Trong Núi TÔI VẫN CHƯA NHậN ĐƯỢC TIN TỨC GÌ VỀ _tình hình của Tuyết Hoa và gia đình cô suốt trận dịch thương hàn. Trong khi vừa phải lo lắng cho lũ con, vừa phải thực hiện bổn phận với mẹ chồng, rồi lại lãng đi trong nỗi sung sướng đón chồng trở về, lại thêm chuyện bố chồng tôi mất và sau đó là lễ tang của ông, và cuối cùng là chuyện vợ chồng tôi trở thành ông bà Lữ sớm hơn dự kiến, nên - lần đầu tiên trong đời - tôi quên bẵng lão đồng của mình. Rồi, cô gửi cho tôi một lá thư.
Bách Huệ thân mến,
Mình nghe nói là bạn còn sống. Mình rất tiếc về việc của bố mẹ chồng bạn. Mình còn buồn hơn nữa khi nghe tin tức về bố mẹ bạn. Mình yêu họ nhiều lắm.
Chúng ta đều đã sống sót qua nạn dịch. Vừa rồi, mình đã bị sẩy thai - lại một đứa con gái. Chồng mình bảo thế là tốt. Nếu tất cả những đứa con của mình đều sống cả, thì mình sẽ có bốn đứa con gái - một thảm họa. Thế nhưng, ba lần ôm đứa con đã ૮ɦếƭ trong tay đều quá đau đớn.
Bạn luôn nói với mình là hãy cố lần nữa. Mình sẽ làm thế. Mình ước gì mình cũng được như bạn và có ba đứa con trai. Như bạn nói đấy, con trai là giá trị của người đàn bà.
Ở đây nhiều người ૮ɦếƭ lắm. Mình muốn nói với bạn là ở đây mọi thứ đều đã im ắng hơn, nhưng mẹ chồng mình vẫn sống. Bà ta nói xấu mình suốt ngày, lại còn kéo chồng mình về phe với bà ta.
Mình mong bạn đến thăm mình. Cổng nhà mình khó sánh được với cổng nhà bạn, nhưng mình mong có thể dẹp những khó khăn của mình sang một bên. Nếu bạn thương yêu mình, hãy đến với mình nhé. Mình muốn chúng ta được ở bên nhau trước khi bó chân cho các con gái của chúng ta. Chúng ta sẽ có nhiều điều để nói trong dịp này.
Tuyết Hoa
Mẹ chồng tôi đã mất, và tôi liên tục nghĩ về những gì bà dạy bảo tôi về bổn phận của người làm vợ: “Tuân phục, tuân phục, tuân phục, rồi mới được làm những gì cô muốn.” Không còn bị mẹ chồng theo dõi, cuối cùng thì tôi đã có thể công khai gặp Tuyết Hoa.
Chồng tôi dùng nhiều lý do để phản đối: các con trai tôi đứa thì đã mười một, đứa lên tám và đứa được tuổi rưỡi, con gái tôi vừa mới lên sáu, và anh muốn tôi ở nhà. Tôi xoa dịu những lo lắng của anh mất vài ngày. Tôi hát lên để làm anh trấn tĩnh lại. Tôi lên kế hoạch cho từng đứa, hòng làm dịu trái tim của bố chúng. Tôi nấu những món ăn anh thích nhất. Tôi rửa và xoa Ϧóþ chân cho anh mỗi tối khi về nhà sau một ngày đi lại trên những cánh đồng. Tôi săn sóc vùng dưới thắt lưng của anh. Anh vẫn không muốn cho tôi đi, và tôi ước là tôi đã nghe theo.
Ngày hăm tám tháng Mười, tôi vận áo choàng lụa màu hoa oải hương trên đó tôi đã thêu hoa cúc cho thích hợp với mùa thu. Trước kia tôi cứ nghĩ rằng có lẽ tôi sẽ chỉ được mặc những bộ quần áo tôi đã may hồi mới 乃úi tóc suốt đời. Tôi không hề ngờ là mẹ chồng tôi sẽ ૮ɦếƭ đi và để lại những súc vải chưa ai chạm đến hay chồng tôi sẽ giàu có đến mức tôi có thể tha hồ mua lụa hảo hạng ở Tô Châu. Nhưng tôi biết là mình sắp đi đến nhà Tuyết Hoa, rồi tôi nhớ rằng cô đã mặc quần áo của tôi khi chúng tôi còn nhỏ, tôi không mang theo gì khác nữa cho ba đêm xa nhà.
Kiệu của tôi đặt xuống trước cửa nhà Tuyết Hoa. Cô đang ngồi đợi trên bậc thềm ngoài ngưỡng cửa nhà cô, mặc áo khoác ngoài, quần chẽn, đeo tạp dề, và đội cái mũ bẩn thỉu, sờn rách và nhuộm màu chàm và màu trắng trông xấu tệ. Chúng tôi không bước vào nhà ngay. Tuyết Hoa thích tôi ở bên cô tận hưởng không khí mát lạnh của buổi chiều. Khi Tuyết Hoa huyên thuyên chuyện này chuyện nọ, tôi mới nhìn kỹ cái chảo khổng lồ dùng để nhúng nước sôi những con lợn để cạo lông và lột da. Bên trong chiếc cửa mở toang của căn nhà phụ, tôi liếc thấy thịt treo đầy các xà nhà. Mùi của chúng làm bụng tôi quặn lên. Nhưng tệ hơn thế là con lợn cái cùng đàn lợn con của nó đang tiến về phía bậc thềm, tìm cái ăn. Sau khi Tuyết Hoa và tôi ăn xong bữa trưa với cơm và rau, cô cầm lấy hai cái bát của chúng tôi đặt chúng xuống dưới chân để con lợn nái và đàn con của nó có thể ăn nốt phần cơm thừa còn lại.
Khi chúng tôi trông thấy anh chàng đồ tể về - đẩy chiếc xe trên đó chất bốn cái rổ, mỗi cái đựng một con lợn nằm úp sấp - chúng tôi lên gác, nơi con gái của Tuyết Hoa đang thêu và mẹ chồng của cô đang làm sạch bông. Căn phòng toàn mùi ẩm mốc và tối tăm. Cửa sổ ở đây nhỏ và chẳng được trang trí bằng cái cửa sổ ở nhà bố mẹ tôi, mặc dù từ đây tôi có thể nhìn tới tận cửa sổ của nhà tôi ở Thông Khẩu. Ngay cả lên tới đây rồi mà chúng tôi cũng không thể thoát được mùi lợn.
Chúng tôi ngồi xuống và nói về những chuyện chúng tôi quan tâm trước nhất - hai cô con gái của chúng tôi.
“Bạn đã nghĩ tới chuyện khi nào thì chúng ta nên bắt đầu bó chân cho chúng chưa?” Tuyết Hoa hỏi.
Năm nay đúng là năm thích hợp để bắt đầu việc đó, nhưng tôi mong chính Tuyết Hoa hỏi câu đó để thấy rằng tôi và cô có cùng suy nghĩ giống nhau.
“Mẹ chúng ta đợi cho đến khi chúng ta lên bảy, và chúng ta đã hạnh phúc bên nhau kể từ bấy đến nay,” tôi thận trọng thăm dò ý tứ của cô.
Một nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt Tuyết Hoa. “Đó đúng là những gì mình nghĩ. Bạn và mình có tám đặc điểm trùng nhau một cách hoàn hảo. Sao chúng ta lại không chỉ làm cho hai đứa có tám điểm trùng nhau mà còn làm cho tám điểm đó khớp với của chúng ta càng nhiều càng tốt nhỉ? Có thể bắt đầu bó chân cho chúng vào cùng một ngày và cùng một tuổi như chúng mình lắm chứ.”
Tôi nhìn sang con gái Tuyết Hoa. Xuân Nguyệt cũng xinh xắn như mẹ nó trạc tuổi ấy - nước da mịn như lụa và mái tóc đen mềm mại - nhưng cách cư xử của nó có vẻ cam chịu khi nó ngồi đó đầu cúi xuống, nghiêng sang một bên nhìn vào mảnh vải thêu trong khi cố gắng không nghe lỏm câu chuyện về số phận của nó.
“Hai đứa trẻ sẽ giống như đôi uyên ương,” tôi nói, thấy nhẹ nhõm hẳn khi chúng tôi thỏa thuận với nhau dễ dàng đến thế, mặc dù tôi chắc chắn là cả hai chúng tôi đều hy vọng những đặc điểm trùng nhau của chúng tôi sẽ hoàn chỉnh cái thực tế là tám đặc điểm của hai đứa không hoàn toàn hòa hợp với nhau.
Tuyết Hoa thật may mắn khi sinh được Xuân Nguyệt; tuy nhiên, hẳn là con bé đã bị bỏ lại với bà nội của nó cả ngày. Để tôi nói cho bạn biết nhé: người đàn bà đó vẫn cay nghiệt và ti tiện y như tôi vẫn nhớ. Bà ta lặp đi lặp lại điệp khúc duy nhất: “Thằng con lớn của cô chẳng khá gì hơn một đứa con gái. Nó yếu như sên. Làm sao mà nó có đủ sức khỏe để Gi*t nổi một con lợn?” Tôi có một ý nghĩ không thích hợp lắm với địa vị là bà Lữ: sao ma quỷ không lôi quách bà ta đi trong nạn dịch vừa qua nhỉ?
Bữa tối gợi lại dư vị của tuổi thơ tôi trước khi những món của hồi môn của tôi được gửi đến - đậu đũa muối, chân giò xốt tương ớt, bí ngô xắt nhỏ xào và gạo đỏ. Mỗi bữa ăn khi tôi ở Cẩm Điền đều giống nhau ở chỗ là chúng tôi luôn có thịt lợn. Mỡ lợn để xào đậu đen, tai lợn đựng trong niêu đất, ruột lợn nướng, cà lợn xào với tỏi và ớt. Tuyết Hoa không ăn miếng nào, cô chỉ lặng lẽ ăn cơm và rau.
Sau bữa tối, mẹ chồng cô đi nghỉ. Mặc dù, theo truyền thống là hai lão đồng sẽ ngủ cùng nhau khi đến thăm nhau - nghĩa là người chồng sẽ phải đi ngủ chỗ khác - nhưng anh chàng đồ tể thì lại tuyên bố anh ta sẽ không rời khỏi phòng của mình. Lý do là gì nào? “Không có gì xấu xa bằng lòng dạ đàn bà.” Đó là một câu tục ngữ và có thể là nó đúng, nhưng nói vào mặt bà Lữ như thế thì quả là khiếm nhã. Tuy nhiên, đây là nhà của anh ta nên chúng tôi phải làm theo những gì anh ta bảo.
Tuyết Hoa đưa tôi trở lại căn gác đến buồng phụ nữ, cô đã dọn giường và sắp sẵn mấy tấm chăn dù đã sờn nhưng sạch sẽ trong số của hồi môn của cô. Trên chiếc tủ, cô đặt một cái liễn đựng đầy nước ấm để tôi rửa mặt. Ôi, tôi muốn nhúng chiếc khăn vào trong liễn nước và xóa sạch những nét âu lo trên khuôn mặt của lão đồng biết bao. Khi tôi nghĩ như vậy, cô mang ra một bộ đồ ngủ hầu như giống hệt bộ đồ cô đang mặc - hầu như, vì tôi nhớ ra rằng cô đã ghép các mảnh vải lấy từ những món hồi môn quý giá của mẹ cô vào với nhau để khâu thành những bộ đồ này. Tuyết Hoa nghiêng về phía trước, hôn lên má tôi, và thì thầm vào tai tôi, “ngày mai chúng ta sẽ có cả ngày bên nhau. Mình sẽ cho bạn thấy hình thêu của mình và những thứ mình đã làm trên chiếc quạt của chúng ta. Chúng ta sẽ trò chuyện và cùng nhớ lại chuyện ngày xưa.” Rồi cô để tôi ở lại một mình.
Tôi thổi tắt đèn và đắp chăn. Trăng sắp tròn, ánh sáng xanh nhạt chiếu qua song cửa làm tôi nhớ lại những năm tháng truớc đây. Tôi vùi mặt vào những nếp gấp trên tấm chăn có mùi hương thơm ngát và tao nhã của Tuyết Hoa y như hồi chúng tôi mới 乃úi tóc. Ký ức về những tiếng rên khe khẽ thích thú ùa về tai tôi. Một mình trong căn phòng tối om đó, tôi đỏ mặt vì những chuyện có lẽ tốt nhất là nên quên đi. Nhưng những âm thanh đó không hề biến mất. Tôi nhỏm dậy. Những tiếng đó không phải là từ trong đầu tôi mà là vọng tới từ căn phòng của Tuyết Hoa. Lão đồng của tôi và chồng cô đang âи áι! Lão đồng có thể là một người ăn chay nhưng cô không phải là người Vợ họ Vương trong câu chuyện cổ nọ. Tôi bịt tai lại và cố ngủ, nhưng thật khó làm sao. Số phận tốt đẹp của tôi khiến tôi trở nên thiếu kiên nhẫn và khoan thứ. Bản chất ô uế và bị vấy bẩn của nơi này và những con người sống nơi đây làm bức bối cảm giác của tôi, xác thịt tôi và tâm hồn tôi.
Sáng hôm sau, gã đồ tể đi khỏi nhà cả ngày còn mẹ anh ta thì trở về phòng mình. Tôi giúp Tuyết Hoa rửa và lau khô bát đĩa, lấy củi, xách nước, thái rau cho bữa trưa, đến nhà kho nơi mà từng tảng thịt lợn được treo để bán, và để ý đến con gái cô. Khi mọi việc xong xuôi, Tuyết Hoa đun nước nóng để chúng tôi tắm. Cô mang ấm nước lên gác đến buồng phụ nữ và đóng cửa lại. Chúng tôi chưa bao giờ có cảm giác ức chế với nhau. Tại sao giờ đây lại như thế? Không khí trong căn buồng nhỏ trở nên ấm áp một cách kỳ lạ dù bây giờ đã là tháng Mười, nhưng phía dưới mảnh khăn ướt của Tuyết Hoa, da tôi cứ sởn hết cả lên.
Nhưng tôi có thể nói về điều này sao đây để nghe không giống với một người chồng? Khi tôi nhìn cô, tôi nhận thấy làn da trắng trẻo của cô - vốn dĩ rất đẹp - bắt đầu dày lên và sạm đi. Bàn tay cô - vốn dĩ nuột nà - nay thô ráp trên làn da tôi. Những nếp nhăn bắt đầu xuất hiện quanh miệng và khóe mắt của cô. Tóc cô 乃úi thành một 乃úi chặt trên gáy. Một vài sợi đã điểm bạc. Cô bằng tuổi với tôi - ba mươi hai. Đàn bà trong huyện hiếm khi sống quá bốn mươi, nhưng mới đây tôi chứng kiến mẹ chồng tôi qua đời, trông bà vẫn trẻ trung đẹp đẽ hơn nhiều so với một người đàn bà đã sống đến cái tuổi năm mươi mốt.
Tối ấy, chúng tôi lại ăn thịt lợn.
TÔI KHÔNG NHậN RA điều này, nhưng địa hạt bên ngoài - cái thế giới xô bồ của đàn ông - đã xâm nhập vào cuộc sống của tôi và Tuyết Hoa. Suốt đêm thứ hai ở lại nhà cô, chúng tôi mất ngủ bởi những thanh âm khủng khi*p. Chúng tôi ùa cả vào căn phòng chính và túm tụm lại với nhau, tất cả chúng tôi, ngay cả anh chàng đồ tể, đều kinh hãi. Khói tràn ngập căn phòng. Một ngôi nhà - có khi là cả một thôn - ở đâu đó đang bốc cháy. Tro và bụi dính đầy quần áo chúng tôi. Tiếng kim khí va loảng xoảng và tiếng vó như ngựa nện thình thịch vào đầu chúng tôi. Trong bóng đêm, chúng tôi không hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra. Đó là thảm họa chỉ giáng xuống một thôn hay là điều gì đó còn tồi tệ hơn thế nữa?
Tai ương đang kéo đến. Người dân thôn bên bắt đầu bỏ chạy, rời khỏi nông trại và rút lên núi cho an toàn. Sáng hôm sau, từ cửa sổ nhà Tuyết Hoa chúng tôi nhìn thấy họ - đàn ông, đàn bà và trẻ con - ngồi trên những chiếc xe kéo tay hay xe bò, đi bộ hay cưỡi ngựa. Đồ tể chạy ra bìa thôn và hét lên với dòng người đi tị nạn.
“Chuyện gì thế? Có loạn à?”
Nhiều giọng đáp lại.
“Hoàng thượng cho loan báo tới huyện Vĩnh Minh là triều đình phải chống giặc Thái Bình.”
“Binh mã của triều đình đã đến đây để đánh đuổi quân nổi loạn!”
“Đánh nhau khắp nơi rồi!”
Đồ tể khum hai tay đưa lên miệng và gào lên, “Thế phải làm gì bây giờ?”
“Chạy đi!”
“Chiến tranh sẽ lan đến đây ngay bây giờ đấy!”
Tôi ૮ɦếƭ điếng, bàng hoàng, sững sờ trong nỗi hoang mang tột độ. Tại sao chồng tôi không đến đây đón tôi? Tôi cứ tự đay đả mình sao lại đi chọn thời điểm này - sau bao nhiêu năm - để mà đến thăm Tuyết Hoa cơ chứ. Nhưng có lẽ đó là bản chất của định mệnh. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên mà.
Tôi giúp Tuyết Hoa gói ghém đồ đạc cho cô và lũ trẻ. Chúng tôi đi vào bếp và thu gom một bao tải lớn gạo, trà và rượu dùng để uống và sát trùng vết thương. Cuối cùng, chúng tôi cuộn bốn tấm chăn cưới của Tuyết Hoa và quấn lại hết sức chặt chẽ và đặt chúng ở cửa. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, tôi mặc bộ quần áo lụa dùng đi đường của mình, bước ra ngoài và đứng trên bậc thềm, và chờ chồng tôi đến, nhưng anh không đến. Tôi nhìn ra con đường về Thông Khẩu. Cũng có một dòng người đang rời khỏi đó, chỉ có điều thay vì chạy lên vùng đồi núi phía sau thôn họ lại băng qua những cánh đồng đi về phía thủ phủ huyện Vĩnh Minh. Hai dòng người kéo dài - một ngược lên đồi núi, một xuôi về phố thị - làm tôi bối rối. Có phải Tuyết Hoa luôn bảo rằng núi đồi là những cánh tay che chở cho chúng tôi đó sao? Nếu đúng, tại sao người thôn Thông Khẩu lại đi theo hướng ngược lại?
Lúc chiều muộn, tôi nhìn thấy một chiếc kiệu rời khỏi đoàn người thôn Thông Khẩu và đổi hướng tiến thẳng về Cẩm Điền. Tôi biết nó đang đi về phía tôi, nhưng đồ tể không đồng ý đợi.
“Đến lúc phải đi rồi,” gã gầm lên.
Tôi muốn ở lại và đợi gia đình tôi đến đón tôi nhưng đồ tể nói không.
“Thế thì tôi sẽ đi ra ngoài và đón kiệu,” tôi nói. Biết bao lần ngồi bên song cửa tôi đã hình dung đến chuyện đi bộ đến đây. Thế thì sao giờ tôi lại không đi bộ về phía gia đình tôi chứ?
Đồ tể chém tay vào không khí nhằm ngăn không cho tôi nói thêm một lời nào nữa. “Cả một lũ đàn ông đang đi tới đây. Cô có biết bọn chúng sẽ làm gì với một người đàn bà đi một mình không hả? Cô có biết gia đình cô sẽ làm gì tôi nếu có bất kỳ chuyện gì xảy ra với cô không?”
“Nhưng…”
“Bách Huệ,” Tuyết Hoa chen ngang, “hãy đi cùng nhà mình. Chúng ta sẽ chỉ phải đi vài tiếng thôi, rồi bọn mình sẽ trả bạn về với gia đình bạn. Như vậy sẽ an toàn hơn.”
Đồ tể đỡ mẹ, vợ, những đứa con của anh ta và cả tôi nữa lên xe. Khi gã và đứa con trai lớn chuẩn bị đẩy xe đưa chúng tôi đi, tôi ngoái nhìn qua những cánh đồng phía sau Cẩm Điền. Lửa và những cột khói cuồn cuộn bốc lên trời.
Tuyết Hoa liên tục đưa nước cho chồng và đứa con trai lớn của cô. Giờ đã là cuối thu, nên khi mặt trời lặn cái lạnh ập xuống tất cả chúng tôi, nhưng chồng và con trai Tuyết Hoa vẫn vã mồ hôi như đang giữa hè. Không cần phải bảo, Xuân Nguyệt nhảy xuống, bế theo cả đứa em trai của nó nữa. Con bé hết ẵm thằng em bên hông rồi lại chuyển sang cõng trên lưng. Cuối cùng, nó đặt thằng bé xuống đất, một tay nó nắm tay thằng bé, tay kia đặt lên chiếc xe.
Đồ tể bảo đảm với vợ và mẹ anh ta rằng một lát nữa chúng tôi sẽ dừng lại, nhưng chúng tôi cứ đi mãi không dừng. Chúng tôi trở thành một phần của dòng người bất hạnh đêm đó. Vào lúc đêm tối trông khủng khi*p nhất trước bình minh, chúng tôi tới được quả đồi dốc đứng đầu tiên. Khuôn mặt của đồ tể căng ra, mạch máu phình ra, hai cánh tay anh ta rung lên bần bật gắng sức đẩy chiếc xe lên ngọn đồi. Cuối cùng, anh ta đầu hàng, ngồi thụp xuống phía sau chúng tôi. Tuyết Hoa trượt ra mép xe, nhấc chân sang một bên rồi thả chúng xuống đất. Cô nhìn tôi. Tôi nhìn cô. Bầu trời sau lưng Tuyết Hoa đỏ rực như lửa. Những tiếng động trong gió thúc đẩy tôi bước xuống xe. Tuyết Hoa và tôi mỗi người mang trên lưng một tấm chăn. Đồ tể đeo bao gạo trên vai và mấy đứa trẻ cố gắng mang được càng nhiều đồ ăn càng tốt. Tôi hiểu ra một điều gì đó. Nếu chỉ đi một vài giờ, tại sao chúng tôi lại phải mang theo nhiều lương thực như vậy? Có lẽ tôi sẽ không được gặp chồng và con tôi trong nhiều ngày nữa. Trong lúc ấy, tôi lại ở đây giữa nơi đồng không ௱ôЛƓ quạnh, với tên đồ tể. Tôi đưa tay lên che mặt để trấn tĩnh lại. Tôi không thể để hắn thấy sự yếu đuối của mình.
Chúng tôi đi bộ, hòa vào dòng người. Tuyết Hoa và tôi nắm tay mẹ đồ tể và kéo bà ta lên đồi. Bà ta làm chúng tôi bước đi không nổi, nhưng bà ta đúng là một kẻ cầm tinh con chuột! Khi Phật tổ muốn chuột loan truyền lời dạy của mình, sinh vật xảo quyệt này đã cố gắng đòi một chuyến đi tự do tách rời ngựa. Con ngựa khôn ngoan đã nói không, đó là lý do tại sao hai tuổi này lại không hợp nhau kể từ đó. Nhưng trên con đường kinh khủng trong đêm tối gớm guốc ấy, hai con ngựa chúng tôi có thể làm được gì đây?
Những người đàn ông xung quanh chúng tôi mang bộ mặt dữ tợn. Họ đã bỏ lại đằng sau nhà cửa và sinh kế của họ, và giờ đây họ tự hỏi khi trở lại liệu họ đã thành đống tro tàn hay chưa. Khuôn mặt những người đàn bà hoen nước mắt vì sợ hãi và đau đớn vì chỉ một đêm mà họ phải đi xa hơn cả toàn bộ quãng đường mà họ đi trong suốt cuộc đời mình kể từ khi bó chân. Lũ trẻ không dám hé răng kêu ca. Chúng quá sợ hãi. Chúng tôi mới chỉ bắt đầu cuộc di tản.
Cuối buổi chiều hôm sau - chúng tôi vẫn chưa dừng lại một lần nào - đường đi thu hẹp lại thành một lối mòn càng lúc càng ngoằn ngoèo dốc đứng. Quá nhiều hình ảnh đập vào mắt chúng tôi. Quá nhiều tiếng động rít bên tai chúng tôi. Thỉnh thoảng chúng tôi lại đi qua những ông lão hoặc bà lão phải ngồi xuống để nghỉ, rồi không bao giờ đứng dậy được nữa. Ở huyện, tôi chưa bao giờ tưởng tượng nổi chuyện bố mẹ bị bỏ rơi như thế này. Thông thường, khi chúng tôi đi qua, chúng tôi nghe những tiếng lầm bầm yêu cầu, những lời sau cùng với một người con trai hay con gái và giờ lặp lại như sự nuôi dưỡng cuối cùng: “Hãy mặc ta. Hãy quay lại vào ngày mai khi mọi chuyện đã qua đi.” Hay, “Cứ đi đi. Bảo vệ những đứa con trai. Nhớ lập bàn thờ cho ta vào Lễ hội mùa xuân đấy.” Mỗi khi đi qua một người như vậy, tôi lại nghĩ về mẹ tôi. Bà không thể đi nổi trong chuyến đi như thế này chỉ với cây gậy của mình. Liệu bà có bảo để bà lại không? Liệu bố tôi có bỏ mặc bà không? Còn anh trai tôi thì sao?
Chân tôi đau đớn y như khi bó chân và cứ nhói lên mỗi khi tôi bước. Nhưng tôi vẫn còn may mắn chán. Tôi chứng kiến nhiều người đàn bà cùng tuổi tôi hay trẻ hơn - những người đàn bà trong những ngày gạo muối - bị gãy chân do phải đi bộ quá xa hay vỡ vụn ra do vấp phải đá. Từ chỗ mắt cá chân trở lên họ không bị đau, nhưng họ bị què hoàn toàn. Họ nằm lại đó, không nhúc nhích được, chỉ biết khóc lóc, chờ ૮ɦếƭ vì đói, khát hay lạnh. Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục bước đi, không một lần ngoái nhìn lại, chôn vùi nỗi hổ thẹn trong trái tim trống rỗng của mình, gắng hết sức bỏ ngoài tai những tiếng ՐêՈ Րỉ vì đau đớn và khổ sở.
Đêm thứ hai buông xuống và không gian xung quanh trở nên đen thẫm, nỗi chán nản bao trùm lấy tất cả chúng tôi. Đồ dùng cá nhân bị bỏ lại. Nhiều người bị lạc khỏi gia đình. Chồng đi tìm vợ. Mẹ đi gọi con. Giờ là cuối thu, mùa để bắt đầu việc bó chân, nên chúng tôi gặp rất nhiều cô bé chân bị gãy và bị bỏ lại đằng sau, cùng đồ ăn, quần áo thừa, nước uống, bàn thờ đem theo, quà làm của hồi môn, và đồ đạc quý giá của gia đình. Chúng tôi cũng thấy những cậu bé - ba, bốn hay năm đứa gì đấy - cầu xin mọi người đi ngang qua giúp chúng. Nhưng làm sao bạn có thể giúp chúng trong khi bạn còn phải tiếp tục bước đi, nắm chặt tay những đứa con yêu quý của mình và tay người chồng cũng đang siết chặt tay bạn? Nếu bạn đang lo sợ cho cuộc sống của bạn, bạn sẽ chẳng nghĩ đến người khác. Bạn chỉ nghĩ về những người bạn yêu quý, và thậm chí như vậy cũng chẳng xuể.
Chúng tôi không còn hơi sức đâu để mà nói với nhau rằng giờ là mấy giờ, nhưng trời đã tối và chúng tôi kiệt sức. Chúng tôi đã đi bộ hơn ba mươi sáu giờ - không nghỉ, không ăn, và thi thoảng mới uống một chút nước. Chúng tôi bắt đầu nghe thấy những tiếng kêu gào khủng khi*p. Chúng tôi không thể hình dung nó là cái gì. Nhiệt độ giảm xuống. Xung quanh chúng tôi, lá và cành cây ướt sũng sương. Tuyết Hoa mặc chiếc áo bông màu chàm còn tôi mặc bộ áo lụa của tôi. Chẳng có chiếc áo nào đủ để bảo vệ chúng tôi trước những gì sắp xảy đến. Dưới đế giày của chúng tôi, đá trở nên trơn trượt. Tôi chắc rằng chân tôi đang ứa máu, vì tự dưng tôi thấy chân mình ấm kì lạ. Tuy thế, chúng tôi vẫn bước đi. Mẹ đồ tể loạng choạng đi giữa chúng tôi. Bà ta là một bà già yếu ớt, nhưng trong tính cách loài chuột của bà ta lại có ý chí quyết sống.
Đường mòn thu hẹp lại chỉ còn rộng chừng ba mươi phân. Bên phải chúng tôi là núi - tôi không thể gọi nó là đồi được nữa - dựng đứng lên đến mức nó chạm vào vai chúng tôi khi chúng tôi lê bước theo hàng một. Bên trái, sâu hun hút bên dưới chỉ toàn bóng đêm đen ngòm. Tôi không nhìn thấy cái gì ở dưới đó. Nhưng con đường phía trước và phía sau tôi đều có rất nhiều dấu chân bó của đàn bà. Chúng tôi giống như hoa trong gió bão. Không chỉ đôi bàn chân của chúng tôi yếu ớt mà các thớ thịt trên chân chúng tôi - vốn dĩ chưa bao giờ phải đi lại vất vả đến thế - nhức nhối, run rẩy, co thắt lại.
Suốt một giờ, chúng tôi đi sau một gia đình - bố, mẹ và ba đứa con - cho đến lúc người mẹ trượt chân khi bước lên một tảng đá và rơi vào cái hố tối đen thăm thẳm phía dưới đó. Tiếng hét của bà ta rất to và kéo dài, cho đến khi nó đột ngột chấm dứt. Chúng tôi nghe kể về những cái ૮ɦếƭ như vậy suốt đêm. Từ đó, tôi đưa bàn tay này bắt tréo qua bàn tay kia, túm lấy vạt cỏ, để mặc tay mình bị những cạnh đá lởm chởm nhô ra từ vách đá bên phải cào rách. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì để mình không trở thành một người nữa hét lên trong bóng đêm.
Chúng tôi tìm được một cái hõm núi. Núi in bóng lên nền trời xung quanh chúng tôi. Những đám lửa nhỏ được nhóm lên. Chúng tôi đã ở trên cao, lẩn vào giữa rừng núi nên quân Thái Bình không thể nào thấy được ánh lửa, hay ít ra chúng tôi hy vọng như vậy. Chúng tôi lách đi xuống chỗ hõm núi.
Có lẽ vì tôi không được ở với gia đình mình nên tôi chỉ thấy khuôn mặt của những đứa bé qua ánh lửa. Đôi mắt chúng nhìn có vẻ đờ đẫn và trống rỗng. Có lẽ chúng đã mất ông nội hay bà nội. Cũng có lẽ chúng mất mẹ hay chị gái. Chúng đều sợ hãi. Không ai nên nhìn thấy những đứa bé trong tình cảnh như thế.
Chúng tôi dừng lại khi Tuyết Hoa thấy ba gia đình đến từ Cẩm Điền vừa tìm thấy một chỗ trú tương đối tốt dưới tán cây lớn. Họ nhìn thấy đồ tể vác bao gạo trên lưng và chui vào đó chiếm chỗ cho chúng tôi bên đống lửa. Khi tôi ngồi xuống huơ chân và tay, chúng bắt đầu nóng lên, không phải do sức nóng của lửa mà là xương thịt bị đóng băng lại nay tan ra.
Tuyết Hoa và tôi chà xát bàn tay mấy đứa con cô. Chúng lặng lẽ khóc, kể cả đứa con trai lớn nhất. Chúng tôi đẩy ba đứa trẻ lại với nhau và lấy chăn quấn quanh người chúng. Tuyết Hoa và tôi nép mình vào nhau, còn bà mẹ chồng của cô thì một mình chiếm một tấm chăn. Tấm còn lại dành cho đồ tể. Anh ta vẫy tay một cách тһô Ьạᴏ gọi chúng tôi. Anh ta kéo một người đàn ông từ Cẩm Điền sang một bên, thì thầm điều gì đó, rồi gật gật. Anh ta quỳ xuống bên cạnh Tuyết Hoa.
“Ta sẽ đi kiếm thêm củi,” anh ta thông báo.
Tuyết Hoa nắm lấy cánh tay anh ta. “Đừng đi! Đừng bỏ cả nhà!”
“Không có lửa, chúng ta sẽ không qua được đêm nay,” anh ta nói. “Mình không cảm thấy gì sao? Tuyết sắp rơi đấy.” Anh ta nhẹ nhàng gỡ những ngón tay của Tuyết Hoa ra. “Những người hàng xóm sẽ để mắt đến mình và các con khi ta đi. Đừng sợ. Và” - tới đây gã hạ thấp giọng xuống - “nếu hoàn cảnh bắt buộc, mình hãy đẩy những người này ra ngoài đống lửa. Chiếm lấy chỗ cho mình và bạn mình. Mình có thể làm được chuyện đó mà.”
Và tôi nghĩ, có thể Tuyết Hoa không làm được, nhưng tôi thì không đời nào chịu để mình ૮ɦếƭ ở đây mà không gặp được gia đình.
Mặc dù đều rất mệt, nhưng chúng tôi sợ đến mức không ngủ nổi, hay thậm chí chỉ là nhắm mắt lại. Và tất cả chúng tôi đều đói khát. Trong cái vòng tròn nhỏ quây quanh đống lửa, những người đàn bà - mà sau này tôi được biết là các chị em kết nghĩa sau khi lấy chồng - khỏa lấp nỗi sợ hãi của chúng tôi bằng cách hát lên kể một câu chuyện. Đó là một thú vui mà mẹ chồng tôi, dù rất thông thạo nữ thư - có lẽ vì bà ấy được tiếp xúc rất nhiều với kiểu chữ này - không hề xem trọng việc hát và ngâm. Bà thích trau chuốt một bức thư hoàn hảo hay một bài thơ đáng yêu hơn là thưởng thức hay củng cố chất lượng của một bài hát. Bởi vậy, các em dâu tôi và tôi đã bỏ quên nhiều bài hát gắn bó với chúng tôi từ bé tới lớn. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, câu chuyện được hát lên đêm đó nghe rất quen, đó chính là bài hát từ hồi bé đến giờ tôi chưa được nghe lại. Nó kể về người Dao, về quê nhà đầu tiên của họ, và về cuộc chiến đấu dũng cảm để giành được độc lập của họ.
“Chúng tôi là người Dao,” Liên Hoa, một người đàn bà hơn tôi chừng mười tuổi, bắt đầu. “Đời xưa, Cao Tân(1)_, vị vua nhà Hán đức độ nhân từ, bị một viên tướng xấu xa và tham ác tấn công. Bàn Hồ - một con chó ghẻ lở, không ai mong đợi - nghe tin nhà vua gặp chuyện bèn thách viên tướng kia giao chiến. Chàng đã giành được thắng lợi vẻ vang và được ban thưởng cánh tay của một nàng công chúa. Bàn Hồ rất sung sướng, nhưng vị hôn thê của chàng lại cảm thấy xấu hổ. Nàng không muốn phải lấy một con chó. Tuy nhiên, rõ ràng đó là bổn phận của nàng, vì thế nàng và Bàn Hồ trốn lên miền núi non, nơi ấy nàng sinh hạ được mười hai người con, những người Dao đầu tiên. Lớn lên, họ xây dựng một thị tứ gọi là Thiên Gia Động - Hang Nghìn Nhà.”
Phần đầu của câu chuyện đến đó là hết, một người đàn bà khác, Dương Liễu, hát tiếp. Bên cạnh tôi, Tuyết Hoa run rẩy. Phải chăng cô đang nhớ tới ngày nhỏ, khi chúng tôi được nghe chị cả tôi và hội chị em kết nghĩa của chị ấy hoặc mẹ và thím hát lên câu chuyện về khởi thủy của người Dao chúng tôi?
“Liệu đây có thể là vùng đất mỡ màu và dồi dào nguồn nước?” Dương Liễu cất lời hỏi trong bài hát. “Liệu nó có thể an toàn trước quân xâm lược khi nó khuất khỏi tầm nhìn, đường vào duy nhất là con đường hầm hun hút như hang động? Thiên Gia Động còn bao điều huyền bí với người Dao. Nhưng một thiên đường như thế cũng không thể mãi mãi yên bình.”
Tôi bắt đầu nghe thấy đám đàn bà đang quây quần bên một đống lửa khác trong hõm núi đó cũng hát lên. Lẽ ra đám đàn ông nên bắt chúng tôi ngừng hát, vì chắc chắn quân nổi loạn có thể nghe thấy tiếng chúng tôi. Nhưng tiếng hát trong trẻo của họ đã tiếp sức và đem lại lòng can đảm cho chúng tôi.
Dương Liễu tiếp tục. “Nhiều đời sau, vào thời nhà Nguyên, có một người làm quan ở địa phương, bạo gan đi khám phá vùng này, đi qua đường hầm và gặp được người Dao.”
Chỉ khi bông tuyết đầu tiên rơi xuống mái tóc và mặt chúng tôi, Tuyết Hoa khoác tay vào tay tôi và cất giọng kể phần tiếp theo của câu chuyện. “Tại sao chúng tôi phải trả tiền thuế? Người Dao muốn biết điều đó.” Giọng cô run lên vì lạnh. “Trên đỉnh núi dùng để bảo vệ thôn trước quân xâm lược, họ xây dựng một bức tường chắn bằng đá. Nhà vua phái ba viên quan thu thuế đi qua đường hầm để đến thương lượng. Họ đã không trở lại. Nhà vua lại phái ba người khác…”
Những người đàn bà quanh đống lửa của chúng tôi cùng hát. “Họ cũng không trở lại.”
“Nhà vua bèn phái nhóm thứ ba.” Giọng Tuyết Hoa mạnh mẽ hẳn lên. Tôi chưa từng nghe thấy giọng cô như vậy bao giờ. Giọng cô vang lên rành rọt và ngân nga khắp chốn núi rừng. Nếu quân nổi loạn nghe thấy tiếng cô, hẳn chúng sẽ bỏ chạy vì tưởng đó là ma quỷ đang hát.
“Họ đã không trở ra,” những người đàn bà tiếp lời chúng tôi.
“Nhà vua phái đến một đoàn quân. Một cuộc vây hãm đẫm máu xảy ra. Nhiều người Dao - đàn ông, đàn bà và trẻ nhỏ - đã ૮ɦếƭ. Phải làm gì đây? Phải làm gì đây? Vị trưởng bản lấy chiếc tù và sừng trâu và chặt nó thành hai mươi hai mảnh. Rồi ông đưa cho mỗi nhóm một mảnh và bảo họ hãy tản đi khắp nơi mà sinh sống.”
“Tản đi mà sinh sống,” những người đàn bà lặp lại.
“Thế là người Dao bèn đi xuống các thung lũng, đi lên miền non cao, tới phủ này và nhiều nơi khác nữa,” giọng Tuyết Hoa hạ dần.
Mai Hoa, người trẻ tuổi nhất trong nhóm, kết thúc câu chuyện. “Họ bảo rằng năm trăm năm sau, người Dao, bất kể ở đâu, sẽ lại đi qua chiếc hang đó, ghép những mảnh tù và lại với nhau, và xây dựng lại quê hương bị phù phép của mình. Ngày ấy sẽ sớm đến với chúng ta.”
Đã bao năm rồi tôi mới nghe lại câu chuyện này, và tôi không biết phải nghĩ gì. Người Dao từng ngỡ rằng họ được an toàn, náu mình sau sự che chở của rặng núi, bức tường thành, và con đường hầm bí mật, nhưng không phải vậy. Giờ đây, tôi tự hỏi liệu kẻ nào sẽ vào hõm núi này trước tiên và điều gì sẽ xảy ra khi họ tới được đây. Quân Thái Bình có thể sẽ cố gắng đánh bại chúng tôi, còn Đại quân Hồ Nam có thể sẽ nhầm chúng tôi là đám loạn quân đó. Nếu một trong hai tình huống đó xảy ra, liệu chúng tôi có thất bại và giống như tổ tiên của chúng tôi không? Liệu chúng tôi còn có thể trở về nhà mình không? Tôi thấy quân Thái Bình, cũng giống như người Dao, là những người nổi dậy chống lại sưu cao thuế nặng và chế độ phong kiến. Liệu họ làm như vậy có đúng không? Chúng tôi có nên tham gia với họ? Liệu chúng tôi có xúc phạm tới tổ tiên mình không khi ca ngợi hành động đó?
Đêm đó, không ai trong chúng tôi ngủ được.