Sau này, trong giấc mơ của tôi luôn lặp đi lặp lại hình ảnh ngọn lửa im hơi bặt tiếng này. Trên đám cỏ màu xanh trải dài mênh ௱ôЛƓ, một ngọn lửa nho nhỏ dưới sự thôi thúc của rượu mạnh, đã phát ra hào quang xanh thẳm. Ngọn lửa thiêu đốt vốn dĩ phải nóng rãy đỏ rực, nhưng lúc này vì ánh hào quang u lạnh kia, mà chẳng còn vương chút hơi nóng nào. Đêm khuya cuối hạ đầu thu, vô số loài côn trùng và bươm bướm từ những bóng cây đen sẫm dập dờn bay ra, điềm nhiên mà lạnh lùng lao thẳng vào ngọn lửa màu xanh lạnh lẽ ấy. Chúng giống như vô số mảnh vỡ ký ức, những bụi trần xưa cũ đã tồn tại từ xa xưa trên thế giới, giờ đây, chúng đã bị sự đau thương, thinh lặng mà dữ dội trước mắt vẫy gọi, nhộn nhịp dựa vào cuộc cáo biệt dài dằng dặc này.
Thực ra đó không phải là ngày cuối cùng sống trong căn biệt thự trên phố Nam Kinh Tây của mấy đứa tôi, à, ý của tôi là, sau cuộc tranh cãi đã làm thay đổi hoàn toàn quỹ đạo cuộc sống của chúng tôi, thực tình tôi vẫn tiếp tục sống ở căn biệt thự ấy một khoảng thời gian nữa, sau đó, tôi mới chuyển đi.
Tôi cũng không phải là người cuối cùng rời khỏi căn biệt thự đó. Chỉ cần suy nghĩ đơn giản cũng biết, người rời khỏi đó sau cùng, tất nhiên là Cố Ly. Nhưng tôi chính là người đã kiên trì bầu bạn bên cạnh nó đến thời khắc sau cùng. Mỗi lần chỉ nghĩ đến đây thôi, trong lòng tôi lại cuộn trào cảm giác áy náy, nó như sóng thần sắp nhấn chìm tôi, hoặc ít hoặc nhiều đều khiến lòng tôi lắng lại đôi chút, giống như người mắc bệnh suyễn khi lên cơn, có người lặng lẽ dúi vào tay anh ta một chiếc túi để nôn đã vạch sẵn miệng.
Mỗi lần nhớ lại khoảng thời gian đã trôi qua ấy – nói thực tình, tôi nghi ngờ chứng bệnh ૮ưỡɳɠ ɓứ૮ hoài cổ không thuốc chữa này rất có thể sẽ quấn lấy tôi suốt cuộc đời, nghe thấy ca khúc quen thuộc, nhìn thấy cây đèn đường màu đồng cũ nào đó trên đường, ngửi thấy mùi vị nào đó… có quá nhiều điểm gợi nhớ, có thể khiến tôi ngay lập tức bị kéo chìm vào trong đầm lầy của hồi ức – cảnh mà tôi nhớ lại nhiều nhất, chính là cuộc tranh cãi trời long đất lở của chúng tôi ngày đó, cảnh cuối cùng trong ký ức, luôn được kết trên nét mặt hoảng loạn sợ hãi không nguyên nhân của Đường Uyển Như, máu ứa ra giàn giụa nơi khóe miệng nó đang tí tách tí tách rơi trên tấm thảm sàn hiệu FENDI quý giá của Cố Ly, đông cứng lại thành những vệt bẩn màu đen, nhìn giống như những chấm lõm nhỏ trên nền tuyết do máu nóng của động vật trong rừng sau khi bị người đi săn bắn trúng tạo ra.
Rồi sau đó, chẳng còn gì nữa.
Giống như Thượng đế đã cầm chiếc điều khiển từ xa, ấn nhẹ nút tạm dừng. Có lẽ ông ta giống như tôi, cũng bị cảnh tượng này làm cho rúng động sâu sắc, ông ta ngồi trên ghế sofa dán mắt vào cảnh tượng đang dừng lại, chớp chớp đôi mắt cảm nhận cái dư vị ấy trong vài ba giây, rồi sau đó mới để cho cuộc sống của chúng tôi tiếp tục – tiếp tục lao về hướng kết cục ráng chiều ngập trời, xa hoa tráng lệ ấy.
Nhưng khoảnh khắc tạm dừng vài ba giây ngắn ngủi ấy lại biến thành giấc mộng lặp lại, lặp lại, lặp lại, mãi không kết thúc trong nửa đời còn lại của tôi.
Giống như câu nói trong một cuốn truyện tranh của Nhật Bản thấm đẫm nước mắt mà Đường Uyển Như từng thích đọc nhất: “Thượng đế chỉ nháy nháy mắt, câu chuyện của chúng ta đã bắt đầu. Lại kết thúc rồi. Ông ta đã đánh cắp hết thảy chúng ta.”
Hồi đó, sau khi đọc xong trang ấy, nó đã khóc sướt mướt suốt mười phút, sau khi dùng drap của Nam Tương lau sạch nước mắt nước mũi, nó lập tức xuống lầu photo lại trang đó, rồi phóng to thành bức tranh, Ⱡồ₦g vào một khung tranh nhựa màu trắng trị giá hai mươi đồng mua từ siêu thị trường học về, treo lên vách tường phòng khách của ký túc xá đại học nơi chúng tôi từng ở. Sau đó, bức tranh này bị Cố Ly vô tình thay thế bằng một bức tranh hiện đại theo trường phái trừu tượng mà nó mua về từ một phòng tranh. Mức độ trừu tượng của bức tranh ấy, nói thế nào nhỉ, giống như chứng cứ phạm tội của một bác nông dân thuần phác vùng Thiểm Tây còn lưu lại sau khi bị người ta chuốc cho hai cân Hồng cao lương, rồi có người nhét vào tay một hòn than, và ép ông ta vẽ nguệch ngoạc lên tấm vải bạt vậy.
Hồi đó, Đường Uyển Như tức giận sôi trào, gần như muốn bắt Cố Ly tống vào đồn công an, nhưng lại bị một câu nói của Nam Tương làm cho bừng tỉnh: “Như Như, bỏ đi, cậu hãy đem 90 tờ nhân dân tệ mệnh giá 100 đồng treo lên trưng bày ở phòng khách cho bằng nó đi.”
Đường Uyển Như đã bị bức tranh giá chín ngàn tệ ấy làm cho kinh ngạc. Mấy tuần sau đó, chúng tôi đều thấy trong các ghi chép liên quan mà “baidu shidao” tìm kiếm được trên máy tính dùng chung trong phòng khách, đều là những dòng thông tin kiểu như “Chợ giao dịch tác phẩm nghệ thuật qua tay của Thượng Hải nằm ở đâu”, “tiệm cầm đồ nào chào giá tương đối cao với tác phẩm nghệ thuật hiện đại”.
Còn hiện tại, chín ngàn tệ đã không thể làm tôi rung động được nữa. Tôi muốn nói, tôi, và chúng tôi.
Cố Ly thì chẳng cần phải nói, có lẽ hiện giờ phải thêm một chữ vạn nữa phía sau con số chín ngàn, may ra mới có thể khiến nó ngẩng đầu khỏi bản báo cáo tài vụ mà liếc bạn một cái, nói thực tình, nó chưa từng ngại chuyện quẳng một đống tư liệu tài chính của công ty nằm hờ hững trên bàn trà trong phòng khách, vì nó biết với trí tuệ của mấy đứa tôi cũng không thể nào hiểu được. Tôi từng thử nhìn mấy hàng chữ ấy, ngay lập tức có cảm giác như bánh số nào đó trong não tôi đã bị kẹt lại, những bản báo cáo tài chính ấy thực ra khi đọc nó giống như cuốn tiểu thuyết của nền văn mình ngoài trái đất được gửi đến từ hệ sao R–2413 thuộc chòm sao Tiên Nữ vậy.
Còn tôi, tháng nào cũng mua trực tuyến đủ thứ cổ quái kỳ lạ cho Cung Minh, hóa đơn cộng lại ít nhất cũng mười mấy vạn, cũng nhanh chóng trở thành VIP mua hàng trên các trang web lớn. Một món hàng chín ngàn đồng tôi cũng sẽ chọn mua mà không chút do dự dù chỉ một giây, dù sản phẩm mua về là một chiếc ghim trông “có chút cảm giác thiết kế”.
Ngay cả Nam Tương, dạo gần đây cũng hay mặc trang phục cao cấp do công ty cung cấp, cùng với Kitty và tôi, tháp tùng Cung Minh xuất hiện ở khắp nơi. Những chiếc váy như mây như khói mà chúng tôi từng mặc ấy, nếu xé ra một miếng, trải ra rồi Ⱡồ₦g vào trong một khung tranh treo lên, chắc có thể còn có giá vượt xa cả giá bức tranh năm đó của Cố Ly.
Sau này, cũng khoảng vài năm, khi tôi vào thư viện tìm tài liệu, lúc đọc đến một đoạn có liên quan đến thời đại tiến hóa của các loài vật trên trái đất, khi đó, tôi mới lờ mờ hiểu được, nguyên nhân mà hầu hết hồi ức của tôi đều di chuyển đến hình ảnh của ngày hôm đó thì dừng lại không tiến thêm nữa, có lẽ đúng như trong sách đã viết, mỗi sinh vật, bất kể là loài linh trưởng đứng đầu vạn vật, hay loài kiến bé nhỏ, đều có cơ chế tự bảo vệ xuất phát từ bản năng, đây là bản tính bẩm sinh, nó được định dạng trong trật tự DNA của mỗi loài. Tôi nghĩ, đại não của tôi cũng đã khởi động phản ứng điện tích sinh học như vậy, nó nhằm bảo vệ giác quan và xúc cảm của tôi, để tôi không phải hết lần này tới lần khác đối mặt với những hình ảnh màu đỏ chói liên tục bùng nổ cuộn trào mãnh liệt kia trong những tháng ngày sau đó – giống như thế giới trước mắt có một vết máu bầm nguyên sơ tựa như chiếc chụp đèn đỏ đang che phủ.
Giống như con người ta đau đớn vượt quá độ 7 thì dễ dàng hôn mê.
Giống như khi cắt động mạch cổ tay, vì mất máu đột ngột mà dẫn đến huyết quản co giật từ đó mà máu đông rút lại.
Giống như khi bất ngờ bắt gặp luồng sáng mạnh hoặc vật thể di chuyển tốc độ cao sát tầm nhìn, người ta sẽ nhắm mắt một cách vô thức.
Tôi nghĩ, bản năng của tôi là bảo thủ mà lại cố chấp, nó khiến tôi tránh xa cái kết trong câu chuyện của chúng tôi, tất cả những điều đã xảy ra vào khoảng thời gian sau cùng ấy. Như vậy, tôi sẽ không rơi vào trạng thái cuồng điên sau khi sụp đổ.
Tôi ngây người nhìn lên trần nhà màu trắng phau, ánh nắng ngoài cửa sổ chẳng còn vương chút hơi ấm nào, bóng cây loang lổ như đã quật nát chùm sáng, giống như quật nát một miếng bạc trên tường vậy. Trên đường Hoa Sơn, một hàng dài cây ngô đồng Pháp được xếp vào hàng những cây cổ thụ, giá trị của mỗi cây đều không thể đong đếm, chúng đã trải qua sự thử thách của thời gian, kết tinh những năm tháng vàng son lắng đọng thành bụi phấn, phủ ánh vàng rực rỡ lên thân mình. Ven đường có vô số nhà cửa cũ nát, đây là những căn nhà xưa cũ còn sót lại thời tô giới, hoặc bị các nhà tư bản mua lại, sửa chữa thành những dinh thự tao nhã, hoặc tiếp tục giữ lấy diện mạo xấu xí, giống như một cô gái quý tộc tuổi xế chiều đang đợi được giá để bán đi.
Khắp hang cùng ngõ hẻm phủ một màu vàng son rực rỡ.
Hai trăm năm nay, Thượng Hải đều như vậy, dưới cái vỏ ngoài xa hoa tráng lệ vô cùng ấy, đang chuyên chở một linh hồn mãi mãi đói khát, nó tao nhã mà lại tham lam ngấu nghiến tất cả, lúc nào cũng như một con quỷ đói khát mặc vàng đeo bạc.
Tiếng bác sĩ mở cửa đã gọi tôi tỉnh lại trong dòng hồi tưởng miên man bất tận, trở về với hiện thực trước mắt.
Tôi ngẩng đầu lên, đường may màu đen vô cùng đáng sợ bên khóe miệng Đường Uyển Như kia, giống như nó đang ngậm một con rết đã ૮ɦếƭ. Ánh mắt nó rất bình thản, chẳng có chút tức giận nào như tôi từng đoán. Ánh mặt trời ngoài cửa sổ không chiếu vào đồng tử đen láy ấy, đôi mắt nó như một đống lửa bị cơn mưa to dập tắt, chẳng còn bất kỳ đốm lửa nào sót lại, chỉ có một đống tro tàn ướt nhẹp đang tỏa ra sự lạnh lẽo cô tịch tựa tàn hương thảo mộc.
Bác sĩ đem chiếc khay phẫu thuật màu trắng đặt trên tủ, trong khay có một cây kéo, một cái banh, mấy miếng gạc, một hộp bông cồn, trông vô cùng đơn giản. “Cô ngồi qua đây một chút, ngồi dưới đèn chiếu là được”, bác sĩ kéo một chiếc ghế băng bên dưới gầm bàn ra ngồi, rồi nói tiếp, “Cô nằm ngửa đầu ra, gáy gác lên trên đây, đúng, như vậy được rồi.”
“Cắt chỉ không cần vào phòng phẫu thuật sao?” Tôi đứng bên cạnh, cẩn thận hỏi bác sĩ.
“Không cần đâu. Vết thương đã hoàn toàn lành miệng, không cần lo lắng vấn đề nhiễm trùng. Hơn nữa đây là chỉ ngoài, còn chỉ may trong đã được vết thương tiêu rồi. Yên tâm đi.” Bác sĩ dùng banh kẹp chặt lấy một cục bông cồn, sát trùng vết thương của Đường Uyển Như.
Phòng làm việc của bác sĩ im ắng, tôi chẳng dám nói nữa.
Cảm giác tiếng kéo cắt đứt chỉ may “pách, pách” giống như tiếng dây chun bắn vào thái dương.
Ngoài cửa sổ một vùng tĩnh lặng, ngay cả tiếng gió cũng chẳng có, từng chiếc lá cũng như bất động. Nhưng trong đầu tôi lại như nghe thấy tiếng ve kêu râm ran, tựa như mọi con ve trên thế giới, lúc này đều đang bám trước cửa sổ, dốc hết sức gầm thét vào mặt tôi.
Một tuần trôi qua, Đường Uyển Như chẳng thể mở miệng nói chuyện, để cho vết thương mau lành nó chưa từng cử động cái miệng của mình, khi có nhu cầu gì, nó đều cầm một cây 乃út, viết ra một cuốn sổ nhỏ nói cho chúng tôi biết. Một tuần nay, nó chỉ ăn cháo, mà lại ăn bằng ống hút. Nhưng cái vết thương dài 4cm ấy vẫn bướng bỉnh rịn máu màu đỏ, lớp thịt non mới mọc ra đều bị mười mấy mũi chỉ khâu kéo rịt lại, khiến nó trông như thằng hề kiểu tâm thần bị rách khóe miệng trong phim Batman – Kỵ sĩ bóng đêm.
Hôm đó sau khi chúng tôi đưa Đường Uyển Như đến bệnh viện, bác sĩ chẳng nói lời nào đã đẩy ngay nó vào phòng phẫu thuật.
Sau nửa tiếng trôi qua, chúng tôi nghe thấy trong phòng phẫu thuật vang lên tiếng gào khóc của Đường Uyển Như. Tôi và Cố Ly xông vào thì thấy nó đang cầm một chiếc gương còn đôi vai rung lên không ngừng, nó khóc lóc thảm thiết, nhưng vì miệng đã bị chỉ rịt chắc, không thể mở miệng, nên chỉ có thể phát ra tiếng nấc khó nghe hết hồi này đến hồi khác từ trong cổ họng. Thanh ấm ấy nghe như trong phim con tin bị bắt trói, rồi dùng băng keo dán kín miệng đang hoảng sợ kêu cứu.
Nó vứt gương sang một bên, rồi chụp lấy giấy và 乃út bên cạnh, viết soạt soạt soạt “Có để lại sẹo không?” Sau đó đưa cho bác sĩ xem, bác sĩ an ủi: “Sẽ có một đường sẹo màu phấn mờ mờ.”
Đường Uyển Như thở phào một tiếng, tôi có thể cảm nhận được nụ cười như trút bỏ được gánh nặng ấy, cho dù vết thương dài được khâu kín trên khóe miệng của nó khiến nụ cười trông đáng sợ kỳ lạ.
“Nhưng đó là chuyện của dăm ba năm nữa.” Bác sĩ thở dài một hơi, gượng gạo nói thêm, “hơn nữa còn cần cơ thể cô không tạo sẹo.”
Đường Uyển Như ngẩn ra một lúc, rồi quẳng chiếc gương đánh cạch một tiếng dưới chân tôi và Cố Ly, trong đám mảnh vỡ trước mắt, có vô số gương mặt tuyệt vọng của Đường Uyển Như.
Tôi biết, ngoài chiếc gương ấy ra, thực chất còn có rất nhiều thứ, cũng đồng thời bị vỡ nát trong ngày hôm đó.
Trong suốt một tuần chờ Đường Uyển Như hồi phục ấy, tôi và Cố Ly, còn có Neil nữa, mấy chúng tôi luân phiên chăm sóc.
Ngày thứ hai sau khi kết thúc cuộc tranh cãi, Nam Tương đã chuyển đi. Nó chẳng thèm từ biệt chúng tôi, chỉ lặng lẽ cùng Cố Hoài thu dọn đồ đạc trong phòng, Cố Hoài mua về ba chiếc vali hiệu RIMOWA vừa to vừa đắt, tôi nhìn ba chiếc vali cực lớn ấy bật ra trên đất, giống như ba con quái vật đang há cái miệng khổng lồ, chúng nhai nát rồi nuốt chửng vào bụng từng chút từng chút những năm tháng đã thuộc về chúng tôi.
Cố Hoài xách hai chiếc vali đã nhét đầy đồ đạc, đi xuống lầu trước. Chỉ còn lại một mình Nam Tương trong phòng, kiểm tra dọn dẹp những thứ còn sót lại.
Tôi đứng ở cửa nhìn nó bình tĩnh mà khoan thai đem quần áo xếp lại thành chồng rồi bỏ vào trong vali, gương mặt không trang điểm kia của nó lấp lánh, lung linh giống như đang phát quang, toàn thân từ trên xuống dưới đều dạt dào sự thèm khát đối với tương lai, giống như sắp sửa xuất phát tiến lên một hành trình tươi đẹp – thực ra tôi chẳng bất ngờ về biểu hiện như thể máu lạnh này trước lúc từ biệt của nó. Trái tim người ta, muốn mềm thì rất mềm; còn muốn cứng, cũng rất cứng.
Tôi hỏi: “Cậu định chuyển đi đâu? Nhà trước đây của cậu đã không còn ai ở nữa rồi.”
Nó chẳng trả lời tôi, tiếp tục thu dọn những chiếc bình chiếc lọ xanh xanh đỏ đỏ, những chiếc hộp to to nhỏ nhỏ trên bàn trang điểm, bỏ tất cả vào trong vali.
Tôi không cam lòng, tay dùng sức nắm chặt một miếng gỗ trên khung cửa, cố làm cho bản thân trông điềm tĩnh hơn: “Có phải cậu chuyển đến nhà Cố Hoài không?” Tôi có thể cảm nhận được luồng hơi nóng từ chỗ đầu gối trào ngược lên trên, trào đến vị trí khóe mắt rồi dừng lại trương phồng lên.
Bóng dáng của nó chợt cứng lại trong mấy giây, sau đó quay đầu lại, nụ cười của nó thật đẹp, đồng tử đen láy được đôi mi dày đen ôm lấy, khuôn mặt vừa nhỏ vừa tinh tế, làn da mềm mại trong ánh sáng, giống như tuyết mới phủ trên đọt cây. Nó cười nói: “Sao, không được à?”
Đưa mu bàn tay lên lau sạch nước mắt trên mặt, tôi đã nhận thua, tôi hít một hơi qua mũi, nói: “Tớ rất hận cậu.”
Nam Tương đóng vali đánh phạch một cái, nó ngẩng đầu lên, ánh mắt nghiêm túc nhìn quét qua quét lại trên mặt tôi. Tôi biết, gương mặt đầy nước mắt nước mũi lúc này làm tôi trở nên đáng thương và bô nhếch đến thế nào. Nó kéo vali đi đến trước mặt tôi, chẳng chút chùn chân và nhượng bộ, nó gằn từng chữ từng câu sát vào chóp mũi của tôi: “Lâm Tiêu, cậu cho rằng tó không hận cậu sao?”
Đó là câu nói sau cùng nó để lại trong căn nhà này.
Câu nói đó giống như một lá bùa của đạo sĩ dùng máu gà màu đỏ vẽ ra, mãi mãi dán trên cửa phòng của nó.
Sau này, trong những ngày tháng chỉ còn tôi và Cố Ly sống trong căn biệt thự cực lớn này, mỗi lần đi ngang qua cửa căn phòng trống huếch trống hoác của Nam Tương, tôi đều có thể nghe thấy câu nói này: “Cậu cho rằng tớ không hận cậu sao?”
Nó không chỉ mãi mãi dán trên cửa, mà còn mãi mãi dán trên иgự¢ tôi.
Ngày thứ ba sau khi Nam Tương chuyển đi, Cố Nguyên cũng rời đi.
Nhưng anh ta đi tiêu sái hơn Nam Tương rất nhiều.
Anh ta vốn chẳng ngày ngày ở đây giống như mấy chúng tôi, chỉ thỉnh thoảng qua đêm mà thôi, vì vậy đồ đạc hầu như chỉ có mấy bộ quần áo, mấy chai sản phẩm giặt tẩy, mấy thứ đồ lót, mấy đôi bít tất, mấy chiếc cà–vạt, và một số sách báo loại truyện ký nhân vật mà anh ta thích đọc mà thôi.
Muốn chuyển những thứ này đi chỉ cần một chiếc thùng carton cỡ vừa là đủ.
Nhưng ngay cả thùng carton anh ta cũng chẳng có.
Anh ta chỉ lạnh nhạt nói với Cố Ly “những thứ ấy anh không cần nữa”, sau đó tháo chìa khóa cửa chính ra khỏi chùm chìa khóa của mình, rồi quăng vào trong khay chìa khóa, chiếc khay tạo hình đĩa bay được một con chó nhỏ đúc bằng đồng ngậm trong miệng đặt bên cửa ra vào.
Cạch một tiếng, câu chuyện của anh ta với căn phòng này đã kết thúc.
Nói một cách chính xác, là chuyện giữa anh ta với Cố Ly, đã kết thúc.
Buổi tối hôm Cố Nguyên rời đi, Cố Ly đã đem tất cả quần áo và vật dụng của anh ta, cho tất cả vào thùng giấy, nó bảo tôi giúp, cùng chuyển thùng giấy ra để ở bãi cỏ trong vườn. Đồ của Cố Nguyên đều là hàng cao cấp với giá trị đắt đỏ, tôi nghĩ, chẳng cần đợi đến sáng hôm sau, chắc chắn đã được người quản lý khu nhà dọn đi rồi.
Tôi nhìn cái thùng trước mặt, đột nhiên nhớ đến mấy năm trước, khi đang học đại học, lần cãi nhau giữa Cố Nguyên và Cố Ly ấy, Cố Nguyên cũng đem toàn bộ quà tặng mà Cố Ly tặng cho anh ta bỏ vào trong một cái thùng carton, rồi lẳng lặng quăng trước cửa phòng ký túc xá chúng tôi. Khi tôi còn đang chìm trong hồi ức của quá khứ, Cố Ly đã dứt khoát quay người trở vào trong phòng. Tôi trông theo bóng dáng ấy, gió thổi mái tóc dày bóng tung lên, ánh đèn đường rọi trên mái tóc màu hồng nâu của nó, ửng lên một thứ màu hồng mịn màng tựa như màu gỗ gụ, thân hình gầy gò của nó bị màn đêm bao bọc càng như siết lại, trông nó như một âm hồn xưa cũ độc hành trong màn đêm, đã không còn buồn vui đối với sự yêu hận của nhân gian nữa.
Nhưng một phút sau, trên tay nó lại cầm một chai rượu mạnh từ trong nhà bước ra, đi đến trước chiếc thùng carton, mở nắp ra rồi cầm chai rượu đổ ào ào vào trong thùng. Sau khi lạnh lùng trút hết một chai rượu mạnh 500ml, nó lôi từ trong túi áo ra một chiếc bật lửa vỏ bạc trắng, đó là kiểu bật lửa giới hạn số lượng toàn cầu của S.T.Dupont mà Cố Nguyên sưu tầm.
Cố Ly ngắm nhìn ngọn lửa đang nhảy múa, ánh lửa lấp lánh trong con ngươi nó, sau mấy giây, nó lạnh lùng ném cả chiếc bật lửa đang cháy vào chiếc thùng carton đã rưới đầy rượu mạnh. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi lửa đã phụt ra khỏi thùng giấy, giống như một con rắn xanh lục, cả bãi cỏ chợt sáng bừng lên.
Chẳng biết Đường Uyển Như ra khỏi phòng từ khi nào, nó lặng lẽ đứng bên cạnh chúng tôi, từ biệt với tất cả những thứ trước mắt. Hai tay nó lần lượt nắm lấy tay tôi và Cố Ly, ba chúng tôi tay trong tay đứng trên bãi cỏ, ánh lửa đổ bóng chúng tôi xuống thảm cỏ, cái bóng vừa gầy vừa dài, trông dáng người chắc còn hơn cả người mẫu siêu cấp, chúng tôi tay trong tay, trông như chị em gái anh hùng chốn thảo nguyên tương thân tương ái trong phim hoạt hình. Ánh lửa phản chiếu lên vết thương vừa dài vừa hồng bên khóe miệng của Đường Uyển Như, nhìn nó tựa đang khóc, lại như đang cười.
Sau này, trong giấc mơ của tôi luôn lặp đi lặp lại hình ảnh ngọn lửa im hơi bặt tiếng này. Trên đám cỏ màu xanh trải dài mênh ௱ôЛƓ, một ngọn lửa nho nhỏ dưới sự thôi thúc của rượu mạnh, đã phát ra hào quang xanh thẳm. Ngọn lửa thiêu đốt vốn dĩ phải nóng rãy đỏ rực, nhưng lúc này vì ánh hào quang u lạnh kia mà chẳng còn vương chút hơi nóng nào. Đêm khuya cuối hạ đầu thu, vô số loài côn trùng và bươm bướm, từ những bóng cây đen sẫm dập dờn bay ra, điềm nhiên mà lạnh lùng lao thẳng vào ngọn lửa màu xanh lạnh lẽo ấy. Chúng giống như vô số mảnh vỡ ký ức, những bụi trần xưa cũ đã tồn tại từ xa xưa trên thế giới, giờ đây, chúng đã bị sự đau thương, thinh lặng mà dữ dội trước mắt vẫy gọi, nhộn nhịp dựa vào cuộc cáo biệt dài dằng dặc này. Trong ánh lửa đang nhảy múa không ngừng, nét mặt Cố Ly hiện ra yếu đuối mà nhợt nhạt, luồng sáng lốm đốm lấp lánh trong mắt nó, giống như một dòng ngân hà đang xoay chuyển. Ba chúng tôi đứng lặng trong màn đêm, trút bỏ tất cả để thưởng thức ngọn lửa tiêu hủy tưởng chừng như chẳng có điểm dừng đang hừng hực trước mắt. Chúng tôi đều hiểu, hào quang trong mắt cuối cùng đều sẽ lụi tàn đi, giống như trong bộ phim Thế giới vi mô, vô số ngân hà, vô số tinh cầu, vô số nền văn minh, vô số sinh mạng đều rơi xuống và bị thiêu cháy một cánh lặng lẽ dòng chảy của thời gian.
… Chẳng thứ gì có thể chiến thắng được thời gian. Ngay cả ánh sáng cũng không thể. Ngay cả hồn phách cũng không thể. Chỉ có nó là kẻ chiến thắng sau cùng. Khi vạn vật biến mất hoàn toàn trong vũ trụ bao la, chỉ có thời gian còn ở lại, nó giãn nở lấp đầy tất cả.
… Chiếc thùng giấy ấy cuối cùng đã cháy thành một đống tro tàn, sau khi bị mấy cơn mưa to gột rửa thì chẳng còn vết tích gì nữa. Chỉ còn đám cỏ nhỏ bé ấy trong một khoảng thời gian dài đằng đẵng, trơ lại một khoảnh đất cháy đen trên bãi cỏ xanh ngan ngát, giống như có một vết sẹo cực kỳ khó coi. Mãi đến khi tất cả chúng tôi đều chuyển khỏi căn biệt thự ấy, khoảnh đất cỏ bị thiêu cháy, vẫn còn mang vẻ trọc trơ đất.
… Tôi thường nghĩ, hồi đó thực ra tôi phải hiểu rằng, đây là ám hiệu mà Thượng đế gửi cho chúng tôi, chỉ có điều tất cả chúng tôi đều bỏ sót mà thôi. Thật ra chúng tôi sớm đã được xem trước những hình ảnh dự báo ấy.
Sau khi Đường Uyển Như cắt chỉ xong, liền được cha mẹ nó đến đón về nhà.
Xảy ra chuyện như vậy, cha mẹ nó không tìm chúng tôi kiếm chuyện, xem như là thông tình đạt lý lắm rồi. Cho nên, chúng tôi cũng chẳng dám hy vọng họ giao con gái cho chúng tôi chăm sóc. Trong suốt quá trình chuyển nhà, cha mẹ nó đều làm vẻ mặt sắt. Nhất là cha nó, khi thu dọn đồ đạc, luôn cầm thùng giấy đập đùng đùng lên sàn nhà.
Thực ra tôi rất hiểu họ. Họ chỉ tỏ vẻ mặt cho chúng tôi xem, chứ chưa xông vào ẩu đả đến rách đầu chảy máu đã xem như nhân cùng nghĩa tận rồi. Nếu trên mặt con gái tôi bị rách một vệt như vậy, tôi nhất định sẽ báo cảnh sát, dù sao cũng phải quậy đến thẳng tòa án, không bồi thường bảy tám chục vạn đồng, thì tôi tuyệt đối không tha. Tuy trong vụ tai nạn này, chẳng ai rõ rốt cuộc người nào đã đẩy Đường Uyển Như trên đống thủy tinh vỡ như vậy, nhưng rõ ràng chẳng có ai là phạm nhân, vậy thì tất cả mọi người, đều là phạm nhân.
Ai có thể nói tay mình sạch sẽ chứ?
Tôi và Cố Ly đáp lại bằng khuôn mặt tươi tắn, trước sau đều đi theo sau họ, lúc thì rót nước, lúc lại giúp họ bê đồ, dù đa số thời gian chúng tôi đều bị coi khinh, bị lạnh nhạt. Tôi thấy gương mặt của Cố Ly sắp thộn ra đến nơi.
Cái dáng vẻ vừa ảo não, đáng thương lại vừa a dua gian xảo của nó, khiến tôi trông thấy mà đau lòng. Đã mấy lần bàn tay cầm ly nước đưa qua, rồi lại bối rối dừng trong không khí. Tôi bất đắc dĩ phải đưa tay ra đỡ lấy ly nước ấy, rồi miễn cưỡng đặt lên bậu cửa.
Khi đi, cha Đường Uyển Như chẳng nói chẳng rằng, thậm chí còn chẳng chào tạm biệt tôi và Cố Ly, ông ấy cõng từng thùng từng thùng đồ lên ngăn chứa đồ trên xe, sau đó đóng sầm cửa xe lại. Ông ấy cũng chỉ có thể dùng cách như vậy để biểu đạt sự tức giận trong lòng với tôi và Cố Ly mà thôi. Mấy con chim bồ câu vốn dĩ thong dong dạo bước trên thảm cỏ của tiểu khu bị tiếng sập cửa làm kinh động đã đập cánh hoảng loạn bay lên không trung. Tiếng đập cánh nghe sao mà thê lương giữa buổi ban mai tĩnh lặng.
Ngược lại, mẹ của Đường Uyển Như khi đi đã thở dài não nề ra chiều không còn cách nào khác với tôi và Cố Ly, bà ấy gạt khóe mặt ướt, nói: “Mấy đứa ấy mà, từ nhỏ đã thích gây chuyện, to to nhỏ nhỏ, gặp họa không thôi. Nhưng chuyện lần này… chuyện lần này phải nói thế nào đây… Uyển Như tốt xấu cũng là một đứa danh giá, dù không đẹp như mấy đứa, nhưng cũng đoan chính, vậy mà giờ trên mặt lại có một vết sẹo, còn có con trai nhà nào thấy mà trong lòng có thể dễ chịu hả…” Bà ấy nói đến đây rồi thôi, đôi môi run rẩy, Ⱡồ₦g иgự¢ phập phồng dữ dội.
“Bà nói những điều vớ vẩn ấy thì có ích gì! Mau đi thôi!” Cha của Đường Uyển Như từ trên xe bước xuống, lạnh lùng quát lớn về phía chúng tôi. Chòm râu bạc của ông rung lên dữ dội, vùng da nơi khóe mắt ửng hồng tựa gỉ sắt.
Chiếc Passat cũ kỹ ấy cuối cùng đã phành phạch chạy đi, nháy mắt đã mất hút ở phía cửa tiểu khu. Chiếc xe ấy trông thì quá tầm thường, quá phổ biến, thậm chí quá cổ lỗ, quá nhếch nhác, nó quả thực quá không tương xứng với những chiếc Benz, BMW, Ferarri, Porsche… thường xuyên vào ra trong khu biệt thự này. Giống như khi thu dọn phòng vừa rồi, cha mẹ của Đường Uyển Như thi thoảng lại khe khẽ thương lượng, hộp cơm này tuy đã nứt, nhưng còn có thể lấy về nhà làm hộp đựng xà phòng, chiếc lược đã gãy răng ấy đừng có vứt đi, để về nhà chăm sóc thú cưng, cũng tốt chán. Họ giống như những người dân bình thường già nua của Thượng Hải, chắt Ϧóþ tằn tiện mà sống, họ là thế hệ bước ra từ đời sống văn hóa phố hẻm của khu Thạch Khố Môn, họ mới là diện mạo thật sự của cuộc sống Thượng Hải. Còn ngược lại chúng tôi, hôm nay đi giày đế thấp màu hồng hiệu Christian Louboutin tham gia buổi công bố sản phẩm trang điểm, ngày mai đã nằm trên bãi cát vàng óng ánh của vịnh Hải Đường biển Sanya bôi kem chống nắng lên tay chân giống như người đang quét sơn; cuộc sống như vậy xem ra lại không chân thực.
Tôi chợt nhớ đến câu nói mà Đường Uyển Như từng nói với tôi, đó là mấy năm về trước, nó cùng chúng tôi đến nhà Sùng Quang ở khu biệt thự Từ Sơn tham dự tiệc sinh nhật của anh ấy. Khi đó, nó vừa giữ chặt bộ váy trên иgự¢ để ngăn không cho tụt xuống, vừa đảo mắt láo liên nhìn kiến trúc huy hoàng lộng lẫy và mọi người đang mặc trang phục như thêu hoa dệt gấm xung quanh, rồi nói một cách đầy phấn khích: “Đây thật là một thế giới như cổ tích ấy, xem chừng tớ thật sự không thuộc về nơi này!”
Hôm nay sau mấy năm, nó đã thật sự rời xa cái thế giới mà nó không thuộc về ấy.
Thực ra, chúng tôi có ai thật sự thuộc về thế giới ấy đâu?
Trang phục mượn về, rốt cuộc cũng phải đem trả. Cuộc đời vay mượn, cũng tương tự thế.
Trong những tháng ngày sau đó, chỉ cần rảnh rỗi, tôi đều đến nhà Đường Uyển Như. Tôi và nó cùng đi dạo phố, cùng ngồi trên sofa xem phim, cùng đi phòng tập thể dục để luyện tập sức khỏe, cùng đến rạp để xem một số bộ phim bom tấn mà ai cũng thích xem. Tôi thậm chí còn cùng nó bắt đầu lang thang đến IKEA dù chẳng có việc gì. Phải biết rằng, đã rất lâu rồi tôi chưa ghé qua IKEA. Chúng tôi hồi đó, gồm cả Cố Ly, đều bị những thiết kế đơn giản kiểu Bắc Âu tinh tế bắt mắt ấy làm cho ngất ngây choáng váng, chỉ tiếc không thể đặt cùng lúc tám chiếc giường khác nhau trong cùng một phòng ngủ mà thôi. Còn từ sau khi đi làm, có lần tôi phải trừng trừng nhìn cảnh Cố Ly vác ghế sofa hiệu FENDI vào nhà, nhìn nó mua một chiếc đèn chùm với giá mười mấy vạn đồng, nhìn nó bắt chước tất cả những thứ của Cung Minh, nỗ lực để tiến vào hàng ngũ những con người giả tạo có cuộc sống giống như những trang tạp chí ấy. Nhưng nói thực, khi tôi nằm trên bộ sofa chỉ mấy mét vuông mà giá bằng cả căn nhà ấy, tôi chẳng hề cảm thấy vui vẻ hơn. Tôi không còn là Lâm Tiêu hồi ở ký túc xá năm nhất, ôm một lon Cola lớn, đầu tựa đầu với Nam Tương ngồi trên ghế lật xem tạp chí, bỏng ngô và bánh khô trên tay vương vãi đầy ra ghế sofa cũng chẳng sợ. Tôi cẩn thận dè dặt nằm ngang trên thứ chất liệu vải xa xỉ, chẳng dám cựa quậy, cảm giác chẳng khác nào đang nằm trên một tấm thép không gỉ giữa Thái Bình Dương.
IKEA vẫn đông đúc náo nhiệt như ngày nào. Bất kể là thành phần tri thức tính toán chi li, hay các sinh viên đại học đang khát khao hướng về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai. Kẻ có tiền đang chỉ huy đám công nhân vận chuyển đưa ghế sofa và giường đến địa chỉ nhà họ, kẻ ít tiền thì ở trong khu vực thiết kế nội thất ở tầng phụ, đang chăm chú lựa chọn những chậu cây màu xanh lục mười mấy đồng và những chiếc ly pha lê giá rẻ, họ muốn trang điểm cho cuộc sống của mình, họ muốn sống cuộc sống giống như trong các trang tạp chí.
… Cuộc sống của chúng tôi đã bị vô số tạp chí thời trang tẩy não như vậy. Mặc giống tạp chí giới thiệu, ăn giống tạp chí suy tôn, sống giống tạp chí thể hiện. Còn tôi, đang đứng ở nơi gần nhất với những trang bản in bằng đồng xanh xanh đỏ đỏ ấy. Toàn thân tôi đều đang tỏa ra mùi của mực in.
Trong những ngày tháng sớm tối bên nhau với Đường Uyển Như, tôi thậm chí còn loáng thoáng có ảo giác tựa như thời gian đang chảy ngược, giống như bản thân tôi còn ở tuổi hai mươi hai, chúng tôi vẫn là những sinh viên trong sáng cưỡi xe đạp chạy đuổi theo đám bồ câu trong vườn trường. Tôi và nó vẫn tay cầm kem que, hi hi ha ha dạo phố, cười nhạt trước những chiếc áo khoác lông đắt đỏ treo trong tủ kính, nói những lời đao to 乃úa lớn kiểu bông đùa cuồng ngạo, không sợ quyền quý như “chỉ có những bà luống tuổi bị chồng vứt bỏ mới trang trí bản thân mình giống như loài cầm thú”. Chúng tôi vẫn bị tiếng chuông báo thức của nhà trường réo gọi mỗi ban mai lạnh cắt da cắt thịt, ngọ nguậy, ôm theo tâm trạng bực tức, xuất phát chạy bộ về phía đường cỏ bao quanh hồ. Giống như tất cả chỉ là một giấc mơ kỳ quái lạ lùng, sau khi tỉnh lại chúng tôi vẫn nằm trong ký túc xá với bốn bức tường được quét thứ vôi màu trắng, ngoài cửa sổ là tiếng thể dục buổi sáng của đài phát thanh đang vang dội cả sân thể dục, tôi sẽ lật người qua, nói với Nam Tương đang ngủ say ở phía đối diện: “Này, tớ vừa mới mơ một giấc mơ dài lắm đấy…”
Nhưng mỗi lần, chỉ cần quay đầu sang, tôi đều có thể nhìn thấy cái vết sẹo nhói lòng kia trên mặt Đường Uyển Như. Nó đang cười nhạo tôi, nó đang cảnh tỉnh tôi, nó đang giày vò tôi trong tiếng bước chân của thời gian.
Vết sẹo ấy giống như một con quái vật ẩn náu trong tim, nó khiến tính cách của Đường Uyển Như thay đổi rất nhiều. Nó không còn như trước đây nữa, không còn là một con hải ly bị người ta cột pháo sau đuôi, lúc này nó đã biến thành một con chim cánh cụt đứng đơn độc bất động trên cánh đồng tuyết, không biết đang trông ngóng những gì. Trong ánh mắt nó đã có thêm rất nhiều thứ trước đây không hề tồn tại, có lẽ là thù hận, có lẽ là đau đớn, có lẽ là hụt hẫng, có lẽ là ngỡ ngàng, có lẽ là nghi hoặc, đủ thứ cảm xúc đã hòa tan vào trong đôi mắt nó.
Đôi khi tôi cảm thấy đó không phải là mắt của nó nữa, đó là đôi mắt của Nam Tương.
Có một hôm khi tôi và nó đang tung tăng dạo phố, đi vào sân giữa của một tòa nhà ở trấn Mai Long, vừa hay gặp cuộc triển lãm tác phẩm nghệ thuật tranh sơn thủy cổ đại Trung Quốc. Thực tình tôi không hiểu lắm về nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, nếu là Nam Tương, nó chắc chắn sẽ hiểu như đếm đồ trong nhà. Từ Cố Khải Chi, Diêm Lập Bản của các đời Phổ, Tùy, Đường đến Trương Trạch Đoan, Mã Lân của đời Tống, từ tượng người cung đình đến tranh thủy mặc vẽ bằng phương pháp vẩy mực, từ tĩnh vật tả ý đến tranh hoa lá chim chóc vẽ bằng thủ pháp tỉ mỉ, nó đều có thể thuyết giảng vanh vách bên tai bạn giống như một nữ sĩ vượt thời gian.
Tôi không phải nó, nên vừa xem một lát đã chẳng còn hứng thú nữa, đang định gọi Đường Uyển Như đi, thì phát hiện nó đã ngây dại đứng trước một bức tranh rất lâu. Tôi bước qua, vừa định nói, đã thấy đôi mắt nó đỏ lên, nước mắt ầng ậng nơi khóe mắt, gần như chỉ chực trào ra. Đôi vai nó run lên bần bật, thi thoảng phát ra tiếng thở trầm ᴆục, nó nhìn chằm chằm bức họa trước mặt, hai tay siết chặt gấu áo.
Tôi nhìn theo ánh mắt của nó, trên bức họa trước mặt, một cô gái cổ đại đang cầm quạt, đứng cô đơn trong cảnh lá rụng đìu hiu, cô gái trong tranh dùng quạt che đi nửa dưới khuôn mặt.
Chỗ trống phía trên góc phải bức tranh, có một hàng chữ hành thảo bằng 乃út lông rất đẹp: