Câu hỏi đầu tiên của Lê Bằng đã đánh trúng cốt lõi của vấn đề.
Người đàn bà chưa bao giờ gặp mặt đó, rốt cuộc trông ra sao? Tại sao cô ta lại thích một người đàn ông lớn hơn mình đến hơn hai mươi tuổi, cô ta có tài cán gì mà mê hoặc được bố tôi? Rốt cuộc cô ta là nữ siêu nhân hay là một nữ tướng ςướק?
Đúng lúc tôi đang phác họa chân dung kẻ thứ ba trong đầu, thì tiếng gõ cửa phòng ngủ vang lên, tiếp đó là tiếng mẹ anh, bà nói: “Ngủ sớm đi, đừng thức khuya nữa”.
Tôi và Lê Bằng đều im bặt.
Nửa đêm, tôi dậy đi vệ sinh, rồi ra phòng bếp rót một cốc nước, lúc ngang qua phòng khách, tôi bị mẹ anh làm cho giật mình.
Mẹ anh quát: “Cút ra ngoài!”.
Tôi dừng lại, hỏi theo bản năng: “Gì ạ?”.
Mẹ anh nói tiếp: “Không gì cả! Cút ra ngoài!”.
Tôi lập tức đi vào phòng bếp, núp cạnh cửa quan sát.
Tôi nhìn thấy mẹ anh ngồi dậy, lại nghe thấy bà quát: “Muốn ૮ɦếƭ à!”.
Tôi uống ừng ực hết cả cốc nước, đặt cốc xuống, chạy về phòng ngủ, gọi Lê Bằng dậy.
Lê Bằng ậm ừ một tiếng, ôm tôi vào lòng, còn tiện tay đẩy tôi xuống giường, đùi phải gác lên người tôi, đè chặt tôi.
Tôi Ϧóþ chặt mũi anh, nói: “Lê Bằng! Mẹ anh xảy ra chuyện rồi!”.
Lê Bằng bừng tỉnh, nhìn chằm chằm vào tôi trong bóng tối.
“Mẹ anh bị mộng du! Còn quát em cút đi!”
Lê Bằng thở dài một cái, không lấy gì làm lạ nói: “Bệnh cũ ấy mà, mẹ anh lúc ngủ thường mắng chửi người khác, thỉnh thoảng còn đánh người”.
Tôi kinh ngạc, bắt đầu thấy may mắn vì người ngủ ở ngoài phòng khách hôm nay không phải là Lê Bằng.
Tối đó tôi ngủ không sâu, thỉnh thoảng lại nghe thấy tiếng chửi rủa vọng lại từ phòng khách, có một câu mà tôi nghe không rõ lắm, đại để là “cút ra ngoài” nhưng bằng tiếng địa phương.
Buổi sáng khi ngủ dậy, tôi chiếm nhà vệ sinh trước, dò dẫm trong đó đến hai mươi phút, lúc đi ra thấy Lê Bằng vẫn ngủ say như ૮ɦếƭ, tôi không nói câu nào lấy chân đạp anh một cái: “Mau dậy đi, hôm nay đến lượt anh làm bữa sáng, đừng có giở kế hoãn binh ra với em!”.
Tôi kéo Lê Bằng còn đang ngái ngủ ra khỏi phòng, thì thấy trong phòng khách đã bày một bàn đầy thức ăn, nào là: mì, cháo trắng, bánh mì, bánh bao, còn cả dưa muối.
Mẹ anh ngồi xuống cạnh bàn cười với chúng tôi, nói: “Sắp muộn rồi đấy, tranh thủ còn nóng mau ăn đi”.
Lê Bằng nhanh chân bước tới bàn ăn, bưng bát cháo trắng lên ăn luôn, còn mẹ anh nhìn anh đầy âu yếm.
Tôi bước đến, vỗ vào anh, nói: “Anh đánh răng chưa?”.
Mẹ anh đỡ lời: “Ăn xong rồi đánh, mau ăn đi!”
Tôi ngồi xuống, đón lấy một bát mì nóng, lặng lẽ ăn, nhưng vẫn không quên giẫm mạnh lên chân Lê Bằng ở dưới gầm bàn.
Ăn sáng xong, mẹ anh phụ trách việc thu dọn bát đũa.
Tôi hỏi: “Mẹ dậy từ mấy giờ ạ?”.
Bà trả lời: “Năm rưỡi”.
Tôi nói: “Sớm vậy ạ? Vậy đợi chúng con đi làm, mẹ ngủ bù đi ạ!”.
Mẹ anh nói: “Không ngủ nữa, mẹ còn phải đem số thức ăn còn lại về cho bố con, chỗ đó cũng đủ cho chúng ta ăn hai bữa, đừng có lãng phí. Hơn nữa, ngủ sớm dậy sớm tốt cho sức khỏe, mẹ già rồi, cũng không ngủ được nhiều”.
Tôi không nói gì nữa, vốn định nói ra chuyện tối qua nhưng đành nuốt ngay xuống bụng.
Trước khi đi làm, tôi ra ban công cất quần áo, nhìn thấy một hàng toàn đồ lót của tôi.
Tôi chạy vào phòng ngủ tóm lấy Lê Bằng đang thắt ca vát, vừa thay anh thắt nốt những bước còn lại, vừa cố ý thít chặt cổ, uy Hi*p anh: “Không phải mẹ giặt đồ lót giúp em đấy chứ? Nhiều cái em còn chưa mặc mà”.
Lê Bằng nói: “Đúng là mẹ giặt, lẽ ra anh định giặt, nhưng mẹ bảo đàn ông không được giặt đồ lót cho phụ nữ nên tranh giặt, sau đó còn giặt luôn cả đồ lót trong ngăn tủ”.
Tôi chớp chớp mắt, nói: “Đàn ông không được giặt đồ lót cho phụ nữ? Vậy tại sao em lại phải giặt đồ lót cho anh?”.
Anh cười rất ngọt ngào, tiến sát đến hôn tôi một cái, an ủi nói: “Mẹ chúng ta là thế, người già mà, luôn giữ chút gì đó mê tín hoặc truyền thống. Theo cách nói của họ, nếu đàn ông giặt thứ này, sẽ xui xẻo cả đời, em thông cảm một chút”.
Đột nhiên tôi hiểu ra một đạo lý, khoan dung, độ lượng, nhường nhịn đều được thực hiện từ một phía, phía còn lại cứ sống trong tình cảnh không biết gì, giống như hiện giờ vậy.
Đến giờ đi làm, tôi và Lê Bằng không hẹn mà cùng đi ra cửa, mẹ anh đi theo phía sau.
Từ trên tầng xuống đến dưới, tôi quay lại nói với mẹ anh tất cả năm lần: “Mẹ, không cần tiễn đâu ạ”.
Lê Bằng cũng nói ba lần.
Nhưng vẫn không thể thay đổi được tinh thần nhắm mắt theo đuôi của mẹ anh.
Cả ba chúng tôi xuống đến tầng một, khi tôi đưa tay vẫy một chiếc taxi, thì bị mẹ anh ngăn lại.
Bà nói: “Đi taxi đắt lắm, đợi sau này các con có con, còn nhiều việc phải tiêu đến tiền!”.
Tôi gật đầu cười, đi về phía đầu đường, vừa quay đầu lại nói lời tạm biệt với bà, vừa hạ quyết tâm bắt bằng được taxi.
Ở phía sau, mẹ Lê Bằng nói: “Ấy, sao hai đứa con không đi cùng nhau? Chẳng phải hai đứa làm cùng một chỗ sao?”.
Lê Bằng nói vài câu rồi đuổi theo tôi, kéo lấy tay tôi, nhìn về phía trước và nói: “Bình tĩnh, đi đến đầu đường anh sẽ bắt taxi cho em”.
“Anh chắc là mẹ chỉ ở một ngày chứ?”
Anh “ừ” một tiếng.
“Mẹ dùng máy giặt giặt đồ lót cho em, nó bị biến dạng hết rồi. Hôm nay anh đến công ty mang ít sản phẩm mẫu về cho em nhé, em không còn gì để mặc nữa!”
“Không mặc càng tốt!”
Tôi lập tức véo lên mu bàn tay anh.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc