Trả Thù Người Đã Từng Thương - Chương 07

Tác giả: Phạm Kiều Trang

Lúc tôi tỉnh dậy đã thấy mình nằm trong bệnh viện, một chân bó bột trắng xóa, một tay thì vẫn cắm kim truyền.
Ngọc ngồi bên cạnh thấy tôi mở mắt thì vội vội vàng vàng chồm lên, rối rít hỏi:
– Tỉnh rồi à? Thấy sao rồi? Đau không?
– Ơ, sao mày lại ở đây?
– Mày bị chấn động não mất trí nhớ rồi à? Mày biết tao là ai không? Nhớ tên mày là gì không? Đọc cả họ cả tên mày tao nghe xem nào?
– Mày bị mất trí nhớ thì có.
– Xùy, vẫn còn chửi được thế chắc là không đau mấy đâu nhờ? Đói chưa, ăn gì không tao đi mua.
– Chưa, chỉ thấy đau ê ẩm khắp người thôi. Tao bị sao thế?
– Còn sao nữa? Thạch cao rơi, trật gân chân, trớt hết một bên sườn, may mà chưa bị chấn thương sọ não đấy.
Nghe nó nói thế, tôi mới sờ sờ tay lên đầu mình, phát hiện ra trên đó cũng quấn một lớp dày băng trắng, sờ được cả máu thấm ra tay.
– Không phải sờ, khâu có hai mũi thôi.
– Điên thế, đang yên đang lành tự nhiên bị tai nạn. Tao thế có chậm tiến độ thi công của bên mày không? Có bị phạt hợp đồng không?
– Phạt gì mà phạt, lo mà khỏe nhanh còn làm, khỏe chậm tao mới phạt hợp đồng. Mà mày đang yên đang lành cứ thích chạy vào chỗ công nhân làm làm gì, cả tảng thạch cao rơi xuống mà chỉ bị thế này là mày còn may đấy. Hôm nào khỏe thì đến cảm ơn sếp mày đi.
– Sếp tao á?
Nhắc đến mới nhớ trước lúc cả tấm trần đổ ập xuống, có một người đứng đằng sau gọi tên tôi rồi chạy đến kéo tôi đi. Lúc đó hoảng nên tôi không nhớ ra là ai, giờ nghe Ngọc nói thế thì chột dạ, cuống lên hỏi:
– Anh Quang á?
– Ừ, ông ấy đến đúng lúc mày bị. Thế là ôm mày đi viện đấy.
– Thế anh ấy có sao không? Hình như lúc trần sập, ông ấy cũng ở gần tao hay sao ấy.
– Lúc tao đến thì thấy ông ấy bế mày chạy vào phòng cấp cứu, lúc ấy thấy màu máu me kinh quá nên tao có để ý lắm đến ông ấy đâu. Giờ nói mới nhớ, lúc đó hình như sếp mày cũng bị chảy máu đầu hay sao ấy.
– Thế anh ấy giờ ở đâu rồi, mày có biết không?
Con Ngọc ngơ ngác nhìn quanh phòng bệnh một lượt, thấy ở đây ngoài mấy người bị tai nạn sắp khỏi ra thì cũng chẳng còn ai giống Quang nữa nên bảo tôi:
– Tao cũng quên mất. Không biết ông ấy đi đâu rồi.
– Mày đi hỏi xem nào.
Tôi quên cả đau, ngồi dậy đẩy nó rồi giục cuống lên, con Ngọc thấy tôi thế thì nghiến răng chửi:
– Đúng là cái loại mê trai, đã ra thế rồi còn ngồi dậy à? Ông ấy không ૮ɦếƭ ngay được đâu, nằm xuống đi, tao đi hỏi cho.
– Biết rồi, đi hỏi đi mau lên.
Ngọc đi hết một dãy phòng bệnh, vào phòng nào cũng ngó nghiêng tìm Quang, tìm không được lại hỏi bác sĩ mà cũng không thấy. Tôi thì cứ nghĩ mãi, nghĩ đến chuyện anh ta bị thương mà vẫn bế tôi vào bệnh viện lại thấy áy náy. Giống như kiểu mình đang làm việc xấu với người ta mà người ta lại đối xử tốt với mình, làm mình thấy xấu hổ và cắn rứt lương tâm.
Vật vã suốt cả một đêm vì đau người với cả sốt ruột, ngày hôm sau tôi lấy cớ bị ốm phải xin nghỉ làm để nhắn tin cho Quang. Tôi soạn đi soạn lại mấy lần tin nhắn, cái gì sợ hỏi han thẳng thì vô duyên, cái thì sợ không giới thiệu tên, anh ta sẽ không biết. Mãi đến hơn một tiếng sau mới dám gửi một tin:
“Em chào anh ạ, em là An phòng thiết kế. Hôm nay em bị ốm nên xin phép anh phân công giám sát khác làm thay cho em nghỉ vài hôm được không ạ. Em cảm ơn anh”
Bình thường lẽ ra nhân viên phòng nào thì chỉ cần xin trưởng phòng ấy, nhưng bây giờ tôi đang giám sát chung cư X theo hợp đồng, thế nên phải xin Quang bố trí người khác làm thay tôi. Tôi nhắn xong, chờ mãi chờ mãi mà không thấy anh ta trả lời, cứ nghĩ anh ta không thèm rep cơ, ai ngờ mãi đến cả tiếng sau mới thấy Quang nhắn lại:
“Ừ. Em đã đỡ chưa? Cứ nghỉ đi, anh bảo Tú làm thay em rồi”
“Vâng, em đỡ rồi ạ. Em nghe chị Ngọc nói hôm qua anh cũng bị thương phải không ạ? Anh có sao không?”
“Không sao đâu, bị xước ít người thôi”
“Vâng, em xin lỗi. Lẽ ra em phải giám sát công nhân làm tử tế, nếu không thì đã không xảy ra việc gì rồi. Em xin lỗi anh ạ”
Hình như Quang đang làm gì đó nên nhắn tin rất chậm, tôi nhắn xong toàn phải đợi năm, sáu phút sau mới thấy anh ta trả lời lại, câu nào cũng nói ngắn gọn:
“Không sao đâu”
Tôi muốn tìm lý do để nói chuyện nhưng thấy anh ta trả lời vậy nên cũng thôi, không trả lời lại nữa. Một lúc sau đó tự nhiên lại nhận được thêm một tin nhắn, Quang nói:
“Lần sau làm việc gì cũng phải cẩn thận, cẩn thận để bảo vệ sức khỏe của bản thân đầu tiên. Em cứ nghỉ ngơi cho khỏe đi, khi nào ổn thì đi làm. Yên tâm, anh không trừ lương em đâu”
Anh ta nói mấy câu rất đơn giản, quan tâm trong giới hạn rất bình thường của sếp với nhân viên, thái độ cũng không quá cứng nhắc mà làm cho tôi có cảm giác rất thoải mái, đặc biệt là câu cuối “anh không trừ lương em đâu”, nghe nửa đùa nửa thật, tôi đọc xong cũng không biết mình cười từ lúc nào.
Tôi cũng đùa lại:
“Vâng, mặc dù sợ bị trừ lương nhưng trường hợp này anh trừ lương em cũng không dám kêu ca đâu. Em không cẩn thận làm cả sếp bị thương, trừ lương là đúng đấy anh ạ. Anh cứ trừ lương em đi”
“Em nói đấy nhé”
“Vâng. Lưu tin nhắn làm bằng chứng đây ạ”
“Ừ, thế anh đi bảo kế toán”
Tôi bật cười thành tiếng, mà cười rung người thì làm mấy vết thương ở sườn lại trở đau, thế là trạng thái trên mặt tôi biến thành vừa cười vừa nhăn nhó.
“Ấy đừng. Em khỏe lại nhanh thôi, em nghỉ mấy hôm nữa thôi. Xong em đi làm ngay, em tăng ca bù. Sếp từ từ hãy trừ lương”
“Tăng ca bù à?”
“Vâng”
“Ừ. Thế thôi không bảo kế toán nữa”
Nhắn tin với anh ta, tôi mới phát hiện ra Quang nói chuyện rất hay, cách nói chuyện khiến người ta không có cảm giác nhàm chán mà cứ muốn nói nữa, nói mãi. Nhưng mà tôi sợ nhắn nhiều thì anh ta hiểu lầm, thế nên nói vài câu nữa xong cũng thôi.
Buổi trưa Ngọc đến, thấy tôi cứ ôm điện thoại tủm tỉm cười, nó ngó nghiêng nhìn trộm không được nên giật luôn. Đọc xong thì bĩu môi:
– Kinh nhờ, đã tìm cách nói chuyện được rồi. Đấy, tao nói mà, bảo mày để lão ấy đâm gãy chân đi thì mày không nghe. Bị thạch cao rơi xuống kiểu này vừa gãy chân vừa vỡ đầu mới chịu.
– Vỡ đầu mày ấy. Toàn xui vớ vẩn, tý nữa thì tao về chầu ông bà ông vải.
– Thế không phải trong cái rủi có cái may à? Tạo điều kiện cho mày được nhắn tin riêng với sếp mày đây còn gì?
Tôi xấu hổ giật điện thoại lại, giấu dưới gối không cho nó đọc nữa, con Ngọc thấy thế càng trêu tôi:
– Ông này nói chuyện duyên phết nhờ? Tao đọc đang còn khoái đây này.
– Ừ, không như ông sếp cũ của tao. Tao mà gọi điện xin nghỉ là kiểu gì cũng phải chửi một tràng. Ông Quang này thì lại bảo cứ nghỉ đi, không trừ lương.
– Quan trọng là chỗ đấy, người ta gọi là biết đối nhân xử thế, biết thu phục lòng người đấy. Mày cứ cắm rễ ở công ty của ông ấy đi, rồi cũng có ngày công ty lão ấy phát triển thành công ty lớn cho mà xem.
– Cũng muốn, nhưng mà mày nghĩ con Yến để yên đấy à? Nó mà biết tao làm việc chỗ người yêu nó, nó chả bảo ông Quang đuổi việc tao.
– Thế nên trước khi mày bị phát hiện, mày phải hốt được sếp mày đi đã, đến lúc ông ấy thích mày rồi, con Yến nói gì cũng vô dụng thôi.
Tôi gật gù, con Ngọc nói thế cũng đúng, nhưng mà quãng đường chinh phục được Quang còn xa lắm, chẳng biết có chờ được không hay là chưa đi đến đâu đã bị đuổi thẳng cổ.
Tôi đang định nói chuyện tiếp thì tự nhiên thấy điện thoại đổ chuông, mở ra thì thấy một số lạ gọi, định không nghe máy nhưng thấy số này là số đẹp nên sau khi chần chừ một lúc, tôi vẫn nhận cuộc gọi:
– Alo.
– Tao cho mày một tháng để thu xếp bồi thường, hết một tháng rồi mà mày vẫn nhởn nhơ quá nhỉ?
Ở đầu dây bên kia là giọng của Yến. Lần trước ở trong đồn công an, tôi với cô ta thỏa thuận tôi sẽ phải bồi thường cho cô ta tám mươi triệu, trả trong vòng một tháng. Lúc đó tôi đã xác định sẽ tự tử nên chẳng cần suy nghĩ mà ký luôn vào biên bản, sau không muốn ૮ɦếƭ nữa cũng quên béng luôn chuyện này. Giờ cô ta gọi điện mới chợt nhớ ra.
Tôi trả lời cộc lốc:
– Chưa có tiền.
– Thế để tao kiện mày lên tòa xem mày có tiền không nhé. Không thì cái nhà mày đang ở cũng gán nợ được đấy. Mặc dù rách như tổ đỉa nhưng bán mình đất chắc cũng được tám mươi triệu.
– Tao cấm mày đυ.ng vào nhà đó của tao nghe chưa?
– Eo ôi tao sợ quá, mày cấm mà được à? Giỏi thì trả tiền cho tao đi rồi tao để yên.
– Mày thử đυ.ng vào nhà tao xem tao có gϊếŧ mày không? Mày nên nhớ, tao có gan đánh mày, tao có gan ngồi tạm giam thì tao cũng có gan vào tù. Không phải dọa tao mất công.
Ngôi nhà cũ nát ấy, dù bây giờ ọt ẹp lắm rồi nhưng là nơi chứa đầy những kỷ niệm của tôi và bà ngoại, chứa đầy những thứ tốt đẹp nhất của tôi từ năm ba tuổi cho đến năm mười bốn tuổi. Trước khi mất bà đã sang tên nhà đất cho tôi, nó cũng là tài sản duy nhất của tôi, thế nên tôi có ૮ɦếƭ cũng không muốn nhà rơi vào tay Yến.
– Không muốn mất nhà thì trả tiền, có thế thôi.
– Tao đã nói tao chưa có tiền. Lúc nào có tao trả.
– Lúc nào có? Mày nói dễ nghe nhỉ? Hay mày muốn tao đến tận công ty mày đòi?
Nghe nó nói đến công ty tôi lại chột dạ, khó khăn lắm mới tiếp cận được với Quang, giờ con Yến mà biết tôi làm ở công ty anh ta chắc sẽ lộ hết mất. Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Nửa tháng nữa tao trả, đợi tao cắm sổ đỏ vay ngân hàng đã. Mà vay thì từ từ thì người ta mới giải ngân, thế nên mày đừng có gào lên như mày sắp ૮ɦếƭ cần tiền chữa bệnh như thế.
– Mày sắp ૮ɦếƭ ấy con ôn vật. Đúng nửa tháng nữa mà không trả thì đừng hòng tao để yên, loại con hoang.
Nói xong, nó không chờ tôi trả lời đã cúp rụp máy. Con Ngọc ngồi bên cạnh thấy tôi thế thì lên tiếng hỏi:
– Sao? Con Yến à?
– Ừ.
– Nó bảo gì mà trả với không trả?
– Trả cho nó tiền bồi thường ấy mà, kệ nó, không phải lo.
– Bao nhiêu mà mày bảo không phải lo?
Tôi sợ Ngọc đòi trả giúp tôi, mà không cho nó giúp thì nó cũng tự giúp nên lại phải nói dối:
– Có mấy chục triệu thôi, tao đang có sẵn tiền thằng Minh bồi thường đây, mấy hôm nữa tao đưa nó.
– Mẹ, sao phải trả cho nó? Nó mất dạy thì đánh là đúng, mày không phải trả.
– Ừ rồi, tao không trả. Tao đói rồi, mày đi mua cái gì về ăn đi. Bụng sôi òng ọc rồi đây này.
– Hừ, mày cứ chờ đấy. Ăn gì?
– Mày mua gì tao ăn hết. Bạn tốt mà.
Vì lo khoản tiền trả cho con Yến nên hai hôm sau được xuất viện tôi đã đi làm luôn. Đồng nghiệp công ty còn chưa kịp đến thăm đã thấy tôi khập khiễng, bước thấp bước cao mò đến, ai cũng tròn xoe mắt nhìn tôi.
– An bị thế sao không nghỉ đi em? Chân còn chưa khỏi đã đi làm làm gì?
– Em khỏe rồi chị ơi, đi làm kiếm tiền chứ, nằm viện mấy hôm tiêu một đống tiền rồi, cuối tháng không biết ăn bằng gì đây.
Tôi nửa đùa nửa thật nói với chị Tú, con bé Nhu ngồi bên cạnh còn tốt bụng đưa cho tôi một miếng bánh mì, đùa lại:
– Chị An giống hồi em còn là sinh viên phết. Đầu tháng ăn, cuối tháng nhịn. Haha
– Chị mới đến mà, còn chưa được nhận tháng lương đầu tiên nữa. Hay ngày nào mày cũng mua bánh mì cho chị để cứu đói nhé.
– Bà đừng có mơ.
Cả phòng tôi nghe thế lại phá lên cười, xong xuôi mỗi người hỏi han một câu rồi bắt tay vào làm việc. Tôi cũng ngồi xuống bàn nhưng mắt lại vô thức nhìn về phía phòng làm việc của Quang, thấy bóng anh ta thấp thoáng sau lớp cửa kính, tự nhiên tâm trạng lại tốt hơn nhiều, lần đầu tiên có cảm giác đi làm còn sướиɠ hơn nằm viện.
Ở công ty có mọi người vui vẻ, có sếp tốt tính thế này, bảo sao từ khi tôi đến chưa từng thấy ai đòi nghỉ việc mà ai cũng hăng say nhiệt tình cống hiến, ngay cả tôi chưa lành lặn mà vẫn muốn đi làm đấy thôi. Con Ngọc nói đúng, dù công ty này còn nhỏ nhưng chỉ cần có người lãnh đạo như Quang, kiểu gì sau này cũng phát triển thành một công ty lớn, tôi mà cắm rễ ở đây thì kiểu gì cũng có tương lai.
Buổi chiều hôm ấy tôi thấy mọi người lục đυ.c tan sở từ sớm, không thấy ai ở lại chờ sếp như mọi khi nữa. Tôi thấy lạ nhưng cũng không quan tâm vì mấy ngày nghỉ việc còn chất đống lại, bù đầu đến tận đêm chưa chắc đã xong, thế nên mặc kệ mọi người đi về còn mình mình vẫn cắm cúi làm việc.
Đang hăng say vẽ vời thì tự nhiên thấy một bàn tay đặt lên bàn rồi gõ gõ, ngẩng đầu lên mới thấy Quang đang đứng bên cạnh, trên môi đã nở sẵn một nụ cười:
– Sao em còn chưa về?
Mấy ngày không gặp, giờ nhìn thấy anh ta không hiểu sao tim tôi lại đập thình thịch, tôi ngơ ra mất mấy giây, mãi gần nửa phút sau mới lắp bắp trả lời:
– Ơ, anh…anh… cũng chưa về ạ?
– Ừ.
– Em… đang tăng ca. Mấy hôm nghỉ dồn lại nhiều việc, giờ tranh thủ làm nốt ạ.
– Sợ bị trừ lương hả?
Tôi đỏ mặt gãi đầu:
– Vâng, sợ bị trừ lương anh ạ.
– Yên tâm, có trừ lương thì cuối tháng anh vẫn tài trợ tiền mua bánh mì cho em ăn miễn phí. Chưa khỏe hẳn thì cứ về nghỉ đi, không cần tăng ca đâu.
Lúc đó tôi đang xấu hổ, tự nhiên nghe Quang nói thế lại bật cười, trong thoáng chốc chẳng còn thấy ngại ngùng nữa mà chỉ thấy nói chuyện với anh thật thoải mái, không giống nói chuyện với sếp tý nào:
– Bánh mì dạo này có vẻ tăng giá đấy anh ạ.
– Anh vẫn mua được. Em về đi, trung thu thì về nhà ăn cơm sớm với bố mẹ.
– Ơ, hôm nay là trung thu ấy ạ?
– Ừ, em không nhớ à?
Thảo nào hôm nay mọi người trong công ty về sớm thế, hóa ra hôm nay là trung thu. Mấy ngày vừa rồi nằm viện, với cả bao nhiêu chuyện xảy đến nên tôi cũng quên béng đi, giờ Quang nói mới nhớ.
– Vâng, em quên mất. Anh cũng chuẩn bị về luôn ạ?
– Ừ, anh cũng về giờ.
– Vâng.
– Em dọn đồ đi, anh đưa về.
Tôi đang loay hoay không biết đứng dậy thế nào, nghe Quang nói thế thì vội vã ngẩng đầu lên, ngạc nhiên hỏi anh ta:
– Anh đưa em về ấy ạ?
– Ừ, giờ này xe bus đông, chân em thế không chen được đâu.
Chân tôi còn đang lặc liễng chứ chưa đi bình thường được, sáng nay lên xe bus chen chúc đã đau gần ૮ɦếƭ, bây giờ là giờ tan tầm, chen được lên xe bus chắc là ૮ɦếƭ thật luôn. Mà sếp tôi thì tinh tế có thừa, vừa nhìn cái chắc cũng đoán được ra nên mới bảo đưa tôi về.
Tôi ngại Quang nên định bảo thôi, để tôi tự đi Taxi về, không ngờ còn chưa kịp nói thì anh ta đã nói trước:
– Anh xuống lấy xe trước nhé, em đứng ở trước cửa chờ anh.
Nói xong, cũng không cho tôi cơ hội từ chối đã xoay người đi thẳng ra ngoài. Tôi nhìn theo bóng anh ta mà miệng cười từ lúc nào không biết, chẳng hiểu là do có thêm cơ hội tiếp cận sếp hay là vì cái gì mà cứ đứng cười ngây ngô như thế, mãi một lúc sau mới nhớ ra mình phải xuống bên dưới, lại vội vã dọn đồ rồi vừa vịn tường vừa chạy, may mà xuống đến nơi thì cũng vừa kịp lúc Quang lấy xe ra.
Anh mở sẵn cửa cho tôi, cười cười:
– Em ngồi vào đi, chân đau thì chạy từ từ thôi.
Tôi xấu hổ ngồi vào, không dám nói gì mà từ khi lên xe cứ yên lặng nhìn đường, nhìn từng dãy phố con đường rực rỡ sắc màu của l*иg đèn và đồ chơi, tự nhiên lại thấy nhớ bà ngoại quá.
Ngày trước tôi còn ở với bà, dù khi ấy nhà không có nhiều tiền nhưng năm nào bà cũng mua đèn ông sao cho tôi, những năm đó đèn ông sao có năm nghìn một cái thôi, nhưng mà lần nào được mua tôi cũng thích lắm, ôm ấp giữ gìn mãi.
Đến bây giờ không còn bà nữa, từ năm mười bốn tuổi đến giờ cũng chẳng có ai mua đèn trung thu cho tôi nữa, một mình tôi cô độc lẻ loi giữa thế giới này, bà ở trên trời cao có nhìn thấy tôi không?
– Trung thu năm nay thời tiết đẹp, nhiều người đi chơi nên tắc đường quá.
Nghe giọng Quang tôi mới giật mình quay đầu lại, thấy đằng trước đúng là xe cô tắc cứng như một nồi cháo đặc, mãi mà tôi với anh vẫn chưa về được đến nhà. Tôi gật đầu:
– Vâng, năm ngoái trời mưa nên chẳng ai đi, năm nay thì đông nghịt. Anh có phải về sớm không? Hay là anh để em tự đi đi, tắc đường thế này anh đưa em về xong lại quay về nhà, chắc muộn không kịp giờ ăn cơm đấy.
– Bố mẹ anh hôm nay cũng không có ở nhà, anh có về sớm cũng ăn một mình mà.
– Thế đi chơi muộn người yêu cũng không thích đâu, anh cứ để em tự đi về đi.
– Anh cũng chưa có người yêu.
Tôi tròn mắt, không phải Quang yêu Yến à? Sao anh ta lại bảo chưa có người yêu? Hay là anh ta cũng như bao nhiêu người khác, như Minh, muốn một rồi còn muốn thêm hai nên lúc nào cũng bảo mình chưa có người yêu?
Đúng lúc tôi đang không biết phải nói gì thì may sao lại vừa lúc về đến nhà. Xe dừng ở ngay đầu ngõ nhà tôi, mà trước Quang mới đưa tôi về có đúng một lần thôi, thế mà anh vẫn nhớ chính xác địa chỉ. Trước khi tôi xuống xe, anh ta đưa cho tôi một túi quà:
– Đây là quà trung thu của công ty, ai cũng được phát. Hôm qua em nghỉ nên chưa được nhận, em cầm đi.
Tôi nhìn hộp quà trung thu màu đỏ lấp ló sau túi bóng in chữ Kinh Đô trên tay anh ta, chỉ là một hộp quà bình thường mà mọi năm công ty cũ vẫn hay phát nhưng chẳng hiểu sao hôm nay tôi lại thấy xúc động thế. Cảm giác như kiểu trẻ con nhận được quà trung thu, bỗng nhiên viền mắt lại cay cay.
Tôi giơ tay nhận lấy, cúi đầu nói một tiếng cảm ơn, sau đó không hiểu tôi nghĩ ngợi thế nào mà lại buột miệng bảo:
– Anh có muốn ăn cơm cùng không? Em nấu cơm.
Nói xong tôi mới nhận ra mình bị hớ, tự nhiên mời chào như thế đúng chẳng khác gì đang gạ gẫm người ta cả. Thế nhưng trước lúc tôi kịp sửa lại thì Quang đã ngẩng đầu nhìn vào ngôi nhà ở cuối ngõ của tôi, hình như thấy xung quanh nhà nào cũng đang náo nhiệt ăn tết đoàn viên mà nhà tôi thì lại lạnh lẽo tối om như không có người ở, anh ta chần chừ suy nghĩ vài giây rồi gật đầu:
– Ừ.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc