Cuộc Tra Hỏi Đó chỉ là những thiệt hạ về của.
Thiệt hại về người mới làm rúng động cả làng.
Thằng Dưa con ông Năm Ve đi đâu cũng bô bô chính mắt nó nhìn thấy chị Vinh bị lũ cuốn trôi. Nó bảo nó ra sau hè đi tiểu, thấy chị Vinh ngụp lặn giữa dòng nước xiết, nó kêu cứu inh ỏi nhưng gió thổi Ⱡồ₦g lộng không ai nghe thấy. Nó tính chạy vào nhà kêu ba nó ra, vừa ngoảnh tới ngoảnh lui đã thấy chị Vinh trôi xa tít, chỉ còn là một chấm nhỏ ở cuối cánh đồng.
Chẳng biết thằng Dưa có bịa chuyện không nhưng chị Vinh mất tích sau cơn lũ là chuyện thật. Từ trưa đến tối, nhà chị Vinh tiếng khóc như ri.
Thầy Nhãn qua nhà ông Năm Ve gạn hỏi thằng Dưa, người lớn con nít bu xem đông như kiến.
Tôi, thằng Tường, con Mận cũng hăng hái góp phần vào đám đầu cổ lố nhố, chen chúc nghe thằng Dưa kể lại câu chuyện mà thực ra cả làng ai cũng đã thuộc lòng.
Ông Năm Ve ngồi tréo chân, tư thế cho biết ông cảm thấy mình đột nhiên trở thành nhân vật quan trọng. Lướt mắt qua đám đông một vòng rồi quay nhìn thằng Dưa đang đứng khoanh tay trước mặt, ông thình lình đập bàn đánh “rầm” khiến đám con nít đứng gần giật bắn mình, cất giọng nghiêm nghị:
- Thầy hỏi gì con phải đáp cho đàng hoàng nghe chưa!
- Dạ.
- Phải nói thật, không được thêm bớt nghe chưa!
Thằng Dưa lại “dạ”, mặt như tờ giấy trắng, có lẽ nó không ngờ chỉ vì tình cờ chứng kiến cảnh chị Vinh bị nước cuốn mà nó bỗng trở thành tội phạm.
Tiếng xì xào lập tức im bặt khi thầy Nhãn bắt đầu cuộc chất vấn:
- Con nhìn thấy chị Vinh lúc mấy giờ hả con?
- Dạ, con không biết. Nhà con không có đồng hồ.
- Lúc đó là buổi sáng hay buổi trưa?
- Dạ, buổi sáng. Sáng sớm con hay ra sau hè đi tiểu.
Câu trả lời thật thà của thằng Dưa khiến đám trẻ con đứng chung quanh giống như bị cù. Những tiếng cười hí hí vang lên làm buổi hỏi cung đột nhiên mất hết vẻ nghiêm trang.
Thầy Nhãn đanh mặt lại, ý là dùng vẻ uy nghiêm để vãn hồi trật tự nhưng tụi con nít dù đưa tay bụm miệng, những tràng rinh rích như chuột rúc vẫn phát ra đằng sau các kẽ tay.
Ông Năm Ve sau khi ra oai bằng cách nạt thằng con, bây giờ lôi thuốc rê trong túi áo ra, thong thả quấn, y như một người vô can.
Thầy Nhãn hỏi thêm vài câu nữa, vẫn chẳng phát hiện ra điều gì bất thường trong những câu trả lời của thằng Dưa, mặt thầy đột ngột nhàu đi và lưng thầy sụp xuống khiến người thầy trông như ngắn đi một khúc.
Lòng nặng nề, tôi kéo tay thằng Tường và con Mận, lôi hai đứa ra khỏi đám đông:
- Về thôi!
Mắt thằng Tường ửng đỏ:
- Thế chị Vinh ૮ɦếƭ thật rồi hở anh?
- ૮ɦếƭ sao được mà ૮ɦếƭ! Biết đâu khi chị Vinh trôi xuống dưới kia lại có người cứu!
Tôi nạt thằng Tường nhưng lại nghe sống mũi cay cay, liền quay mặt đi.
Đúng lúc đó, tôi nhìn thấy chú Đàn.
Điệu Nhạc Vui Chú Đàn đứng lẫn trong đám người bu quanh nhà ông Năm Ve. Chú đứng tuốt sau cùng (có lẽ vì sợ thầy Nhãn bắt gặp) nên lúc nãy tôi không nhìn thấy chú.
Như có linh tính, chú thình lình ngoảnh mặt về phía tôi và khi thấy tôi định chạy lại phía chú, chú vội vã khoát tay ra hiệu cho tôi về nhà trước.
Tối đó, chú Đàn qua chơi.
Tôi cố tìm ở chú bộ mặt người ta vẫn thường đeo trong đám tang nhưng trông chú không có vẻ gì buồn bã.
Chú ngồi trên thềm giếng, ngẩn nhìn bóng trăng mờ nấp sau sương mù và lôi cây acmônica ra thổi.
Tiếng kèn của chú bữa nay hoàn toàn không giống tiếng kèn nỉ non ngày nào.
Tôi ngạc nhiên khi nghe chú thổi một bản hành khúc có âm điệu vui tươi:
- Sao chú thổi bài này?
Chú Đàn nhét cây kèn vô túi áo, vui vẻ nói:
- Chú sắp đi tìm chị Vinh.
Tường níu tay chú, mừng rỡ:
- Chị Vinh còn sống hả chú?
- Chú đoán vậy. - Chú Đàn ôm vai Tường - Chị Vinh có phúc tướng, thế nào cũng có người cứu.
Con Mận vọt miệng:
- Hồi chiều bạn Thiều cũng nói y như chú.
Chú Đàn cúi sát đầu vào ba đứa tôi, hạ giọng:
- Đây là chuyện bí mật, tụi con không được nói cho ai biết nghe chưa!
Ba đứa tôi cùng “dạ” và không nghĩ chú Đàn lại bỏ nhà ra đi ngay khuya hôm đó.
Sáng vừa mở mắt, chưa kịp chui ra khỏi mền, tôi đã nghe tiếng bà hỏi mẹ tôi, chắc bà qua nhà tôi từ sớm:
- Con có biết thằng Đàn đi đâu không?
- Dạ không. Tối hôm qua chú Đàn có ghé nhà con nhưng con không nghe chú nói gì hết.
Bà tôi lại hỏi:
- Mấy đứa nhỏ ngủ dậy chưa?
Thằng Tường bấm tôi:
- ૮ɦếƭ rồi. Lát bà hỏi mình nói sao, anh Hai?
Tôi đáp, sau một hồi nghĩ ngợi:
- Cứ nói thật cho bà biết.
- Chú Đàn dặn mình đừng nói mà.
- Nhưng nếu mình không nói, bà sẽ lo lắng.
Sợ thằng Tường phản đối, tôi chép miệng:
- Tao nghĩ chú Đàn không muốn bà lo lắng đâu.
Trán bà tôi dãn ra khi nghe tôi và thằng Tường thuật lại những gì chú Đàn nói.
Nhưng liền sau đó bà lại nhăn mặt:
- Thằng khỉ! Lũ đã cuốn làm sao sống được mà tìm!
Thầy Nhãn Qua Nhà Tôi Hôm sau tới lượt thầy Nhãn qua nhà tôi.
Tay cầm cây roi mây, thầy quát ngay từ ngoài cổng:
- Thằng Đàn đâu?
Mẹ tôi bước ra, lễ phép:
- Chào thầy.
Tôi, thằng Tường và con Mận theo cửa bếp xô nhau chạy ra sau hè, nấp chỗ chuồng gà len lén nhìn vô.
Trong ba đứa, thằng Tường chạy nhanh nhất. Nó chưa quên lần chạm trán với thầy Nhãn hôm nào.
Tôi trông rõ bộ mặt hầm hầm của thầy Nhãn bên kia bức vách. Thầy hỏi mẹ tôi bằng giọng gay gắt:
- Chị biết thằng Đàn dẫn con Vinh trốn đi đâu không?
Mẹ tôi ngẩn ra:
- Tôi nghe nói cháu Vinh bị nước cuốn mà, thầy.
- Cuốn cái…
Thầy Nhãn tức giận đến mức quên mất thầy đang làm thầy, suýt nữa văng tục. Phút chót, sực nhớ ra đang nói chuyện với mẹ tôi, thầy kịp nắn lại câu nói:
- Cuốn cái… gì mà cuốn! Nước cuốn con Vinh hôm trước, hôm sau thằng Đàn mất tích là sao?
Mẹ tôi vẫn bình tĩnh:
- Chắc chú Đàn xuôi miệt dưới, xem có ai cứu được cháu Vinh hay không.
Lúc đó, tôi ghét thầy Nhãn kinh khủng. lúc nào trông thầy cũng hung hăng, nói chuyện với mẹ tôi thầy cũng giở giọng hoạnh họe, quát tháo y như thể ai cũng là học trò của thầy. Nếu có thêm chiếc bờm, thầy đã giống hệt một con sư tử.
Tôi chỉ hết ghét thầy khi hôm sau thầy lại qua, lần này con roi mây quen thuộc biến mất. Thái độ thầy cũng khác hẳn, trông như thầy vừa khoác nhầm bộ mặt của ai đó.
Thầy ngồi xuống chiếc ghế đối diện với mẹ tôi, mặt se lại, có cảm giác thầy vừa già đi cả chục tuổi.
Thầy nói, giọng mệt mỏi:
- Chị nói thiệt với tôi đi. Tôi cầu xin chị đó.
- Hôm qua tôi đã nói với thầy rồi mà, thầy.
Thầy Nhãn dùng hai bàn tay ấn lên thái dương, động tác của kẻ đang bị chứng nhức đầu ђàภђ ђạ:
- Thú thực là tôi không tin thằng Đàn đi kiếm con Vinh. Tôi cũng không tin con Vinh nhà tôi bị nước cuốn.
- Thầy căn cứ vào đâu…
Thầy Nhãn ngắt lời mẹ tôi:
- Tôi căn cứ vào linh cảm của người cha. Con tôi chưa ૮ɦếƭ. Tôi nghĩ thằng Đàn và con Vinh đã lập mưu trốn đi.
Tôi, thằng Tường và con Mận vẫn nấp ngoài hè nghe trộm và câu nói của thầy Nhãn khiến tụi tôi không thể không chìa vẻ mặt sửng sốt vào mắt nhau.
Như không thấy vẻ ngơ ngác của mẹ tôi, thầy Nhãn lại cất giọng, lần này nghe như van nài, là thứ giọng tôi không bao giờ hình dung có thể thốt ra từ đôi môi quen quát thét của thầy nên cảm giác rất kỳ cục:
- Chị biết tụi nó ở đâu, chị kêu về giùm, tôi cảm ơn chị ngàn lần! Nói là tôi sẵn sàng tác thành cho hai đứa nó…
Giọng thầy Nhãn đột nhiên đùng ᴆục như phát ra đằng sau một chiếc khăn tay và những giọt nước mắt đang từ từ lăn ra khỏi đuôi mắt nhăn nheo của thầy khiến tôi há hốc miệng, bắt gặp mình đối diện với một tâm trạng rất khó tả.
Thằng Dưa Những gì ba đứa tôi nghe thấy trong ngày hôm đó giống như một mồi lửa, rất thích hợp để châm ngòi cho một cuộc tranh cãi.
Thằng Tường hỏi ngay, khi thầy Nhãn vừa ra khỏi nhà:
- Anh tin chuyện đó không, anh Hai?
- Chuyện gì?
- Chuyện chú Đàn và chị Vinh rủ nhau trốn khỏi làng.
Tôi chưa kịp đáp, con Mận đã giành trả lời:
- Mình không tin. Thằng Dưa bảo chính mắt nó trông thấy chị Vinh bị lũ cuốn mà.
- Nhỡ thằng Dưa bịa chuyện thì sao?
- Nó bịa chuyện để làm gì?
Tường xộc mười ngón tay vào mái tóc, bối rối đáp:
- Làm sao em biết được.
Nó nói tiếp, khẽ liếc con Mận bằng ánh mắt của người vừa biết mình phạm sai lầm:
- Em chỉ nói “nhỡ” thôi mà.
Con Mận tặc lưỡi, giọng khôn ngoan:
- Nếu thằng Dưa bịa chuyện, thầy Nhãn đã biết rồi. Thầy gạn hỏi nó hàng buổi mà có phát hiện điểm gì khả nghi đâu.
- Thầy Nhãn không nghi nhưng tao nghi. - Tôi nhún vai, cảm thấy mình không thể làm thinh được nữa - Nếu chị Vinh bị lũ cuốn thật thì chú Đàn không tươi tỉnh đến vậy.
Có vẻ trí nhớ của con Mận bị câu nói của tôi đánh thức. Nó nhanh nhẩu phụ họa, quên ngay nhận định hùng hồn của mình vừa rồi:
- Ờ há! Mình nhớ tối hôm đó chú Đàn chẳng tỏ ra đau khổ chút xíu nào hết.
Thằng Tường nghệt mặt nhìn tôi:
- Vậy là thằng Dưa bịa chuyện hở anh?
- Tao không biết. Tao và mày đi kiếm nó hỏi xem!
Tôi và Tường bắt gặp thằng Dưa bên bờ suối Lồ Ồ. Nó đang chí chóe giành nhau với mấy đứa nhóc trong làng vị trí gần bờ suối nhất để đứng xem người ta đắp đường.
Trong khi chờ sửa cầu, cần có một con đường vắt qua suối để giải quyết chuyện lưu thông trên đường lộ. Xe đò phía trong chạy ra, phía ngoài chạy vô, đổ khách và hàng hóa xuống bên này đầu cầu. Hành khách mang đồ đạc theo con đường đất tạm bợ lội bộ qua đầu cầu bên kia, leo lên xe đò đi tiếp, gọi là “sang xe”.
Con đường đất lúc này đắp đã gần xong, người lớn trẻ con đứng trên bờ xem như xem hát.
Tôi vòng ra sau lưng thằng Dưa, đập tay lên vai nó:
- Nè.
Dưa quay lại, thấy tôi, liền gầm gừ:
- Tao xí chỗ trước, mày không được giành à nghe!
Tôi bĩu môi:
- Tao thèm giành.
Tôi giật áo nó:
- Mày ra đây tao nói chuyện này hay lắm.
- Chuyện gì vậy? - Cặp mắt thằng Dưa láo liên, vẻ cảnh giác.
- Thì mày ra đây đi!
Sau một thoáng ngần ngừ, Dưa bước theo tôi lại chỗ bờ ruộng thằng Tường đang ngồi đợi. Nhác thấy Tường, thằng Dưa lập tức khựng lại, lo lắng:
- Hai anh em mày định làm gì?
- Mày yên tâm đi! - Tôi trấn an thằng Dưa - Tao dắt em tao tới đây để làm nhân chứng thôi.
- Nhân chứng? - Dưa mở to mắt, vẫn chưa hiểu tôi muốn nói gì.
Tôi đá chân vào bờ thửa, cười khảy:
- Tao nói cho mày biết, em tao là “chim xanh” của chị Vinh và chú Đàn tao đó.
- Chim xanh? - Thằng Dưa ù ù cạc cạc, cái cách nó nhìn tôi như thể tôi vừa nói tiếng Ả Rập.
- “Chim xanh” tức là người đưa thư đặc biệt. - Tôi nhếch mép giải thích - Xưa nay chú Đàn tao và chị Vinh gửi thư cho nhau, toàn do một tay thằng Tường.
Tới đây, Dưa bắt đầu ngờ ngợ, có vẻ nó đã đoán được mối quan tâm của tôi. Mặt nó bất giác lộ vẻ xao xuyến:
- Nhưng chuyện đó thì liên quan gì tới tao?
- Liên quan hay không thì mày tự hiểu. - Tôi hừ mũi - Tao chỉ muốn cho mày biết là bất cứ bí mật gì chú Đàn tao cũng kể cho thằng Tường nghe hết á.
Thằng Dưa tránh ánh mắt của tôi. Nó nhìn lên trời, nói “Ờ há”.
Lần này tôi không sút vào bờ đất. Tôi đá vào chân thằng Dưa:
- “Ờ há” cái gì! Mày khai thật đi! Tại sao mày bịa ra chuyện chị Vinh ૮ɦếƭ đuối?
Dưa bị tôi bắt nọn, mặt bợt đi:
- Tao nói, tụi mày không được kể lại với ai đấy nhé!
Tôi mừng rơn, nhưng ngoài mặt vẫn ra vẻ bất bình:
- Chuyện này liên quan đến chú tao, ngu gì tao kể!
Chính quan hệ “chú cháu” này đã dọa thằng Dưa sợ đến mất trí. Nó quên rằng nếu có chuyện gì chú Đàn cũng tâm sự với thằng Tường thì hai anh em tôi chẳng cần phải nhọc công tra hỏi nó làm chi.
Bữa đó có bao nhiêu bí mật thằng Dưa dốc tuột ra hết. Như thể nó đang lộn trái một cái túi và giũ mạnh. Tôi và thằng Tường nhặt nhạnh những mẩu bí mật đang tung tóe của nó và ghép lại thành câu chuyện động trời này: Chị Vinh đã cho thằng Dưa tiền để nó phao tin chị ૮ɦếƭ đuối. Chị Vinh giữ vai trò tác giả kịch bản kiêm đạo diễn, thằng Dưa là diễn viên, chỉ lặp lại những gì chị mớm cho nó. Hèn gì cả làng bị lừa và thầy Nhãn xoay thằng Dưa như đèn cù vẫn không tìm ra sơ hở trong những lời bịa đặt của nó!
Lúc này lòng tôi đã nhẹ nhõm lắm.
- Chị Vinh cho mày nhiều tiền không? - Tôi nhìn thằng Dưa, cười hỏi.
- Tao giúp chị Vinh không phải vì tiền. - Thằng Dưa ngoảnh mặt đi - Chị Vinh thương tao nhất. Tao cũng thương chị Vinh nhất.
- Ai bảo mày vậy? - Tôi đập tay lên иgự¢ - Chị Vinh thương tao nhất. Mày chỉ được thương nhì thôi!
Dưa tính ngoác miệng cãi, tôi nhìn thấy quai hàm nó động đậy, nhưng rồi nó chẳng nói gì, chỉ làm thinh chạy về phía bờ suối. Chắc nó sực nhớ ra tôi là cháu của chú Đàn. Chị Vinh thương chú Đàn, đương nhiên thương cháu của chú nhất.