Khi Liễu Ngọc Lân khuất vào phố thì từ một khúc ngoặt hiện ra hai bóng người đó chính là Trương Đình và Trương Tiêu Lan.
Trương Tiêu Lan mặt trắng mở to, run giọng nói :
- Con nhìn thấy rồi chứ!
Trương Viễn Đình tiếp lời :
- Cha nói có sai đâu!
- Vậy biết trách ai đây!
- Chính cha mới đáng trách, vì không thể ngờ được chính hắn là một trong Tứ Khối Ngọc. Liễu Ngọc Lân là kẻ tâm địa ác độc lại cuồng ngạo, chúng ta làm sao trói buộc được nó? Thực ra con cũng biết đấy… Lúc đó cha không thể ngờ sức hắn...
- Cha tính toán thế không đúng đâu! Liễu Ngọc Lân đã là con người như thế thì không thể không hiểu dụng tâm của cha. Nếu chủ nhân Hàn Tinh thì chúng ta và Liễu Ngọc Lân sẽ trở nên như thế nào đây? Chỉ e trước mắt sẽ đầy nguy hiểm...
Trương Viễn Đình cười khổ nói :
- Cha biết... Dù sao cũng phải cố gắng vượt qua, vì mười tám năm oan uổng đó... Ài! Cha thật hối hận...
Trương Tiểu Lan nói :
- Việc đã thế này, dù có hối hận cũng chẳng ích gì? Mong sao Liễu Ngọc Lân và chủ nhân Hàn Tinh sắp tới sẽ thành lưỡng bại câu thương hay ít ra một tên bị Gi*t...
Trương Viễn Đình lắc đầu :
- Hài nhi! Con nên biết Liễu Ngọc Lân là một trong Tứ Khối Ngọc khiến cả hắc bạch lưỡng đạo đều khi*p sợ. Cố nhiên do hắn có võ công tuyệt thế, nhưng còn một nguyên nhân khác là hắn là con nhà quyền thế, của cải không kém công hầu, quyền uy sánh ngang vương tước, trong nhà đều là cao thủ...
Trương Tiêu Lan hỏi :
- Ý cha định nói là chủ nhân Hàn Tinh không dám ᴆụng đến hắn?
- Ít nhiều cũng có phần kiêng kỵ.
- Nếu thế thì hy vọng Liễu Ngọc Lân diệt hắn đi. Vô luận bớt được kẻ nào trong hai tên đó đối với chúng ta đều có lợi.
Trương Viễn Đình lắc đầu :
- Không dễ thế đâu!
Đột nhiên từ phía sau lưng có người hừ một tiếng lạnh lùng.
Trương Viễn Đình thấy lạnh cột sống lưng, vội vàng bước đến án ngữ trước mặt nhi nữ.
Đường phố này vốn vắng người, bây giờ vào lúc giữa trưa nên không thấy một nhân ảnh nào.
Trương Viễn Đình nhìn quanh, bụng phát rung thấp giọng nói :
- Hài nhi, chúng ta không kịp ra khỏi thành đâu! Cứ đi đến đâu hay đến đó. Đừng bận tâm cho cha, hãy đi nhanh lên, nhớ hộ vệ các trọng huyệt. Đi đi!
Rồi kéo tay nhi nữ lôi đi.
Trương Tiêu Lan một tay bị cha kéo chạy đi xềnh xệch, nhưng một tay sờ thắt lưng định lấy vật gì.
Trương Viễn Đình như sau lưng có mắt, không quay lại nói :
- Hài nhi đừng vọng động! Trước hết cần phải giữ lấy tính mạng đã! Hãy tìm đến chỗ đông người may ra...
Lúc sau họ đi khỏi con phố và hòa vào một đám người. Trương Viễn Đình thở phào, thấp giọng nói :
- Không đáng lo nữa!
- Con không tin chúng chịu bỏ qua chúng ta đâu!
- Đương nhiên là không rồi. Nhưng trước mắt chúng chưa thể làm gì...
Chưa dứt câu thì lại nghe có người hừ một tiếng.
Trương Viễn Đình biến sắc, nhớn nhác nhìn quanh, nhưng không phát hiện được có ai khả nghi.
Lão nghiến răng lấy trong túi ra một vật giúi vào tay nhi nữ, gấp giọng :
- Hài nhi, hãy cầm lấy vật này! Hãy cất cho kỹ, vật này có quan hệ rất trọng đại, không được làm mất! Hãy tìm đến một lão nhân chột mắt, mất một chân một tay. Khi nào tìm được thì đưa vật này cho vị đó là được. Trước mặt là ngã tư lợi dụng đông người, con đi về phía đông, cha đi về phía Tây, may ra thoát được một người...
Trương Tiêu Lan nhỏ lệ nói :
- Không đâu cha! Nếu có ૮ɦếƭ thì chúng ta cùng ૮ɦếƭ.
Trương Viễn Đình nghiêm giọng :
- Lẽ ra cha đã ૮ɦếƭ từ lâu. Con biết vì sao cha gắng sống đến bây giờ không? Chính là vì vật này. Nếu chúng ta cùng ૮ɦếƭ thì mấy chục năm chịu khổ sống thừa của cha chẳng uổng phí mất ư? Hãy nghe cha, hài nhi!
Trương Tiêu Lan run giọng hỏi :
- Cha! Sao nỡ nhẫn tâm thế?
- Cần phải nghiến răng lại con! Không còn cách nào khác!
- Nếu vậy thì cha cầm vật này mà đi tìm gặp lão phế nhân đó, để con...
Trương Viễn Đình quát khẽ :
- Nói bậy! Cha đã nói rồi, năm xưa cha đáng ૮ɦếƭ, thế mà đã sống thêm bao nhiêu lâu... Hơn nữa chúng chỉ lưu ý đến cha thôi chứ không quan tâm đến con đâu. Người chúng định tìm là cha chứ không phải con. Nào, đến ngã tư rồi, đi nhanh lên!
Lão định đẩy nữ nhi ra nhưng vừa ngẩng lên nhìn đã sửng sốt đứng ૮ɦếƭ lặng, tay cũng buông Trương Tiêu Lan ra.
Trên cả hai lối rẽ tả hữu hai bên đều có hai tên trung niên hán tử bận hắc y, sắc mặt lạnh lùng hung ác đứng bất động, trên иgự¢ áo cài một ngôi sao hình năm cánh sáng lóng lánh.
Phía sau lại có người hừ một tiếng lạnh lùng và đầy đe dọa như trước.
Không cần quay lại, Trương Viễn Đình cũng biết phía sau có một tên khác đồng bọn với hai tên đem Hàn Tinh kia vốn theo dõi hai người từ lâu, liền gượng trấn tĩnh lại chua chát nói :
- Hài nhi, chúng ta không thể rời nhau được nữa rồi! Xem ra chúng định truy tận sát tuyệt, quyết không tha nhân mạng nào.
Dứt lời kéo tay nhi nữ tiến thẳng lên phía trước.
Tuy chỉ có lối đi duy nhất nhưng Trương Viễn Đình không phải nhắm mắt đi theo mà không nghi ngờ, lòng vẫn cảnh giác.
Quả nhiên đi được một quãng không xa, ông ta thốt lên :
- Hỏng rồi! Hài nhi, chúng ta đã chui vào rọ!
- Thế nào cha?
- Hai bên có địch, sau lưng cũng có địch, chỉ phía trước là không có, con thử nghĩ xem!
- Vậy chúng ta rẽ vào một căn nhà nào đó...
Trương Viễn Đình lắc đầu :
- Dù dọc phố này có khách điếm hay tửu quán cũng vô dụng. Đó là chỗ lợi hại của chủ nhân Hàn Tinh. Trong trường hợp này không còn cơ may nào nữa!
Trương Tiêu Lan thản nhiên nói :
- Chúng ta vẫn còn một cách.
Trương Viễn Đình vội hỏi :
- Cách nào?
- Đành phải liều mạng thôi!
Trương Viễn Đình thấy ba phía đều có địch, hiển nhiên chúng cố ý dồn hai cha con vào rọ, tình thế xem ra không còn hy vọng thoát hiểm nữa, đành gật đầu cười thảm nói :
- Đúng thế! Chỉ còn cách liều mạng thôi.
Đường phố mỗi lúc mỗi vắng không bao lâu đã thấy một bức tường chắn ngang, dưới chân tường là một đập nước cao cỏ mọc rậm rạp.
Trương Viễn Đình nói :
- Hài nhi, đường đến đây là hết rồi, chuẩn bị đi.
Trương Tiêu Lan bình thản đáp :
- Con đã chuẩn bị sẵn sàng rồi. Chúng ta chưa về nhà, trong người có mang vật gì đâu?
- Tốt lắm, chúng ta cứ thử vận khí xem! Nếu may mắn thì có thể diệt được một tên.
Nói xong mấy câu đã tới đập nước.
Trên đập nước có một Hắc y nhân cao lớn đứng quay mặt vào tường, lưng hướng về cha con Trương Viễn Đình dáng vẻ thâm trầm trông rất đáng sợ.
Hai người vừa dừng bước thì cả hai bên tả hữu đều hiện ra hai tên Hắc y nhân dáng người tầm thước, vẻ mặt lạnh lùng hiểm ác.
Không cần quay lại cũng biết phía sau họ nhất định còn có một tên nữa.
Như thế chẳng phải họ đã chui đầu vào rọ là gì?
Hắc y nhân cao lớn đứng trên đê không quay lại, cất giọng lạnh lùng hỏi :
- Có phải ngươi là Thiết Phiến Xảo Khách Trương Viễn Đình không?
- Không sai! Các vị là...
Hắc y nhân quát to :
- Còn chưa mau quì xuống chịu ૮ɦếƭ sao?
Lời vừa dứt, Trương Viễn Đình cảm thấy có hai luồng chỉ phong bắn thẳng vào khuỷu chân mình khiến lão không kịp tránh, hai đầu gối nhức buốc không đứng vững được đành quì xuống.
Trương Tiêu Lan kinh hoảng kêu lên :
- Các ngươi sao dám bức Hi*p người...
Rồi một tay đỡ lấy phụ thân, tay kia vung lên.
Một chùm tia sáng xanh nhằm thẳng Hắc y nhân cao lớn đứng trên đê bắn thẳng tới.
Chợt sau lưng Trương Tiêu Lan có người “hừ” một tiếng, nhưng Hắc y nhân cao lớn quát :
- Không được ᴆụng đến cô ta! Chỉ mấy chiếc ngân châm thảm hại này mà cũng dám múa rìu qua mắt thợ.
Hắn nói xong hơi khom người, đã thấy những chiếc ngân châm chỉ nhỏ bằng sợi lông trâu màu óng ánh rơi cả xuống đất.
Hắc y nhân cao lớn quay lại, chỉ thấy hắn mặt dài như ngựa với đôi mắt hõm sâu phát ra những tia sáng lạnh lùng tàn nhẫn, chiếc mũi khoằm như mỏ cú và đôi môi mỏng hiểm trá.
- Cô nương có bản lĩnh nào kinh nhân nữa không?
Trương Tiêu Lan căm phẫm đáp :
- Chỉ hận là ta không mang theo kiếm.
Hắc y nhân cười nói :
- Ta cũng không có kiếm trên người, cả bốn chúng ta xưa nay không mang theo một tấc sắt, nếu không đã cho cô mượn.
Trương Tiêu Lan hừ một tiếng hỏi :
- Cha con chúng ta có chỗ nào đắc tội với chủ nhân Hàn Tinh mà bị các ngươi...
Hắc y nhân ngắt lời :
- Tiểu cô nương, cô không có tội gì đâu, và chủ nhân Hàn Tinh sẽ không động đến cô.
- Nhưng hắn muốn Gi*t cha ta thì khác gì Gi*t ta đâu?
- Đương nhiên khác nhiều chứ! Hắn ૮ɦếƭ còn cô nương được sống, như vậy là khác nhiều rồi.
- Nhưng cha ta có tội gì?
- Tiểu cô nương! Có rất nhiều việc mà cô nương chưa biết.
- Nhưng ta biết rõ một điều là chủ nhân Hàn Tinh rất hung bạo tàn ác, cậy thế Hi*p người.
Hắc y nhân biến sắc lạnh giọng :
- Cô nương chỉ mới tí tuổi đầu mà gan mật không nhỏ, dám mạo phạm đến cả chủ nhân Hàn Tinh.
- Hừ! To gan hay nhỏ gan gì thì trước sau cũng phải ૮ɦếƭ, can gì mà không dám?
- Cô nương muốn ૮ɦếƭ nhưng chủ nhân Hàn Tinh lại không để cô ૮ɦếƭ đâu tiểu cô nương, thôi đừng dây dưa nữa, hãy ngoan ngoãn theo chúng ta.
Lúc đó chợt nghe Trương Viễn Đình lên tiếng :
- Khoan đã!
Hắc y nhân mặt ngựa hỏi :
- Trương Viễn Đình! Ngươi có điều gì trăn trối nữa?
- Tôi nguyện chịu mọi sự xử trí của chủ nhân Hàn Tinh, chỉ xin bốn vị nể tình mà thả tiểu nữ ra...
Hắc y nhân ngắt lời :
- Ngươi quên những chuyện đó đi! Không được đâu.
- Nếu các ngươi không chịu thả nhi nữ ta ra thì chủ nhân Hàn Tinh sẽ vĩnh viễn không bao giờ lấy được chiếc hộp gỗ bằng Tử đàn hương đó.
Hắc y nhân cười thâm độc :
- ૮ɦếƭ đến nơi mà ngươi còn dám bất kính đối với chủ nhân Hàn Tinh.
Dứt lời vung tay tát mạnh.
Nghe “bốp” mỗi tiếng, trên mặt Trương Viễn Đình lập tức hiện rõ năm vết ngón tay đỏ lựng, máu mồm máu mũi hộc ra.
Xong hắn ra lệnh :
- Đưa đi!
Trương Tiêu Lan vô cùng thống khổ, nghiến chặt răng định lao vào tên Hắc y nhân thì chợt thấy cổ tay bị chộp cứng.
Vừa lúc ấy có tiếng quát sang sảng vang lên :
- Các ngươi làm gì thế?
Cách đó chừng mười trượng, có một bạch y khách không biết xuất hiện từ lúc nào đang đứng tựa lưng vào cửa thành.
Bạch y khách chừng độ hai mươi tuổi, mình cao dong dỏng, mi kiếm mày phượng, dung mạo rất tuấn tú, phong thái đĩnh đạc đứng như ngọc thụ lâm phong, trên đời khó tìm được thiếu niên thứ hai nào anh tuấn như thế. Chỉ có bộ y phục là may bằng vải thường, cũng không thể nói là còn mới.
Không ai thèm lưu tâm đến tên quái khách cũng như sự xuất hiện của Bạch y khách.
Tên Hắc y nhân thấp lùn chộp được uyển mạch của Trương Tiêu Lan rồi xuất chỉ điểm vào khúc trì huyệt thiếu nữ.
Nhưng lạ thay, tuy hắn đã xuất chỉ nhưng không sao điểm tới được bởi vì ngay bên hắn đã xuất hiện một người và mới vừa xuất chỉ thì tay Hắc y nhân thấp lùn đã bị người kia giữ lấy.
Người đó chính là Bạch y khách.
Không ai phát hiện ra Bạch y khách đã đến đó bằng cách nào, kể cả Hắc y nhân cao lớn đứng bên bờ đập cũng thế.
Tất nhiên với khoảng cách mười trượng, một cao thủ bình thường chỉ cần chớp mắt là đến nơi, không có gì lạ. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là không ai thấy Bạch y khách cử động chỉ thấy đứng sờ sờ như ma hiện, và cũng không thấy cử động gì đã túm được tay Hắc y nhân thấp lùn, khinh công và bản lĩnh như thế cũng đủ kinh nhân rồi.
Hắc y nhân cao lớn biến sắc, nghiến răng xuất chưởng đánh tới.
Bạch y khách cười nhạt, vận lực đẩy tên Hắc y nhân thấp lùn hứng lấy chưởng lực.
Tên cao lớn kinh hoảng vội vàng thu chưởng lực, tuy vậy vẫn còn dư lực khiến Hắc y nhân thấp lùn kêu lên một tiếng, bị chưởng tên đầu đảng đánh bật về phía sau ngã đập mặt xuống đất.
Bạch y khách lạnh giọng :
- Các ngươi còn chưa trả lời câu hỏi của ta.
Hắc y nhân cao lớn chỉ tay vào ngôi sao năm cánh màu trắng bạc sắc lạnh trên иgự¢ áo hỏi :
- Ngươi biết đây là gì không?
Bạch y khách lãnh đạm trả lời :
- Không biết!
Hắc y nhân cao lớn nổi giận quát to :
- Ngươi thật đáng ૮ɦếƭ!
Hắn vừa quát xong một tiếng thì hắc y vóc người trung đẳng xông tới vung song chưởng đánh thẳng tới Bạch y khách.
Bạch y khách nhíu mày nói :
- Ngươi thật là định tìm cái ૮ɦếƭ?
Rồi giơ tay phất nhẹ.
Tên hán tử vừa lao tới chợt thấy một luồng kình lực vạn cân ập vào ngươi, rú lên một tiếng, toàn thân bật ngược, lại xa tới hai trượng rơi phịch xuống bất động.
Tên Hắc y nhân cao lớn thấy vậy biến sắc quát :
- Ngươi dám Gi*t Hàn Tinh tứ sứ giả sao?
Bạch y khách trầm tĩnh rả lời :
- Đừng cuống lên! Hắn chưa ૮ɦếƭ đâu, chỉ mới ngất đi mà thôi. Trả lời đi đừng để ta đả thương thêm một tên thứ hai nữa.
Tên Hắc y nhân cao lớn chưa có phản ứng gì thì tên hán tử tầm thước trung bình còn lại lao tới sau lưng Bạch y khách không một tiếng động, xòe cả mười ngón tay với bộ móng sắc như lưỡi câu nhằm vai chộp xuống.
Bạch y khách như sau lưng có mắt, không cần quay lại xuất một chỉ điểm ngược lại.
Trảo của Hắc y nhân chưa kịp chộp tới vai đối phương thì hắn đã hộc lên một tiếng, miệng phun máu thành vòi đau đớn ôm lấy иgự¢ lùi lại.
Hắc y nhân cao lớn thấy vậy mặt tái mét không còn chút huyết sắc, bất giác lùi một bước.
Bạch y khách lạnh lùng hỏi :
- Cam tâm rồi chứ?
Tên cao lớn mở to mắt, run giọng hỏi :
- Các hạ là...
Bạch y khách ngắt lời :
- Ta đang hỏi ngươi!
Tên cao lớn ngập ngừng một lát mới trả lời :
- Chúng tôi là Hàn Tinh tứ sứ phụng mệnh chủ nhân Hàn Tinh đến trị tội người nào tỏ ra bất kính với chủ nhân.
- Ta hỏi ngươi chủ nhân Hàn Tinh dựa vào đâu mà buộc mọi người phải tôn kính?
- Hàn Tinh xuất hiện ở đâu là tất cả mọi người trong thiên hạ phải cúi đầu.
- Ai đặt ra lệnh đó?
- Nhiều năm nay thiên hạ võ lâm nhất mực như thế.
Bạch y khách cười hỏi :
- Nếu bây giờ có người thấy Hàn Tinh mà không chịu cúi đầu thì sao?
Tên Hắc y nhân lúng túng :
- Cái đó...
- Ngươi về bảo với chủ nhân ngươi, bất kể nguyên do thế nào ta sẽ giữ lại hai vị này.
- Xin các hạ phục danh hiệu.
- Hừ! Ngươi không xứng hỏi! Chỉ cần nói với chủ nhân ngươi rằng gặp một người có nốt son nhỏ ở giữa mi tâm là được.
Quả nhiên Bạch y khách có một nốt son nhỏ mờ chính giữa mi tâm huyệt, nếu không chú ý thì rất khó thấy.
Tên Hắc y nhân cao lớn gật đầu :
- Được! Hai người này tạm thời giao cho các hạ.
Lúc này tên Hắc y nhân lùn mập đã đứng dậy được, liền cùng tên cao lớn dìu theo hai kẻ đồng bọn theo con đường phố vắng bỏ đi mất.
Bạch y khách nhìn Trương Viễn Đình vẫn quỳ trên đất khẽ phất tay một cái rồi quay người bước đi.
Trương Viễn Đình được giải huyệt đạo liền đứng lên ngỡ ngàng nói :
- Vị tướng công xin lui bước.
Bạch y khách quay lại cười hỏi :
- Lão nhân gia có gì chỉ giáo?
Xem ra thiếu niên rất biết lễ mạo.
Trương Viễn Đình đáp :
- Không dám đương! Cha con tôi chịu đại ân cứu mạng...
Bạch y khách vội xua tay nói :
- Chỉ là chuyện nhỏ có gì đáng nói đâu? Chỗ này không phải là nơi tốt lành gì không thể ở đây lâu được. Xin hai vị nhanh đi khỏi đây thì hơn.
Trương Viễn Đình vội nói :
- Xin tuân lệnh! Nhưng cho chúng ta được thỉnh giáo...
Bạch y khách gạt đi :
- Xin lão nhân gia chớ hỏi nhiều, tôi vô danh vô tính.
Dứt lời quay mình đi ngay.
Trương Viễn Đình còn muốn gọi lại nhưng nhi nữ ra hiệu bảo thôi, liền ngạc nhiên quay lại hỏi :
- Hài nhi, con sao thế?
Trương Tiêu Lan đáp :
- Người ta đã không muốn nói thì cha dù hỏi mấy cũng thế thôi. Chỉ cần nhớ người đó có nốt son ở mi tâm là được.
- Phải rồi!
Trương Viễn Đình vừa gật đầu vừa đưa mắt nhìn theo nhưng không thấy bóng dáng Bạch y khách đâu nữa.
Lão thu hồi mục quang, thở dài lắc đầu nói :
- Vị này thật quái dị! Cứu người ta mà không cho giải bày một lời đã vội ra đi ngay
Đúng thế! Ngay cả đối với một cô nương xinh đẹp như hoa, chàng cũng không nhìn lâu thêm chút nào.
Trương Tiêu Lan chép miệng.
- Thế mới đáng gọi là hiệp nghĩa, không giống như Liễu Ngọc Lân...
Trương Viễn Đình trầm ngâm nói thêm :
- Vị này rốt cuộc có lai lịch thế nào? Võ công cao cường như thế, chỉ e rằng còn hơn cả một trong Tứ Khối Ngọc Liễu Ngọc Lân...
Trương Tiêu Lan tán đồng :
- Đúng thế! Bọn Hàn Tinh tứ sứ đều phải cúi đầu cúp đuôi chạy dài, chỉ e cả chủ nhân Hàn Tinh cũng không dám truy cứu...
- Ài... không ngờ ở Khai Phong thành lại xuất hiện nhiều cao thủ đến thế. Khai Phong thành nếu có biết... Mà thôi, tốt nhất chúng ta nên tìm cách giữ lấy tính mạng trước đã... Vậy mà chúng ta một thời đã tung hoàn... Ài... đi thôi!
Dứt lời kéo tay nhi nữ đi nhanh về hướng Tây.
Lát sau ở bờ đê, ngoài mấy vũng máu còn lưu lại, mọi vật trở bên yên tĩnh như trước.
* * * * *
Bạch y khách dừng trước Đại Tướng Quốc tự mười mấy trượng, hỏi thăm người bán hàng rong bên đường :
- Lão trượng cho hỏi ở Đại Tướng Quốc tự có một vị là Thiết Phiến Xảo Khách không?
Người bán hàng sốt sắng chỉ tay vào gian nhà đầu tiên trong dãy lán bên ngôi chùa nói :
- Vị thuyết thoại nhân lừng danh ở gian đầu tiên của dãy lán đó.
Bạch y khách cảm ơn rồi đi nhanh về phía gian lều.
Đương nhiên lúc này trong lều không còn ai, chỉ thấy những dãy ghế được xếp lại ngay ngắn, trên chiếc bàn vuông vẫn còn để bình trà nhưng người có nữa.
Bạch y khách nhíu mày sững sờ.
Không những chỉ gian lều của Thiết Phiến Xảo Khách không có ai mà ngay mấy gian bên cạnh cũng trống không.
Lúc này khoảng cuối giờ mùi, nghề làm ăn phải nhộn nhịp hơn bình thường mới phải.
Bạch y khách đứng ngẩn ra trước ngôi lều của Thiết Phiến Xảo Khách hồi lâu. Việc này không khỏi làm những người qua đường để ý.
Một người đến gần vẫy tay hỏi :
- Vị khách quan này có phải đến nghe kể chuyện không?
Bạch y khách gật đầu :
- Đúng thế. Nhưng sao trong lều không có ai cả?
Người kia cười hỏi :
- Có lẽ người từ nơi khác đến?
- Không sai. Tôi lần đầu đến Khai Phong, vừa mới vào thành chưa lâu.
- À... chẳng trách gì ngươi không biết. Muốn nghe kể chuyện thì hãy chờ đến mai ăn sáng xong hãy đến nghe. Thiết Phiến Xảo Khách có lệ riêng chỉ kể vào buổi sáng, còn sau giờ ngọ thì ở nhà hưởng phúc.
Bạch y khách thở phào nói :
- Thì ra thế! Tôi đến không đúng thời cơ, muộn mất rồi!
- Vậy thì mai đến sớm cũng được mà!
Người qua đường cười bỏ đi.
Bạch y khách bỗng bước lên trước chặn :
- Xin hỏi, lão trượng có biết nhà của vị thuyết thoại nhân đó ở đâu không?
Người qua đường ngạc nhiên hỏi :
- Thế nào? Ngươi vội đến nỗi phải tới tận nhà nghe chuyện ư?
Bạch y khách lắc đầu :
- Không phải thế chỉ là...
Người qua đường chừng như không muốn thóc mách đến chuyện đối phương, chỉ tay về phía sau Đại Tướng Quốc tự nói :
- Không xa đâu. Cứ đi thẳng hết ngôi chùa thì rẽ sang phía Đông, tới con hẻm thì hỏi nhà Thiết Phiến Khách ai cũng biết cả. Kỳ thực không cần phải hỏi vì cứ vào con hẻm đầu tiên đến khi nào gặp căn nhà có xây thạch lựu trước cửa là đúng.
Bạch y khách chắp tay cảm tạ rồi theo hướng vừa được chỉ.
Đến sau Đại Tướng Quốc tự quả nhiên có một đường rẽ về hướng Đông, đi chừng mười trượng thì gặp một con hẻm tối om, có cảm giác như nơi đây không bao giờ có ánh sáng mặt trời.
Đi theo con hẻm một quãng khá xa mới gặp căn nhà có cây thạch lựu trước cửa.
Bạch y khách chợt thấy kích động phóng bước nhanh hơn.
Hai cánh cửa vốn được được sơn đỏ nhưng qua năm tháng không được quét lại và bên trong gần hết chỉ còn lại màu sắc lỗ chỗ. Cửa đã hẹp lại mục nát một phần, ngay cả chốt khóa cũng han rỉ.
Bạch y khách ngập ngừng giây lát rồi đưa tay gõ cửa hai tiếng.
Bên trong không có động tĩnh.
Bạch y khách lộ vẻ ngạc nhiên, lại gõ thêm lần nữa.
Lần này thì có phản ứng, nhưng chỉ là tiếng chó tru đến nhức tai. Nếu tiếng chó sủa thì đã đành, nhưng nếu có người sống mà cho lại tru lên thảm thiết như vậy là việc khác thường.
Bạch y khách nhíu mày rồi không chần chừ nhảy phắt qua tường vào sân.
Cảnh tượng giữa sân nhà làm Bạch y khách rợn cả người.
Ngay trước cửa nhà dưới cây thạch lựu có hai tử thi một nam một nữ. Nam là một lão nhân chỉ bận chiếc quần cộc, còn nữ nhân là một cô nương còn rất trẻ. Cả hai tử thi miệng mũi đầy máu đã đông lại, nhưng toàn thân lại không có huyết tích.
Một con chó đen to lớn ngồi chồm hổm trước cửa tru lên từng hồi thảm thiết.
Bạch y khách cúi xuống xem xét hai tử thi rồi lắc đầu thở dài. Họ đã ૮ɦếƭ từ lâu.
Đột nhiên con chó đâm bổ tới, Bạch y khách theo phản xạ phóng tới một chưởng làm nó rú lên rơi bịch xuống lăn trở lại cửa phòng.
Bạch y khách đứng trong sần hồi lâu thất thần nhìn hai tử thi, chợt nói lẩm bẩm :
- Ta đến muộn mất rồi! Đã mười tám năm, làm sao chúng biết ta đến đây chứ? Làm sao chúng phát hiện được ta sẽ tìm đến đây? Trời đất bao la, bây giờ chỉ còn lại manh mối cuối cùng cũng bị đứt, biết cách nào để lần ra hung thủ? Ta không Gi*t bá nhân, nhưng bá nhân đã vì ta mà ૮ɦếƭ… Hai vị đã trốn tránh được mười tám năm, thế mà bây giờ đây vẫn bị ૮ɦếƭ oan uổng... chẳng lẽ đây là...
Nhưng là thế nào thì chàng không nói.
Bạch y khách trầm mặc một lúc rồi vào nhà lấy dụng cụ đào hai cái huyệt ở góc sân chôn cất cho người tử nạn.
Xong việc, chàng mới nhận ra cả con chó đen cũng ૮ɦếƭ, thở dài nói :
- Trong lúc thất thần ta đã lỡ tay Gi*t mất nó rồi.
Thế rồi đào thêm một lỗ nữa để chôn con chó
Mai táng xong xuôi chàng nhìn một lần nữa ba nấm mộ rồi mới quay lưng chảy qua tường biến mất.
Bạch y khách trở lại theo đường cũ đến Đại Tướng Quốc tự.
Khi mới tới đây, chàng rất hồi hộp bây giờ rời xa lại mang vẻ mặt u ám.
Bạch y khách bước đi một cách máy móc, tâm trí hoàn toàn không để ý gì đến ngoại vật, thạm chí một giọng nói lanh lảnh ở ngay trước mặt cũng không nghe thấy.
- Tránh ra! Kiệu đến rồi!
Chàng không nghe, vì thế cũng không tránh.
Giọng nó trở nên bực bội :
- Tránh ra! Ngươi điếc hay sao?
Dứt lời một chưởng đánh đến trước иgự¢.
Bạch y khách theo bản năng cảm thấy một luồng chưởng lực đánh tới vội đưa tay lên chộp được cổ tay đối phương.
Đến lúc đó chàng mới nhận ra cổ tay mát lạnh mịn màng và thoang thoảng mùi hương của một nữ nhân nên vội hoảng hốt buông ra.
Vừa lúc người kia cũng rụt nhanh về, trừng mắt nói :
- Ngươi dám!
Bấy giờ Bạch y khách mới nhìn kỹ.
Trước mặt chàng là một thiếu nữ bận thanh y đang nhìn mình phẫn nộ, bộ mặt rất xinh đẹp ửng hồng lên.
Thiếu nữ cố sức xát mạnh bàn tay vừa bị nam nhân chụp được vào tay kia như muốn bóc đi cả làn da.
Sau đó, thanh y thiếu nữ mới buông ra một lô một lốc :
- Đồ hạ lưu! Đồ vô sĩ! Ngươi có điếc không đó?
Bạch y khách nhíu mày hỏi :
- Cô nương chửi ai?
- Chửi ai ư?
Thanh y thiếu nữ vẫn chì chiết :
- Chửi ngươi chứ còn ai nữa? Hừ! Ngươi không điếc chứ?
- Ai bảo tôi điếc?
Thiếu nữ càng tức :
- Nếu không điếc thì ngươi cố tình giỡn mặt ta! Làm sao ta bảo ngươi tránh ra hoài mà cứ đứng như trời trồng vậy chứ?
Bạch y khách bình thản đáp :
- Cô nương! Ăn nói cho cẩn thận một chút! Tôi tại sao lại phải tránh? Đường cái thì ai cũng đi được...
- Ngươi còn lý sự ư? Ngươi mù hay sao mà không thấy kiệu đang tới kia?
Bấy giờ Bạch y khách mới nhận thấy một chiếc kiệu rất hoa lệ dừng phía sau thanh y thiếu nữ không xa.
Trước kiệu còn có ba vị thanh y thiếu nữ khác cũng xinh đẹp ủy mị không kém, chỉ không biết có ngoa ngoắt như thiếu nữ này không?
Người khiêng kiệu là bốn tên trang hán khỏe mạnh đều bận hoàng y, tất nhiên là bằng thứ lụa tốt.
Hiển nhiên trên kiệu phải là một vị cô nương hoặc mệnh phụ rất quyền quý.
Bạch y khách lại nhìn thanh y thiếu nữ hỏi :
- Cô nương, trên kiệu có phải là một vị phu nhân thuộc hoàng tộc không?
- Ai nói vậy chứ? Không phải!
Bạch y khách lại hỏi :
- Như vậy tất là một vị quan phụ mẫu bổn địa?
- Ngươi nói hồ ngôn gì thế? Cũng không phải mà là...
Bạch y khách ngắt lời :
- Đã không phải vị phu nhân của hoàng tộc, cũng chẳng là quan phụ mẫu ở bổn địa thì có quyền gì bắt người phải tránh đường?
Thanh y thiếu nữ ngẩng ra giây lát rồi quắc mắt hỏi :
- Tuy không phải phu nhân thuộc hoàng tộc hay quan phụ mẫu bản địa gì cả, nhưng người ta đã bảo ngươi tránh đường thì ngươi cũng phải tránh.
Bạch y khách cười nhạt đáp :
- Nếu thế tôi sẽ không tránh xem cô nương làm gì?
Thanh y thiếu nữ giận tái mặt nói :
- Chẳng trách gì ngươi dám hành động hạ tiện vô sỉ như thế, nguyên là ngươi ăn phải gan trời! Được để xem ngươi có bao bản lĩnh.
Nói dứt lời cung chưởng nhằm thẳng mặt Bạch y khách đánh sang.
Bạch y khách nói :
- Há miệng chửi người lại đưa tay đánh người, một vị cô nương mà không biết phải trái gì cả.
Rồi vung tay đỡ.
Thanh y thiếu nữ giống như chưa nghĩ ra điều gì vội thu chưởng mở to mắt ra nhìn đối phương.
Bạch y khách thấy lạ cũng thu chưởng, bất giác nhoẻn miệng cười.
Thiếu nữ đỏ mặt hỏi :
- Ngươi cười gì chứ? Thật là trơ tráo... có gì đáng cười đâu?
- Cô nương, hãy để tôi giải thích một vài lời. Có người xuất thủ đánh tôi phải phản thủ tự vệ là phản ứng tất nhiên. Lúc đó tôi chưa nhận ra người đánh mình là một vị cô nương nếu không...
- Ngươi nói không thấy, vậy đôi nhãn châu thô lố của ngươi bỏ đi đâu chứ? Không phải sờ sờ trên trán đó sao? Hay ngươi mù?
Bạch y khách cười đáp :
- Nói thực tình tôi không thấy cũng không nghe cô nương gọi. Tin hay không tùy cô nương, nhưng dù thế nào cũng xin cô nương bớt miệng chửi người đi! Tôi chỉ nhịn đến thế, nếu tiếp tục xuất khẩu thương nhân thì đừng trách người không khách khí.
Rồi hướng sang chiếc kiệu cao giọng nói :
- Các hạ là chủ nhân, thấy rõ hạ nhân chửi người mà vẫn làm như không nghe không thấy, người trong phủ dạy thuộc hạ thế nào vậy chứ? Nếu vị cô nương này tiếp tục chửi nữa ta quyết không khách khí đâu. Có lời trước để các hạ lượng thứ.
Chỉ nghe trong kiệu vang ra giọng nói thánh thót :
- Không những ngươi to gan lớn mật mà ăn nói cũng lợi hại lắm.
Dám đoán đó là nữ nhân còn trẻ.
Bạch y khách ngơ ngác nói :
- Cô nương quá khen...
Người trong kiệu cười hỏi :
- Ngươi cho rằng ta khen ngươi?
Bạch y khách khinh khỉnh nói :
- Thì không phải như vậy!
- Ngươi có biết mình là người duy nhất trên thế thượng không chịu tránh kiệu ta mà còn là người duy nhất dám gây chuyện với người của ta không?
Bạch y khách cười nhạt nói :
- Tôi cho rằng đường là của chung, ai cũng có thể đi được. Các hạ đã không phải hoàng thân quốc thích, cũng không phải tri huyện, kiệu đi phía kiệu, người đi đường người chẳng việc gì phải tránh. Còn việc gây sự thì tôi không nghĩ rằng mình gây chuyện trước, cứ đúng tình phải lý thì được.
Nữ nhân trong kiệu nói :
- Ta tuy không phải hoàng thân quốc thích hoặc tri huyện nhưng những người đó còn lâu mới bằng được ta, ngươi biết chưa?
- Tôi không hiểu cô nương muốn chủ ý việc gì?
- Ngươi muốn hiểu không?
Bạch y khách đáp :
- Tôi không muốn và thấy không nhất thiết phải hiểu.
- Nếu vậy thì ta không nói nữa. Cho dù thế nào ta cũng không muốn để cho ngươi nghĩ rằng tỳ nữ của ta không có gia giáo hay môn quy, bởi thế ta nhận sai. Tiểu Thúy! ngươi nhận sai với vị đó đi.
Thanh y thiếu nữ lộ vẻ ngạc nhiên nhưng vẫn cúi đầu đáp :
- Dạ! Tuân lệnh cô nương.
Rồi hướng sang Bạch y khách nhíu mày nói giọng lạnh lùng :
- Tôi nhận lỗi!
Vừa dứt câu đã đi nhanh về phía kiệu.
Bạch y khách nhếch môi cười định bỏ đi.
Chợt nữ nhân trong kiệu quát :
- Ngươi đứng lại!
Bạch y khách ngoái lại hỏi :
- Cô nương còn có việc gì nữa?
- Hãy cho ta biết tính danh.
- Cô nương định làm gì? Muốn ngày khác cho người đến tìm tôi rửa hận chăng?
- Ngươi hiểu lầm rồi. Ta nếu muốn rửa hận thì cần gì phải chờ ngày khác? Cũng can gì phải sai tỳ nữ nhận lỗi trước ngươi? Chẳng qua chỉ muốn biết một chút thôi.
Bạch y khách đáp :
- Đôi bên không quen biết, có cần phải thế không?
Nữ nhân trong kiệu nói :
- Người xưa bảo chỉ tình cờ gặp trên đường cũng coi là có duyên. Ngươi không cho là vậy sao?
Bạch y khách ngơ ngẩn nghĩ thầm :
- Vị cô nương này sao lại tự nhiên phóng túng vậy chứ? Thấy tớ biết chủ người trong kiệu cũng hẳn rất xinh đẹp thế nhưng tất ngạo tính.
Nghĩ thế chàng chỉ trả lời :
- Cô nương, tôi không dám như vậy. Không dám cho như vậy?
Nữ nhân ngạc nhiên hỏi :
- Vì sao thế? Ngươi không dám hay không muốn?
Bạch y khách đáp :
- Không vì sao cả! Theo tôi không dám hay không muốn đều như nhau cả.
Bỗng thanh y thiếu nữ có tên là Tiểu Thúy hậm hực chen vào :
- Hừ! Ngươi thật không hiểu thế sự... thế là vinh hạnh cho ngươi lắm! Nên biết rằng cô nương ta xưa nay...
Người trong kiệu quát :
- Tiểu Thúy, không được vô lễ! Nếu hắn cũng như người khác thì ta đã... nếu người ta không muốn nói thì không cần phải ૮ưỡɳɠ éρ làm gì....
Tiểu Thúy giương to mắt nhìn Bạch y khách nhưng không dám nói gì thêm.
Bạch y khách làm như không nhận thấy.
Người trong kiệu lại hỏi :
- Ngươi là người trong võ lâm đúng không?
- Có thể cho là như thế.
Người trong kiệu ngạc nhiên hỏi :
- Có thể ư? Sao lại nói không dứt khoát thế?
- Bởi vì trong cách nhìn của người khác thì tôi là người trong võ lâm nhưng bản thân lại không cho mình như thế.
- Vì sao chứ?
Bạch y khách đáp :
- Rất đơn giản! Tôi vốn ghét những chuyện cừu oán, Gi*t chóc, tranh chấp trên võ lâm...
Nữ nhân trong kiệu cười nói :
- Thì ra thế! Ngươi xuất đạo bao lâu rồi?
- Chưa lâu lắm chỉ mới nửa năm.
- Ta xem ngươi còn trẻ, lại xuất đạo chưa lâu, chưa thể nói là một lão giang hồ sao biết rõ đặc điểm trong võ lâm như vậy?
Bạch y khách nhíu mày đáp :
- Theo khẩu khí của cô nương thì những người trẻ tuổi, xuất đạo chưa lâu thì không nên...
Người trong kiệu ngắt lời :
- Không phải là không nên. Ta chỉ ngạc nhiên vì sao ngươi có đủ thời gian để quan sát kỹ chuyện võ lâm như thế?
- Tôi có thể nói với cô nương rằng khi mới lọt lòng tôi đã quan sát chuyện trong võ lâm rồi, vì ngay lúc đó tôi đã cảm thụ sự hiểm ác trong giang hồ.
Nữ nhân trong kiệu à một tiếng.
- Theo như ngươi thì bản thân ngươi là nạn nhân của sự hiểm ác nào đó?
Bạch y khách gật đầu :
- Không sai.
- Hẳn là một mối cừu hận sâu sắc?
- Thậm chí rất khó dùng ngôn từ mà hình dung được.
Người trong kiệu lặng đi một lát mới nói :
- Xem ra ngươi rất thật thà nhưng không phải không kín đáo...
- Chỉ có thể nói với người khác ba phần mà không thể bày giãi hết nỗi lòng mình. Những hiểm ác trên võ lâm tôi đã biết nên không thể không đề phòng.
- Cái đó ta không tranh biện với ngươi, nhưng muốn nói với ngươi rằng bản thân võ lâm không phải là hiểm ác mà chỉ một số người trong đó thôi. Từ một số đó mới sinh ra cừu oán, tranh chấp, hung sát...Vì để tự vệ, người ta buộc phải đề phòng, và vận dụng cả trí và lực...
- Căn cứ vào lời cô nương thì rất hiểu chuyện trong giang hồ khiến tôi ngưỡng phục. Chỉ không biết cô nương niên kỷ ít nhiều và xuất đạo bao lâu?
- Ngươi cho rằng ta không nên biết nhiều chuyện như vậy chứ gì?
- Cũng như cô nương vừa nhận xét về tôi.
- Nói thực ta tuy tuổi không bằng ngươi nhưng từng tiếp xúc với nhiều nhân vật võ lâm nên có kinh nghiệm và lịch lãm hơn ngươi.
Bạch y khách nói :
- Điều đó tôi không phủ nhận.
Nữ nhân trong kiệu chợt hỏi :
- Ta nhận thấy ngươi hình như xuất thân trong một thế gia, chắc không sai chứ?
Bạch y khách phản vấn :
- Sao có thể thấy được?
- Nhìn nhân phẩm và khí độ của ngươi đều khác người, ngôn ngữ của ngươi thanh nhã chứ không tục.
- Cô nương nhầm rồi. Tôi xuất thân trong một gia đình bần hàn nghèo khó.
Nữ nhân trong kiệu hình như không tin chỉ à lên một tiếng.
Bạch y khách nói :
- Cô nương chắc không phải người thế tục nên biết rằng không nhất thiết xuất thân từ thế gia mới có nhân phẩm và khí độ khác người. Dung mạo là do trời sinh, ngôn ngữ cử chỉ là do được dạy dỗ và bản thân rèn luyện mới có còn cũng một nửa do thiên bẩm, một nửa được giáo dưỡng mà thành.
Người trong kiệu buông lời tán thưởng :
- Cộng quân nhất độ thoại, thắng độc thập niên thư... Ta lãnh giáo rồi.
- Quá khen! cô nương chớ khách khí thế...
Nữ nhân trong kiệu chợt hỏi :
- Quý gia ở đâu?
Sắc mặt Bạch y khách chợt trở nên u ám, lát sau bình tĩnh lại, trả lời :
- Nhà tôi ở Tây Hải!
Nữ nhân kêu lên :
- Thảo nào? Ngươi... không có nhà hay sao?
Bạch y khách không đáp.
Nữ nhân trong kiệu dịu dàng nói :
- Có lẽ ta đã khơi lên nỗi thống khổ trong lòng ngươi. Nhưng đó chỉ là vô ý xin thứ lỗi cho.
Bạch y khách thở hắt ra nói :
- Không có gì... cô nương, trên thế gian những kẻ đắc ý chẳng được bao nhiêu.
Trong võ lâm lại càng ít, hình như có tới chín phần đều gặp phải cảnh thương tâm...
- Nhưng ta kể từ khi cất tiếng khóc chào đời đến nay chưa từng gặp chuyện gì không được như ý...
- Vậy cô nương là người ngoại lệ. Có lẽ cô nương là người hạnh phúc nhất thế gian!
- Ngươi nói đúng. Ta quả là người hạnh phúc nhất đời, xưa nay chưa từng biết thế nào là đau khổ và tin rằng vĩnh viễn sẽ không bao giờ phải biết đến cái đó.
Bạch y khách định nói một câu rằng thế sự vô thường không ai đoán trước được tương lai sẽ thế nào nhưng cãi lời ngay được :
- Nếu thế thì xác thực cô nương là người hạnh phúc nhất thế gian rồi.
Nữ nhân trong kiệu nói thêm :
- Thực ra điều đó chưa hẳn đã tốt. Những người như ta khi gặp phải nỗi đau khổ hoặc khó khăn nào, cho dù rất nhỏ chắc khó lòng chịu đựng được như ngươi. Nếu có thể rèn luyện để chịu được những cái mà người khác không chịu được, nín nhịn được những cái mà người khác không đủ kiên nhẫn, như thế thật giống như cây đại thụ sẽ mãi mãi hiên ngang đứng trong gió bão.
Bạch y khách thầm đồng tình, nghĩ bụng :
- Vị cô nương này lạ thật! Là người chưa từng biết đau khổ là gì sao có cách kiến giải chí lý vậy chứ?
Bấy giờ sự ác cảm ban đầu của chàng đối với thiếu nữ mà chàng cho là kênh kiệu đó bỗng nhiên thay đổi hẳn, gật đầu nói :
- Đa tạ cô nương quá khen.
- Ta nói xuất phát từ nội tâm…
- Tôi biết.
- Không giấu gì ngươi, đối với người khác ta chưa bao giờ nói thực lòng như đối với ngươi.
- Cảm ơn cô nương đã tin tưởng.
Tiểu Thúy chợt lên tiếng :
- Cô nương, bây giờ không sớm nữa, chỉ e người ta sốt ruột chờ chúng ta.
Nữ nhân trong kiệu lạnh giọng :
- Biết rồi, không khiến ngươi phải chen miệng vào! Ta vốn không muốn đi, bây giờ lại càng không thích nữa.
Bạch y khách vội nói :
- Cô nương đã có cấp sự thì tôi không tiện nấn ná nữa, xin cô nương cứ tùy tiện.
- Không, không đâu! Ta không có việc gì vội cả, có thể chuyện trò thêm một lúc nữa.
Tiểu Thúy lườm Bạch y khách một cái đôi môi cong lên thật cao.
Bạch y khách cảm thấy rất khó xử, vừa định đi thì nghe nữ nhân trong kiệu hỏi :
- Chúng ta trò chuyện khá lâu rồi, có thể nói đã thành quen biết. Ngươi có thể nói cho ta biết tính danh không.
Bạch y khách lúng túng đáp :
- Cô nương, tôi chỉ là kẻ vô danh phiêu lãng....
Giọng người trong kiệu lộ vẻ trách móc :
- Chẳng lẽ ngươi kín đáo đến thế?
Bạch y khách quẫn bách nói :
- Cô nương hà tất phải biết cho được tính danh tôi?
Thiếu nữ nhẹ giọng :
- Chúng ta có thể coi đã quen biết thậm chí ta cho là bằng hữu. Đã là bằng hữu khi nói chuyện nếu không biết danh tánh thì phải xưng hô thế nào? Hơn nữa đã là bằng hữu mà thậm chí còn chưa biết cả tính danh nhau thì chẳng đáng cười lắm sao? Ngươi thấy không đúng vậy ư?
Bạch y khách hết sức bối rối, không biết nên xử sự thế nào.
Thiếu nữ trong kiệu hỏi dồn thêm :
- Ngươi nỡ nhẫn tâm...
Bạch y khách nhíu chặt đôi mày kiếm nói :
- Cô nương, không biết phải tôi nhẫn tâm. Thực tình tôi không muốn và không thể đem danh tính thật tiết lộ cho người khác, lại không muốn bịa ra tên giả để lừa cô nương. Bởi thế tôi đành không nói...
- Ngươi thật... thôi được! Ta sẽ không hỏi nữa, chỉ nhớ rằng hôm nay trước Đại Tướng Quốc tự ở Khai Phong có quen biết ngươi là được.
Bạch y khách nói :
- Nếu vậy cô nương hãy nhớ ở mi tâm tôi có một nốt ruồi màu đỏ nhạt, có lẽ không nhiều người có đặc điểm như thế...
Thiếu nữ trong miệng à lên một tiếng :
- Đúng thế! Quả thật ở mi tâm ngươi có nốt son như vậy nhưng quá nhỏ, lúc đầu ta không chú ý. Có lẽ nốt son như thế trên đời chỉ mình ngươi có thôi cũng nên?
- Có lẽ không nhiều.
- Được rồi! Vậy là ta nhớ hôm nay quen một người có nốt son rất mờ ở huyệt mi tâm.
Dừng một lúc, chợt thêm :
- Ta không hỏi tính danh ngươi. Chẳng lẽ... ngươi không muốn biết tính danh ta?
Bạch y khách nói :
- Vì tôi không thể phụng cáo tính danh của mình nên không tiện hỏi...
- Ta không giấu tên họ mình, muốn nói cho ngươi biết. Chỉ là ngươi có muốn biết hay không?
Bạch y khách định trả lời không muốn, nhưng cảm thấy làm như thế là bất nhã nên trả lời :
- Nếu cô nương nguyện ý nói thì tôi đây cũng muốn biết.
Nữ nhân trong kiệu hình như hiểu tâm sự chàng cười nói :
- Ngươi cũng thật khách khí... Bất kể ngươi muốn nghe hay không thì ta cũng nguyện ý nói cho ngươi biết. Nghe cho rõ... Tên ta là Lãnh Nguyệt...
Bạch y khách buột miệng :
- Lãnh Nguyệt?
- Phải! Lãnh Nguyệt, nghĩa là vầng trăng lạnh lẽo.
- Đa tạ cô nương tôi nghe rõ rồi.
- Thế là tốt. Ngươi có điều gì... cần ta giúp đỡ không?
- Đa tạ cô nương, tôi không cần gì cả.
- Nếu thế.... Chúng ta gặp nhau coi như đã thành bằng hữu. Nếu sau này ngươi có điều gì cần ta giúp đỡ thì cứ tìm đến ta. Trong võ lâm chỉ cần gặp bất cứ người nào đều có thể biết tìm ta ở đâu. Nếu không có thời gian thì nhờ người mang tin đến cho ta cũng được.
- Đa tạ cô nương, tôi nhớ rồi.
Thiếu nữ nói thêm :
- Đó là lời thực tâm, ngươi đừng khách khí, nếu không ta sẽ... rất đau lòng.
Bạch y khách nghe những lời này bỗng trào lên một thứ cảm giác khó tả, cảm động nói :
- Tôi biết, cô nương. Nếu tôi gặp điều chi cần giúp đỡ, nhất định sẽ tìm đến cầu cô nương.
- Ngươi thực tâm chứ?
- Cũng như cô nương, đó là lời xuất phát từ đáy lòng.
- Nếu vậy thì ta yên tâm rồi.
Dừng một lúc lại hỏi :
- Ngươi hiện trú ở đâu?
- Cô nương định hỏi...
- Bây giờ ta phải đến một cuộc hẹn mà ta không muốn. Đợi xong cuộc hẹn đó ta sẽ đến tìm ngươi.
- Cô nương có việc gì nữa?
Thiếu nữ có vẻ trách móc :
- Ngươi thật là... Chẳng lẽ nhất định có việc gì mới đến tìm ngươi?
Bạch y khách quẫn bách nói :
- Cô nương... đa tạ hảo ý của cô nương. Nhưng tôi phải rời khỏi đây ngay.
Thiếu nữ trong kiệu bật giọng hỏi :
- Thế nào? Ngươi đi ngay ư?
Bạch y khách gật đầu :
- Đúng thế.
- Sao phải vội như vậy?
- Không phải vội mà tôi đến đây định tìm gặp một vị cố hữu của gia phụ không ngờ vị đó đã chuyển đi, vì thế...
Thiếu nữ ngắt lời :
- Vì thế mà ngươi không định ở thêm nữa chứ gì?
- Chính thế.
- Ngươi không thể ở lại thêm một đêm để ta đến gặp ngươi một lúc nữa ư?
Bạch y khách thấy trong lòng run động nhưng cả quyết đáp :
- Cô nương, tôi cần phải nhanh chóng tìm vị đó…
Thiếu nữ thất vọng nói :
- Vậy là ngươi không thể lưu lại thêm nữa rồi.
Bạch y khách Gật đầu nói khẽ :
- Đúng thế cô nương.
Giọng thiếu nữ đầy u oán :
-Ngươi thật nhẫn tâm! Tuy thế ta không trách ngươi, vì ngươi có cấp sự…
Giọng thiếu nữ như chứa đầy nước mắt :
- Tại sao chỉ mới gặp nhau khoảnh khắc mà đã phân ly vội thế chứ? Chẳng lẽ duyên phận hai ta chỉ có thế thôi? Không, không phải thế! Nếu vậy thì trời xanh quá đỗi phũ phàng...
Dừng một lúc chợt hỏi :
- Ngươi nói vị cố hữu của lệnh tôn ở đâu để ta phái người tìm giúp ngươi được không?
Bạch y khách kinh hoảng lắc đầu :
- Đa tạ cô nương việc này tôi phải đích thân tìm đến mới được...
Thiếu nữ vẫn tỏ ra kiên quyết :
- Vậy thì hãy nói đó là nơi nào, sau khi hội ước xong tôi sẽ đến tìm chàng.
Bạch y khách nhận ra ngay đối phương đã đổi cách xưng hô và hàm ý quá lộ rõ, chàng thấy trong lòng rúng động vội nói :
- Sao cô nương phải khổ thế chứ?
Thiếu nữ nhỏ giọng :
- Chàng đừng hỏi. Ngay cả thi*p cũng không biết vì sao nữa.
- Nhưng... chúng ta từ hiểu nhầm mà quen nhau, như cô nương nói chỉ mới khoảnh khắc...
Đột nhiên lúc ấy có tiếng vó ngựa vang lên.
Tiểu Thúy vội nói :
- Họ đến rồi...