Khi đến bệnh viện, tôi vội vàng chạy lên phòng bệnh của Hiếu trước. Thằng bé nằm im lìm nhưng xung quanh lại không có bác sĩ. Tôi lao vào chưa kịp lên tiếng Hiếu đã mở mắt rồi nói:
– Chị Duyên, sao chị lại ở đây?
Tôi nhìn Hiếu run run hỏi:
– Em có sao không? Em đau chỗ nào?
– Em không sao mà. Chị sao thế? Sao mắt chị lại đỏ lên thế kia? Em ngủ thôi mà chị.
– Vậy bác sĩ thăm khám cho em chưa?
– Tối qua anh Hùng sang khám rồi chị ạ. Sáng nay thì chưa đến giờ mà.
Nghe thằng bé nói tôi mới thở phào một chút, vậy anh Hùng gọi tôi đến viện có việc gì? Tôi đi xuống mua đồ ăn sáng cho thằng Hiếu rồi mới sang phòng của anh Hùng. Vừa thấy anh ta tôi chợt có chút ngạc nhiên, đầu bù tóc rối, đôi mắt thâm quầng trũng lại như thể cả đêm qua không ngủ. Anh Hùng nhìn tôi giọng hơi khàn đi nói:
– Cô ngồi đi. Xin lỗi vì sáng sớm đường đột gọi cô đến thế này.
Tôi bặm môi rồi hỏi lại:
– Có chuyện gì vậy anh? Hiếu nhà tôi có vấn đề gì sao ạ?
– À, thằng bé vẫn thế thôi, tình hình thì cô cũng nắm được rồi đấy. Tôi biết gia đình khó khăn nhưng thay thận vẫn là phương án tốt nhất cho Hiếu. Nhưng hôm nay tôi gọi đến là có chuyện khác.
– Vâng anh cứ nói đi ạ.
– Cô Duyên… vợ tôi mới phát hiện bị ung thư vυ". Cô cũng biết đấy, bảo hiểm y tế không chi trả hết được, việc xạ trị thuốc thang rất tốn kém. Hôm qua vợ tôi cũng mới nói với tôi. Vậy nên cô có thể thu xếp trả tiền sớm giúp tôi được không?
Nói đến đây anh Hùng hơi dừng lại, cúi mặt xuống đầy áy náy. Tôi nhìn anh Hùng, lẽ ra tôi mới phải là người áy náy chứ không phải anh, vậy mà giờ đây trước mặt tôi anh càng khiến tôi cảm thấy mình thật tệ. Thực lòng bản thân tôi nghe anh nói vừa sốc lại vừa day dứt, xấu hổ. Thằng Hiếu mang căn bệnh suy thận, còn vợ anh mang căn bệnh ung thư quái ác. Vậy mà tôi cứ hết tháng này đến tháng kia tôi lần nữa khất của anh. Người ta hay nói bác sĩ giàu, nhưng tôi biết kinh tế gia đình anh Hùng rất bình thường. Vợ anh chỉ ở nhà nội trợ chăm con, còn một mẹ già cũng hay đau ốm bệnh tật. Vả lại anh Hùng là một người bác sĩ thanh liêm, thậm chí đôi khi còn móc tiền túi giúp bệnh nhân. Tôi thường nghĩ tôi bất hạnh, nhưng thực ra trên đời này ai cũng có nỗi khổ riêng. Chẳng qua giống như một câu trích trong đoạn truyện ngắn Lão Hạc đã từng viết
“Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.”
Tôi nhìn anh Hùng, cố nở nụ cười méo mó nói:
– Số tiền hôm qua tôi đóng tiền viện phí anh đừng đóng nữa, tôi trả tạm cho anh trước. Anh yên tâm trong tuần này tôi sẽ thu xếp trả hết cho anh.
Anh Hùng lắc đầu đáp:
– Tiền hôm qua cô đóng thì tôi vẫn đóng cho. Lát tôi ra lấy hoá đơn luôn…
Sự tử tế của anh Hùng càng khiến tôi thấy mình thêm vạn phần áy náy.
– Anh Hùng! Giờ gia đình anh đang cần gấp, tôi lại nợ anh, anh cứ dùng số tiền ấy đi. Tôi sẽ có để đóng mà, thực ra tôi cũng có mấy người thân, tôi còn chị gái nữa, chị em tôi sẽ có thôi, anh không phải nghĩ ngợi áy náy đâu.
– Nếu cô không đóng viện phí lần này viện sẽ trả bệnh nhân về đấy. Cô cứ để tôi đóng…
– Anh yên tâm! Tôi nói có là có, tôi biết anh tốt nhưng mà gia đình anh đang cần như vậy. Mọi chuyện vẫn trong khả năng của tôi anh cứ dùng đi. Tôi thu xếp trong tuần này sẽ trả cho anh. Thực ra ứng mấy tháng lương là đủ ý mà.
Anh Hùng dường như cũng khó khăn thực sự, anh không từ chối nữa mà gật đầu:
– Vậy được. Cô về thăm Hiếu đi, tôi qua viện K với vợ tôi một lát. Đêm qua khám cho Hiếu rồi, thằng bé cũng vẫn thế thôi. À cô nhớ dinh dưỡng của Hiếu không được sai lệch theo hướng dẫn đâu nhé.
– Dạ vâng cảm ơn anh.
– Mà… mặt cô… sao tím bầm thế kia?
Tôi hơi giật mình, sáng nay đi vội không trát phấn vào giờ mới nhớ ra hôm qua bị đánh vẫn còn nguyên những vết tím liền đáp:
– À tôi bị ngã
– Cô cầm ít thuốc này về bôi cho mau khỏi.
– Cảm ơn anh.
– Không có gì đâu, chờ tôi lấy thêm cho mấy thuốc này nữa mà bôi.
– Dạ vâng!
Đợi anh Hùng lấy thuốc xong tôi cũng bước về phòng bệnh. Hiếu đang nằm đọc sách, nhìn thấy tôi tự dưng thằng bé ngập ngừng nói:
– Chị ơi… chị cho em về nhà đi.
– Sao vậy? Bao giờ khoẻ chị sẽ đón em về.
Thằng bé chợt đỏ hoe mắt đáp:
– Chị làm gì có tiền? Nãy em đi vệ sinh nghe được chị với anh Hùng nói chuyện rồi. Chị ơi em không sao đâu, em không cần chạy thận nữa, em về rồi đi làm giúp chị.
Nghe Hiếu nói tôi cũng cay xè sống mũi. Về ư? Mang em về khác gì rút sợi dây ống thở của một người hấp hối? Về ư? Tôi đành lòng nhìn em tôi phải ૮ɦếƭ sao? Thế nhưng tôi không dám khóc, nhẹ nhàng nói:
– Em cứ yên tâm ở đây, đừng nghĩ ngợi nhiều như vậy. Chị sắp tìm được thêm việc mới rồi. Mấy nữa chị với chị Ngân tiết kiệm tiền cho em thay thận, em khoẻ rồi đi làm được chưa?
– Chị Ngân làm gì có tiền? Tết năm ngoái xuống còn xin tiền của chị, đi chợ thì mẹ chồng ghi từng củ hành, củ tỏi. Em thừa biết.
– Đó là mẹ chồng chị ý thế thôi, chứ anh Việt thương chị Ngân lắm. Anh ý với chị Ngân có khoản tiền nho nhỏ đấy, hôm trước chị lên thăm còn cho chị xem sổ tiết kiệm cơ.
– Thật không chị?
– Thật mà. Nên em cứ ở đây, phải lạc quan vào. Em không thấy anh Hùng nói mình vui vẻ là chiến thắng hết bệnh tật sao? Ngoan, vui vẻ chị mới yên tâm đi làm được chứ.
– Vâng ạ. Vậy em sẽ vui.
– Ừ mai chị mượn của thằng Tú cho mấy quyển truyện rồi chị mang vào cho đọc nhé.
– Dạ. Mà chị nhớ bôi thuốc anh Hùng cho khỏi nhé. Mặt chị tím bầm cả, sao chị lại ngã thế? Ngã chỗ cầu thang ý à? Chỗ đấy tối lắm chị đi phải cẩn thận chứ?
– Ừ ừ, chị biết rồi. Em nằm nghỉ đi, chị về đi làm nhé.
– Vâng ạ.
Nói chuyện với Hiếu xong tôi không về phòng trọ mà đi thẳng ra quán bar. Vừa nhìn thấy tôi anh Thanh liền chau mày hỏi:
– Mặt mũi thế kia sao đến đây làm gì?
Tôi cúi mặt đi sát lại gần anh Thanh đáp:
– Anh có tiền không? Cho em vay một ít.
– Một ít là bao nhiêu?
– Khoảng bốn năm mươi triệu.
Nghe tôi nói anh Thanh trợn tròn mắt rít lên:
– Ngần ấy là ít ý hả? Em xem em nợ anh cũng khoảng đấy rồi, anh móc xương hom ra mà cho vay nữa à?
Tôi vân vê vạt áo, người duy nhất tôi có thể bấu víu lúc này chỉ có anh ta.
– Em vay rồi anh cứ trừ vào lương của em.
– Lương của em trừ bao nhiêu tháng mới hết? Chưa kể vụ hôm qua sếp còn bắt anh cắt hết thưởng của em nữa đấy.
– Cắt thưởng? Em có làm gì đâu? Là do chị ta…
– Duyên! Nguyên nhân do ai sếp không quan tâm, nhưng vụ lùm xùm làm hỏng hóc mấy chai rượu xịn, cắt thưởng là tốt lắm rồi đấy. Còn lần này anh không giúp em được nữa đâu. Tiền em nợ anh cũng thu xếp trả sớm cho anh đi.
Nghe anh Thanh nói, niềm hi vọng ít ỏi cuối cùng cũng bị dập tắt. Thấy tôi im lặng anh ta lại lên tiếng:
– Anh nói thật, anh không muốn làm khó gì em. Nhưng gia đình anh cũng khó khăn, tiền nong anh cho em vay bao nhiêu lâu rồi em cũng phải biết ý trả chứ?
– Em…
– Anh nói em nghe này Duyên. Nếu em muốn có tiền thì tự thân vận động thôi chứ không ai cho em vay được mãi. Em nghĩ xem hoàn cảnh em thế nào mà liệu chứ. Trinh tiết, phẩm giá là cái chó gì? Giữ rồi sau này thằng em trai em ૮ɦếƭ đi, mạng sống của nó không bằng mấy cái đó sao?
Phải! Trinh tiết, phẩm giá là cái gì? Em trai tôi đang nằm trên giường bệnh kia kìa. Không có tiền tôi chỉ còn biết trơ mắt nhìn em ૮ɦếƭ dần ૮ɦếƭ mòn. Anh Thanh lại nhìn tôi ngọt nhạt:
– Có mấy mối xịn lắm, вáи тяιин cho cỡ đại gia cũng một đôi trăm triệu. Sau đó đi khách thì cũng có giá lắm đấy. Như con Trang kìa, mỗi lần đi cả chục triệu là bình thường. Em vừa có tiền lo cho em trai, lại vừa có tiền trả hết nợ cho anh, biết đâu còn tích cóp được mấy khoản sau thay thận cho thằng cu thì sao?
Anh Thanh nói nhiều, nói nhiều lắm, nhiều đến mức tôi cũng chỉ biết lắng nghe. Mãi đến khi có khách tôi mới cúi đầu đáp:
– Vâng. Em biết rồi.
– Ừ biết là tốt, em cứ về nghỉ ngơi đi, suy nghĩ rồi mai kia trả lời cho anh.
– Vâng ạ.
Khi ra đến ngoài, tôi phi xe máy về căn phòng trọ tồi tàn. Đã lâu lắm rồi tôi không khóc, vậy mà giờ đây tôi lại giống như đứa trẻ bật khóc nức nở. Từng giọt nước mắt lăn dài xuống miệng, xuống môi đắng chát. Tiền viện phí trả lại cho anh Hùng rồi, nếu không có tiền Hiếu chắc chắn sẽ phải về đây. Sáng nay nghe anh Hùng nói tôi lại sĩ diện trả lại cho anh, bỗng dưng giờ tôi có chút hối hận. Nhưng rồi tôi tự cười chính bản thân mình, khi túng thiếu con người ta lại trở nên đốn mạt đến mức này sao? Rõ ràng tiền tôi vay anh hà cớ gì tôi lại có suy nghĩ này? Khóc chán chê tôi lấy máy gọi cho chị Ngân, đầu dây bên kia có tiếng con Thỏ, con Sóc khóc léo nhéo. Chị Ngân thì vội vàng nói:
– Alo chị đây em. Sao lại gọi chị giờ này? Hiếu khoẻ không em?
– Hiếu vẫn vậy chị ạ. Chị này…
Còn chưa kịp mở miệng tôi đã nghe giọng bà mẹ chồng chị cất lên the thé:
– Mấy giờ rồi còn ngồi đó mà buôn dưa lê? Đã ăn bám rồi còn vô tích sự, còn thằng Việt nữa, lương tháng này sao chưa thấy đưa cho mẹ? Hay lại đưa cho con vợ mày bòn rút mang về cho lũ báo cô báo hồn kia rồi?
Tôi không nghe được tiếng chị Ngân đáp mà thấy tiếng anh Việt nói:
– Lương mai mới có mà mẹ. Lương lậu gì mẹ cũng thu sạch còn có xu nào mà cho ai chứ?
– Mẹ cầm là mẹ muốn tốt cho mày đấy chứ mẹ được cái gì?
Chị Ngân dường như sực nhớ ra còn đang nói chuyện với tôi liền lí nhí qua điện thoại:
– Duyên, tí chị rảnh chị gọi lại nhé.
Nói rồi chị cũng vội vàng tắt máy. Tôi nhìn ra ngoài, khoé mắt đã khô nhưng trong lòng lại như có ai đó cào cấu rỉ máu. Cuối cùng tôi cầm điện thoại lên, bấm số anh Thanh nhắn một tin đầy kiên định
“Em suy nghĩ kĩ rồi, anh giúp em tìm một mối. Em đang cần tiền gấp nên anh tìm giúp em mối nào càng nhiều tiền càng tốt”
Số máy kia nhanh chóng trả lời
“Ok em”
Tôi nhìn vào mặt hình điện thoại, khoé môi cong lên, nụ cười tởm lợm đến đáng khinh!