Trừ Tư Mã, Ngụy Chúa bị hại
Bỏ lương thảo, Khương Duy cả thắng
Về đến triều, Khương Duy được Hậu Chúa vời vào bảo :
- Khanh đi chinh chiến quá lâu, trẫm nhớ nên triệu về chớ không có việc chi .
Khương Duy tâu :
- Công đã gần thành mà phải bỏ, hẳn là kế phản gián của Đặng Ngãi đây .
Hậu Chúa lại bảo :
- Vậy khanh trở lại Hớn Trung, chờ dịp khác, đâu có muộn .
Khương Duy thở dài rồi lui ra.
Nói về bên Ngụy, việc triều chính đều do Tư Mã Chiêu quyết định, Tào Mạo chỉ ngồi bù nhìn mà thôi.
Bữa nọ, Tư Mã Chiêu đem gươm lên điện.
Tào Mạo lật đật nghinh tiếp.
Các quan tâu :
- Đại Tướng Quân công đức như núi đáng gia phong Tấn Công và ban Cửu Tích.
Tào Mạo chưa biết nói gì thì Tư Mã Chiêu hỏi :
- Cha con tôi đều có công lớn với triều đình, phong Tần Công có quá đáng hay sao ?
Tào Mạo nói :
- Đó là việc xứng đáng .
Tư Mã Chiêu cười rồi ra về.
Về cung Tào Mạo gọi Vương Trầm , Vương Kinh và Vương Nghiệp vào khóc mà rằng :
- Tư Mã Chiêu định soán nghịch. Các khanh có kế gì giúp trẫm không ?
Vương Kinh khuyên hãy rán nhẫn nhịn chờ cơ hội .
Tào Mạo nói :
- Nhịn quá rồi. Các khanh không giúp Trẫm thì Trẫm hành động một mình .
Vương Nghiệp và đồng bọn lui ra .
Vương Nghiệp nói :
- Nhà Vua nhất quyết hành động. Ta nên mau báo cho Tư Mã Công hay kẻo bị vạ lây ?
Hai người kia không chịu, Vương Nghiệp liền đi báo một mình.
Còn Tào Mạo tức thời sai hộ vệ Quan Tiêu Bá điều động được hai trăm túc vệ binh phất cờ kéo ra khỏi hậu cung.
Vương Kinh quì tâu :
- Bệ hạ làm sao mà chống được binh ròng của Tư Mã Chiêu ? Kính xin xét lại .
Tào Mạo không nghe, khiến quân đẩy xe thẳng ra Long Môn thì gặp Giả Sung nai nịt nhung phục , ngồi trên ngựa, một bên có Thành Tế , một bên có Thành Tuy dẫn mấy ngàn binh đi tới.
Tào Mạo chống gươm bảo :
- Có Thiên tử đây, sao các ngươi dám kinh dộng ?
Quân sĩ thảy đều yên lặng không dám tiến tới nữa.
Thành Tế hỏi Giả Sung :
- Gi*t hay bắt ?
Giả Sung đáp :
- Ý Tư Mã Công là Gi*t !
Thành Tế liền hươi kích đâm Tào Mạo ૮ɦếƭ gục trên xe.
Tiêu Bá cũng bị Thành Tế đâm ૮ɦếƭ luôn.
Vương Kinh chạy tới mắng Giả Sung liền bị bắt giữ.
Hay tin Tào Mạo đã ૮ɦếƭ, Tư Mã Chiêu giả bộ ôm thây khóc lóc thảm thiết.
Các quan vội vã lo an táng Tào Mạo theo lễ nghi nhà vua.
Lúc đó có Trần Thới mặc đồ tang phục tới lạy trước linh sàng .
Tư Mã Chiêu hỏi việc này phải xử như thế nào ?
Trần Thới nói :
- Xin chém Giả Sung cho yên lòng dân .
Tư Mã Chiêu lại hỏi :
- Sau đó còn chém ai nữa ?
Trần Thới đáp :
- Tôi không biết nữa .
Tư Mã Chiêu nói :
- Thành Tế đáng Gi*t và tru lục ba họ .
Thành Tế kêu lên :
- Đó là Giả Sung truyền lệnh của ngươi cho ta !
Tư Mã Chiêu vẫn truyền lệnh cho lôi Thành Tế ra cắt lưỡi và sau đó chém ở chợ.
Cả nhà Vương Kinh cũng bị bắt.
Thấy mẹ bị trói, Vương Kinh khóc rằng :
- Tại con bất hiếu mà ra .
Bà mẹ cười mà bảo :
- ૮ɦếƭ như vậy cũng không đáng tiếc đâu .
Tư Mã Chiêu liền cho chém cả nhà Vương Kinh một lượt.
Sau đó Giả Sung nói với Tư Mã Chiêu :
- Nay nên nắm lấy sự nghiệp nhà Ngụy .
Tư Mã Chiêu cười mà rằng :
- Văn vương được hai phần thiên hạ còn phụng sự nhà Ân. Ngay Võ Đế không chịu thọ phục nhà Hớn thì cũng như ta không chịu thọ phục nhà Ngụy .
Bọn Giả Sung biết ý Tư Mã Chiêu muốn để việc ấy cho con nên không nhắc nhở nữa.
Tư Mã Chiêu liền lập Tào Hoàng lên làm Hoàng đế.
Tào Hoàng lại cải tên là Tào Hoán, lấy niên hiệu là Cảnh Nguyên ngươn niên.
Tào Hoán phong Tư Mã Chiêu làm Thừa Tướng, tan phong tước Công, còn bá quan văn võ đều được thăng thưởng.
Khương Duy bên Thục hay tin thì mừng lắm, nói rằng :
- Tư Mã Chiêu làm chuyện phế vua, ta có cớ phạt Ngụy rồi.
Liền viết thư sang Đông Ngô xin cử binh tiếp ứng.
Sau đó cho Liêu Hóa , Trương Dực làm tiên phuông, và Khương Duy cũng kéo đại binh theo, chia ba đạo nhắm Kỳ San. .
Đặng Ngãi đang ở Kỳ San thì được tin binh Thục tới .
Vương Quán ghé tai Đặng Ngãi nói :
- Cứ làm . . . như vầy... như vầy . . . thì bắt được Khương Duy .
Đặng Ngãi nói :
- Tướng quân nên cẩn thận vì Khương Duy túc trí đa mưu lắm .
Nói rồi cấp cho Vương Quán mấy ngàn quân.
Vương Quán liền dẫn quân đi thẳng Tà Cốc, tới yết kiến Khương Duy, quì khóc dưới đất mà rằng :
- Tôi là Vương Quán, con của Vương Kinh. Cha tôi bị Tư Mã Chiêu Gi*t nên tôi xin đầu tướng quân để báo mối phụ thù.
Khương Duy mừng rỡ mà rằng :
- Ngươi thực tình như vậy, ta xin chấp nhận. Trong quân có lương thảo là trọng vậy ngươi hãy đến Xuyên Khẩu vận lương đến Kỳ San ngay.
Vương Quán thấy thế tưởng là Khương Duy đã trúng kế của mình.
Hạ Hầu Bá vội nói với Khương Duy :
- Nó trá hàng thì sao ?
Khương Duy nói :
- Ta đã biết rồi. Tư Mã Chiêu Gi*t Vương Kinh thì đâu còn cho con giữ trọng trách trong quân . Vả lại Vương Kinh bị Gi*t cả ba họ nên Vương Quán nhận láo đó thôi. Ta nhân kế nó mà dùng kế ta .
Hạ Hầu Bá khen mãi.
Cách vài ngày sau, quân Thục lại bắt được người mang thư cho Vương Quán. Trong thư, Vương Quán hẹn Đặng Ngãi ngày hai mươi tháng tám thì vận lương đến thẳng đại trại, vậy xin Đặng Ngãi ra tiếp ứng.
Khương Duy chém người mang thư, rồi cho thủ hạ của mình thay thế đưa thư cho Vương Quán.
Đặng Ngãi được thư, mừng lắm, trả lời y hẹn, thủ hạ của Khương Duy lại mang về cho Vương Quán.
Khương Duy liền sai quân chất cỏ khô và đồ dẫn hỏa vào mấy trăm xe lương, phủ vải xanh như xe lương thiệt. Rồi sai Hạ Hầu Bá mai phục nơi San Cốc, cho Tưởng Thơ đi ngả Tà Cốc, Liêu Hóa, Trương Dực thì đánh Kỳ San.
Đúng ngày hẹn, quả nhiên Đặng Ngãi dẫn binh đến nẻo Đàm San , thấy núi non hiểm trở, lên cao nhìn quả có binh Ngụy đang áp tải mấy trăm xe lương.
Lại có quân đến báo :
- Vương tướng quân đã vận lương tới bờ cõi rồi, xin tướng quân mau tiếp ứng .
Đặng Ngãi liền dẫn quân đi tới, xảy nghe chiêng trống vang trời, tướng Thục là Phó Kiểm dẫn quân ra chặn đường đón đánh. Lúc đó các xe lương đã phát hỏa, cháy bừng bừng, Đặng Ngãi không biết đường nào mà thoát thân.
Lại có tiếng hô :
- Ai bắt được Đặng Ngãi sẽ được trọng thưởng !
Đặng Ngãi quăng bỏ cả khôi giáp, xuống ngựa mà chạy bộ, lội suối trèo non cố trốn miết.
Khương Duy không tìm ra Đặng Ngãi cũng thâu binh về.
Vương Quán biết cơ mưu đã bại lộ cũng đốt đường sạn đạo rồi chạy vào Hớn Trung.
Binh Thục đuổi theo vây riệt, Vương Quán cùng đường phải nhảy xuống sông tự vận.
Khương Duy cả thắng, nhưng đường sạn đạo bị đốt nên cũng phải đồn quân lại, chờ dịp khác xuất binh.