Phép Mầu Trong Màn Sương Mù Thời GianCảnh 1: Sát thủ vô hình
Sáng sớm thứ Sáu ngày 13, tôi xuống tàu tại ga Tsunashima. Vạn vật yên ắng trong màn sương sớm, mặc dù cũng khu vực này vào ban đêm lại rất nhộn nhịp và sáng rực với những tấm biển đèn nê-ông của các khách sạn. Đêm qua tôi ngủ không được ngon. Càng nghĩ về Taeko thì tôi càng thấy rối. Kiyoshi tiết lộ rất ít và tôi vẫn thấy bí. Giờ tôi nhận ra rằng khả năng lập luận của mình không hơn mức bình thường là bao nhiêu. Tôi ăn sáng tại một quán cà phê và cố gắng dự đoán trước tình hình trong ngày. Nó sẽ là một ngày đáng nhớ.
Tuy nhiên, khi tôi đến văn phòng của Kiyoshi, cậu vẫn đang ngủ. Tôi đánh rửa mấy cốc cà phê bỏ lại trong bồn và chuẩn bị chỗ cho hai vị khách sắp đến. Sau đó bật nhạc vừa đủ nghe và nằm xuống trường kỷ, tôi mơ màng chợp mắt. Cuối cùng, Kiyoshi cũng chui ra từ phòng ngủ, ngáp và gãi đầu. Cậu đã thay quần áo và cạo râu sạch sẽ, trông Kiyoshi thực sự rất bảnh bao.
“Anh ngủ ngon không?” Tôi hỏi.
“Cũng tàm tạm,” cậu trả lời. “Anh đến sớm thế. Tôi cá là đêm qua anh cóc ngủ được, phải không?”
“Vì hôm nay là một ngày lịch sử.”
“Lịch sử à? Tại sao?”
“Chậc, hôm nay là ngày bí ẩn lớn lao cuối cùng cũng sáng tỏ. Anh là người sẽ công bố sự thật, cho nên anh phải phấn khích như tôi chứ.”
“Công bố sự thật cho cái con đười ươi Takegoshi Con ấy à? Tôi chẳng thích tí nào. Khoảnh khắc lịch sử đã đến và qua rồi, nhưng tôi sẵn sàng giải thích vụ việc cho anh nghe.”
“Thế nhưng cuộc gặp hôm nay mới là chính thức, đâu phải chỉ cho mình tôi.”
“Chính thức dọn sạch mớ hỗn độn chứ gì?” Kiyoshi đáp lại.
“Thế nào chẳng được. Hôm nay chỉ có vài thính giả thôi, nhưng chắc chắn câu chuyện sẽ được lan truyền rộng rãi.”
“Ờ, đúng, hồi hộp đấy,” Kiyoshi khụt khịt. “Tôi đi đánh răng đã.”
Kiyoshi không phấn khích hay sốt ruột tí nào. Nếu có, thì đó là sự miễn cưỡng.
“Kiyoshi, hôm nay anh là một người hùng!” Tôi nói để khích lệ cậu ấy quay lại.
“Tôi không quan tâm đến việc trở thành anh hùng hay được đối xử đại loại như vậy. Tôi giải quyết bí ẩn, thế thôi. Tôi không muốn được tán dương thêm! Chán ૮ɦếƭ! Những bức vẽ đẹp không cần đóng khung, anh biết mà… Cứ nghĩ rằng tôi sẽ giúp lão cớm côn đồ ấy là tôi lại bực mình. Nếu không vì cha lão thì tôi chẳng thèm nói với lão chuyện gì hết, hừ!”
Quá trưa, bà Iida gọi điện thông báo rằng sẽ cùng anh trai tới trong vòng một tiếng nữa. Trong lúc chờ đợi, Kiyoshi vẽ vài biểu đồ lên cuốn sổ tay.
Cuối cùng cũng có tiếng gõ cửa.
“Xin chào, mời vào.” Kiyoshi nói. Trông cậu có vẻ bối rối khi bà Iida bước vào với một người đàn ông khác không phải anh trai bà ấy. “Ồ, ông Fumihiko đâu ạ? Ông ấy không đến sao?”
“Hôm nay anh ấy không đến được, cho nên chồng tôi đi cùng tôi. Đây là ông Iida.”
Ông Iida cúi chào chúng tôi hai lần. Ông có vẻ ngoài khiêm nhường, giống với ngưới quản lý một cửa hàng kimono hơn là một thám tử.
“Ông ấy cũng làm ở sở cảnh sát nên không có vấn đề gì đáng ngại,” bà Iida tiếp tục. “Tôi cũng muốn xin lỗi về thái độ khiếm nhã của anh trai tôi khi anh ấy tới gặp ông, ông Mitarai. Tôi rất tiếc về chuyện đó.”
“Chà, tôi cũng rất tiếc ông ấy không thể đến đây,” Kiyoshi trả lời, cố gắng kiềm chế giọng điệu châm biếm của mình. “Tôi tự hỏi liệu ông ấy có vắng mặt không nếu như tôi không giải quyết được vụ việc này. Chậc, chúng ta phải hiểu rằng một người đàn ông ở vị thế cao luôn bận rộn. Ishioka, anh không pha cà phê cho chúng ta à?”
Tôi vội vã chạy vào bếp.
Khi mọi người đã ổn định vị trí và cà phê đã sẵn sàng, Kiyoshi tiến lên, đứng trước một tấm bảng đen nhỏ.
“Tôi mời các vị tới đây hôm nay,” cậu bắt đầu, “bởi vì tôi muốn giải thích về vụ án hoàng đạo Tokyo, các vị có mang theo cuốn sổ ghi chép của cha mình không đấy?... Tốt quá. Làm ơn cho tôi mượn được không?”
Di vật của ông Bunjiro Takegoshi rất quan trọng với Kiyoshi. Viên cảnh sát đã phải chịu đựng suốt cả một đời mình và Kiyoshi làm việc miệt mài để giành lại danh dự cho ông ấy. Khi cậu nhận cuốn sổ từ bà Iida, tôi nhận thấy các mạch máu trên mu bàn tay cậu nổi hẳn lên.
“Không khó để nói với các vị tên của hung thủ. Giờ bà ấy mang tên Taeko Sudo, điều hành một cửa hàng nhỏ chuyên kinh doanh túi gần Đền Seiryoji ở Sagano tại Kyoto. Tên cửa hàng đó là Megumi. Ở Sagano không còn cửa hàng nào khác mang tên Megumi cả, cho nên các vị sẽ dễ dàng tìm thấy nó. Tôi kết thúc cuộc gặp mặt này ở đây được chứ? Các vị sẽ biết toàn bộ câu chuyện khi các vị hỏi bà ấy mọi tình tiết – trừ phi các vị muốn tôi tiếp tục? Tôi tiếp tục ư? Được thôi, vậy thì để tôi nói tiếp. Sẽ là một câu chuyện rất dài...”
Phần giải thích của Kiyoshi rất rõ ràng, chặt chẽ và trôi chảy như thể đang trình bày cho cả ngàn thính giả trong cái văn phòng nhỏ bé đó.
“Thật sự thì vụ án rất đơn giản. Một mình Taeko Sudo đã sát hại toàn bộ gia đình Umezawa. Vậy thì có lẽ chúng ta sẽ đặt câu hỏi tại sao một tội ác đơn giản như vậy lại không có lời giải trong suốt bốn mươi năm trời? Đó là vì Taeko Sudo, kẻ Gi*t người hàng loạt, đã làm cho mình trở nên vô hình. Như anh Ishioka đây từng phỏng đoán, đó chính là sản phẩm của trò ảo thuật. Nhưng không phải là trò ảo thuật do ông Heikichi Umezawa thực hiện hay như anh ấy tưởng tượng, thầy phù thủy ở đây chính là Taeko. Kế hoạch của bà ấy thành công là nhờ nền tảng chiêm tinh của ông Umezawa. Cho nên có lẽ gọi nó là màn ảo thuật chiêm tinh học thì đúng hơn. Nhưng tôi sẽ nói đến đoạn đó sau.”
“Trước hết, chúng ta hãy cùng xem xét bí ẩn cái ૮ɦếƭ của Heikichi Umezawa trong xưởng vẽ khóa trái. Chắc các vị còn nhớ, tất cả các cửa sổ đều có chấn song sắt, không hề có lối thoát bí mật, cửa chính được đảm bảo bằng một then cửa và ổ khóa. Hơn nữa, do hôm đó tuyết rơi dày nên khách khứa tới xưởng vẽ không thể đến hoặc đi mà không để lại vết chân.”
“Ông Heikichi đã uống một ít thuốc ngủ trước khi bị sát hại. Râu ông ấy bị cắt ngắn, nhưng không có kéo hay dao cạo ở hiện trường vụ án. Có hai vệt dấu giày để lại trên tuyết. Một là giày nam còn vệt kia là giày phụ nữ. Có vẻ như người mang giày nam rời khỏi xưởng vẽ sau người mang giày nữ. Trời ngừng tuyết lúc 11 giờ rưỡi đêm, và vì thế thời điểm cái ૮ɦếƭ của ông Heikichi được cho là giữa 11 giờ đêm và 1 giờ sáng. Người ta cho rằng tối hôm đó có một người mẫu ngồi cho ông Heikichi vẽ nhưng không bao giờ tìm ra được người đó cả.”
“Như vậy chúng ta có thể nghĩ ra được bao nhiêu kịch bản khả dĩ? Chà, tôi đã nghĩ ra được sáu kịch bản: 1. Vụ án mạng xảy ra sau 11 giờ đêm và hung thủ bỏ đi ngay lập tức. Tuyết phủ kín dấu giày của hắn. Hai vệt giày là của hai người khác; 2. Ông Heikichi bị Gi*t bởi chính người mẫu của mình; 3. Người đi giày nam đã Gi*t ông Heikichi; 4. Hai người đó đã phối hợp cùng nhau; 5. Người mẫu cố ý tạo ra hai loại dấu giày; 6. Người đi giày nam cố gắng đánh lừa chúng ta bằng một đôi giày nữ.”
“Một số người phán đoán rằng giường của ông Heikichi được kéo lên tận trần nhà rồi thả xuống. Tuy nhiên giả thuyết này không khả thi với tôi, cho nên chúng ta bỏ qua luôn.”
“Vấn đề dấu giày rất thú vị. Nhưng dù tiếp cận nó một cách hợp lý đến thế nào đi nữa thì các manh mối cũng chẳng đưa chúng ta tới đâu cả. Đây là một phần lý do giải thích tại sao vụ việc lại không có lời giải lâu đến vậy. Tuy nhiên, việc không tìm được câu trả lời thực tế lại chính là một chìa khóa tuyệt vời cho bí ẩn này. Các vị biết đấy, chính các khoảng lặng giữa những nốt nhạc mới tạo nên âm nhạc!”
Sau câu nói đầy kịch tính, Kiyoshi ngừng lại nhấp một ngụm cà phê.
“Nào, chúng ta hãy cùng nhìn lại sáu kịch bản này. Kịch bản thứ nhất cũng hơi hợp lý, tôi thừa nhận như vậy. Nhưng nếu có hai người chứng kiến hiện trường vụ án sau khi hung thủ bỏ đi, họ sẽ không bao giờ để lộ mình. Tại sao ư? Nếu họ muốn che giấu lý do tới thăm xưởng vẽ của Heikichi, họ có thể gửi một bức thư nặc danh cho cảnh sát. Và nếu họ là những kẻ tình nghi Gi*t người, họ sẽ muốn khẳng định sự vô tội của mình. Nhưng không có ai xuất hiện cả.”
“Kịch bản thứ hai không thực tế. Căn cứ vào thời gian tuyết rơi, người đi giày nam và người đi giày nữ chắc chắn phải gặp nhau bên trong xưởng vẽ. Nếu người mẫu Gi*t hại Heikichi thì người đi giày nam chắc chắn phải chứng kiến sự việc. Nhưng không hề có dấu hiệu cho thấy tình huống đó xảy ra.”
“Tương tự, kịch bản thứ ba cũng không thực tế. Nếu người đi giày nam Gi*t nạn nhân thì người đi giày nữ chắc chắn chứng kiến sự việc. Một lần nữa, cũng không hề có dấu hiện cho thấy chuyện đó xảy ra.”
“Kịch bản thứ tư khả dĩ hơn, nhưng có chắc ông Heikichi uống thuốc ngủ khi có sự hiện diện của hai vị khách không? Dĩ nhiên, có thể ông ấy bị đe dọa và ép phải uống. Và có phải chính là hai hung thủ này dính đến cái ૮ɦếƭ của Kazue và các vụ án mạng Azoth không? Không một chi tiết nào chứng tỏ hai hung thủ liên can đến những vụ việc kia. Hai người cùng giữ kín một bí mật ૮ɦếƭ người là rất khó. Và nếu có hai sát thủ thì chắc chắn họ sẽ không cần ông Takegoshi làm công việc chôn giấu xác ૮ɦếƭ. Tất cả những điều này gợi ý rằng các vụ án mạng chỉ do một người duy nhất tổ chức – một người với bộ óc và trái tim lạnh lùng.”
“Kịch bản thứ năm cũng không chắc chắn. Người mẫu vào xưởng vẽ sau 2 giờ chiều ngày 25. Lúc đó, tuyết chưa rơi nên cô ấy sẽ không nghĩ đến chuyện mang theo giày nam tạo bằng chứng giả về sau. Chắc chắn cô ấy phải dùng giày của Heikichi. Trong xưởng vẽ của ông ấy có hai đôi giày trước và sau vụ án mạng. Tuy nhiên, dấu giày cho thấy cô người mẫu không hề trả lại giày sau khi đã bỏ đi. Vậy khả năng là cô người mẫu bước ra khỏi xưởng vẽ bằng giày của mình, và sau đó quay trở lại bằng đầu ngón chân với kiểu sải bước rộng như nam giới; sau đó cô ta đi đôi giày của Heikichi và giẫm lên những vết mũi bàn chân của mình. Nhưng nếu như vậy, cô ta sẽ không thể trả lại giày vào trong xưởng vẽ. Và tại sao cô ta để lại dấu giày lần đầu đi ra, mặc dù cô ta có thể che giấu được tất cả những dấu giày của mình? Có lẽ mục đích của cô ta là làm cho các điều tra viên bị rối, khiến cho họ nghĩ rằng có nhiều hung thủ đã kéo chiếc giường lên trần nhà – hoặc là tội ác do một người đàn ông gây ra.”
“Kịch bản thứ sáu mới nhìn qua có vẻ khả dĩ nhất. Một người đàn ông đến xưởng vẽ một mình sau khi trời có tuyết. Hắn ta mang theo đôi giày của nữ giới, và tạo ra dấu giày nữ trong khi bỏ đi bằng chính giày của mình. Nhưng nếu như vậy, cảnh sát sẽ nghĩ rằng các dấu giày nữ là của cô người mẫu và kết luận rằng hung thủ là một nam giới. Hơn nữa, Heikichi không có nhiều bạn bè nam thân thiết, và rất ít khả năng là ông ấy uống thuốc rồi đi ngủ khi có sự hiện diện của một người đàn ông. Do đó, kịch bản này cũng rơi vào bế tắc.”
“Nhưng không có cách nào cả thì buộc chúng ta phải xem xét lại cả sáu kịch bản. Như tôi đã nói, chúng ta hoàn toàn có thể gạch bỏ kịch bản thứ nhất và thứ tư. Cả hai kịch bản đều không thể. Kịch bản thứ hai và thứ ba cũng không vững vàng. Cho nên chúng ta còn lại kịch bản thứ năm và thứ sáu. Một người đàn ông để lại dấu giày phụ nữ thực sự cũng rất khó tin. Cho nên tôi thấy rằng chúng ta chỉ còn lại kịch bản thứ năm.”
“Hãy cùng xem xét cẩn thẩn lần nữa: cô người mẫu cố ý tạo ra hai kiểu dấu giày. Thực tế rằng hung thủ không thể trả lại giày về xưởng vẽ và rằng dấu giày phụ nữ bị để lại trở nên rất quan trọng với bí ẩn này. Nhưng một câu hỏi vẫn còn đó. Người đi giày nữ có đúng là người mẫu của Heikichi không? Giả sử rằng câu trả lời là đúng và rằng cô ta chính là người sát hại Heikichi thì liệu cô ấy có xuất hiện để làm chứng điều gì không? Dĩ nhiên là không!”
“Vậy cô người mẫu này là ai? Cô ta phải đủ thân cận với Heikichi để có thể trả giày của ông ấy về xưởng vẽ. Chúng ta hãy tập trung vào một người duy nhất, Taeko Sudo.”
“Taeko đã lên kế hoạch cho các vụ Gi*t người này suốt một thời gian dài. Cô ta quyết tâm giăng bẫy Masako và các con gái bà ấy. Cô ta quyết định đêm 25 sẽ Gi*t Heikichi. Cô ta đã đập vỡ kính cửa trời của xưởng vẽ rồi thay lại. Nhưng mọi việc không hoàn toàn đúng như kế hoạch, bởi vì trời có tuyết lúc cô ta ngồi làm mẫu cho Heikichi. Khi tuyết tích tụ, chắc chắn cô ta càng lúc càng thấy hoang mang. Nhưng cô ta đủ khôn ngoan để nghĩ ra một mẹo mới. Tạo dấu giày của một người đàn ông sẽ làm cho cảnh sát nghĩ hung thủ là nam giới. Chắc chắn cô ta cũng đã có kế hoạch chính xác đến từng chi tiết để Gi*t Kazue, cho nên sẽ rất khớp nếu như vụ án của Heikichi cũng do một người đàn ông ra tay. Cô ta chắc chắn đã có một νũ кнí Gi*t người trong đầu – chẳng hạn một cái chảo rán – cho nên ngay cả khi tuyết trở thành một trở ngại bất ngờ thì cô ta cũng không cần phải thay đổi kế hoạch của mình.”
“Sau khi đập Heikichi tới ૮ɦếƭ, Taeko rắc một ít bụi lên tóc ông ấy để hàm ý rằng Heikichi bị ngã khỏi giường và đập đầu xuống sàn. Sau đó cô ta dùng kéo cắt râu của ông. Tại sao hung thủ làm như vậy? Có lẽ để đánh lạc hướng cảnh sát, vì Heikichi và em trai trông rất giống nhau. Tuy nhiên, Taeko làm rắc rối mọi chuyện một cách không cần thiết. Đây là lần đầu Gi*t người nên chắc chắn cô ta rất hoảng hốt – phương pháp của cô ta còn nghiệp dư. Cô ta không cần phải tạo ra hai dấu giày. Chỉ cần một dấu giày nam giới thôi cũng đủ để các điều tra viên mất thời gian đi tìm một hung thủ nam – và không dành thời gian cố gắng tìm người mẫu. Tương tự, nếu cảnh sát nghĩ rằng vị khách của Heikichi là nam giới thì biết đâu họ có thể suy đoán rằng nhóm phụ nữ nhà Umezawa trèo lên nóc nhà một khi vị khách nam giới kia đã ra về. Tuy nhiên, vì Taeko để lại dấu giày của phụ nữ nên tôi có thể loại trừ nghi vấn về sự can dự của đám phụ nữ nhà Umezawa.”
“Nhưng làm thế nào Taeko trả lại giày của Heikichi khi mà xưởng vẽ đã bị khóa từ bên trong? Thực tế, để khóa xưởng từ bên ngoài không phải là khó. Các vị nhớ rằng dấu giày bị chồng chéo gần cửa sổ phía trên bồn rửa. Cô ta đứng ở đó, ném một sợi dây vào trong, móc trúng cái then cửa và đưa khóa vào vị trí.”
“Đó chính là phương pháp thực hiện vụ sát hại Heikichi Umezawa.”