Lúc này, Mã Quân Vũ có thể thừa dịp hai người đang đánh hăng say mà tẩu thoát. Nhưng khổ nỗi, kiếm thuật của hai người trao đổi nhau rất kỳ thú, hấp dẫn, làm cho Quân Vũ đứng xem say mê, quên cả gian nguy.
Giữa lúc đó, chàng cảm thấy như có một bàn tay mềm mại nắm lấy vạt áo chàng kéo đi. Chàng đinh ninh là Lý Thanh Loan, nên đưa tay nắm nhẹ bàn tay ấy, có ý bảo Thanh Loan chờ thêm chút nữa.
Quả nhiên, chàng vừa nắm lấy bàn tay thì bay tay kia mát rượi và mềm mại phi thường. Bên chàng lại tỏa một mùi hương thơm phức, mùi hương của cô gái xuân thì phát xuất từ khi gần gũi Thanh Loan chàng mới được cảm thấy.
Lại có một giọng nói rỉ rả bên tai :
- Sao mà sững sờ như vậy? Không thừa dịp thoát thân thì chốc nữa chạy sao cho khỏi.
Mã Quân Vũ giật mình. Giọng nói ấy không phải Thanh Loan. Chàng quay đầu nhìn lại thì thấy chàng đang nắm tay một thiếu nữ, mà thiếu nữ ấy lại là nàng Tô Phi Phụng.
Chàng quá hổ thẹn vội buông tay ra, muốn nói vài lời xin lỗi, nhưng ngượng quá nói không ra tiếng.
Tô Phi Phụng vẫn đưa mắt nhìn chàng với cái nhìn đầy cảm mến.
Bấy giờ Quân Vũ mới thấy việc quan hệ cần phải bỏ trốn, nên đưa mắt ra dấu bảo Thanh Loan.
Từ bấy giờ Thanh Loan cũng như Quân Vũ, say sưa đứng nhìn hai lão già chiến đấu, đột nhiên nàng thấy thiếu nữ áo đen luồn vào giữa hai người nói chuyện với Quân Vũ một cách thân mật. Nàng ngơ ngác không hiểu gì cả, thầm nghĩ :
- “Nàng này lúc nãy đón đường gây sự, tại sao giờ đây lại tỏ vẻ ôn hòa thân mật?”
Nàng còn đang thắc mắc thì Quân Vũ đã nắm lấy tay nàng, nói nhỏ :
- Chúng ta chạy mau, đừng nói chuyện gì cả.
Loáng mắt, bóng hai người đã dắt nhau chạy vào rừng rậm mất dạng.
Tô Phi Phụng đứng nhìn theo, thấy cử chỉ thân mật của Quân Vũ đối với Thanh Loan làm cho lòng nàng ghen tức. Nàng nghiến răng thở dài, quay đầu lại thì thấy Đỗ Duy Sinh và Trần Hổ hai người đã đánh nhau đến mức kịch liệt.
Hai bên đều dùng hết nội công chân lực để mong triệt hạ nhau. Mỗi cái đánh, mỗi cái đá đều mang một kình lực vô cùng thâm hậu.
Tô Phi Phụng thấy thế thất kinh thầm nghĩ :
- Hai người này thuộc hạng tiền bối võ lâm, công phu đã đến mức nhập hóa. Nếu ta không lánh mặt đợi đến lúc họ phân thắng phụ, e họ gây rắc rối đến ta nữa, thì ta còn làm sao thoát nguy.
Nàng chưa kịp lánh mình thì Đỗ Duy Sinh đã phát giác ra được việc Quân Vũ bỏ trốn, nên lão hét lên một tiếng, dùng gậy trúc quét ngang qua một đường, ép cây xà trượng của Trần Hổ sang một bên đồng thời tay trái tung ra một chưởng tống thẳng vào giữa иgự¢ Trần Hổ.
Đòn chưởng đó vốn là một yếu quyết lợi hại, sức gió tạt thẳng tới rất mạnh và nhanh. Trần Hổ đoán biết nếu ra tay đỡ lại chưởng đó, hai bên đều không tránh khỏi nguy hại cho bản thân, nếu lão tung mình nhảy lên cao, tránh khỏi chưởng phong của đối thủ.
Làn gió không có sức cản, tại tới phía trước làm gãy “răn rắc” mấy cành cây lớn rồi đổ ầm xuống đất.
Thấy Trần Hổ đã nhảy sang một bên tránh được đòn chưởng, Đỗ Duy Sinh hùng hổ phóng mình đến trước mặt Tô Phi Phụng, đón nàng lại hỏi lớn :
- Con bé này ở đâu đến đây? Cặp nam nữ thiếu niên vừa rồi trốn ngả nào?
Tô Phi Phụng ngẫm nghĩ :
- “Mã Quân Vũ mới trốn đi chưa bao lâu, nếu chỉ hướng đi của chàng thì lão này sẽ đuổi theo ngay. Võ công của lão có thể ngang hàng với phụ thân mình, nếu lão gặp Mã Quân Vũ lần nữa thì chàng không sao thoát khỏi tay của lão nổi”.
Nàng không muốn Mã Quân Vũ bị hại, nhưng nghĩ đến cử chỉ thân mật của Quân Vũ và Thanh Loan, nàng lại nổi lên căm tức, muốn chỉ cho lão già ấy đuổi theo hạ sát cho đáng đời.
Nhưng nàng vừa mở miệng lại thôi, không nỡ nói. Tình yêu và căm hận như đang cấu xé trong lòng cô gái lâu nay đã có tiếng là ngạo nghễ, khinh đời ấy.
Đỗ Duy Sinh thấy thiếu nữ cứ mãi ú ớ mà không nói, nên nổi giận hét :
- Chẳng lẽ mày cũng là đệ tử của phái Côn Luân nữa sao? Nếu không đáp đúng câu hỏi của ta, đừng trách ta cậy già Hi*p trẻ.
Tô Phi Phụng liếc mắt nhìn Trần Hổ, thấy lão già này đứng phía sau, đôi mắt lóe hào quang như muốn bênh vực Đỗ Duy Sinh để bắt nạt nàng nữa.
Thật vậy, Đỗ Duy Sinh và Trần Hổ đánh nhau để giành bắt “con mồi” Mã Quân Vũ, mà giờ đây Mã Quân Vũ đã trốn thoát thì họ còn tranh nhau để làm gì nữa? Do đó, hai người không còn chút hận nhau, mà họ có ý ngầm muốn khai thác cô bé mới xuất hiện này.
Tô Phi Phụng đã thấy rõ tình thế như vậy, biết không thể thoát được, nên bình tĩnh, nói :
- Tôi cũng đang đi tìm môn hạ của phái Côn Luân, vừa đến đây gặp hai ông đánh nhau kịch liệt, nên tôi đứng lại xem. Bây giờ hai ông không đánh nhau nữa thì tôi đi nơi khác.
Dức lời nàng ung dung cất bước.
Đỗ Duy Sinh là một Chưởng môn của một phái võ, ai nấy đều kính nể. Nay thấy một thiếu nữ nhỏ tuổi, tính tình ngạo nghễ như vậy, nên ông tức giận trợn mắt nói :
- Mày là môn hạ của phái võ lâm nào mà nghinh ngang quá vậy? Mày liệu có thể qua mặt được ta chăng?
Chưa dứt lời, Đỗ Duy Sinh đã vung tay đánh tạt tới một đòn.
Tô Phi Phụng là ái nữ của Tô Bằng Hải, một vị Bang chủ của bang Thiên Long, lâu nay tánh tình ngạo nghễ đã quen, không coi ai ra gì cả. Dẫu kẻ nào bản lãnh có cao hơn nàng đi nữa, nàng cũng chẳng bao giờ chịu phục.
Bởi vậy, Đỗ Duy Sinh vừa đánh tới, nàng đã kịp thời chuẩn bị trước, nhảy trái sang một bên né tránh, rồi rút trường kiếm vung lên, nói :
- Ông đón đường tôi để làm gì? Nếu ông không tránh ra thì mũi kiếm này sẽ cho ông biết lỗi phải.
Đỗ Duy Sinh cười lớn nói :
- Ha ha! Con bé này phách lối dữ chứ? Được, được! Mày cứ qua thử dùng kiếm cho ta xem nào?
Tô Phi Phụng hét một tiếng, phất lưỡi trường kiếm quét ngang qua theo thế “thủ phất”.
Đỗ Duy Sinh không thèm né tránh, dùng tay trái đánh gió một cái, lưỡi trường kiếm của nàng bạt sang một bên.
Tô Phi Phụng từ lúc nãy đã thấy công lực của Đỗ Duy Sinh rồi, nàng biết tài năng của nàng đối với Đỗ Duy Sinh không thấm vào đâu. Tuy nhiên, nàng là một cô gái gan dạ và ngạo nghễ, không vì kém tài năng mà nhượng bộ ai.
Nàng thu hồi trường kiếm, rồi xông vào đâm chém tới tấp.
Đỗ Duy Sinh không dùng đến gậy trúc, chỉ dùng một bàn tay trái đánh gió, làm cho lưỡi kiếm của Tô Phi Phụng bạt đi mà thôi.
Sở dĩ lão đánh như thế là vì lão đã tự nhận mình là kẻ tiền bối, và là Chưởng môn của một phái võ lâm, không thèm đem hết sức lực để áp đảo một cô bé gái.
Nhờ thế mà Tô Phi Phụng được lợi thế, nàng sử dụng đường kiếm loang loáng tấn công tới tấp.
Tô Phi Phụng là con gái cưng của Tô Bằng Hải, được Tô Bằng Hải sớm truyền dạy kiếm pháp. Nàng đã luyện được những tuyệt chiêu trong kiếm thuật. So với Tô Bằng Hải thì về kiếm pháp nàng đã tập luyện đến bảy, tám phần; chỉ vì công lực nàng chưa thâm hậu, nên chưa thể đương đầu với các cao thủ đệ nhất võ lâm mà thôi.
Tuy nhiên, sức lanh lẹ, mềm dẻo nàng lại linh diệu không ai bì.
Do đó, Bát Cánh Thần Ôn định trong năm ba hiệp sẽ đánh rơi cây trường kiếm của nàng ngay, không ngờ lão đã đánh đến ngoài mười hiệp mà Tô Phi Phụng vẫn còn múa trường kiếm loang loáng, không hề nao núng. Cây trường kiếm của nàng lại biến nhiều chiêu thế rất tinh kỳ.
Đỗ Duy Sinh lấy làm lạ, nghĩ thầm :
- Trong thiên hạ về kiếm pháp thì chỉ có ba phái giỏi nhất là Võ Đang, Côn Luân, Nga My, nhưng kiếm thuật của con bé này lại không giống với kiếm thuật của ba phái ấy, chẳng biết nó thuộc môn phái nào nhỉ?
Càng khó chịu hơn nữa là cuộc đấu này có mặt lão Trần Hổ, nếu trong hai mươi hiệp mà ông ta không đánh bại một con bé hai mươi tuổi đầu thì còn gì là uy tín của một vị Chưởng môn phái Hoa Sơn nữa.
Nghĩ như thế, Đỗ Duy Sinh quá nóng lòng, không còn kể gì đến danh dự nữa, vận lực vào hai cánh tay đánh tống một lúc, chưởng vun ✓út tạt vào người Tô Phi Phụng như xé gió.
Tô Phi Phụng nghe hơi gió, biết sức mình không cản nổi, vội 乃úng chân nhảy lùi ra hơn tám bước để tránh làn chưởng phong.
Tuy nhiên, nàng là kẻ gan lì, gàn bướng, không chịu nhượng ai, nên vừa nhảy lui thì nàng lại chồm tới ngay, dùng trường kiếm đâm vào bụng Đỗ Duy Sinh.
Đỗ Duy Sinh quát lớn :
- A! Con bé gan lì quá sức! Nếu không cho mày nếm mùi đau đớn, mày chẳng bao giờ chịu phục ai.
Vừa nói, lão vừa phất tay qua một cái, một luồng chưởng lực tạt ngang đánh bạt cả tay của Tô Phi Phụng.
Tô Phi Phụng cảm thấy cánh tay tê buốt, nếu không buông kiếm tất bị thương, nàng liền thả thanh kiếm ra thì luồng chưởng lực đã đánh phăng cây kiếm bay xa hơn chín trượng chém vào một cành cây lớn gãy tiện.
Lẽ ra đã bị rơi kiếm, Tô Phi Phụng phải thấy rõ năng lực non nớt của mình, nhưng nàng là người gan dạ, chẳng bao giờ nhịn ai, nàng liền thò vào túi nhỏ lấy ra mũi “Phi yến” phóng vào giữa mặt Đỗ Duy Sinh.
“Phi yến” này là một loại ám khí quái gở. Nói là ám khí cũng không đúng, vì nó không phải là một vật để Gi*t lén ai. Mũi “Phi yến” lúc phóng ra kêu lên những tiếng “tinh tinh” chát chúa. Đầu nó giống như một cánh én, nhưng sắc bén vô cùng, giữa ruột có chứa một số kim độc.
Ám khí này nguy hiểm ở chỗ nếu đối thủ vô tình không biết, đỡ nhằm cơ quan của nó, thì nó phun ra một loạt kim độc rất nguy hiểm, còn nếu không đỡ nó thì mũi nhọn sẽ ghim thẳng vào người cũng bị thương.
Với loại ám khí này, Tô Phi Phụng đã làm cho các tay võ lâm giang hồ khủng khi*p.
Nàng vừa phóng mũi “Phi yến” ra thì mũi nhọn xoáy một vòng tròn, xé gió vèo vèo bay đến giữa mặt Đỗ Duy Sinh.
Đỗ Duy Sinh cũng là tay kiến thức rộng, nên ông đã đề phòng trước, lúc nghe tiếng “tinh tinh” đã kịp dừng lại, đưa cây gậy trúc đánh vẹt mũi “Phi yến” sang một bên.
Nhưng nguy thay, đầu gậy ông vừa chạm vào ám khí, thì ám khí đã phun ra kim độc tua tủa bắn vào người.
May mà Đỗ Duy Sinh nội công quá thâm hậu, và đôi mắt tinh anh, chợt trông thấy việc lạ liền hét lên một tiếng, dùng chưởng lực đánh gió, làm cho kim độc bị làn gió mạnh cuốn sang một bên, đồng thời ông ta tung chân nhảy tới trước mới tránh thoát được.
Đỗ Duy Sinh giận dữ, nói :
- A! Con bé này lợi hại nhỉ! Mày dám dùng thứ ám khí này để hại ta sao? Ta sẽ trừng phạt mày một phen để mày chừa tánh ngạo đời, hống hách.
Chưa dứt lời, Đỗ Duy Sinh lại tung tay đánh tiếp ba đường chưởng một loạt.
Thật là một sức mạnh khủng khi*p! Nàng Tô Phi Phụng không dám đỡ lại, tung mình nhảy lùi ra, nhưng sức gió cuốn nàng như một chiếc lá khô, quăng nàng ra xa hơn tám trượng.
Tuy vậy, nàng cũng không vì thế mà bối rối. Chân nàng vừa đáp xuống đất, nàng đã gượng dậy được ngay, và toan xông đến, thì sau lưng nàng đã nghe tiếng cười lanh lảnh của Đỗ Duy Sinh :
- Này cô bé! Cô còn tài nghệ gì nữa chăng?
Nàng Phi Phụng ngạc nhiên, không ngờ lão đã lanh lẹ đến gần nàng mau đến thế! Lão nói chưa dứt, đã dùng bàn tay đánh tạt qua sau gáy nàng một cái, gió lộng vù vù.
Tô Phi Phụng thuận theo đà ráng sức phóng tới để tránh. Tuy tránh được bàn tay ác nghiệt đó, song bị sức gió quét mạnh làm cho toàn thân nàng lảo đảo, sắp qụy xuống.
Đỗ Duy Sinh cười ha hả, nhảy tới dùng hai ngón tay toan điểm vào huyệt “Phong Thủ” của nàng.
Tô Phi Phụng vừa tránh hai đòn chưởng quá độc, sức nàng đã kiệt, mồ hôi toát ra như tắm, còn làm sao đối phó được nữa. Thấy hai ngón tay địch thủ xỉa tới, nàng đành cắn răng chịu trận.
Giữa lúc nguy cấp, bỗng từ phía sau lưng Đỗ Duy Sinh phát ra hai luồng kình phong vun ✓út, đồng thời hai bóng người xuất hiện như hai bóng ma. Đỗ Duy Sinh thất kinh vội thu tay về nhảy sang một bên tránh khỏi, và định thần nhìn kỹ thì thấy hai cái bóng vừa xuất hiện là hai vị cao thủ ngoài năm mươi tuổi, mặc quần áo đen, lưng mang trường kiếm.
Hai người này đúng là hai kẻ đã lừng danh trong giang hồ vậy. Một người là Hồng Kỳ phân cuộc của phái Thiên Long tên là Hồ Nam Bình. Một người là Hắc Kỳ phân cuộc cũng của phái Thiên Long tên Cư Nguyên Phát.
Hồ Nam Bình bước tới đỡ Tô Phi Phụng, trong lúc đó Cư Nguyên Phát nhìn chòng chọc vào mặt Đỗ Duy Sinh, cười lạt, nói :
- Danh dự thay! Một vị Chưởng môn phái tổ sư mà lại dùng độc thủ đối phó với một cô gái nhỏ yếu như vậy ư? Cái danh hiệu Bát Cánh Thần Ôn của ngươi còn mặt mũi nào xưng hùng trong thiên hạ nữa.
Đỗ Duy Sinh vừa giận, vừa thẹn, nói :
- Con nhỏ này ngang tàng và ngạo nghễ, lẽ ra ta phải trừng phạt nặng nề. Tuy nhiên, vì thấy hắn bé người nhỏ tuổi, nên ta chỉ dùng một tay đánh nó mà thôi. Nếu ta cố sát thì hắn đã tan xương rồi. Hiện có Trần lão huynh đây làm chứng. Các người đừng có hồ đồ, ta há sợ các ngươi sao?
Cư Nguyên Phát lạnh lùng nói :
- Cần gì phải tranh luận! Chúng mình không ai sợ ai cả. Thiên Long bang cuộc trước sau rồi cũng phải đánh với các Chưởng môn của các phái mà họ đã tự xưng là bậc cao thủ võ lâm.
Dứt lời, Cư Nguyên Phát ngửa mặt lên trời cười ha hả, trông rất ngạo nghễ.
Hồ Nam Bình đỡ Phi Phụng dậy, dìu đi mấy bước, rồi hỏi nhỏ :
- Cô nương thử vận khí xem có bị nội thương chăng?
Phi Phụng thở mạnh vài hơi, rồi lắc đầu nói :
- Không sao! Chỉ mệt sơ sài thôi.
Bây giờ Hồ Nam Bình mới an tâm quay lại nhìn Đỗ Duy Sinh và Cư Nguyên Phát thì thấy hai người này vẫn đứng yên. Tuy nhiên, trên nét mặt hai người đều đỏ ngầu, chứng tỏ họ đang vận nội lực để chống đối nhau.
Hồ Nam Bình biết Cư Nguyên Phát là tay nóng nảy, Đỗ Duy Sinh cũng chẳng phải vừa, nếu đã đánh nhau tất đi đến chỗ một ૮ɦếƭ một sống, không ai còn nhường ai. Vả lại, trong lúc tình thế đang khẩn thiết này mà không lo truy tầm “Tạng Chánh đồ”, lại đánh nhau với người khác thì vô ích quá.
Bởi vậy Hồ Nam Bình bước đến, đứng giữa hai người, nói lớn :
- Hãy khoan! Qúy vị nghe tôi nói một lời đã.
Hai người đang dồn sức, sắp đánh nhau, nghe nói đều thu hồi nội lực, trố mắt nhìn Hồ Nam Bình.
Hồ Nam Bình nói với Cư Nguyên Phát :
- Đỗ Duy Sinh tuy đánh với Tô Phi Phụng, nhưng lão huynh cũng không biết nàng là ái nữ của Thiên Long bang chủ của chúng mình. May mà cô nương không bị thương tích gì. Như thế chúng ta không nên làm mất hòa khí trong lúc chưa cần thiết.
Nói đến đây, Hồ Nam Bình ngửa mặt lên trời cười lanh lảnh. Đoạn quay qua Đỗ Duy Sinh, nói tiếp :
- “Đàn Chỉ Kim Hoàn” tuyệt kỹ của Đỗ lão huynh đã vang danh trong chốn giang hồ, chúng tôi rất hâm mộ, mong được dịp lãnh giáo. Song Tô bang chủ của chúng tôi sắp có cuộc mời các cao thủ trong chín phái võ lâm đến hop mặt để so tài luận kiếm, ngày ấy chắc cũng không xa, chúng tôi sẽ được dịp hầu lão huynh sau này. Hôm nay, xin lão huynh vui lòng bỏ qua cuộc đấu này cho.
Đỗ Duy Sinh cầm cậy gậy trúc đưa lên trước mặt cười hăng hắc, nói :
- Qúy Bang chủ đã có hùng tâm như vậy thì còn gì hơn nữa. Ta tuy bất tài, song lấy danh nghĩa phái Hoa Sơn, ngày ấy cũng xin góp mặt để chia vui với các môn hữu vậy. Còn việc hôm nay chỉ vì ta không rõ cô nương đây là ái nữ của quý Bang chủ. Lúc nào gặp mặt Tô Bằng Hải ta sẽ có lời xin lỗi sau.
Vừa nói dứt lời, Đỗ Duy Sinh lắc mình một cái, dùng thuật khinh công biến mất trong đêm tối.
Hồ Nam Bình lại quay sang Trần Hổ nói :
- A! Còn Trần Hổ lão huynh! Đã mấy lần Bang chủ chúng tôi cho người đi triệu thỉnh Trần lão huynh, nhưng mấy lần đều không gặp mặt. Đêm nay lão huynh lại xuất hiện nơi đây cho chúng tôi được thấy mặt thật là may mắn.
Trần Hổ mỉm cười nói :
- Phải! Qúy Bang chủ lâu nay có nhã ý mời ta nhập vào phái Thiên Long, điều đó không khó gì! Nhưng muốn được vậy, lão phu này phải được dịp chiêm ngưỡng công lực của quý Bang chủ đã. Qúy Bang chủ liệu có thể thắng nổi ta không mà buộc ta vào môn phái?
Cư Nguyên Phát nổi giận, nói :
- Ngươi đừng phách lối! Dẫu ngươi có luyện thêm năm mười năm nữa cũng chưa chắc đã dám đấu với Bang chủ Thiên Long trong mười hiệp.
Trần Hổ cười ha hả, nói :
- Được! Trong nửa năm nữa. Xà Tào Trần Hổ này sẽ có dịp đến lãnh giáo vị Bang chủ của các ngươi. Giờ đây ta bận thì giờ không thể đứng đây đấu miệng với các ngươi được. Thôi! Xin chào!
Dứt lời, Trần Hổ cũng quay người biết mất dạng.
Hồ Nam Bình hỏi Tô Phi Phụng :
- Cô nương đã gặp được đệ tử của Huyền Thanh đạo nhân chưa?
Vô Hình hiệp nữ Tô Phi Phụng suy nghĩ một lúc rồi đáp :
- Tôi đã được gặp một lần, nhưng chận lại không được, bị nó thoát chạy mất.
Huyền Thanh đạo nhân hiện còn ở nơi Tam Thanh quan không?
Cư Nguyên Phát lắc đầu đáp :
- Lão lỗ mũi trâu đó đã bỏ Tam Thanh quan đi nơi khác rồi! Nhưng vì đâu cô nương lại đánh với lão Bát Cánh Thần Ôn?
Tô Phi Phụng vốn biết trong “Ngũ kỳ bang cuộc” có Hồng Kỳ phân cuộc Hồ Nam Bình đa mưu túc trí, nhưng tánh tình rất nham hiểm, còn Hắc Kỳ phân cuộc Cư Nguyên Phát thì lại nóng nảy, ác độc, nếu nàng kể lại chuyện Mã Quân Vũ cho hai người này biết thì Mã Quân Vũ sẽ phải lâm nguy.
Tuy nhiên, nếu không nói cho họ biết để lo liệu thì làm sao đoạt được tấm “Tạng Chánh đồ”, cái mà cha nàng đã mong muốn từ bấy lâu nay. Lòng Tô Phi Phụng bối rối cả hai bên, không biết nói sao cho khỏi ân hận.
Qua một lúc suy nghĩ, nàng chậm rãi đáp :
- Tôi vừa đón nơi eo Đông Mao Lãnh gặp được chúng nó. Kiếm pháp của phái Côn Luân thật độc đáo. Tôi đánh không lại nên nó thoát được và chạy trên nẻo đường này. Tôi đuổi theo đến đây lại gặp hai lão Xà Tào và Bát Cánh Thần Ôn đang đấu nhau. Nội lực hai lão già ấy rất thâm hậu. Tôi đứng lại xem, chẳng ngờ Bát Cánh Thần Ôn nghi tôi là đồ đệ của phái Côn Luân nên đón đánh.
Hồ Nam Bình nghe xong, quay sang nói với Cư Nguyên Phát :
- Theo tôi nghĩ, Huyền Thanh đạo nhân thế nào cũng tìm đến Quát Thương sơn rồi. Nếu lão đã tìm được quyển “Quy Nguyên mật tập” thì chúng ta có bắt được đệ tử của lão, lão cũng không chịu đem “Mật tập” ra chuộc mạng đệ tử lão đâu. Tốt hơn chúng ta trở về thưa với Tổng biên đầu đem hết các cao thủ trong Ngũ kỳ đuổi đến Quát Thương sơn, đánh với Huyền Thanh đạo nhân đoạt lại “Tạng Chánh đồ” mới kịp.
Tô Phi Phụng đắc ý cười lớn, xen vào :
- Hồ lão nói phải lắm. Thế thì hai ông trở về bàn với phụ thân tôi cho gấp. Nếu chậm trễ “Tạng Chánh đồ” sẽ lọt vào tay người khác mất.
Cư Nguyên Phát gật đầu nói :
- Nếu vậy, cô nương cùng đi với chúng tôi cho tiện. Hiện giờ khắp Tương Bắc có rất nhiều cao thủ các phái đang theo đuổi bọn đồ đệ Côn Luân. Cô nương không khéo bị chúng gậy sự, và phỏng có bề nào chúng tôi không khỏi bị Tổng biên đầu khiển trách.
Tô Phi Phụng mỉm cười nói :
- Tôi không sợ chúng nó đâu! Các ông cứ trở về gặp phụ thân tôi mà bàn việc.
Tôi gởi lời thưa với phụ thân tôi, độ nửa tháng nữa tôi sẽ trở về.
Nói xong, không chờ hai người kia đáp lời, nàng tung mình nhảy tới, lượm cây trường kiếm mà lúc nãy Đỗ Duy Sinh đã đánh rơi, đeo vào lưng rồi phi thân biến mất như một làn khói.
Hồ Nam Bình và Cư Nguyên Phát biết nàng được Tô Bằng Hải nuông chiều từ nhỏ, tánh tình ngang bướng đã quen, dẫu có nói gì nữa cũng vô ích, nên cả hai dắt nhau trở lại Động Đình hồ.
Nhắc lại Mã Quân Vũ và Lý Thanh Loan nắm tay nhau vượt khỏi khu rừng rậm, rồi dùng thuật khinh thân chạy hơn hai mươi dặm đường mới dám dừng lại, đi chậm rãi để nghỉ hơi.
Mã Quân Vũ nghĩ đến nguy hiểm vừa qua, giật mình hỏi Thanh Loan :
- Lúc này tôi mải mê xem hai ông già đó giao đấu, sao sư muội không nhắc tôi chạy trốn?
Thanh Loan thực thà đáp :
- Sư huynh đang xem người ta đánh nhau tôi sợ bỏ đi sư huynh không vui chăng? Vì vậy tôi cũng đứng đó xem luôn.
Mã Quân Vũ cười ha hả, nói :
- Tôi chỉ thích xem về chiến thuật của họ, chứ đâu phải thích xem họ đánh lộn.
Thanh Loan cũng cười và phụ họa :
- Ừ! Hai người đó võ công tuyệt diệu. Họ đánh nhiều chiêu thuật tôi xem không hiểu gì cả.
Dứt lời, nàng như sực nhớ lại điều gì, nhìn Quân Vũ nói :
- Vũ ca! Em có điều này muốn hỏi, nhưng lại sợ không đúng làm cho anh cười em nữa chăng?
Quân Vũ nhìn thấy vẻ mặt vừa thật thà, vừa ngây ngô của Thanh Loan đem lòng thương hại. Chàng nắm lấy vai Thanh Loan, bảo :
- Em cứ nói, đừng sợ gì cả!
Thanh Loan hỏi :
- Cô nương lúc nãy không phải tìm chúng mình để đánh sao? Vì đâu nàng lại đứng bên anh và thân mật như một người bạn của chúng mình vậy?
Mã Quân Vũ thở dài nói :
- Đêm nay nếu không nhờ nàng giúp đỡ thì chúng mình không thoát khỏi tay hai lão già đó đâu.
Thanh Loan nhướng mày nói :
- Cô gái áo đen đó có lòng tốt quá nhỉ!
Câu nói nàng rất tự nhiên, và thành thực, không tỏ một ý gì thắc mắc ghen hờn, khiến cho Quân Vũ cảm động nhìn nàng nói :
- Em cũng rất tốt! Và còn tốt hơn cô gái áo đen đó nữa.
Thanh Loan không hiểu nàng tốt ở điểm nào, nhưng được Quân Vũ khen, nàng quá sung sướng, mặt tươi như hoa, phi thân chạy vượt tới đàng trước như một con ngựa điên.
Nàng chạy quá mau, và không để ý đến trước mặt, thỉnh thoảng quay nhìn Quân Vũ, nên suýt chạm vào một khách qua đường.
Nàng vừa thoáng thấy một bóng người đi ngược lại, thất kinh, vội hãm mình lại, nhưng không còn kịp nữa, bóng người kia đã đưa tay nắm vào cánh tay nàng.
Tuy sơ ý, nhưng nàng cho người kia có cử chỉ bất nhã, nên nàng nổi giận, vung tay mặt đánh tới một quyền vào giữa иgự¢ người khách qua đường ấy.
Người khách qua đường lại là một đạo cô, tuổi quá hai mươi, tóc đen lay láy, môi thắm tợ sen, mắt trong như ngọc, tuy là một kẻ xuất gia tu hành nhưng sắc đẹp lộng lẫy ít kẻ bì.
Đạo cô thấy Thanh Loan xuất thế rất nhanh, liền vung tay trái điểm vào huyệt “Khúc Trì” của nàng.
Ngón quyền của Thanh Loan vừa đánh ra chỉ để dọa đạo cô buông tay mà thôi, chứ không cố ý đánh thật, giờ lại thấy đạo cô dùng một độc chiêu điểm huyệt, nên nàng tức giận nhảy lùi ra xa hơn bảy thước, rồi rút kiếm quét vào đối thủ, đâm chém vun ✓út.
Vị tiểu đạo cô tuy có thân hình uyển chuyển, lanh lẹ phi thường, song thấy Thanh Loan xuất chiêu rất tinh diệu, không dám khinh khi, vội quàng tay ra sau lưng rút trường kiếm kháng cự.
Thế là chỉ trong nháy mắt, hai bên đã trao đổi nhau bảy tám chiêu cực ác.
Nhưng có điều kỳ lạ là chiêu thức hai người đều giống nhau. Hai bên đều dùng tư thế trong “Phân Quang kiếm pháp” cả.
Tiểu đạo cô muốn dừng tay để hỏi đối thủ là ai, nhưng Thanh Loan múa kiếm vèo vèo, đánh rất nhanh, làm cho đạo cô không sao dừng tay được.
Hai người đấu thêm được mấy chiêu nữa thì Mã Quân Vũ đã chạy đến. Chàng thấy Thanh Loan hăng say chiến đấu, đinh ninh là nàng đã gặp phải các tay cao thủ chận đường, liền xông vào trợ chiến, không hề để ý xem địch thủ là ai và thuộc môn phái nào. Chàng cốt làm sao giải thoát để trốn đi mà thôi.
Lưỡi kiếm chàng chém tới rất nhanh, tung một lúc hai chiêu lợi hại trong “Truy Vân kiếm pháp” dùng thế “Thạch Phá Thiên Kinh” và “Triền Tràn Nam Hải”.
Tiểu đạo cô trẻ đẹp đó đâu phải là đối thủ của chàng, làm sao chịu nổi hai thế kiếm tinh kỳ của phái Côn Luân được. Nàng bị đẩy lui hơn bảy thước. Đó là Mã Quân Vũ nương tay, nếu không cây trường kiếm của tiểu đạo cô đã phải rơi mất rồi.
Thừa dịp ấy, Quân Vũ kéo tay Thanh Loan bỏ chạy.
Hai người chạy chưa đầy năm sáu trượng, bỗng trước mặt lại hiện một vị trung niên đạo cô, thân hình nhẹ như gió, chập chùng lướt tới.
Đạo cô đó tuy lớn tuổi, song sắc đẹp chưa phai nhòa với thời gian, tay cầm phất trần, lưng đeo trường kiếm, vẻ mặt đạo mạo uy nghi, đưa tay cản Thanh Loan và Quân Vũ lại.
Mã Quân Vũ sợ hãi, mong thoát nạn nên không chậm trễ phút nào tung trường kiếm dùng thế “Yến Bạch Đàn Hồi” phất ngang qua một nhát.
Trung niên đạo cô thấy Quân Vũ vừa ra tay đã xuất độc chiêu, nổi giận đưa phất trần đánh tiếp một lúc ba chiêu, tiếng gió vun ✓út.
Chiếc phất trần trong tay đạo cô ai cũng tưởng mềm yếu, nhưng thực ra có một uy lực rợn người. Luồng gió tạt tới đánh bạt mũi kiếm của Quân Vũ...
Trung niên đạo cô nghiêm mặt hỏi :
- Ngươi ở trong môn phái nào? Ai truyền dạy cho ngươi “Truy Vân thập nhị kiếm pháp” đó.
Mã Quân Vũ thấy trung niên đạo cô võ công trác tuyệt, lại biết được môn tuyệt học của phái Côn Luân, thất kinh thu kiếm về, không dám đánh nữa, lễ phép nói :
- Vãn bối là đệ tử của Huyền Thanh đạo nhân, môn hạ của phái Côn Luân. Trưởng đạo cô là ai mà lại nhìn ra được kiếm pháp của vãn bối?
Trung niên đạo cô chưa kịp đáp thì tiểu đạo cô trẻ đẹp vừa đánh với Thanh Loan lúc nãy đã chạy đến nói lớn :
- Nếu là đệ tử của đại sư bá sao gặp tam sư thúc không chịu bái kiến?
Mã Quân Vũ còn do dự, thì trung niên đạo cô ung dung nói :
- Ta là Ngọc Chánh Tử! Sư phụ của ngươi đã nói cho ngươi nghe chưa?
Mã Quân Vũ nghe đến ba tiếng “Ngọc Chánh Tử” vội vã bỏ kiếm, quỳ mọp xuống đất bái lạy và thưa :
- Gặp tam sư thúc mà đệ tử không biết, tội rất nặng, xin tam sư thúc tha thứ.
Ngọc Chánh Tử bảo Quân Vũ đứng dậy, và hỏi :
- Ngươi đi đâu vậy?
Quân Vũ đáp :
- Đệ tử phụng mệnh sự phụ đến Côn Luân một là để vấn an hai vị sư thúc, hai là trình lên hai vị sư thúc bức mật thư. Không ngờ đến đây lại gặp tam sư thúc rồi!
Ngọc Chánh Tử nhìn Mã Quân Vũ một lúc lâu rồi mỉm cười nói :
- Ta không ngờ đại sư huynh lại truyền dạy môn “Truy Vân thập nhị kiếm” cho con sớm như thế! Còn cô nương mặc áo đỏ này là ai? Có phải cũng là môn hạ Côn Luân phái không?
Mã Quân Vũ vội kéo Thanh Loan sụp lạy, rồi lấy hai phong thư đưa cho Ngọc Chánh Tử và nói tiếp :
- Sư phụ có đưa cho đệ tử hai phong thư này để diện trình hai vị sư thúc. Có lẽ công việc đã dặn rõ trong thư, xin tam sư phụ xem qua sẽ rõ.
Ngọc Chánh Tử tiếp lấy thư tín, mở ra xem, thấy đúng là 乃út tích của Huyền Thanh đạo nhân, bất giác bà hồi tưởng đến việc ba mươi năm về trước.
Lúc đó, Ngọc Chánh Tử hãy còn là một thiếu nữ nhỏ tuổi, mắc vào cuộc tình ái giữa hai sư huynh, khó bề lựa chọn.
Sau khi sư phụ bà đã quy tiên, đúng lý ra thì đại sư huynh Huyền Thanh phải thừa kế chưởng môn, nhưng Huyền Thanh thấy rõ nhị sư đệ với tam sư muội đã mang một mối tình quá thắm thiết, không thể nào gỡ ra được nữa, e rằng nếu ông còn cáng đáng sẽ làm tổn thương đến tình sư môn. Bởi vậy, ông viết thư để lại nhường cho sư đệ Thông Linh đạo nhân thừa kế Chưởng môn, còn ông thì bỏ đi vân du đây đó suốt năm năm trường.
Trong thời gian đó, Thông Linh va Ngọc Chánh Tử đã dắt nhau đi tìm kiếm khắp chân trời góc bể, nhưng không thấy bóng Huyền Thanh đâu cả.
Thông Linh không còn biết sao hơn, dành thể theo lời dạy trong bức thư của Huyền Thanh lưu lại, làm lễ trước di tượng của tổ sư rồi tiếp nhận chức Chưởng môn.
Chẳng ngờ Thông Linh vừa nhận chức được hai năm, thì Huyền Thanh trở về Côn Luân thăm viếng.
Thông Linh định trả lại chức Chưởng môn lại cho Huyền Thanh, nhưng Huyền Thanh từ chối nói :
- Sư đệ đã cử hành trọng lễ trước di tượng tổ sư, nhận chức Chưởng môn rồi, không thể nào thay đổi được nữa. Vả lại tôi tìm về đây là cố ý thăm Chưởng môn sư đệ thôi. Hiện nay tôi đã tìm được một chỗ để tu hành rồi. Dẫu tôi làm Chưởng môn hay sư đệ làm Chưởng môn cũng thế thôi. Cốt sao cho uy danh của môn phái Côn Luân không sút kém với đời là được.
Huyền Thanh chỉ lưu lại nơi Côn Luân sơn một tuần lễ, rồi đến Tam Thanh quan viện nơi Tương Bắc mà ở, ít có dịp trở lại Côn Luân sơn nữa.
Dụng ý của Huyền Thanh là đợi cho cuộc tình ái của Thông Linh và Ngọc Chánh Tử đi đến chỗ mỹ mãn, hai bên họp tịch đồng tu, rồi sẽ trở về Côn Luân sơn sống chung với sư đệ và sư muội.
Song Thông Linh và Ngọc Chánh Tử đều hiểu rõ sự hy sinh vô bờ bến và vô cùng cao cả của vi đại sư huynh đối với hai người, cho nên từ đó, cả hai không ai còn nhắc đến chuyện tình ái nữa.
Vả lại, lòng Ngọc Chánh Tử đã gửi vào vị sư đại huynh đã lâu, song thấy nhị sư huynh quá nặng lòng với đối với mình mà Huyền Thanh cũng không muốn cho nhị sư đệ phải đau khổ tuyệt vọng, cho nên mối tình vị diệu thiêng liêng cứ lơ lửng như thế kéo dài mãi cho đến mấy chục năm.
Sự tình đó dĩ nhiên đã trở thành chuyện quá khứ, song kỷ niệm vẫn ấp ủ trong thâm tâm giữa ba người, mà không một ai dám thố lộ ra cả.
Ngọc Chánh Tử xem thư xong đứng ngẩn người ra một lúc, quên cả Mã Quân Vũ và Thanh Loan đang quỳ gối đợi lệnh.
Lâm Ngọc Bích, người đạo cô trẻ đẹp vừa giao đấu với Thanh Loan lúc nãy vốn là đồ đệ của Ngọc Chánh Tử, thấy thế vội bước đến thưa :
- Thưa sư phụ! Xin sư phụ dạy cho hai người lẽ nào.
Ngọc Chánh Tử giật mình như tỉnh mộng đưa mắt nhìn Thanh Loan hỏi :
- Tên con là Lý Thanh Loan ư?
Thanh Loan cúi đầu đáp phải. Ngọc Chánh Tử nghiêm mặt hỏi tiếp :
- Con muốn nhập môn đệ của phái Côn Luân chăng?
Mã Quân Vũ liền nắm tay Thanh Loan nói nhỏ :
- Mau làm lễ ra mắt sư phụ.
Thanh Loan nhanh nhẩu dập đầu lạy chín lạy, và nói :
- Loan nhi xin bái kiến sư phụ.
Ngọc Chánh Tử bước tới đỡ hai người dậy, và quay qua chỉ Ngọc Bích nói với Thanh Loan :
- Đây là sư tỷ của con.
Thanh Loan quay mình vái chào sư tỷ, rồi cả Mã Quân Vũ và Ngọc Bích cũng đồng làm lễ tương kiến.
Ngọc Chánh Tử đang lo lắng trong lòng, vì các yếu quyết trong bức thư mà bà vừa xem.
Trong thư, Huyền Thanh có nói việc “Tạng Chánh đồ” và cho biết hiện nay ông cùng Ngô Không đại sư đã đến Quát Thương sơn tìm “Quy Nguyên mật tập” rồi.
Trong thư Huyền Thanh đạo nhân lại dặn để cho Mã Quân Vũ và Lý Thanh Loan được trú nơi Côn Luân sơn. Lúc nào ông tìm được “Quy Nguyên mật tập” sẽ trở về, dặn Ngọc Chánh Tử và Thông Linh không nên đến Quát Thương sơn làm gì.
Thật ra, lúc viết thư này, Huyền Thanh không ngờ Ngọc Chánh Tử lại đi Tương Bắc để tìm ông.
Sau một lúc trầm tư, Ngọc Chánh Tử bảo Quân Vũ :
- Đúng là sư phụ con đã được “Tạng Chánh đồ” và đã đi Quát Thương sơn rồi. Mấy hôm nay ta có nghe phong thanh nhiều người nói tới việc này, ta vẫn hồ nghi, e người đồn không thực. Giờ đây xem thư, ta mới biết việc đó đích xác. Nếu không gặp các con nơi đây có lẽ ta phải đến Tam Thanh quan.
Ngừng một lúc, Ngọc Chánh Tử lại nói tiếp :
- Cứ theo như ý trong thư của sư phụ con thì con và Thanh Loan phải đến trú ngụ nơi Côn Luân sơn. Song hiện giờ tình thế lại khác hẳn. Sư phụ con đâu biết ta đến Tương Bắc. Mà từ đây đến Côn Luân sơn đường xa muôn dặm. “Tạng Chánh đồ” lại bị tiết lộ, các con tuy cũng đã học qua mười mấy năm võ công, song kinh nghiệm chiến đấu còn non nớt, để các con đi một mình đến Côn Luân sơn ta không thể nào yên tâm được. Chi bằng chúng ta cùng nhau đến Quát Thương sơn tìm gặp sư phụ con, và đồng thời có thể giúp sư phụ con một tay nữa.
Mã Quân Vũ sực nhớ ra, liền đem mọi việc giữa đường, gặp những tay cao thủ các môn phái cản trở thế nào nói lại cho Ngọc Chánh Tử rõ.
Ngọc Chánh Tử nghe xong cau mày :
- Tất cả những nhân vật đó đều là những kẻ thành danh trong giang hồ, tiếng tăm vang dội đó đây, mà mục đích của họ là đón đường con cũng đều nhắm vào bức “Tạng Chánh đồ”. Trước khi họ chưa giành được tấm “Tạng Chánh đồ” vào tay, bọn họ có thể dùng bất cứ thủ đoạn tàn ác để hãm hại sư phụ con. Vậy trước tình thế quan trọng này chúng ta phải khởi hành đi Quát Thương sơn ngay mới kịp.
Ngọc Chánh Tử vừa nói đến đây thốt nhiên ngưng bặt, và trố mắt nhìn về phía một cây cổ thụ cách đó chừng ba trượng, rồi cất tiếng hỏi :
- Vị cao nhân nào giá lâm mà lại ẩn núp trên cây, chẳng lẽ cho Ngọc Chánh Tử này không xứng đáng nghênh tiếp hay sao?
Lời nói chưa dứt, trên cây cổ thụ đã phát ra một tràng cười lanh lảnh, rồi một cái bóng đen từ trên cao phi thân xuống, tiến đến trước mặt Ngọc Chánh Tử, và tự giới thiệu :
- Lão chủ Đỗ Duy Sinh này là kẻ quê mùa nơi sơn dã, đâu dám nhận là cao nhân, ngang hàng với Côn Luân tam tử được.
Mã Quân Vũ thấy Bát Cánh Thần Ôn xuất hiện, e có điều chẳng lành nên cầm trường kiếm lăm le phòng bị. Nhưng Ngọc Chánh Tử thản nhiên mỉm cười nói :
- Thế ra vị Chưởng môn của phái Hoa Sơn giá lâm mà bần đạo sơ xuất, xin thứ lỗi cho.
Đỗ Duy Sinh cười ha hả nói :
- Không dám! không dám! Côn Luân tam tử quả tiếng đồn chẳng ngoa. Nhưng tại hạ còn có hai người bạn đồng hành nữa, chẳng dám đứng đây nói chuyện lâu một mình.
Ngọc Chánh Tử tiếp lời :
- Thế thì mời cả các vị xuống đây, chúng ta cùng đàm đạo.
Vừa dứt lời thì hai bóng người đã từ ngoài năm trượng, phi thân xuống. Xem lối phục sức thì một người là đạo sĩ tuổi ngoại ngũ tuần, còn một người là nho sinh tuổi quá ba mươi.
Bát Cánh Thần Ôn mỉm cười giới thiệu :
- Hai vị này là lão nhị và lão tam trong Điểm Thương tam nhạn, thanh danh đã lừng lẫy khắp Vân Nam và Qúy Châu.
Đoạn, lão lại quay qua Ngọc Chánh Tử nói với hai người kia :
- Còn vị này là Ngọc Chánh Tử, một trong Côn Luân tam tử.
Ngọc Chánh Tử tiếp lời :
- Chúng tôi vẫn ngưỡng mộ đại danh “Tam nhạn” từ lâu, hôm nay được hội kiến hai vị, bần đạo lấy làm hân hạnh.
Chàng nho sinh khoanh tay đáp :
- Côn Luân tam tử đã lừng danh trong giang hồ về “Thiên Cang chưởng” và “Phân Quang kiếm pháp”. Anh em chúng tôi may mắn mới được hội ngộ trên đất Tương Bắc này.
Nói dứt lời, chàng nho sinh đưa tay lên xá một cái, một luồng chưởng lực đánh thẳng vào иgự¢ Ngọc Chánh Tử.
Ngọc Chánh Tử vẫy chiếc phất trần, tay trái dựng trước иgự¢, mỉm cười đáp :
- Các vị quá khen, bần đạo đâu dám nhận.
Cái vẫy tay của Ngọc Chánh Tử tuy là nhẹ nhàng, song nội lực phát ra rất mạnh, đón làn chưởng phong của đối phương, phát ra một tiếng “bùng”.
Trong lúc vạt áo đạo cô bay phơi phới thì toàn thân chàng nho sinh cũng bủn rủn.
Đỗ Duy Sinh thấy hai bên chào nhau một cách ác liệt mỉm cười nói lớn :
- Hai vị đều là khách khí cả! Thôi, tôi xin cáo biệt và sẽ gặp nhau trên núi Quát Thương sơn.
Nói xong, lão phất tay áo một cái, một làn kình lực xuyên qua giữa hai người như có ý can ngăn vậy. Loáng mắt, bóng Đỗ Duy Sinh đã mất dạng.
Chàng nho sinh nhìn theo gọi lớn :
- Đỗ lão huynh, hãy chậm bước đợi chúng tôi đi với cho có bạn.
Đoạn quay lại nói với Ngọc Chánh Tử :
- Ngày tái ngộ sẽ gần đây! Anh em chúng tôi xin cáo biệt!
Dứt lời, cùng với đạo nhân cất bước đuổi theo Đỗ Duy Sinh.
Ba người đã đi khỏi, Ngọc Chánh Tử thở dài, tự trách :
- Ta vô ý nói mấy câu chẳng khác nào chỉ vẽ đường lối cho chúng theo dõi đại sư huynh.
Ngọc Chánh Tử lại cúi đầu, bảo Quân Vũ :
- Chúng ta phải mau mau lên đường gấp.
Quát Thương sơn ở về phía Đông Nam tỉnh Triết Giang cách Tương Bắc hơn mấy ngàn dặm. Ngọc Chánh Tử vì quan tâm đến an nguy của đại sư huynh nên mải miết cuộc hành trình bất kể ngày đêm.
Nhờ Ngọc Chánh Tử là người bôn tẩu giang hồ đã lâu, lịch duyệt có nhiều, nên lúc đi dọc đường Quân Vũ và Thanh Loan không còn phải bận tâm như trước nữa.
Tuy nhiên, Thanh Loan mới đi xa lần đầu, chỗ nào cũng cảm thấy mới lạ, đáng tiếc là mọi người đều mải miết đi mau, không được thong thả để thưởng ngoạn dọc đường.
* * * * *
Đi được hai mươi ngày thì đã đến địa phận Tiên Cư, thuộc tỉnh Triết Giang.
Đây tuy không phải là nơi phồn hoa đô hội song cũng có đủ khách sạn và tửu điếm.
Ngọc Chánh Tử dẫn bọn Mã Quân Vũ vào một khách sạn lớn nhất, thuê ba phòng trên lầu. Ngọc Chánh Tử và Mã Quân Vũ mỗi người nghỉ riêng một phòng, còn Thanh Loan và Ngọc Bích hai người nghỉ chung một phòng.
Sau khi cơm nước xong, Ngọc Chánh Tử bảo ba người :
- Sáng mai chúng ta phải lên núi sớm, Quát Thương sơn liên miên hàng ngàn dặm, non cao vực thẳm, hiểm trở vô cùng, muốn tìm người không phải là dễ, chưa biết phải đi trên núi bao nhiêu lâu, vậy các con đêm nay phải nghỉ sớm để dưỡng sức.
Dặn dò xong, Ngọc Chánh Tử nhắm mắt ngồi tĩnh tọa. Bọn Quân Vũ ai về phòng nấy.
Trong thời gian đi đường, lúc nào Thanh Loan cũng dính liền với Ngọc Bích.
Hai người rất thân mật. Thanh Loan thực thà ngây thơ nên chuyện gì cũng nói với Ngọc Bích cả.
Đêm nay vào khách sạn, Ngọc Bích và Thanh Loan được nghỉ chung một phòng, nên đôi bạn gái ấy rất cảm khoái. Hai người ngồi đốt đèn, đối diện nhau.
Thanh Loan hỏi Ngọc Bích :
- Sư tỷ, tôi gia nhập vào phái Côn Luân rồi, sau này có phải ăn mặc đạo cô giống sư tỷ không?
Ngọc Bích đáp :
- Cái đó cũng không nhất định. Tùy ở mình có ưng ý hay không. Có điều môn hạ phái Côn Luân phần nhiều là trang phục theo lối đạo gia.
Thanh Loan thở dài, nói :
- Tôi vốn dĩ cũng muốn xuất gia, có điều mặc theo lối đạo cô thì không gần gũi Vũ ca mãi được. Sau này nếu sư phụ có buộc tôi phải ăn mặc theo lối đạo cô thì nhờ sư tỷ thưa giùm cho tôi nhé Ngọc Bích thấy Thanh Loan chân thật mỉm cười đáp :
- Tôi sẽ giúp Loan muội việc đó. Nhưng sư phụ không bắt Loan muội xuất gia đâu.
Thanh Loan nhoẻn cười, gật đầu nói :
- Vũ ca là người rất tốt! Tỷ tỷ có mến anh ấy chăng?
Câu hỏi của Thanh Loan làm cho Ngọc Bích thẹn đỏ mặt. Nhưng nàng đã biết Thanh Loan vốn từ nhỏ sống với một vị thầy tu, chưa hề tiếp xúc với đời, nên tâm hồn trong trắng, nghĩ sao nói vậy, nếu có trách mắng nàng cũng chẳng hiểu gì. Do đó, Ngọc Bích cũng chỉ nhoẻn miệng cười, nói :
- Vũ ca của Loan muội tốt thực! Nhưng nếu chàng lại tốt với những thiếu nữ khác thì Loan muội có thấy khó chịu không?
Nghe Ngọc Bích hỏi Thanh Loan ngồi ngẩn người ra, suy nghĩ một chút rồi đáp :
- Chỉ cần anh ấy tốt với tôi là tôi vui thích rồi. Trừ khi anh ấy ghét tôi, không thích tôi nữa thì tôi mới khó chịu, hoặc có thể không còn muốn sống nữa mà thôi. Nhưng này tỷ tỷ, anh ấy có thể đổi lòng, không thương tôi nữa không?
Thấy Thanh Loan quá thật thà và ngây ngô. Ngọc Bích tìm lời trêu chọc :
- Cũng có thể, khi mà anh ấy mến một cô gái khác.
Đôi mắt Thanh Loan tròn xoe, rướm lệ nhìn Ngọc Bích hỏi :
- Thực thế sao sư tỷ?
Ngọc Bích không ngờ câu nói đùa của nàng lại làm Thanh Loan đau lòng như vậy, hối hận nói :
- Thôi, chúng ta ngủ đi. Vũ ca của Loan muội là người tốt lắm! Chẳng bao giờ đổi lòng đâu.
Thanh Loan kéo tay áo lau nước mắt, và hình như lòng nàng có gì bâng khuâng không chịu nổi, ghé tai nói nhỏ với Ngọc Bích :
- Sư tỷ ngủ đi! Tôi đi tìm Vũ ca hỏi thử xem sao!
Ngọc Bích ngạc nhiên, nắm áo Thanh Loan giữ lại, nói :
- Ấy ૮ɦếƭ! Sư muội định nói lại với chàng những câu mà tôi vừa nói sao?
Thanh Loan lắc đầu :
- Không, không! Tôi chỉ hỏi xem sau này anh ấy có đổi lòng hay không mà thôi.
Dứt lời, nàng phóng mình chạy tuốt đến phòng Quân Vũ.
Lúc đó Quân Vũ đang ngồi điều hòa khí lực, chợt thấy Thanh Loan đứng ngoài cửa sổ nhìn vào, dưới ánh đèn rọi sáng, trông nét mặt nàng ngây thơ và trong trắng như đóa hoa xuân, hai mắt long lanh ngấn lệ. Chàng vội vàng chạy ra mở cửa, và hỏi :
- Sư muội chưa ngủ sao? Vì đâu lại khóc?
Thanh Loan nhìn Quân Vũ hỏi :
- Anh nói thực với tôi nhé! Sau này anh có thay lòng mà đối với tôi không tốt chăng?
Mã Quân Vũ cau mày hỏi lại :
- Tại sao sư muội lại nghĩ đến chuyện đó?
Thanh Loan chớp chớp đôi mắt, trả lời :
- Anh còn lạ gì tôi nữa! Tôi nghĩ sao thì hỏi anh vậy.
Quân Vũ không muốn để Thanh Loan buồn lâu, ghé vào tai nàng nói nhỏ :
- Thôi, về ngủ đi kẻo khuya rồi. Tôi chẳng bao giờ thay lòng đổi dạ, luôn luôn tốt với sư muội.
Thanh Loan gật đầu, nét mặt lại vui vẻ hồn nhiên như cũ. Nàng xoay mình trở về phòng ngủ. Mã Quân Vũ nhìn theo bóng nàng thở dài một hơi, lòng lâng lâng niềm cảm mến.