Song nữ hiệp hồng y - Hồi 28

Tác giả: Từ Khánh Phụng


Thanh Lam nghiêm nghị đáp :
- Mối thù mẹ của cô nương không thể đội trời chung với kẻ thù đó là lẽ dĩ nhiên rồi, huống hồ bên trong lại có phức tạp như thế, tiểu sinh khuyên cô nương nên điều tra kỹ lưỡng rồi hãy nghĩ đến chuyện trả thù sau. Vì việc này mà khiến Tần Lãnh và Không Động bất hoà, tiểu sinh bất tài nguyện giúp cô nương một tay để điều tra tên hung thủ chính năm xưa. Có tìm ra được tên hung thủ ấy thì cô nương mới khỏi hiểu lầm ân sư!
Liễu Kỳ thấy chàng nói thao thao bất tuyệt trông rất anh tuấn và tao nhã, mắt liền chớp nháy mấy cái và hỏi tiếp :
- Công tử nói như vậy có thực hay không?
- Tiểu sinh có ý định giải hòa hai phái từ lâu, tối hôm nọ thất lễ với cô nương tại hạ cứ áy náy trong lòng mãi đến giờ.
Liễu Kỳ bỗng thở dài một tiếng rồi u oán nói :
- Tôi cũng nghi ngờ lắm, năm xưa sư phụ tôi nói bà đến nơi, thấy mẹ tôi bị đâm trúng một kiếm ngã lăn ra đất, sư phụ tôi khám xét người mẹ tôi thì thấy mẹ tôi chỉ có một vết thương của tôn sư dùng kiếm đâm trúng ở cánh tay phải thôi, chứ không phải trúng chất độc, nhưng ngoài ra không có vết thương nào khác, nên gia sư mới nhận định là tôn sư đã Gi*t hại mẹ tôi, công tử bảo sẽ giúp tôi tìm ra hung thủ chính vậy công tử đã có cách gì chưa?
Thanh Lam ngẩn người ra giây lát mới trả lời :
- Tuy việc này hiện giờ chưa có manh mối gì hết, nhưng cứ cẩn thận điều tra thì sẽ tìm thấy hung thủ ngay.
Liễu Kỳ bỗng nghĩ ra một việc gì, nghĩ ngợi giây lát vội né đầu hỏi :
- Có phải công tử đã theo dõi đôi vòng ngọc Long Phụng không?
- Việc này nói ra nhiều lắm, lúc này cô nương bị thương mới khỏi không nên hao tổn nhiều về tinh thần hãy nghỉ ngơi giây lát đã.
Liễu Kỳ mồ côi cha mẹ từ hồi còn nhỏ, được Thẩm sư thái nuôi nấng dậy bảo cho tới lớn. Tính của sư thái lạnh lùng và nghiêm khắc ngày thường tuy rất thương yêu Liễu Kỳ nhưng không bao giờ dịu giọng và âu yếm nàng hết, bây giờ nàng bị thương thấy Thanh Lam hầu hạ chu đáo và ăn nói nhỏ nhẹ như vậy nàng khoan khoái vô cùng liền đưa mắt nhìn trộm chàng, thấy chàng cũng đưa mắt nhìn mình một cái tình tứ nàng hổ thẹn mặt đỏ bừng lắc lư người một cái nũng nịu nói :
- Tôi không mệt, công tử hãy nói tiếp cho tôi nghe đi!
Thanh Lam thấy thái độ của nàng như vậy cũng phải buồn cười thầm bụng bảo dạ rằng :
- “Lan nhi thì hãy còn tính trẻ con, còn nàng này thì lại hay làm nũng, mỗi người một tính khác biệt nhau. Nếu để hai nàng đứng chung với nhau thực khó mà phân biệt được nàng nào là Lan nhi, nàng nào là Liễu Kỳ.”
Chàng đang suy nghĩ Liễu Kỳ lại hỏi tiếp :
- Này, sao tôi hỏi công tử không trả lời thế?
- ồ, ồ...
Vì đang mải suy nghĩ nên chàng nghe nàng hỏi như thế cứ ngẩn người ra như kẻ mất thần và hổ thẹn cứ kêu ồ ồ hoài là thế.
Liễu Kỳ thấy chàng như kẻ mất hồn như thế cũng phải tức cười, nhưng nàng vẫn làm ra vẻ tức giận mà nói tiếp :
- Người ta hỏi có phải công tử theo dõi đôi vòng ngọc tới đây không?
Thanh Lam lại kêu ồ một tiếng rồi mới kể cho nàng nghe là mình nghe thấy ngày hôm đại biểu ca giữa đường bị người ta đón đầu lấy mất đôi vòng ngọc, sau ở trên tửu lầu mình ngẫu nhiên gặp Hoàng Hà Tam Khấu, thấy chúng dùng tiếng lóng với nhau mới động lòng nghi, tiếp theo đó ông già ăn quỵt dụ mình vào trong rừng lấy trộm mất bảo kiếm của mình và mình lại thấy tình cảnh ở trong tửu điếm ra sao, vì theo dõi Yến Sơn song kiệt và phát giác nàng bị thương ở trong chùa lúc ấy mình tưởng lầm là Lan nhi liền dùng Đàn Chỉ Kim Hoàn ném luôn nhờ vậy hai tên đó mới kinh hoàng bỏ chạy, mình vội ẵm nàng lên thì thấy nàng đã ૮ɦếƭ giấc...
Chàng vừa kể tới đó thì Liễu Kỳ đã xen lời nói :
- Thảo nào thấy người ta thức tỉnh đã kêu gọi Lan nhi hoài. Hừ!
Có phải công tử thực tâm ra tay cứu tôi đâu, như vậy tôi việc gì phải cảm ơn công tử. Có lẽ lúc ấy công tử biết đó là tôi thì không khi nào lại coi trọng như thế?
Thanh Lam ngạc nhiên không hiểu tại sao bỗng nhiên nàng lại tức giận như thế? Chàng liền cười và nói :
- Thoạt tiên tiểu sinh cứ tưởng cô nương là Lan nhi, sau mới nghĩ ra là cô nương chứ không phải là nàng ta.
Liễu Kỳ lại chẩu môi :
- Ai tin được lời nói của công tử! Công tử chỉ nghĩ đến Lan nhi, chứ khi nào nghĩ tới tôi?
Nàng tức tối như thế, đủ thấy nàng ghen với chàng rồi.
Thanh Lam ngượng nghịu vô cùng, vội kể tiếp :
- Sau vì tôn sư Thẩm lão tiền bối tới, nói cô nương là đồ đệ của bà ta, đồng thời Truy lão tiền bối ở Thác Thành cũng tới, bảo cô nương là con gái của bà ta, cho nên khiến tiểu sinh thắc mắc hết sức, không biết là cô nương hay là Lan nhi.
- Sư phụ tôi có giống như công tử đâu, suốt ngày nhớ Lan nhi cho nên mới nhận lầm như thế!... Thế rồi sao nữa?
- Thực đấy, cô nương với nàng ta giống nhau như đúc, đến hai lão tiền bối cũng không nhận ra được, vì vậy mới ra tay đánh nhau như thế...
Tiếp theo đó, chàng lại kể cho nàng nghe Tam Nhỡn Tỷ Ni với Thiên Hồ, người tranh đồ đệ, kẻ ςướק con gái, cãi vã đánh nhau lung tung, sau ông già ăn quỵt mới giả dạng mình dụ Vương Ốc Tản Nhân đuổi theo đi nơi khác, rồi bảo mình đến giếng khô ẩn núp, vân vân...
Liễu Kỳ càng nghe càng thấy thích thú, thấy chàng ngắt lời, lại thúc giục :
- Sau rồi thế nào nữa? Tại sao lại yên lặng không kể nốt, làm cho người ta nóng lòng sốt ruột đến ૮ɦếƭ đi được!
Thanh Lam chần chừ một lát rồi kể từ chỗ ông già bỏ đi rồi, mình dùng nội công hút tuyệt tình trâm ra cho nàng, rồi mớm cho nàng uống sâm ngàn năm...
Hồi nãy Liễu Kỳ nghe thấy chàng nói mớm cho mình uống Hộ Tâm đan đã hổ thẹn vô cùng, bây giờ lại nghe thấy chàng nói tới chuyện dùng nội công hút những mảnh kim gãy và mớm cho mình uống sâm ngàn năm, nên nàng càng mắc cỡ thêm, hai má đỏ như gấc, tay bịt mắt nhưng vẫn thích nghe. Cho tới khi Thanh Lam kể xong nàng vẫn không dám buông tay xuông. Một lát sau, nàng đột nhiên lên tiếng hỏi :
- Lan nhi có đẹp không? Chắc nàng ta thương công tử lắm phải không? Nên công tử mới nhớ nàng ta như thế.
- Tiểu sinh chả nói rõ là gì, mắt mũi của cô ta giống hệt cô nương.
Nghe tới đó, Liễu Kỳ buông hai tay xuống :
- Mặt tôi xấu như ma lem chứ đẹp sao bằng được Lan nhi... À tôi hỏi công tử câu này nữa. Có phải công tử thương cô ta lắm phải không?
Thanh Lam nghiêm nét mặt lại đáp :
- Cô nương chớ có hiểu lầm! Lan nhi hãy còn tính nết trẻ con lại thích đùa giỡn. Tiểu sinh chỉ coi cô ta như một người em gái thôi.
Liễu Kỳ nghe thấy chàng nói như thế mặt mới lộ vẻ tươi cười, nhưng vì sắc mặt lợt lạt nên nàng cười trông lại càng đáng thương thêm. Nàng trợn to đôi mắt lên, như giận như hờn, hỏi tiếp :
- Cứ luôn mồm cô nương với tiểu sinh, như là người đóng tuồng ở trên sân khấu vậy, nghe chướng tai hết sức! Thế đại ca gọi Lan nhi là gì thì cứ gọi tôi như thế có được không?
Thanh Lam ngơ ngác một hồi rồi đáp :
- Lan nhi là tên tuổi của cô ta, còn cô nương...
- Hừ! Lại gọi người ta là cô nương rồi, như thế có phải là khinh tôi không? Phải, tôi là đứa trẻ mồ côi lúc nào cũng một thân một mình thì còn ai thương tôi nữa, đã không thương thì chớ lại còn hà Hi*p là khác, ngay cả đại ca cũng khinh rẻ tôi nốt.
Nàng càng nói càng khóc, Thanh Lam tuy rất thông minh nhưng làm sao hiểu được :
- Tiểu sinh không hiểu có điều gì thất lễ với cô nương...
Liễu Kỳ quay mặt đi vội đáp :
- Đại ca khinh tôi cố ý chọc tức tôi cứ coi người khác là em mà không coi tôi là em.
Lúc này Thanh Lam mới vỡ nhẽ liền cúi đầu xuống khẽ cười khì và nói :
- Nếu cô nương bằng lòng thì tiểu sinh cũng coi cô nương là một người em thôi.
Lúc ấy Liễu Kỳ mới hết giận, hớn hở hỏi lại :
- Hừ, đại ca nói như thế vẫn không được thực lòng, tôi làm gì tốt phước bằng người ta, nếu đại ca coi tôi là em thực sao lại gọi là cô nương như vậy?
Nói tới đó nàng ngắt lời giây lát lại hỏi tiếp :
- À này Lan nhi gọi đại ca là gì. Có phải là Lam đại ca không?
Thế em cũng gọi là Lam đại ca nhé!
Thanh Lam thấy nàng vừa mừng vừa hổ thẹn như vậy cũng khoái chí vô cùng, hai má đỏ bừng và nóng như lửa thiêu và chàng không tiện trái ý nàng đành phải gọi lại :
- Kỳ muội!
- Hử ứ Liễu Kỳ khoái chí và hổ thẹn không sao ngửng mặt lên được, trống иgự¢ đập rất mạnh đấy là nàng cảm thấy sung sướng nhất đời, nàng chỉ nhớ lần đầu tiên trông thấy chàng thì nàng đã có một cảm giác rất kỳ lạ. Ngày hôm nay nàng mới biết cảm giác đó là mầm của tình yêu, huống hồ tấm thân trinh bạch của mình chàng đã trông thấy, trừ phi...
Nhưng nàng là một thiếu nữ đâu dám thốt ra những lời lẽ ấy nên nàng cứ nằm ở trên sập vừa mừng rỡ vừa hổ thẹn.
- Kỳ muội có thấy đói không Hắc đại hiệp đã để ba ngày lương khô cho chúng ta, bây giờ sắp tới giờ thân rồi, suốt một ngày đêm tôi cũng chưa được ăn uống gì.
Lúc này Thanh Lam đã tĩnh tâm rồi mới cảm thấy đói bụng và đoán chắc Liễu Kỳ cũng đói như mình nên mới hỏi như thế.
Liễu Kỳ hơi ngửng lên khẽ đáp :
- Em không ăn, Lam đại ca từ hôm qua đến nay chưa ăn gì thì mau mau đi ăn đi.
- Hiền muội không muốn ăn gì vừa rồi lại nói nhiều như thế đồng thời bị thương nặng mới khỏi chưa hồi sức, tốt hơn nên nằm yên nghỉ ngơi thì hơn.
Lúc ấy Liễu cô nương ngoan ngoãn như một con cừu non liền nhắm mắt lại một lúc sau đã ngủ thi*p đi lúc nào không hay.
Thanh Lam mở gói giấy lấy lương khô ra ăn bỗng phát giác trong những gói ăn có một cái ống lửa trông rất kỳ lạ giữa có máy móc dẫn hỏa còn tiện hơn là đá lửa của người dạ hành vẫn dùng. Lúc dùng chỉ cần bấm cái chốt là cái bấc dầu ở miệng ống phát hỏa ngay, chế tạo rất khéo léo và thích nghi, ống lửa này của Hắc Ma Lạt dùng trong lúc xem địa đồ ở dưới đường ngầm. Hắc đại hiệp biết trời tối trong hang động này thế nào cũng tối om nên để lại cho Thanh Lam sử dụng, chàng vừa xem cái ống đó vừa cảm động hết sức.
Chàng bỏ cái ống lửa vào trong túi rồi ra ngoài hang động đến chỗ vách đá uống nước suối ở lỗ vách đá rỉ ra, uống xong chàng mới quay trở về trong hầm ngồi lên trên sập đá vận công điều tức.
Sáng sớm ngày hôm sau Liễu Kỳ đã dậy đi lại được rồi, nhưng nàng vẫn làm ra vẻ yếu ớt. Thanh Lam đỡ nàng đi ra ngoài đại điện bách bộ.
Thanh Lam thấy nàng yếu ớt như vậy cũng thương nàng vô cùng liền kể lại sự tích của mười hai vị Tử La đại sư cho nàng nghe.
Liễu Kỳ càng nghe càng thích thú vừa cười vừa đỡ lời :
- Lam đại ca, Tỷ La thập nhị thức lợi hại như vậy, đại ca dạy em luyện tập với nhé.
Thanh Lam cau mày lại đáp :
- Hiền muội chưa khỏi hẳn, pho chưởng pháp oai lực mạnh lắm chờ hiền muồi lành mạnh rồi hãy luyện tập cũng chưa muộn.
- Ngày mai chúng ta phải xuống núi đại ca không chịu dạy em thì thôi.
- Kỳ muội đừng tức giận nữa, Hắc đại hiệp nói ai nhận môn này phải có duyên mới được, không phải tôi tiếc không truyền thụ cho hiền muội đâu. Nhưng vì hiền muội còn yếu ớt...
- Nếu đại ca chịu dạy thì cứ giảng giải cách luyện tập cho em nghe trước rồi em khỏi em sẽ luyện tập lấy.
Thanh Lam đành phải bảo nàng ngồi xuống giảng từ thức thứ nhất cho nàng nghe.
Liễu Kỳ ngồi yên lắng tai nghe một mặt ngắm nhìn những pho tượng ở gần đó, chờ tới khi Thanh Lam nói xong nàng mới tủm tỉm cười, và nói :
- Lam đại ca, pho chưởng pháp này lợi hại thực còn lợi hại hơn pho chưởng pháp Tán Hoa Thủ của sư phụ dạy cho em. À đại ca này, đại ca bảo lần này em bị thương có đáng không? Nếu hôm nọ em không bị thương thì khi nào đại ca lại mang em tới đây.
Thanh Lam thấy dáng điệu và vẻ cười nàng xinh đẹp khôn tả, nên chàng liếc trộm mấy cái, Liễu Kỳ thấy hổ thẹn vô cùng liền cười khì một tiếng và nói :
- Em không chịu đâu, đại ca cứ nhìn trộm em hoài như thế làm chi?
Nói xong, nàng đứng dậy, ngờ đâu vết thương của nàng vẫn chưa lành mạnh, người chưa đứng vững được đã cảm thấy đầu óc choáng váng ngã ngửa người về phía sau. Thanh Lam cả kinh vội đưa tay ra đỡ, thế là nàng nằm ngay vào trong lòng chàng.
Chàng liền cúi đầu vội hỏi :
- Kỳ muội làm sao thế?
Liễu Kỳ nằm ở trong lòng chàng ngửng đầu lên đáp :
- Không sao cả, để em nằm chốc lát là sẽ khỏi liền.
Nàng ẻo lả như người không xương và mềm mại nằm yên ở trong lòng chàng, mùi thơm ở trong lòng nàng tỏa lên khiến chàng ngây ngất không sao chịu được liền ôm chặt nàng vào lòng, иgự¢ của hai người dí mạnh vào nhau, trống иgự¢ của hai người đều nghe thấy hết. Nhưng chàng ghì quá chặt nên Liễu Kỳ phải khẽ kêu “hừ hừ” mấy tiếng lúc ấy chàng mới hay vội nới tay ra và khẽ hỏi :
- Kỳ muội cảm thấy sao? Hôm qua Hắc đại hiệp còn nói cứ lấy ra được những mảnh kim gãy và uống được một miếng sâm ngàn năm là khỏi liền, không ngờ tới giờ hiền muội cũng chưa khỏi, hay là uống thêm một miếng nữa nhé!
Liễu Kỳ ngửng mặt lên lắc đầu đáp :
- Không, em tỉnh táo lắm chỉ phải chân tay yếu ớt thôi, một lát nữa sẽ khỏe liền, sâm ngàn năm vật quí báu như vậy không nên phí phạm như thế.
- Đáng lẽ hiền muội bị thương nặng mới khỏi nên nghỉ ngơi lấy sức mới phải, hơn nữa lương khô chỉ còn đến ngày mai thôi, vì thế chúng ta thể nào cũng phải xuống núi rồi.
Liễu Kỳ liền gục vào vai chàng u oán đáp :
- Lam đại ca em không muốn xuống núi nữa, cứ yên ổn ở đây vui sướng có hơn không?
- Hiền muội không nên nói chuyện trẻ con như thế? Ở đây làm sao mà sống được suốt đời.
- Sao lại không được?
Đến trưa hôm đó Thanh Lam lấy nước suối với lương khô cho Liễu Kỳ ăn uống, lại cắt nửa miếng sâm ngàn năm cho nàng uống rồi mới bảo nghỉ ngơi.
Vì nàng còn thấy đau lưng, chân tay vẫn uể oải nên vẫn không thể nào vận công điều tức được.
Thanh Lam vội cởi thắt lưng của nàng ra để xoa Ϧóþ cho nàng một hồi nhưng vẫn không ăn thua gì.
Sáng ngày thứ ba hai người quyết định xuống núi trước rồi hãy nghĩ cách điều dưỡng sau. Thanh Lam tiến lên đại điện vái chào mười hai vị đại sư.
Vái lạy xong, chàng liền ẵm Liễu Kỳ ra khỏi hang đá đóng kín hai cánh cửa lại ven theo sợi dây sắt trên vách đá mà tuột xuống.
Liễu Kỳ cứ nằm ở trên vai ôm chặt lấy cổ chàng, hai mắt nhắm nghiền, hai tai có tiếng gió kêu vù vù như đi ở trên không vậy.
Hai người đi được một quãng bỗng nghe thấy phía sau có tiếng kêu ầm ầm, Thanh Lam không hiểu đã xảy ra chuyện gì vội quay đầu lại nhìn kinh hãi đến biến sắc mặt.
Thì ra sợi dây đó đã lâu ngày nên không chịu nổi sức nặng của hai người leo xuống, hai người vừa tới chân núi thì sợi dây xích đó đã đứt xuống khe núi liền. Thanh Lam liền nghĩ thầm :
- “Nếu mình xuống chậm một bước dù khinh công có giỏi đến đâu cũng rớt xuống khe núi liền chứ không sai”
Liễu Kỳ thấy vậy cũng hoảng sợ vô cùng và thở hắt ra một tiếng.
Hai người lại tiếp tục ven theo vách núi mà đi xuống, không bao lâu đã tới trước thác nước, Liễu Kỳ bỗng la lớn :
- Giang đại ca xem kìa trên vách có chữ đấy.
Thanh Lam ngửng đầu lên nhìn vách đá quả thấy trên đó có người dùng than viết một dòng chữ.

Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc