Đưa họcTiết Vân Đào mặc kệ chuyện hậu viện, chính nhờ vậy mà cũng tiện cho Tiết Thần có thể tùy ý an bài rất nhiều việc.
Từ Tố Nga ở tại Tây khóa viện, làm láng giềng với Điền di nương. Khu viện đó là do Lư thị dành riêng cho các thi*p thị của Tiết Vân Đào. Chỉ tiếc, Tiết Vân Đào về vấn đề này lại không thật chủ động, ông chỉ có hứng thú với học thuật, nữ nhân đối với ông thuộc loại "hàng phụ tùng", có cũng được mà không có cũng không sao. Phải nói hiếm khi có được một nam nhân không háo sắc, vì thế nhiều năm như vậy mà Tiết Vân Đào cũng chỉ có một chính thê Lư thị, một Điền di nương và một Từ Tố Nga.
Tiết Thần để Điền di nương quản hai sân viện của bọn họ, ăn mặc chi phí toàn do Điền di nương khống chế. Tuy Tiết Thần biết thủ đoạn của Điền di nương và Từ Tố Nga có sự chênh lệch rất lớn, mặc dù nàng cho Điền di nương quyền lợi như vậy nhưng đến cuối cùng Điền di nương cũng sẽ bị Từ Tố Nga thu thập. Dù vậy nàng vẫn không muốn cho Từ Tố Nga bất luận quyền lợi gì quá dễ dàng, muốn cho ả ta biết phải tự tay đi tranh giành tất cả những thứ ả muốn có cảm giác như thế nào.
An bài cho Từ Tố Nga xong, Tiết Thần liền tự tay chọn ra tám nha hoàn, thăng làm nhị đẳng. Tiết Uyển và Tiết Lôi được phân bốn nha hoàn cho mỗi viện, hai nha hoàn hầu hạ trong phòng và hai nha hoàn lo ngoài viện ngoài ra còn thêm hai bà tử thô sử. Tiết Lôi là nam hài tử cho nên trong viện có thêm hai gã sai vặt, bởi vì sau này mỗi ngày hắn đều phải đến học ở Đông phủ, cho nên Tiết Thần cũng an bài một chiếc xe ngựa nhỏ cho hắn, chuyên môn đưa đón hắn đi học.
Tiết Lôi là nam hài tử nên hắn ở một mình tại Đông khóa viện góc Đông Nam, tiểu viện gọi là Cần cù cư. Tiết Uyển thì ở tại Đông khóa viện góc Tây Nam, cách Thanh tước cư của Tiết Thần không xa. Trong sân viện của Tiết Uyển trồng rất nhiều hoa hải đường, cho nên tiểu viện tên là Hải đường uyển. Từ trước đến nay Tiết Uyển chưa từng ở qua chỗ nào đẹp như vậy, đối với việc Tiết Thần phái nha hoàn đến hầu hạ cũng tương đối vừa lòng, trong lòng còn thoáng cảm thấy tỷ tỷ Tiết Thần này thật ra đối xử với nàng ta cũng không tệ lắm.
Trên thực tế, Tiết Thần đích xác không hề chuẩn bị khắt khe đối với đôi tỷ đệ ở phương diện này, mặc kệ nói thế nào thì bọn họ cũng là hài tử của Tiết Vân Đào, cũng là hậu bối của Tiết gia, bọn họ có quyền hưởng tất cả sự chu cấp của Tiết gia. Phương diện này theo quy củ thì mỗi người sẽ được một tiểu viện riêng, sáu người hầu hạ, ngựa xe xuất nhập, áo cơm vô ưu. Chỉ cần sau này bọn họ có thể an phận thủ thường, Tiết Thần tuyệt đối có thể đối xử bình đẳng với bọn họ.
Sáng sớm hôm sau, Tiết Thần liền ăn mặc chỉnh tề, tự mình đi Cần cù cư kêu Tiết Lôi. Sau khi cùng hắn ăn cơm sáng, Tiết Thần liền dẫn hắn đến Đông phủ nhập học. Trên xe, Tiết Lôi có chút khẩn trương, không nhịn được hết cắn môi rồi xoa tay, hai loại thói quen phố phường này khiến Tiết Thần thấy ngứa mắt nhưng cũng không nói gì. Thói quen này đương nhiên sẽ bị ma ma quản giáo và tiên sinh dạy bảo hắn, thật sự không cần nàng tự mình mở miệng.
Người gác cổng của Đông phủ thấy xe ngựa của Tiết Thần lập tức chạy xuống bậc thang đón tiếp, hỗ trợ xa phu dừng xe ngựa lại, sau đó chờ đến khi Khâm Phượng và Chẩm Uyên nhảy xuống xe đỡ Tiết Thần và Tiết Lôi xuống bèn tiến đến thỉnh an Tiết Thần. Mặc dù trong lòng rất tò mò, nhưng cũng chỉ dám liếc mắt một cái nhìn Tiết Lôi đang cứng đờ cả người.
Có bà tử lại dẫn đường, Tiết Thần đi đằng trước, Tiết Lôi đi theo phía sau. Tiết Thần mắt nhìn thẳng, bộ dáng thanh nhã đi xuyên qua vườn, nói khẽ với Tiết Lôi sau lưng: “Lát nữa phải đi bái kiến Lão phu nhân, không cần khẩn trương, quy quy củ củ hành lễ xong ta sẽ dẫn đệ đến Thủy yên phường bái kiến tiên sinh.”
Tiết Lôi gật gật đầu, không dám nói câu nào.
Hành lễ thật thuận lợi, Ninh thị chỉ dặn dò sơ sài vài câu, sau đó để Tiết Thần dẫn Tiết Lôi đi Thủy yên phường gặp tiên sinh.
Ninh thị từ trước đến nay chính là loại người "nâng được, bỏ được". Tuy rằng trước đây bà cũng động tâm vì tôn tử Tiết Lôi này nên muốn đưa mẫu thân của hắn lên làm chính thất, nhưng khi cẩn thận suy tính một phen thì cảm thấy không thể được, sau đó bà cũng không có quá nhiều tiếc nuối. Huống chi, tôn tử này biểu hiện cũng xác thật quá tầm thường, dung mạo khí chất đều không phải thật xuất sắc, nhiều nhất cũng chỉ có thể dùng chữ "thanh tú" để hình dung, giương mặt có điểm giống Từ Tố Nga, nhưng diện mạo kia mà đặt trên người một nam hài tử thì thấy có vẻ quá âm nhu, làm cho người khác nhìn không quá thích.
Vẫn là nữ nhi nói đúng, tôn tử của Tiết gia phải nên là một đích tử. Nhi tử vẫn còn thanh niên trai tráng, cho dù có tục huyền đi nữa cũng còn chưa muộn. Thật sự không cần thiết phải vì chuyện này mà vô duyên cớ gánh chịu thanh danh không tốt.
Nghĩ thông suốt điểm này nên Ninh thị bèn hoàn toàn buông tay, chỉ là một thứ tử mà thôi, tương lai chỉ cần không đi sai đường làm mất mặt mũi của Tiết gia, vậy thì tư chất có bình thường một chút cũng không sao.
Thủy yên phường là do Tiết Kha sáng lập ở Đông phủ, chuyên dùng cho hậu bối dòng chính của Tiết gia nhập học. Trong trường hợp của Tiết Lôi thì bởi vì phía dòng chính của Đông phủ vẫn còn trống chỗ, nên tuy rằng Tiết Lôi là thứ tử của Đại gia nhưng vẫn được tiên sinh đồng ý nhận vào.
Tiết Thần là nữ hài nhi, tương lai cũng không thi khoa cử, nên không cần ngày ngày đến học hành, chỉ tìm nữ tiên sinh giáo thụ nữ giới, nữ tắc linh tinh là đủ rồi.
Nàng dẫn Tiết Lôi vào Thủy yên phường, nhìn tiên sinh nhận đồ đệ xong mới xoay người rời đi, về tới Thanh trúc uyển hướng Ninh thị phục mệnh, chuẩn bị ra ngoài tìm Hàn Ngọc. Đúng lúc gặp được Triệu thị và Tiết Tú tới thỉnh an, Tiết Thần vấn an Triệu thị xong, liền cùng Tiết Tú đi tìm Hàn Ngọc nói chuyện phiếm.
Hàn Ngọc đang cùng Tiết thị thêu thùa may vá, đập vào mắt là tất cả đồ may đều nền trắng viền xanh. Nhìn thấy Tiết Tú và Tiết Thần đi vào, Hàn Ngọc vội vàng buông xuống kim chỉ trong tay chào đón các nàng, không đợi Tiết Thần và Tiết Tú hành lễ với Tiết thị, Hàn Ngọc đã kéo tay hai người lải nhải: “Ai nha, cuối cùng mới có các tỷ tới thăm muội! Mấy ngày nay ngón tay của muội thiếu chút nữa bị đâm thủng hết rồi. Nếu các tỷ không tới thì ngón tay của muội không chừng sẽ bị phế luôn.”
Nói một tràng nghe thật đáng thương hề hề, Tiết thị muốn mắng nữ nhi nhưng ngại có khách nhân ở đây không mở miệng được, chỉ trừng mắt nhìn nữ nhi một cái, sau đó kêu Tiết Tú và Tiết Thần vào phòng ngồi xuống.
Sau khi nha hoàn bưng trà lên, Tiết Thần chỉ chỉ đồ bày trên mặt bàn hỏi: “Mấy thứ đó là gì thế ạ?” Tiểu y phục trên nền trắng viền xanh nhưng kiểu dáng lại không giống như cho tiểu hài tử, mà kích cỡ cũng không phải cho người lớn mặc.
Tiết thị cười cười nói: “Tháng tư này là giỗ ba năm của Tướng quân, trong nhà làm giỗ nên phải cần những thứ này. Vốn dĩ có thể để tú nương làm, nhưng ta muốn hai mẫu nữ chúng ta tự tay làm cho ngài.”
Tiết Thần lập tức minh bạch ý của Tiết thị.
Tướng quân mà Tiết thị nhắc đến chính là phụ thân đã ૮ɦếƭ trận sa trường của Hàn Ngọc. Lúc trước Tiết thị gả cho Đình uy Tướng quân, hơn hai năm trước Tướng quân ૮ɦếƭ trận sa trường, triều đình liền ban cáo mệnh cho Tiết thị, ban cho danh hiệu Trinh tiết Phu nhân khiến Tiết thị thủ tiết trông nom Tướng quân phủ kéo dài hương khói cho Tướng quân.
Tiểu y phục này hẳn là sẽ thiêu cho Tướng quân trong lễ giỗ, tuy rằng có tú nương nhưng Tiết thị muốn tự tay làm, cũng coi như là một mảnh tâm ý.
Tiết Thần tức khắc có chút đồng tình với vận số của Tiết thị, Tiết Tú cũng thấy như thế. Sau khi thở dài thì nói sang chuyện khác, hỏi Tiết thị: “Tướng quân đã qua đời ba năm rồi sao?”
Tiết thị cười cười nói: “Qua tiết Thanh minh này chính là ba năm, bất quá làm giỗ ba năm không thể vượt qua ba tiết Thanh minh, cho nên phải làm vào đầu tháng tư làm. Đến lúc đó các ngươi cũng nên đến tham dự, ta sẽ phái xe đi đón Thần tỷ nhi. Con tuy có hiếu trong người nhưng Tướng quân cũng là cô trượng của con, trước khi đi thì đến trước bài vị mẫu thân của con báo cho một tiếng, biết không?”
Tiết Thần gật gật đầu: “Vâng, con đã biết. Trong phủ hiện giờ có thêm đệ đệ và muội muội, không biết ngày ấy cô mẫu có muốn con dẫn theo hay không?”
Tiết thị nghĩ nghĩ một lúc rồi mới trả lời: “Chuyện này... ta cũng không dám quyết định. Hãy về hỏi cha con xem sao, nếu Đại ca chấp thuận thì ngày ấy ta sẽ cho người đón tất cả cùng đi.”
Sau khi bàn bạc ổn thỏa như vậy, Tiết Thần và Tiết Tú liền "cứu vớt" Hàn Ngọc từ bên người Tiết thị, ba cô nương sang phòng khách bên cạnh nói chuyện.
Tiết Thần ăn cơm trưa ở Đông phủ, chờ Tiết Lôi học xong mới cùng nhau hướng Lão phu nhân xin cáo lui, về lại ngõ Yến tử.
Đây là ngày đầu tiên Tiết Lôi đi học nên lão sư cho hắn công khóa, tựa hồ rất khó khiến hắn không dám trì hoãn, trở về liền đi vào viện của mình làm bài.
Tiết Thần kêu phòng bếp chuẩn bị cơm chiều cho hắn đưa đến trong viện, sau đó nàng cũng về Thanh tước cư thay xiêm y, vừa xong thì phụ nhân nhà Hồ Thư liền tới bẩm báo. Bà ta là ma ma quản sự Tiết Thần an bài trong viện của Từ Tố Nga, con người tương đối cơ trí, cũng biết làm việc. Đương gia của bà ta làm việc ở phòng thu chi trong phủ, lúc trước Tiết Thần muốn kiểm tra trương mục của Lư thị chính là Hồ Thư này suốt đêm giúp nàng sửa sang lại, lúc sau phụ nhân nhà Hồ Thư liền chính thức giao cho Tiết Thần dùng.
“Tiểu thư, hôm nay Từ di nương ở trong viện thêu hoa cả ngày. Giữa trưa Nhị tiểu thư đi đến chỗ Từ di nương ăn cơm, ăn xong rồi ngủ trưa ở đó nửa canh giờ. Mãi đến ngay trước khi tiểu thư trở về thì mới quay lại Hải đường uyển.”
Tiết Thần từ gian nhà trong để thay đổi xiêm y bước ra, vừa đi vừa sửa sang lại ống tay áo, không có trực tiếp đáp lại lời bẩm báo của Hồ ma ma mà chỉ thuận miệng hỏi một câu: “Ma ma quản giáo hiểu lễ nghĩa đã tìm được chưa?”
Hồ ma ma lanh lợi, vừa nghe liền biết ý của Tiết Thần, lập tức cúi người về phía trước nhanh nhẹn trả lời: “Tìm ổn thỏa rồi ạ! Đó là tỷ tỷ nhà Tam biểu cữu của nô tỳ, người có học, tri thư đạt lý. Lúc trước từng ở Vương phủ đi theo ma ma từ trong cung ra học được lễ nghi chuẩn mực. Vốn dĩ có việc làm khá tốt, làm theo công khế, chẳng qua năm trước đương gia của nàng ta sức khỏe không tốt, nàng ta bèn từ công khế trở về chăm sóc đương gia. Năm nay đương gia của nàng ta đã khỏe hơn một chút, nàng ta lại muốn đi làm lại. Người này tương đối hiểu chuyện, lại đã học qua lễ nghi với ma ma trong cung, mời nàng ta về làm ma ma quản giáo cho Nhị tiểu thư rất thích hợp.”
Tiết Thần bận tay làm chuyện của mình, nghe Hồ ma ma nói xong nàng mới ngẩng đầu lên, nhìn thoáng qua Hồ ma ma rồi nói: “Phải là người hiểu chuyện mới tốt. Nhị tiểu thư bao nhiêu năm đều ở bên ngoài, học một thân thói xấu của phố phường. Tiết gia chúng ta tuy không phải Vương phủ tôn quý gì, nhưng một tiểu thư đi ra ngoài cũng là đại diện cho cả nhà, không thể qua loa được. Hãy cho bà ta vào làm thử hai ngày, ta phải xem coi có thích hợp hay không rồi tính.”
Hồ ma ma nghe tiểu thư không có lập tức cự tuyệt nên cũng vui vẻ ra mặt, sau khi lãnh mệnh liền lui xuống.