Thằng Tường Ra Tay Lúc đầu tôi định dụ thằng Sơn ra nghĩa trang. Nhưng nghĩa trang quá trống trải, đánh nhau thế nào cũng có người bắt gặp. Trong số những người có thể nhìn thấy cảnh đánh nhau dĩ nhiên có cả mẹ tôi. Thậm chí mẹ tôi rất có thể là khán giả đầu tiên, vì nhà tôi ở kế nghĩa trang.
Suy đi tính lại, tôi rủ thằng Sơn ra bãi cỏ đằng sau nhà ông Cả Hớn.
Nhà ông Cả Hớn trước khi bị sập (tức là trước khi ông xui xẻo trúng số độc đắc), tứ bề trống hoác. Nhưng khi dựng lại nhà, sẵn một công đôi chuyện ông dùng mấy tấm cót quây kín khu vườn rau sau nhà để ngăn gà lợn vào phá phách.
Đánh nhau ở bãi cỏ um tùm đó chắc chắn không ai nhìn thấy.
Dụ thằng Sơn thì dễ thôi. Tôi nói “Tao nghĩ lại rồi. Tao và mày tìm chỗ kín đáo nói chuyện con Mận” là nó hớn hở đi theo ngay, chẳng mảy may ngờ vực.
Nó chỉ hơi chột dạ khi thấy thằng Tường có mặt sẵn ở đó. Nhưng là đứa gan lì, lại tự tin nó thừa sức chấp hai anh em tôi, Sơn chỉ thoáng biến sắc, rồi nó trấn tĩnh lại ngay.
Nó lừ mắt nhìn Tường, thăm dò:
- Sao mày cũng ở đây?
- Chuyện chị Mận có liên quan đến em mà.
Tường tươi tỉnh đáp và chậm rãi tiến lại gần thằng Sơn.
- Liên quan…
Sơn nhíu mày, chưa kịp hỏi dứt câu thằng Tường đã thình lình nhảy xổ tới và ôm cứng lấy nó.
- Đập nó đi, anh Hai! - Tường vừa siết chặt cổ thằng Sơn vừa la lớn.
Tôi bay vào, vung tay nện thình thịch lên tấm lưng to bè của thằng Sơn, cảm thấy như đang đấm vào một tấm phản bọc da trâu.
Thằng Sơn sau phút bất ngờ, mím môi mím lợi cố gỡ tay Tường ra. Nhưng thằng oắt bám quá chặt, thằng Sơn lại bị mất thế nên loay hoay một hồi vẫn không làm sao thoát được cái ghì của Tường.
Cuối cùng nó nghĩ ra đòn hiểm: nó không cố gỡ thằng oắt ra nữa mà lòn tay xuống phía dưới cù vào hai bên hông Tường.
Tường bị nhột, la oai oái và lập tức buông tay.
Như để trút giận, mặc kệ tôi đang đấm thùm thụp lên lưng nó (mà những cú đấm của tôi chắc cũng chẳng hề hấn gì nó), thằng Sơn cứ tóm lấy Tường mà nện. Nó vừa quật thẳng cánh vừa gầm gừ:
- Dám đánh trộm tao nè!
Ruột tôi nóng như lửa khi thấy thằng Sơn nghiến răng giã tàn bạo lên đầu lên cổ em tôi.
Tôi không thèm đấm vô vọng lên lưng thằng Sơn nữa mà chộp lấy hai tay nó, gồng người giữ chặt. Nhưng sức tôi vốn yếu, thằng Sơn chỉ vùng một cái là thoát ra ngay.
Không biết thằng Tường có thấy cảnh đó không mà miệng cứ hét toáng:
- Anh giữ tay nó đi, anh Hai!
Tôi lại tóm tay thằng Sơn và lại để vuột mất.
Đến lần thứ ba thì tôi nghe thằng Sơn kêu “Ối” một tiếng và quýnh quíu đưa hai tay lên bụm mặt.
- Đập nó đi, anh Hai! - Thằng Tường hô - Nó hết thấy đường rồi.
Tôi chưa kịp hiểu ra chuyện gì đã nghe mắt mũi cay xè, hắt hơi liền mấy cái. Hóa ra thằng Tường thủ sẵn bột ớt trong túi quần, thừa lúc thằng Sơn sơ hở liền tung ra.
Thằng Sơn lúc này như người mù, hai tay quờ quạng, miệng thét be be. Nó hấp háy mắt, luống cuống quay người bỏ chạy nhưng vấp liền mấy mô đất, ngã giúi giụi.
Trong thoáng mắt, tôi và Tường đã đè được nó xuống. Tường ngồi lên chân, tôi cưỡi lên иgự¢, cứ thế mà đấm túi bụi.
Mặt thằng Sơn lúc này đã xám ngắt, như thể vừa chui ra từ đống tro. Cũng như tôi hôm trước, nó dùng cườm tay che mặt để né đòn.
Sơn đã sợ lắm, nhưng vẫn còn gân cổ đe:
- Tao không bỏ qua cho hai anh em mày đâu.
Thằng Tường rút từ trong túi quần ra một cái cắt móng tay. Nó nắm chặt thứ đồ vô hại đó trong lòng bàn tay, để thò một tí kim loại ra ngoài, rồi vén áo thằng Sơn lên gí vào bụng thằng này:
- Anh biết cái gì đây không, anh Sơn?
Nghe lành lạnh chỗ rốn, thằng Sơn vãi mồ hôi, vẻ cứng cỏi lập tức tuột khỏi gương mặt nó. Có vẻ nó cố đừng để hai hàm răng va vào nhau nhưng tôi vẫn nghe những tiếng “lộp cộp” lẫn trong câu nói lắp bắp của nó:
- Ê, ê… Đừng chơi dại nha, Tường!
Tường ấn mạnh cái cắt móng tay:
- Không dại khôn gì hết á. Thích là em chơi à.
Thằng Sơn run lập cập, mặt nó chuyển qua trắng bệch, bây giờ thì nó lại giống như vừa chui ra từ một đống vôi:
- Đừng chơi ngu! Tao mà… mà… ૮ɦếƭ là mày đi tù đó.
Tường cười lạnh:
- Trả được thù có đi tù em cũng vui!
- Tao và mày có thù oán gì đâu!
- Anh ᴆụng vô anh Hai em tức là ᴆụng vô em, anh hiểu chưa?
- Ờ… ờ…
- Anh nghe cho kỹ đây. - Tường gằn giọng, nó nói chậm rãi như để sự hăm dọa có đủ thì giờ ngấm vô đầu thằng Sơn - Từ hôm nay trở đi, hễ anh ᴆụng vô anh Hai em, dù chỉ một sợi lông chân thôi, em sẽ Gi*t ૮ɦếƭ anh, anh hiểu chưa?
- Ờ… ờ… hiểu… hiểu… - Thằng Sơn tiếp tục cà lăm, có lẽ nó không ngờ khắc tinh của nó là một thằng oắt xưa nay nổi tiếng hiền lành như Tường.
Tường nhét cái cắt móng tay vào túi, đứng lên khỏi chân thằng Sơn, bảo tôi:
- Tha cho nó đi, anh Hai.
Thằng Tường Tự Nhận Mình Quen Chịu Đòn Thằng Tường tự nhận mình quen chịu đòn
Tôi khen Tường khi hai anh rảo bước trên đường về:
- Mày hay thật đấy!
- Mưu mẹo thôi.
Tôi liếm môi, thú nhận:
- Tao chả bao giờ nghĩ ra mẹo được như mày. Cứ thấy nó lừng lững bước tới là đầu tao vón cục lại, chả nghĩ được gì cả.
- Những thằng hay cậy khỏe bắt nạt người khác thường là những thằng nhát. - Tường nói như người lớn - Hễ gặp đứa liều là nó nhũn ngay.
Tôi nheo mắt, thán phục:
- Mày “triết lý” ghê!
Tường cười hì hì:
- Câu này em học được trong sách.
- Thế từ nay thằng Sơn không dám gây sự với tao nữa hở mày? - Tôi hồi hộp hỏi, bụng vẫn chưa hết lo, mặc dù lúc nãy tôi bắt gặp ánh mắt ૮ɦếƭ khi*p của thằng Sơn khi Tường gí cái cắt móng tay vào bụng nó.
Tường vỗ lưng tôi:
- Chắc chắn rồi. Anh yên tâm đi!
Đang nói, bỗng Tường kêu “oái” một tiếng.
- Mày sao thế? - Tôi quay phắt lại, thấy thằng oắt đang hạ tay xuống một cách khó khăn.
- Không sao!
Tường trấn an tôi, trông như nó cố ép mình đừng nhăn nhó. Rồi thấy tôi nhìn nó chằm chằm, Tường khẽ vung vẩy cánh tay, mỉm cười:
- Em hết đau rồi. Tại khi nãy em cử động đột ngột thôi.
Bây giờ tôi mới chợt nhớ ra trong cuộc ác chiến lúc nãy, từ đầu tới cuối chỉ có Tường bị ăn đòn của thằng Sơn. Nó làm cảm tử quân, xông vào bắt sống giặc, đưa lưng chịu trận. Còn tôi, tính ra tôi chưa ăn quả đấm nào.
- Hết đau cái con khỉ! - Tôi mắng Tường và nghe mũi mình cay cay.
- Em hết đau thật mà. - Tường nói, lẩn tránh ánh mắt của tôi.
Tôi đá tung bụi cỏ dưới chân, hừ mũi:
- Khi nãy tao thấy nó giã mày như giã cua. Giã thế dập béng hết cả người!
- Anh dừng lo! Em chịu đòn quen rồi!
Thằng Tường nói giọng thản nhiên. Nó nghĩ nó nói vậy sẽ làm tôi yên tâm, thực ra càng khiến tôi thêm bùi ngùi. Nó đẹp trai hơn tôi, ham đọc sách hơn tôi, chịu khó hơn tôi, giàu tình cảm hơn tôi, cái gì nó cũng hơn tôi mà sao số nó hẩm hiu quá sức. Ờ, quen gì không quen lại quen chịu đòn!
- Sao khi nãy mày không ném bột ớt ngay từ đầu? - Tôi ray rứt hỏi - Như thế thì mày đâu có bị bầm dập.
- Ném từ đầu sao được, anh Hai! - Tường lúc lắc món tóc dày trước trán - Lúc nhác thấy em, thằng Sơn đã cảnh giác rồi. Nó nhìn em chằm chặp, em cho tay vào túi là nó nghi liền.
Tôi thở dài:
- Ờ há.
Chẳng biết nói gì thêm, tôi lại đá chân vào không khí:
- Mà mày đánh nhau liều mạng thật đấy!
Thằng Sơn Lại Âm Mưu Hôm sau đến lớp, tôi không dám lại gần thằng Sơn. Lúc vô học, buộc phải ngồi cạnh nó, bụng tôi thon thót suốt buổi sáng. Nhưng từ lúc vô lớp đến lúc ra về, nó vẫn ngồi im như tượng.
Chỉ khi bọn học trò ôm cặp chen nhau ra cổng, nó mới lại gần vỗ vai tôi:
- Nè Thiều!
- Gì? - Tôi xoay người một vòng để tránh bàn tay của nó, hoang mang hỏi. Trong một lúc tôi chột dạ nghĩ: Chẳng lẽ thằng Tường đoán sai?
Nhưng Sơn không nhắc gì tới chuyện đánh nhau hôm qua. Nó nói một câu như đánh đố, chẳng ăn nhập gì đến nỗi lo lắng trong lòng tôi:
- Mày đừng tưởng cả làng này ai cũng ngu.
Dĩ nhiên động tác duy nhất tôi có thể làm trong lúc đó là há hốc miệng ra nhìn nó, hồi hộp chờ xem nó sẽ nói tiếp câu gì nữa sau câu mở đầu bí hiểm kia.
Không để tôi đợi lâu, thằng Sơn nhìn tôi qua khóe mắt, nhếch môi thâm độc:
- Mày tưởng tao không biết bí mật nhà con Mận hả!
Câu nói của thằng Sơn làm tôi choáng váng. Như người bị nện 乃úa vào đầu, tôi chỉ muốn lập tức khuỵu chân xuống.
- Số phận của gia đình nó đang nằm trong tay tao. Bây giờ tao bảo gì mà nó chẳng nghe.
Giọng điệu hăm dọa của thằng Sơn lại cất lên, xát vào tai tôi như xát muối. Một cảm giác ngột ngạt khó chịu lấp đầy иgự¢ tôi khiến tôi phải hít vào liên tục.
- Mày định làm gì? - Tôi hổn hển nói.
- Tao định làm gì thì mày cũng biết rồi đó. - Thằng Sơn úp mở, cố tình nói lòng vòng để khoái trá nhấm nháp nỗi lo âu ánh lên trong đáy mắt tôi.
Trong một giây, tôi nghe máu nóng dồn lên mặt. Lúc đó nếu có thể cắn cổ thằng Sơn được, tôi sẽ không ngại ngần gì mà không nhảy xổ vào nó.
Tôi thu nắm đấm, môi giần giật:
- Mày không được ᴆụng tới con Mận!
- Chà, mày ra lệnh cho tao đấy hả Thiều? - Sơn phun một bãi nước bọt - Mày nghĩ mày là ai vậy?
Nó lại đập tay lên vai tôi, hừ giọng:
- Thằng em mày thì kinh thật, chứ mày chỉ là con muỗi trong mắt tao thôi. Tao chỉ Ϧóþ một cái là bẹp!
Lần này, nói xong nó quay lưng đi thẳng, tay tung tẩy cái cặp sách, miệng nghêu ngao, rặt những câu mất dạy:
- Em ơi cái ✓ú em tròn…
Tôi ngoái cổ nhìn quanh để xem con Mận ở đâu nhưng tôi không tìm thấy nó.
Bên kia hàng rào, giữa sân trường, những cánh hoa đỏ đã bắt dầu lốm đốm trên tàng phượng báo hiệu mùa hè sắp về. Tiếng ve kêu râm ran mấy ngày nay nhưng mải sa đà vào cuộc chiến dằng dai với thằng Sơn, tôi không để ý.
Thế là đã đến mùa đi bắt ve sầu, nhưng tôi nhận ra lòng tôi đã không còn thanh thản nữa. Bộ tịch đểu cáng của thằng Sơn mấy ngày nay đã cắm sâu vào tâm trí tôi như một thứ nấm độc.
Cắn môi muốn rướm máu, tôi ngoảnh nhìn theo nó bằng ánh mắt đau khổ, chán ghét và bất lực, bụng chỉ cầu cho nó ૮ɦếƭ sông ૮ɦếƭ suối hay ૮ɦếƭ cháy quách cho rồi.
Ngày Nào Tôi Cũng Chạy Qua Nhà Con Mận Tâm trạng nặng nề, lại không chia sẻ được với ai khiến mặt tôi cứ dàu dàu. Có khi cả ngày tôi không cười một tiếng.
Thằng Tường tò mò:
- Anh đang buồn chuyện gì hả, anh Hai?
- Đâu có.
Tôi chối phắt, những chuyện như thế này tôi biết tôi không thể tâm sự với thằng Tường.
Ngày nào tôi cũng chạy qua nhà con Mận. Có ngày tôi qua nhà nó hai, ba lần. Chỉ để hỏi vu vơ:
- Hôm nay có đứa nào trong lớp tới đây chơi không hở mày?
Lúc đầu con Mận nói “không”, về sau thấy tôi cứ hỏi đi hỏi lại mãi một câu, nó cười khúc khích:
- Thiều làm sao thế?
Tôi chép miệng, bối rối:
- Tao có làm sao đâu. Hỏi chơi vậy thôi.
Như vậy thằng Sơn vẫn chưa hành động. Chắc nó đang chờ cơ hội thuận tiện. Tôi thở phào và tìm cách lảng xa đề tài khó nói này:
- Lúc này mày có còn phơi những ngón tay bên ngoài cửa sổ không?
- Ngày nào mình cũng phơi.
Tôi nhớ đến những giọt nước mắt của nó:
- Thế còn gương mặt, mày có phơi không?
- Có.
- Mày vẫn bị ăn đòn của mẹ mày à?
Con Mận không trả lời những mặt nó buồn xo.
- Tại sao mẹ mày hay đánh mày vậy? - Tôi nhíu mày, đột nhiên thấy lòng se lại - Tao thấy mày siêng việc nhà lắm mà. Điểm học tập của mày tháng này cũng đâu có tệ.
Ngay câu hỏi này, có vẻ con Mận cũng không muốn trả lời. Chỉ đến khi tôi khẽ ᴆụng tay vào tay nó tỏ ý giục, nó mới ấp úng đáp:
- Mẹ mình đánh mình không có lý do gì hết á. Thấy ngứa mắt thì đánh thôi.
- Thấy ngứa mắt? Là sao? - Tôi tròn xoe mắt.
- Mình cũng chẳng hiểu. - Con Mận lắc đầu, giọng đã chớm sụt sịt - Mẹ mình bảo thế.
Vừa nói con Mận vừa quay mặt đi, cố tình đưa lưng về phía tôi. Chỉ nhìn thấy nó từ phía sau, tôi vẫn có cảm giác nó vừa nuốt vào một tiếng nấc.
- Dạo này mẹ mình lúc nào cũng buồn bực. - Vẫn không xoay người lại, con Mận u uẩn nói thêm, nghe buồn rười rượi.
Chắc là mẹ nó buồn bực chuyện gia đình! Tôi nghĩ bụng. Ờ, ba nó như thế, mẹ nó chắc phiền não lắm. Có đủ thứ để lo lắng. Lo chạy bữa hàng ngày cho cả nhà. Lo chăm sóc cho ba nó. Lo bí mật vỡ lở. Có lẽ vì vậy mà mẹ nó trở nên cáu gắt, động một tí là thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nó.
Tự nhiên tôi thấy thương con Mận quá. Tôi muốn nói với nó mày nên đề phòng thằng Sơn. Nhưng cuối cùng tôi giấu nhẹm chuyện đó. Tôi không muốn con Mận thêm rối trí.
Bữa đó trước khi ra về, tôi đứng dưới gốc bời lời, cầm tay nó an ủi:
- Mày đừng buồn nữa. Khi nào ba mày hết bệnh, nhà mày sẽ lại vui vẻ như xưa.
Tôi nói, nhưng tôi biết tôi không tin vào lời nói của mình. Tôi không rõ ba con Mận có bị bệnh phong thật không, nhưng nếu là bệnh phong thì không thể chữa được. Tôi nghe người làng nói thế. Họ bảo những người bệnh phong thường chọn cách bỏ đi thật xa, vào tận rừng sâu núi thẳm. Họ sống quần tụ với nhau ở một thế giới hiu quạnh, cách biệt hẳn với loài người trong khi chờ tử thần tới rước đi. Ôi, buồn quá!