Vô ảnh thần chiêu - Hồi 29

Tác giả: Vô Danh


Lã Tuyết Cừu trở lại nhà Nhã Uyên sau ba ngày. Nhã Uyên sốt nằm mê man.
Nhã Dung buồn rượi, nói :
- Công tử đi, sáng hôm đó Uyên muội bệnh, không rõ sao.
Dĩ nhiên Tuyết Cừu hiểu chứng đó rồi. Chàng lấy làm khổ tâm. Cứu bệnh nàng thì dễ, làm cho nàng đừng thương nhớ, đừng đòi đi theo mới là khó.
Nhã Dung đưa chàng vào thăm nàng. Chàng thấy Nhã Uyên hôn mê.
Tuyết Cừu xem mạch xong, nói :
- Bệnh này không gì quan trọng lắm, có thuốc chữa là khỏi ngay.
Nhã Dung lui ra để chàng được tự do.
Tuyết Cừu truyền chân lực vào người Nhã Uyên.
Một hồi, Nhã Uyên cựa mình mở mắt ra. Thấy chàng, nàng mừng quá đỗi. Nàng ngồi dậy ngay.
Tuyết Cừu cho nàng uống thuốc. Những viên thánh dược kia đã giúp nàng khôi phục lại sức khỏe mau chóng.
Nhã Uyên hỏi :
- Đại ca chữa bệnh cho người ta ra sao mà về nhanh vậy?
Chàng mỉm cười nói :
- Đi mới ba hôm mà Uyên muội bệnh lên xuống, còn đi lâu nữa làm sao? Chữa bệnh cho người... yêu của Thần nữ xong rồi!
Nàng lại hỏi :
- Bao giờ đại ca lại đi?
Tuyết Cừu nói :
- Tiểu huynh đi, hiền muội lại bệnh nữa. Tiểu huynh sẽ để lại cho hiền muội một số thuốc nhé!
Nhã Uyên nói như người mất hồn :
- Bây giờ bỗng nhiên tiểu muội hết muốn sống, đại ca ơi! Đại ca có hiểu cho tiểu muội không?
Tuyết Cừu gật đầu, không đáp.
Nhã Uyên chợt thở dài... Nàng khoanh tay đi tới đi lui trong phòng.
Tuyết Cừu biết nàng đang đau đớn. Chàng không dám làm kinh động sự yên tĩnh thiêng liêng ấy. Nhã Uyên cũng là một kiều nữ. Nàng vừa đẹp, vừa ngoan. Tâm hồn ngây thơ trong trắng của nàng giờ đây loáng thoáng hình ảnh của bậc anh hùng ngự trị.
Nhã Uyên bước lại nắm tay chàng, nói :
- Tiểu muội quyết định rồi. Tiểu muội phải hy sinh tình cảm của mình để đại ca đi làm việc lớn. Việc lớn xong, đại ca quay lại đón tiểu muội...
Tuyết Cừu vừa mừng vừa cảm động. Trường hợp này, chàng dù không muốn đánh lừa nàng cũng không được, đành nói :
- Dĩ nhiên là vậy, nếu tiểu huynh thoát khỏi tai ách của kẻ địch. Người này võ công hơn tiểu huynh rất xa.
Họ ngồi lại nói chuyện với nhau, bỗng gia nhân vào báo :
- Thuyền về!
Tuyết Cừu rất mừng. Thuyền về là có cảnh náo nhiệt sẽ làm cho Nhã Uyên bớt đi nỗi u tịch. Chàng và Nhã Uyên chạy ra bến.
Trên thuyền gồm ba người, Nhã Thư, Nhã Thi, Mỹ Cơ...
Cả ba cùng chạy xuống tay bắt mặt mừng.
Nhã Thi lại đưa cho chàng mấy bộ đồ nữa. Nàng nói :
- Trong lúc rảnh rỗi, tiểu muội may cho đại ca đó. Kỳ này đại ca không đi, nên thuyền mình lời ít.
Cả bọn xúm lại chuyển hàng lên bờ.
Một hồi công việc xong, Nhã Thư đưa mọi người vào quán.
Tuyết Cừu hỏi :
- Giải Ngữ đã sum họp với gia đình rồi chứ?
Nhã Thi nói :
- Ai cũng cảm ơn công tử cả. Vương lão bảo trả viên ngọc lại cho đại ca, nhưng tiểu muội không nhận.
Chàng cười :
- Viên ngọc đó đâu bằng bức tranh và quyển sách kia. Tại hạ gởi lại bức tranh nhờ tiểu thư đem giùm cho Giải Ngữ. Cái kỷ niệm thời thơ ấu của nàng chỉ còn lại chừng đó. Xong tiệc này tại hạ tạm chia tay vì có việc gấp!
Cả bọn nghe chàng sắp đi, họ cảm thấy nơi hồn họ có một áng mây buồn. Những kẻ cần đi thì sớm muộn gì họ cũng phải ra đi.
Tuyết Cừu từ biệt bến Tần Hoài.
* * * * *
Đêm kia, Tuyết Cừu đi ngang qua khu rừng, nhìn vào bên trái thấy có ánh đèn, chàng tự hỏi :
- Nơi rừng vắng này lại có nhà của ai?
Chàng nhắm hướng có đèn mà đi tới. Gần đến nơi, chàng biết đây là am của đạo sĩ. Chàng qua ngõ sân mà nhìn vào thì thấy có một vị đạo cô đang ngồi tụng Huỳnh Đình. Âm thanh ngân nga đều đều. Tuyết Cừu đứng im để nghe.
Xong một hồi kinh, đạo cô không quay mặt ra, lại nói :
- Xin mời vào!
Chàng đến không gây tiếng động, thế mà vị đạo cô nghe được đủ biết người có công lực tu vi thâm hậu.
Tuyết Cừu nói :
- Tại hạ là Lã Tuyết Cừu, lỡ đường ghé vào đây xin tá túc, không biết có tiện chăng, xin đạo cô chỉ dạy!
Vị đạo cô ấy từ từ quay mặt ra, chàng thấy người này trên dưới ba mươi có dáng cao nhã, ẩn ướt nét... Tiên cô.
Đạo cô nói :
- Mời công tử vào!
Tuyết Cừu xá một cái rồi bước vào.
Đạo cô kéo ghế mời ngồi. Nàng tự tay châm trà. Đạo cô hỏi :
- Công tử là người giang hồ, có việc gì cấp bách mà phải đi đêm?
Tuyết Cừu nói :
- Nhiều lúc không cần kíp mà cũng phải lây về đêm. Nơi đây vắng vẻ quá, sao đạo cô lại ở một mình?
Đạo cô cười :
- Tiên gia cốt lấy thanh tịnh làm đầu. Nơi này mới là tu tập lý tưởng.
Tuyết Cừu nói :
- Tiểu giả ẩn sơn đại giả ẩn thị (nơi rừng núi là bậc ẩn sĩ cỡ thấp, còn kẻ đại ẩn là phải ở nơi ồn ào - Tức là vàng thật không sợ lửa). Đạo cô có nét tiên cốt thì ở nơi nào đạo cô cũng vẫn là tiên. Chỉ sợ những kẻ không hảo ý đến đây quấy phá mà thôi.
Đạo cô mỉm cười :
- Cũng có đôi lần rồi, nhưng nhờ Tam Thanh giáo chủ gia hộ nên qua khỏi. Công tử có nét phong lưu và sát khí lẫn ám khí trên gương mặt còn vương vất chút ít. Có lẽ không lâu nữa ma khí ấy cũng hết.
Tuyết Cừu chắp tay nói :
- Cảm ơn... Tiên cô chỉ đã dạy. Tại hạ mình mang sát nghiệp quá nhiều, cũng chỉ vì giang hồ lắm kẻ tà ma.
Đạo cô gật đầu nói :
- Đông Hải Thần Quân bị cô bé ở Bí Tàng cung dẫn một số cao thủ phá nát các sào huyệt của Thần Quân phủ. Lão cùng Ngũ Hoa chạy ra Quan ngoại thành lập cơ sở ngoài đó và không lệ thuộc Bình Thiên Thần Nữ. Trong lúc đó, cánh Giang Nam Phủ tung oai tác quái suốt một dãy lục địa Đông nam Trung Nguyên. Thủy Đường cung do Huyết Trì Thánh Nữ làm chủ miền Trung Trung Nguyên. Huyết Trì âm thầm chủ trương thoát ra ngoài ảnh hưởng của Thần nữ. Xét thật kỹ mới thấy Huyết Trì Thánh Nữ là tay có nhiều viễn kiến.
Tuyết Cừu nghe đạo cô luận việc giang hồ mà giật mình. Té ra vị đạo cô này hiểu rất rõ về việc giang hồ, trong đó có nhiều điều chàng không biết.
Tuyết Cừu hỏi :
- Căn cứ vào đâu mà tiên cô nhận xét về Thánh nữ vậy?
Đạo cô nói :
- Huyết Trì Thánh Nữ không đá động gì đến Bí Tàng cung, mặc dù có nhiều lần nàng được chỉ thị phải bắt triệt để người Bí Tàng cung, thì nàng lại lấy lý do là không đủ lực để làm việc đó. Còn các đại bang phái tùng phục Thần quân, cho người bén mãng đến nơi này, thì nàng thủ tiêu ngay.
Tuyết Cừu chận hỏi :
- Thánh nữ làm như vậy Thần quân và Thần nữ không phát giác sao?
Đạo cô nói :
- Dĩ nhiên là không?
Chàng lại hỏi :
- Đạo cô làm sao mà phát giác ra việc này?
Đạo cô đáp tinh :
- Vì hậu đạo vốn là... Người của Thủy Đường cung.
Tuyết Cừu đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chàng hỏi :
- Hiện nay đạo cô còn làm việc cho họ không?
Nàng gật đầu.
Tuyết Cừu nói :
- Tại hạ vốn có ý phá nát Thủy Đường cung. Hôm nay gặp đạo cô nói vậy thì tại hạ nghe vậy? Cứ chờ tại hạ đến nơi rồi mới quyết định!
Đạo cô nói :
- Ta chỉ nói sơ với công tử những điều ta biết vậy thôi. Chỉ mong công tử không nên vì thành kiến mà Gi*t người bừa bãi.
Tuyết Cừu nói :
- Dù sao tại hạ cũng phải để ý lời của đạo cô chỉ dạy. Vậy là tại hạ không thể tá túc đêm nay ở đây rồi.
Đạo cô vẫn cười một cách dịu dàng :
- Khi nào công tử còn phân biệt người và ta, thì võ công của công tử sẽ bị hạn chế ngay.
Tuyết Cừu giật mình.
Đạo cô nói tiếp :
- Tiểu giả ẩn sơn, đại giả ẩn thị là ý nghĩa đó! Kẻ đại ẩn là nhờ họ biết đem rừng núi chuyển vào con người. Đó là những bậc thuộc về vô nguyên luận. Người và ta trên một thế thống nhất. Có hiểu vậy võ công mới vượt khỏi tầm!
Lời đạo cô nói khiến Tuyết Cừu cả kinh. Vì nàng đang giảng cho chàng tâm pháp thượng thừa.
Tuyết Cừu chắp tay nghiêm trang nói :
- Đạo cô đã đem lẽ đạo ra mà giảng khiến kẻ u mê này đã khai minh được nhiều. Sao người Thủy Đường cung lại có những bậc cao siêu như vậy?
Đạo cô nói :
- Dị nhân dị sự đời nào cũng có. Công tử đã đến chỗ Tam hoa tụ đỉnh, nhưng việc đời nhiều ngang trái, khiến công tử không giữ được tâm bình khí hòa. Đó cũng là một thiệt thòi lớn cho võ công. Công tử đi đường quá mệt, bây giờ có thể nằm đó mà ngủ!
Chàng nhìn am quá chật hẹp, nếu chàng nằm đây không biết đạo cô nằm đâu.
Tuyết Cừu nói :
- Có thể cho tại hạ trú tạm ngoài hiên cũng được.
Đạo cô mỉm cười :
- Thì công tử ngủ ở trong có sao?
Tuyết Cừu hỏi :
- Thế thì đạo cô nằm đâu?
Nàng đáp :
- Ta đi dạo trăng, khì nào mỏi mệt sẽ ghé lưng nằm tạm đâu đó cũng được.
Tuyết Cừu thấy một khoảng nhỏ mà vị tiên cô nơi chốn u tịch này nhường cho chàng, chàng thật áy náy. Tuyết Cừu ra ngoài bẻ một mớ lá lớn vào lót mà nằm.
Đạo cô nhìn chàng mà mỉm cười, lấy sách ra đọc.
Tuyết Cừu nằm suy nghĩ câu :
- Kẻ đạo ẩn biệt chuyển rừng núi vào người, thật là một ý nghĩ triết học cao siêu của là đạo gia.
Chàng mải suy nghĩ về huyền ngôn ấy. Bậc thượng thừa có thể tự động chuyển cái mình yêu thích vào người mà biến hóa ra...Chàng tự tìm đầu mối lấy.
Khi chàng nhìn lại, thấy vị đạo cô này gương mặt lại đổi khác, cũng là đạo cô, nhưng đạo cô bây giờ gương mặt đẹp như tiên nữ, tuổi chừng mười tám, đôi mươi đang ngồi đọc sách.
Chàng tự hỏi :
- Nàng là hồ mị hay yêu tinh? Gương mặt hồi này không son phấn. Không chút cạo sửa, gương mặt có thần và có hồn. Nàng bây giờ cũng vậy gương mặt hao hao giống người khi nảy. Gương mặt vẫn tỉnh khô. Không chút giả mạo.
Tuyết Cừu từ từ ngồi dậy nhìn nàng.
Đạo cô buông sách xuống nhìn chàng, mỉm cười hỏi :
- Có gì lạ mà công tử đăm chiêu vậy?
Tuyết Cừu lại phân tích hai vị đạo cô ấy cho nàng nghe. Chàng hỏi :
- Sự thật đạo cô là ai? Hồ mị hay yêu tinh?
Đạo cô mỉm cười nói :
- Sự thật công tử là ai? Công tử đang có chuyện gì chuyển biến lớn trong người, nên mọi thứ chung quanh đối với công tử điều thay đổi. Công tử thấy ta trẻ hơn một chút phải không? Có đó! Bởi vì công tử là người độ lượng, nhìn thấy cảnh hiu hắt của ta mà thương cảm, nhìn ta có nét tiên cốt, nên thầm ước cho ta trẻ và đẹp. Trong lúc công tử đang chuyển núi vào hồn, chuyển các tinh hoa của thiên hạ thành tuyệt học của chính mình và công tử đang chuyển ta thành một tiên nữ...
Tuyết Cừu chớp mắt nhìn lại, quả là vị đạo cô khi nãy, nhưng nàng bây giữ trẻ nhiều lắm.
Nghe nàng giảng vậy thì hay vậy, nhưng chàng không hiểu gì cả. Sự thật vẫn là sự thật.
Tuyết Cừu chắp tay nói :
- Tiên cô có pháp thuật, chứ không phải tâm lý tại hạ biến đổi!
Đạo cô nói :
- Có thể công tử không hiểu “tâm cảnh” là gì? Nhưng chí nguyện của công tử đã thành đạt rồi đó! Công tử nhìn ta trẻ đi quá mười tuổi, tức là tâm cảnh của công tử ở vào vô nhai cảnh giới rồi. Ta vẫn là ta thôi, công tử ạ! Chỉ vì đêm nay ta gặp công tử là bậc hào kiệt, chính nhân, lòng ta vui một chút, sắc diện đột ngột tươi sáng ra. Gặp lúc công tử đã đạt đến bến bờ... Nên thấy ta trẻ đi là phải.
Tuyết Cừu bán tín bán nghi, hỏi :
- Xin tiên cô cho biết phương danh đạo hiệu, nếu cần cho biết tuổi tác thật của mình để tại hạ chiêm nghiệm.
Nàng nói với giọng thật êm :
- Ta có tên là Vu Tĩnh, đó cũng là đạo hiệu, tu từ hồi hai mươi tuổi, nay hơn mười năm rồi. Ta không phải là người Thủy Đường cung, chỉ vì biết nhiều về việc đời nên mạo nhận một chút cho vui. Chúc công tử an tâm mà ngủ ngon!
Tuyết Cừu đứng lên mở cửa bước ra sân.
Chàng ✓út người lên một cái, thân ảnh như một chiếc pháo thăng thiên, lên cao khỏi mặt đất mười trượng. Tuyết Cừu lại diễn qua những điều chàng đã học, rõ ràng bây giờ chàng không phải là chàng trước đây vài khắc nữa. Sức học và tuyệt đỉnh công phu có quyền thu thu biến biến.
Tuyết Cừu nhìn tảng đá, chưa cần đánh, chỉ cần vỗ nhẹ một cái, tảng đá đã nát thành bột.
Tuyết Cừu biết đạo cô là bậc ngoại hạng, ngoại hạng đến mức nào thì không biết, nhưng nàng đã tự động thay đổi được dung nhan của mình, trẻ thêm hoặc gìa thêm y như những con thạch sùng tự động thay đổi màu sắc. Chính vị đạo cô ấy đã đem tâm pháp ra truyền dạy cho chàng.
Bức tranh và Hải Triều Âm đã làm chàng trở thành một cao nhân. Còn huyền ngộ của Vu Tĩnh đạo cô đã cho chàng thành bậc... dị nhân!
Không rõ Tuyết Cừu thấy lòng mình như thế nào? Buồn hay vui, hay xa lạ với chính mình?
Chàng nghe ai đó đã nói :
- Con người không có đối thủ sẽ cô đơn lắm.
Và chàng rất sợ trường hợp này.
Tuyết Cừu bước vào vẫn thấy vị tiên nữ đang ngồi đọc sách lại có mùi hương rất Tiên phảng phất đâu đây, khác với không khí lúc nãy.
Tuyết Cừu chắp tay nói :
- Tiên cô là bậc huyền thông, Cừu mỗ bỗng dưng có đổi thay về quan niệm và tiến bộ về nghệ thuật. Nhưng mà tại sao lại có mùi hương thanh khiết?
Vu Tĩnh mỉm cười nói :
- Có gì lạ? Tại công tử nghĩ ta là tiên cô, nên phải có mùi hương từ sự quán tưởng ấy mà ra.
Nàng nói xong, đứng lên bước ra ngoài đi dạo. Mùi hương thanh khiết ấy vẫn còn phảng phất đâu đây.
Tuyết Cừu phân vân mãi, phân vân đến... điên đầu.
Chàng nhìn thấy đạo cô đi thơ thẩn dưới trăng với một dáng rất khó diễn tả. Cô quanh như một kẻ mồ côi, góa bụa như người mất chồng, tiêu diêu thoát tục như một nàng tiên.
Tuyết Cừu bỗng dấy lên tấm lòng hào hiệp.
Hào hiệp hay mạo phạm trong trường hợp này đều như nhau.
Tuyết Cừu vội bước ra, đi nhanh về phía nàng.
Đạo cô không quay lại nhìn, nhưng đứng lại chờ.
Chàng đến sát bên nàng, kẻ tiên người tục sánh vai nhau đi. Tuyết Cừu cảm thấy mình như Lưu Thần hay Nguyễn Triệu.
Cả hai cùng im lặng đi bên nhau.
Lâu lắm, Tuyết Cừu mới nói :
- Tại hạ không tin tiên cô có tuổi ba mươi.
Vu Tĩnh phì cười, tiếng cười giữa đêm khuya của nàng trong như ngọc vỡ. Nàng nói :
- Tiên nữ làm gì có tuổi! Dù một ngàn tuổi cũng chỉ là hai mươi!
Tuyết Cừu hết nói được.
Vu Tĩnh nói tiếp :
- Sao công tử không ngủ?
Tuyết Cừu nói :
- Không biết sao nữa! Lắm khi mình không hiểu được mình.
Nàng nói :
- Không phải vậy đâu! Tại mình không dám xác nhận lại. Đó là sự vong thân của vọng tâm.
Tuyết Cừu cảm thấy thèn thẹn. Chàng thú thật :
- Tại hạ thấy tiên cô như có sự cô độc, cô đơn sao đó, mà lòng xót xa.
Vu Tĩnh nói :
- Không nên! Tính hào hiệp khác với lòng thương hại xa lắm. Thương hại là loại tình cảm thụ động, chỉ đứng ngoài mà nhìn và không giúp ích cho ai. Còn hào hiệp thì công tử biết rồi.
Tuyết Cừu thấy mình nói chuyện với nàng, có một khoảng cách rất xa về kiến thức. Nàng thông thái, uyên bác mọi việc. Nghị luận vấn đề nào cũng thật khúc chiết, chàng đâm ra kính phục. Tuyết Cừu nói :
- Tiên cô vào bậc sư phụ của tại hạ!
Vu Tĩnh nói :
- Quá lời rồi đó! Về võ công ta chưa đáng là đệ tử của công tử. Còn về lý thuyết chẳng qua là kẻ làm mọt sách.
Vu Tĩnh nói vậy có ai dám tin?
Tuyết Cừu lại suy nghĩ về những lời của nàng.
Chợt Vu Tĩnh nói :
- Công tử vào nhà khép cửa lại, có người đến tìm ta kìa!
Tuyết Cừu toan nói điều gì đó, nhưng thấy nàng bỗng nghiêm nghị, nên chàng vội bước vào và khép hờ cửa.
Dĩ nhiên chàng vẫn theo dõi diễn biến bên ngoài.
Dưới trăng, chàng thấy nhân vật lướt đến có thân pháp ảo dị, mặc áo nho sinh màu xanh, đầu tóc tuồng như tuyết, tay dài quá gối, nhưng gương mặt rất trẻ. Chàng tự hỏi :
- “Có phải Giang Nam Bạch Đầu Trường Thủ thư sinh đó chăng?”
Vu Tĩnh đã lui vào giữa sân.
Người mới đến đứng đối diện với nàng. Lão nói :
- Đạo cô nghĩ sao về hai lẽ tồn vong đó?
Vu Tĩnh nói :
- Tiểu đạo vẫn y ngôn!
Lão nói :
- Có nghĩa là đạo cô vẫn chịu ૮ɦếƭ?
Đạo cô nói :
- Có ai dại khờ mà để tiên sinh Gi*t. Nếu thấy mình đủ bản lĩnh thì cứ việc ra tay!
Tuyết Cừu thấy nàng nói găng quá, chắc lão sẽ tung chưởng. Không ngờ lão lại dấu dịu :
- Sao đạo cô nỡ cự tuyệt? Thần nữ võ công cái thế thật, nhưng một mình bà ấy đã làm gì nên việc? Giang Nam mỗ đầu đội trời chân đạp đất chả lý mãi mãi là kẻ thờ bà sao? Nếu đạo cô giúp ta một tay, thì thiên hạ ta sẽ gom về một mối!
Vu Tĩnh lạnh lùng nói :
- Tiên sinh nói mà không lượng sức mình! Hiện nay võ công có ai qua Bí Tàng cung chủ? Bên cạnh đó còn có các tay như Tề Phong, Đào Dã Mục Nha, Báo Tinh, Đông Đế và một nữ nhân bí mật khác, lại thêm có Lã Tuyết Cừu. Tiên sinh có địch lại một trong những nhân vật đó không mà dám gồm thâu thiên hạ? Hơn nữa, Cù Long kiếm khách đã về với Lã Tuyết Cừu, tiên sinh có làm gì được? E rằng tiên sinh không chia được phần nào trong thiên hạ. Nói tóm lại, tiểu đạo không muốn dính bụi giang hồ. Tiên sinh quay lại là hơn!
Giang Nam nói :
- Ta đã hết lời mà đạo cô vẫn chặt dạ?
Vu Tĩnh nói :
- Thậm chí Giang Ngư Nữ còn bỏ tiên sinh kia mà!
Lão giận quá hét lớn một tiếng, tung chưởng đánh liền. Chưởng lực của lão mạnh kinh hồn! Vu Tĩnh tràn mình tránh khỏi. Chưởng ấy đánh vào đất thành một cái hõm sâu bằng cái thúng, bụi bốc lên mù mịt.
Lão đưa chưởng đánh tiếp... Lần này, Vu Tĩnh đưa chưởng ra đỡ...
Hai chưởng gặp nhau sức chấn động kinh nhân hãi tục...
Vu Tĩnh thối lui một bước. Còn lão Giang Nam thì lảo đảo.
Đạo cô vận kình lực tung chưởng đánh trả lại. Hai bên bắt đầu thi triển tuyệt học.
Đạo cô đánh sang nhu quyền phối hợp với Mai Hoa quyền. Thân pháp của nàng bỗng nhiên mờ ảo.
Giang Nam đánh Thất Diệu thần công chủ về cương, chưởng lực hùng hậu. Ngoài ra, thân pháp của lão ngụy dị không kém.
Tiếng chưởng của hai bên đổ ra làm vang động cái một góc rừng. Kình chưởng tạo thành những cơn xoáy.
Trận đánh rất ác liệt. Hai bên đều hóa giải nhưng kỳ chiêu lẫn nhau.
Quan khe cửa, chàng thấy cả hai xứng đáng là những cao thủ thượng thặng.
Tuy nhiên, Vu Tĩnh vốn là phái yếu. Võ công như vậy đã là tuyệt đỉnh rồi. Nàng chống chọi ngang ngữa với lão đâu phải là chuyện đơn giản. Giả sử nàng là một nam tử, thì chắc gì lão là đối thủ của nàng. Vu Tĩnh dần dần xuống thế hạ phong.
Tuyết Cừu mở cửa sau bước ra rồi đi vòng quanh ra phía trước. Chàng thấy vạc áo đạo cô rách tơi. Nàng bị lão đánh xơ xác.
Chàng dùng phép kình thanh Hải Triều Âm, mà gầm lên :
- Dừng tay!
Lão thấy có người xuất hiện, cảm thấy bất tiện, liền nhảy ra ngoài thủ thế.
Vu Tĩnh nhìn Tuyết Cừu trầm giọng :
- Chuyện của ta, ai mượn các hạ can thiệp?
Tuyết Cừu không đáp lời nàng, mà hỏi Giang Nam :
- Đêm khuya vắng sao các hạ đến nơi thanh tịnh gây sự?
Lão hỏi :
- Ngươi là ai?
- Lã Tuyết Cừu! - Chàng đáp.
Giang Nam giật mình đánh thót, nhưng lão vẫn làm bộ cứng, cười cuồng ngạo nói :
- Té ra ngươi là một gã có tài chiêm gái! Bao nhiêu cô gái sắc nước hương trời trên đời này do một tay ngươi thống thuộc cả.
Tuyết Cừu nghiêm trang nói :
- Các hạ nói không đứng đắn chút nào! Đời nay ma nhiều, Phật ít, đến khi người ta giác ngộ, họ có quyền tìm lối sáng mà đi. Tội của lão trước làm bề tôi cho Bình Thiên Thần Nữ, sao lại muốn phản Thần nữ để xây dựng cơ nghiệp riêng? Thà bỏ Thần nữ mà về ẩn dật, thì võ lâm còn có vẻ thương cảm. Lão đáng gọi là quân phản chủ! Cho đến con gái lão cũng phải bỏ lão. Hôm nay ta vì tấm lòng cao quý của Ngư Nữ mà để lão đi tự do lần này. Nếu không sớm dẹp Giang Nam Phủ, Tuyết Cừu mỗ có lúc đến nơi đó, thì dẫu có quỳ mà van xin cũng không được.
Câu nói đầy khiêu khích đó khiến lão giận đến run người. Giang Nam rút kiếm phóng tới.
Tuyết Cừu tránh sang bên, nói tiếp :
- Các hạ mà đấu với ta chả khác đấu với tử thần! Ta mà rút kiếm chắc chắn là có máu đổ!
Lão dùng ảo bộ pháp mà bủa kiếm vây phủ Lã Tuyết Cừu.
Không còn tránh né đâu được, Tuyết Cừu dùng phiêu vô ảnh thi triển qua tuyệt học trong Hình kinh...
Và keng một tiếng, kiếm lão gãy đôi.
Tuyết Cừu từ từ cho kiếm vào vỏ rồi nói :
- Ngài thong thả mà đi, tìm nơi ẩn cư để luyện cho cao siêu hơn!
Giang Nam biết mình không phải là đối thủ nên không dám cưỡng cầu. Lão nói một câu cho đỡ bẽ mặt :
- Món nợ hôm nay sẽ có lúc lấy lại!
Tuyết Cừu nói với theo :
- Cho tại hạ gởi lời thăm Phi Long kiếm khách và... Bình Thiên Thần Nữ!
Giang Nam Bạch Đầu Trường Thủ thư sinh đã đi lút vào rừng sâu, dưới trăng khuya mờ nhạt.
Đạo cô Vu Tĩnh nhìn chàng nói :
- Công tử sẽ cô đơn!
Chàng hiểu ý đạo cô muốn nói gì. Chàng đáp :
- Tiểu cô ơi! Bên cạnh Thần nữ còn một nhân vật nữa đó là Thiên Thủ Vô Nhãn thư sinh. Người này võ công còn hơn Vô Tận Tàng cao thủ, còn hơn cả Thần nữ. Tại hạ e không phải là đối thủ của hắn!
Vu Tĩnh nói :
- Hắn bị chứng đố phong và tẩu hỏa nhập ma, trong vòng ba tháng nữa là... tiêu rồi!
Tuyết Cừu chớp mắt nói :
- Không! Hắn đã lành bệnh rồi!
Đạo cô ngạc nhiên, hỏi :
- Ai chữa cho hắn kìa?
Lã Tuyết Cừu cúi đầu :
- Tại hạ!
Đạo cô nói như sự sắp đặt trước :
- Vậy là võ lâm đến hồi mạt vận!
Ngừng một chút, nàng nói tiếp :
- Công tử có tấm lòng cao thượng và đôn hậu, nên mới chữa bệnh cho một cường địch. Hắn còn trẻ mà tham vọng rất lớn! Vô Nhãn và Thần nữ muốn chà đạp võ lâm, muốn giang hồ võ lâm Trung Nguyên lập đền thờ sống chúng, như thờ Đức Thánh Khổng!
Tuyết Cừu nói :
- Chỉ vì tại hạ vô tình trót hứa nên phải giữ lời! Sau một trăm ngày tại hạ sẽ đi tìm hắn để chuộc tội với võ lâm!
Hai người bước vào am.
Nhìn áo tiên nữ xác xơ, Tuyết Cừu nói :
- Tiên cô không thay y phục?
Vu Tĩnh ngồi trầm ngâm. Chàng biết ý bỏ ra ngoài.
Lâu lắm, có tiếng Vu Tĩnh gọi, Tuyết Cừu vào thấy Vu Tĩnh mặc áo đạo màu xanh. Với dáng thanh cao ấy, giờ này chàng thấy đạo cô như... t5hiêng hơn.
Chàng đột ngột hỏi :
- Khu rừng này có ngọn suối nào chăng?
Vu Tĩnh có thể không hiểu ý của Tuyết Cừu nên hỏi lại :
- Công tử hỏi suối có việc gì?
Tuyết Cừu ấp úng :
- Tại hạ thấy tiên cô như... tiên nữ thật sự! Nếu, có ngọn suối, thì mường tượng là cảnh đào nguyên!
Vu Tĩnh chớp mắt nói :
- Công tử lãng mạn quá! Tình ái, làm con người thêm hệ lụy. Có ngọn suối nhưng không phải là Đào Nguyên của Thiên Thai. Có rượu nhẹ nhưng không phải là Vân Dịch. Có đạo cô chứ không phải là tiên nữ. Có lãng tử là Tuyết Cừu chứ không phải khách đi hái lá trong ngày Đoan Ngọ. Giờ khuya rồi, công tử nghỉ ngơi một chút cho khỏe!
Tuyết Cừu nói :
- Đêm nay tại hạ không cách nào ngủ được! Mới nghĩ ra được hai câu thơ.
Trời khuya nguyệt gác ngọn sào
Dừng chân khách tục bước vào Thiên Thai!
(Bán dạ nguyệt thiên tây lĩnh mộng
Tục nhân đình bộ nhập Thiên Thai).
- Tiên cô nghỉ một chút, tại hạ đi dạo suối!
Vu Tĩnh hỏi :
- Công tử đã lắng lòng lại chưa?
Chàng gật đầu.
Vu Tĩnh thở ra nhè nhẹ, đứng lên nói :
- Vậy thì ta đưa công tử đi!
Tuyết Cừu vội nói :
- Không dám phiền đến tiên nương! Hồi còn ở trong rừng đá, tại hạ cũng hay có những buổi trăng khuya thế này và đi dạo suối!
Hai người sánh vai đi dưới trăng ngàn.
Suối rộng. Điệu nước hiền hòa. Hai bên bờ suối mọc rất nhiều tùng, bách, đào, mai... Những tảng đá bằng phẳng, trắng muốt như ngọc, đi rất êm chân, nằm nối nhau như chiếc cầu ngay giữa lòng suối. Hai bên là dòng nước chảy, có tiếng róc rách.
Vu Tĩnh nói :
- Suối này có tên là Thạch Kiều tuyền. Lớp đá này dài đến mấy dặm.
Tuyết Cừu nói :
- Chúng ta quên một việc quan trọng!
Vu Tinh gật đầu :
- Rượu chăng?
Cả hai cùng quay lại lấy rượu.
Vu Tĩnh nói :
- Rượu này do ta làm lấy, cường lộ nhẹ, không công phạt.
Tuyết Cừu nếm thử rượu rồi gật đầu :
- Làm rượu Vân Dịch được!
Vu Tĩnh bật cười :
- Công tử thưởng thức Vân Dịch rồi sao?
Chàng cũng cười :
- Thì cứ tưởng tượng nó là Vân Dịch! Nhưng Vân Dịch là rượu gởi cho khách đi về uống dọc đường. Thế nào tiên cô cũng cho tại hạ xin một bầu để đeo lủng lẳng bên hông!
Cả hai lại đi ra suối.
Vu Tĩnh nói :
- Công tử một mình mà sắm rất nhiều vai. Khi đến Tần Hoài thì làm Đỗ Mục. Khi đến Linh Nham thì làm Ngô vương, giờ đến Thạch Kiều thì làm Lưu Nguyễn. Ta kính nể công tử nên chiều ý một chút cho vui!
Hai người ngồi lại trên một tảng đá. Hương khuya của ngàn cây, ngàn hoa bỗng nhiên hội tụ về giữa hai người.
Họ rót rượu và mời nhau.
Cảnh ấy, tình ấy thật là nửa tiên, nửa tục! Có phải chăng thanh cao và tội lỗi cũng trên một thể thống như người với ta, khách với chủ, tục với tiên...
Tuyết Cừu cảm thấy bâng khuâng. Đối tượng trước mặt chàng quả là một tiên nữ không hơn kém. Vu Tĩnh thanh cao thoát tục. Chàng không dám có một cử chỉ gì có vẻ mạo phạm, nhưng nòi tình vẫn có cái nghiệp.
Trăng đã nghiêng dần mà họ chưa nói câu gì thật tự đáy lòng.
Vu Tĩnh hỏi khẽ :
- Sao công tử cứ trầm ngâm mãi thế?
Chàng đáp giọng nhỏ như hơi thở :
- Thử thời vô thanh thắng hữu thanh (không nói còn hơn nói). Cứ im lặng để lắng nghe tiếng lòng!
Đạo cô nghiêng mái tóc cho chảy qua một bên vai.
Gặp cảnh này, cả hai uống đã khá nhiều rượu.
Đạo cô bỗng nói :
- Rất tiếc, ta lớn hơn công tử đến gần mười tuổi.
Chàng nói mơ hồ :
- Tiên nữ không có tuổi! Một ngày ở cõi tiên dài bằng một năm ở cõi trần. Tính ra thì tại hạ nhiều tuổi hơn tiên cô.
Vu Tĩnh vuốt lại mái tóc, nói :
- Công tử có ý gì, ta hiểu rồi! Dù sao đêm nay công tử vẫn là khách của ta, rồi ngày mai công tử lại là khách của kẻ khác. Đã chiều thì chiều cho trót. Cho phép công tử được tự do!
Tiên cô vì đã thấm rượu tiên, nên mới... mở lời mời gọi!
Nhưng Tuyết Cừu xưa nay vốn nhút nhát. Chàng chỉ hay có tính nghịch của trẻ thơ, còn chuyện... của người lớn thì dường như chưa biết, hoặc không dám.
Tuyết Cừu ngồi im như pho tượng.
Vu Tĩnh chớp mắt ghẹo :
- Khách chỉ có tính lãng mạn chứ không có thói đa tình. Có lẽ vì tiên cô ngay từ lúc đầu đã quá nghiêm!
Tuyết Cừu nói :
- Tại hạ là kẻ lấm bụi trần. Còn tiên cô là bậc thanh cao thánh thiện. Tiên cô đã chiều đến nước này là quá đáng lắm rồi. Còn... gì khác nữa, tại hạ không dám.
Nàng nói :
- Ngày sau công tử có lại Thạch Kiều tuyền chưa chắc còn có ta!
Nàng nói như vậy là quá rõ rồi, mà Tuyết Cừu vẫn như một... quân tử trúc.
Hắn bất động như cục đá...
Vu Tĩnh cứ chúm chím cười...
Trăng khuyết cuối rừng và rượu cũng cạn.
Tiên cô nói một lời gởi theo gió theo trăng :
- Hỡi ơi! Khách tiên có ý về thăm... tục. Tục khách không ngờ có ý tiên. Đi ngược chiều trên cùng một con đường mà vẫn không gặp nhau.
Vì sao Mai ở phương Đông sáng rực rỡ, Vu Tĩnh thở dài như tiếc nuối. Nàng đứng lên nói :
- Ta trở lại thôi! Công tử! Làm tiên nữ ở Đào Nguyên thế này, ngàn năm sau nhân thế không còn ai dám làm tiên nữ nữa!
Tuyết Cừu lầm lủi bước đi bên cạnh nàng.
Về đến nơi, chàng để nguyên áo quần vậy, nằm trên đống lá mà đánh giấc, mặc cho đạo cô Vu Tĩnh chống cằm suy tư...
Vu Tĩnh nhìn chàng nằm với giấc ngủ như trẻ thơ, hồn nhiên và thoải mái, nàng cảm thấy thương thương sao ấy, nên lấy tấm chăn của mình phủ lên người chàng, rồi nằm ghé một bên mà bỏ trống chiếc chõng...
* * * * *
Tuyết Cừu mở mắt ra thấy người nằm bên ngoài chăn là Vu Tĩnh. Đạo cô đang nhìn chàng vẫn với một nụ cười cố hữu, nàng dịu dàng nói :
- Công tử có ngon giấc không?
Tuyết Cừu nói :
- Vân Dịch của tiên cô làm tại hạ ngủ thật ngon. Không ngờ đêm nay tại hạ quấy phiền...
Nàng cười nhẹ, hỏi :
- Bao giờ công tử tại đăng trình?
Chàng đáp lửng lơ :
- Tại hạ định đi ngay bây giờ!
Cả hai cùng ngồi dậy nhìn nhau.
Mắt của Vu Tĩnh thoáng lộ nét buồn. Nàng đem mấy trái cây rừng ra điểm tâm, nói :
- Đây là lê lý đào, dù không được... tiên lắm nhưng ở những nơi khác không có. Mời công tử dùng!
Tuyết Cừu ăn xong, hỏi :
- Thanh cao và thú vị! Ước gì lần sao trở lại đây, gặp tiên cô lần nữa thì hay biết bao nhiêu!
Nàng cười mát :
- Phước bất trùng lai. Dịp may ít khi đến hai lần liên tiếp!
Trời rạng như nhan sắc của nàng. Bây giờ Tuyết Cừu mới thấy nàng đẹp thật sự. Cũng môi son, da tuyết, mày cong hình bán nguyệt, mắt lặng lờ và sáng như trăng thu...
Tuyết Cừu vội ngồi định tâm.
Vu Tĩnh khép cửa cho tối lại, rồi cũng ngồi xuống bên cạnh...
Họ đưa tâm hồn họ vào chốn hoang đường.
Có tiếng gõ cửa, Tuyết Cừu bật người dậy. Chàng lắng tai nghe. Vu Tĩnh bước lại mở.
Đứng sừng sững trước cửa là một nhân vật cổ quái, Phi Long kiếm khách. Ông ta là người đang giúp việc cho Trường Thủ thư sinh.
Phi Long kiếm khách quắc mắt nhìn hai người.
Lão nói như gằn :
- Lã Tuyết Cừu! Ngươi tài cán bao nhiêu mà khiêu khích ta?
Tuyết Cừu chưa kịp nói, Vu Tĩnh đã nói :
- Vậy là kiếm khách đã bị Trường Thủ thư sinh chơi xỏ rồi! Thư sinh có ý mượn đao Gi*t người.
Tuyết Cừu nói :
- Tại hạ vốn có cảm tình với Song Long kiếm khách. Cù Long kiếm khách tại hạ vừa gặp ở bến Tần Hoài. Gặp Bạch Đầu Trường Thủ thư sinh, tại hạ nhờ ông ta gởi lời thăm, mà gọi là khiêu khích thì hơi oan cho tại hạ quá.
Lão đứng ngần ngừ một hồi, lòng bán tín bán nghi.
Tuyết Cừu nói :
- Tiền bối là bậc thao lược, là một chân quân tử, vì tấm lòng bộc trực mà để cho Bạch Đầu Trường Thủ lợi dụng. Nghĩ mà thương cho Cù Long kiếm khách vì một lời hứa không đâu mà phải thủ tín để đến nỗi mất đi một người bạn có tài.
Phi Long nói :
- Dù sao ta đã đến đây rồi, phải nói chuyện với ngươi trước, coi thử khoảng thời gian qua võ công ngươi đến đâu mà dám khua múa trên chốn giang hồ!
Tuyết Cừu nói :
- Xin tiền bối đừng thử! Bất kỳ người nào có ôn luyện võ học không tiến mau thì cũng tiến chậm. Vãn bối chưa hề dám đắc tội với tiền bối.
Mặc cho chàng nói, lão đánh ra một chưởng xé gió, sức mạnh đến ngàn cân. Tuyết Cừu không tránh né, chàng ngang nhiên vận chưởng đỡ.
Chàng vận đến bảy thành. Chưởng lực hai bên gặp nhau... Phát ra tiếng động liên hồi.
Tuyết Cừu lảo đảo muốn thối lui.
Phi Long kiếm khách nhìn chàng với vẻ ngạc nhiên.
Lão lại tiếp tục công, Lã Tuyết Cừu tiếp tục đỡ.
Lần này Tuyết Cừu vận đến chín thành công lực. Chung quanh im lặng, nhường cho tiếng động của chưởng nổi lên.
Phi Long thối lui một bước. Qua hai chưởng, sự thắng bại đã rõ.
Lão thiểu não nói :
- Trường Giang hậu lãng thôi tiền lãng, trần thế kim nhân quán cổ nhân (Trường Giang sông sau xô sóng trước, cõi đời người nay hơn người xưa), Ta đã già rồi!
Lão buồn bã quay mình bỏ đi.
Tuyết Cừu và Vu Tĩnh chạy theo nói :
- Mời tiền bối quay lại dùng bát nước!
Lão lắc đầu nói :
- Ta không về Giang Nam phủ nữa! Thôi, các ngươi cứ tự nhiên. Con bé đạo cô có tư chất thông minh, ngươi khá nên truyền cho nó một ít tuyệt chiêu. Ngày sau nó sẽ giúp ngươi rất nhiều việc.
Vu Tĩnh cúi đầu. Tuyết Cừu nói :
- Sở học của vãn bối chưa đáng làm đệ tử của đạo cô, đâu dám có thái độ cuồng ngạo đó. Tiền bối nên về với Cù Long kiếm khách. Song Long hợp tác nhau, chắc chắn thiên hạ sẽ thái bình.
Phi Long kiếm khách đi khuất rồi, Tuyết Cừu và Vu Tĩnh mới quay vào.
Vu Tinh nói :
- Nếu công tử không có chuyện gì vội lắm xin lưu lại đây mấy hôm để dạy thêm cho ta ít nhiều thức.
Tuyết Cừu cười khổ :
- Vì cao hứng mà Phi Long kiếm khách nói vậy, chứ sức học của Tiên cô rất sâu dày. Riêng bộ Huỳnh Đình kinh đã giúp nhiều bậc chân nhân lắm. Tại hạ chỉ là tên võ biền, học chưa tới nơi chốn, xin tiên cô hiểu giùm!
Vu Tĩnh thoáng nét ưu tư, nàng nói :
- Ta cũng biết rằng công tử không đáp ứng. Lời Phi Long nói vậy, nếu ta không hỏi thì công tử nói rằng ta làm cao, mà hỏi thì rất tội cho ta.
Tuyết Cừu thật khó xử. Võ công thì chàng đến chỗ Lôi hỏa thuần thanh, nhưng kiến văn thì chưa tới đâu. Hơn nữa, việc sông hồ càng lúc càng dẫy đầy, làm sao dừng chân lâu được. Tuyết Cừu phân vân.
Vu Tĩnh mỉm cười :
- Thôi! Ta không học đâu, đừng bận tâm! Ý công tử cũng muốn dạy ta, nhưng ngại chức “sư phụ” phải không?
Sư phụ bất đắc dĩ nói :
- Tiên cô đừng gọi tại hạ một danh xưng khác. Tại hạ truyền tâm pháp thượng thừa cho tiên cô về ma chiêu và quỷ thức. Tiên cô là bậc thông thái, nắm lấy phương pháp trong vòng vài giờ là xong. Sau đó tự luyện lấy.
Chàng đứng diễn bộ. Diễn đến đâu chàng nói bí quyết đến đó.
Qua hai lần diễn, Vu Tĩnh diễn lại không ngập ngừng.
Nàng diễn lại một lần nữa, phổ chân lực vào đó bỗng nhiên đạo cô trở thành một cao thủ trong làng Ma chiêu Quỷ thức.
Cả hai cùng sung sướng.
Tuyết Cừu nói :
- Chưa từng thấy ai thông minh như tiên cô. Tại hạ kính phục vô cùng.
Diễn qua một vài lần nữa, thầy và trò không còn khoảng cách về nghệ thuật, chỉ có cách chăng là ở công lực mà thôi.
Kế tiếp, Tuyết Cừu cho nàng uống ba loại thần dược và điều công. Sau đó, chàng dạy tiếp tới Hình kinh.
Qua chiêu thứ bảy, Vu Tĩnh phát giác Tuyết Cừu nhận định sai về sự liên tục giữa hai chiêu này.
Vu Tĩnh nói :
- Công tử đánh như thế sẽ có một khoảng trống thừa giữa hai chiêu, hơi thở và chân khí sẽ không liên tục. Uy lực của nó sẽ không phát huy đúng mức.
Nàng thế vào khoảng trống đó bằng một chiêu phụ gọi là Kiều Chiêu.
Tuyết Cừu diễn lại thấy liên tục như một dòng sông, và uy lực phát huy tột bực.
Tuyết Cừu thích chí quá, bồng nàng tung hứng mấy lần, nói :
- Hảo tiên nữ! Hảo tiên nữ!
Nhân lúc cao hứng, nàng luyện luôn hết chiêu thứ mười hai ngay trong đêm đó.
Nàng diễn lại nhiều lần thật thuần thục.
Tuyết Cừu lại trao thuốc cho nàng rồi nói :
- Tiên cô quả là tiên cô! Tại hạ luyện mười hai chiêu đó phải mất mười mấy ngày. Bây giờ tới ba chiêu sau cùng, có nhiều rắc rối.
Vu Tĩnh nói :
- Với đà này, ba chiêu sau cùng sẽ chia làm hai cách. Nếu đi theo nhâm mạch phải luyện cho nam, mà theo đốc mạch phải luyện cho nữ. Và nếu phải như vậy, thì chiêu cuối cùng là chiêu khởi đầu kéo mãi đến chiêu đầu tiên, tức là chiêu cuối cùng. Công tử diễn qua đốc mạch ta xem.
Tuyết Cừu sững sờ như kẻ mất hồn. Vì đạo cô đã hình dung một cách thông suốt. Chàng nói lừ đừ :
- Luyện ba chiêu sau này phải ᛕᕼỏᗩ 丅ᕼâᑎ, tiên cô ơi. Tại hạ diễn qua thì không sao. Còn tiên cô luyện thì phải thoát y, chứ không thì tẩu hỏa nhập ma ngay.
Chàng nói xong diễn qua ba chiêu trong đốc mạch.
Vu Tĩnh nghiệm qua rồi nói :
- Nếu một nam một nữ song luyện thì nhâm đốc là tương xung cũng là tương cứu chắc chắn phải thoát y. Còn đơn luyện thì không cần thiết. Vì muốn luyện nhanh phải cần đến điều đó, còn luyện từ từ thì không cần.
Tuyết Cừu diễn qua ba chiêu ấy hai lượt.
Nàng luyện qua nghe khí huyết trong người khó chịu, nàng thất kinh dừng lại, nói :
- Lạ! Có lẽ vì không phải điều chỉnh thân nhiệt, mà là thoát y để điều chỉnh các cân mạch. Vậy thì không còn cách nào để tránh né. Công tử diễn qua đốc mạch rồi, bây giờ hãy diễn tới nhâm mạch cho ta xem.
Tuyết Cừu lại diễn qua ba chiêu của nhâm mạch, là ba chiêu ruột của chàng.
Chàng diễn qua vài lượt, Vu Tĩnh thạo ngay.
Nàng nói :
- Mười lăm chiêu này quả là thuận nghịch bí công. Có thể gọi là Hình kinh thuận nghịch thập ngũ sát chiêu. Nếu nói ngắn hơn là Thuận Nghịch công phu. Công tử hãy đi ra ngoài dạo chơi, tự ta luyện nó trong vài khắc là xong.
Tuyết Cừu nói :
- Đi ra ngoài là phải đi ra ngoài rồi. Nhưng tại hạ muốn ở lại xem Tiên cô có giảm tăng điều gì mới lạ không, hoặc có chỗ nào sai không để kịp thời bổ túc.
Vu Tĩnh đỏ mặt :
- Nếu công tử không đi, ta không luyện vậy!
Tuyết Cừu không biết làm sao đành phải bước ra.
Nàng hăm hở luyện qua các chiêu thức đó trong điều kiện thoải mái nhất.
Thời gian không lâu lắm, nàng gọi Tuyết Cừu vào nói :
- Công tử xem ta diễn qua môn Thuận Nghịch công này!
Nàng nói xong, diễn lại từ chiêu cuối tới chiêu đầu không một chút lúng túng. Uy khí tuôn ra trùng trùng điệp điệp. Có thể nói, nghịch chiêu còn lợi hại hơn cả thuận chiêu.
Tuyết Cừu nói :
- Tại hạ không đủ tài trí để theo kịp tiên cô.
Chàng bắt chước theo nàng mà luyện, đột nhiên cơ thể tự động tăng lực một cách bất ngờ.
Công lực đó không cần phải vận công nữa. Gặp đấu thủ cao thì công lực của chàng cao, đấu thủ kém thì công lực của chàng kém.
Đó là một thành tựu chưa từng thấy.
Tuyết Cừu luyện thật thuần thục rồi cứ đứng xớ rớ ở đó mãi.
Chỉ mới qua một đêm mà có sự thay đổi to lớn như vậy cho cả hai.
Trời bên ngoài vẫn chưa sáng. Cả hai không biết làm gì cho hết đêm.
Vu Tĩnh hỏi :
- Công tử còn muốn dạy ta thêm gì nữa chăng?
Tuyết Cừu nói :
- Những môn công phu thượng thừa, tiên cô đã lãnh hội hết rồi. Còn đến việc mình nhẹ hay mạnh, tim trong thân vững hay không là phần tâm thức của mỗi người.
Tuyết Cừu thu xếp hành trang lại đâu đó, rồi nói :
- Tại hạ đành bái biệt tiên cô. Nếu còn Vân Dịch xin cho một bình là tuyệt nhất.
Nàng cười mà nước mắt rươm rướm :
- Rượu đó cho tạm là Vân Dịch, còn Ngọc thư đâu lấy gì làm Ngọc thư để trao đổi cho công tử đây nhỉ? Ờ, ờ. Nhưng mà không được. Thôi vậy!
Nàng lấy hồ rượu cũ chiết rượu vào đó rồi buộc vào hông chàng như một tửu khách không bằng.
Tuyết Cừu hỏi :
- Thạch Kiều tuyền chạy từ đâu và về đâu?
Nàng nói :
- Đi về phía Tây bốn dặm đến một ngọn núi, con suối đó chấm dứt. Đi về Đông năm dặm, suối gặp sông cái.
Tuyết Cừu lại hỏi :
- Ngọn núi ấy cách Vân Mộng bao xa?
Nàng nói :
- Bên kia núi là đầm Vân Mộng, Tây bắc của Vân Mộng có suối Mộng Tuyền.
Tiên nữ đưa khách tục ngược về hướng Tây do theo Thạch Kiều mà đi.
Người đưa ngược nước chảy xuôi.
Vậy mà nước mắt tiên cô vẫn dạt dào...

Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc