Từ một cái chợ nhỏ trong thành phố, tôi đã có được một bộ cánh sang trọng.
Tứ Mao ngạc nhiên ngắm nghía, cậu ta sờ vào bộ quần áo của tôi, miệng không ngớt xuýt xoa khen ngợi: “Đúng là hàng cao cấp có khác, mà này, cậu mặc comple trông đẹp trai ghê!”. Cậu ta hỏi tôi: “Bộ cánh bao nhiêu?”, tôi nói: “30 tệ.”
Tứ Mao lại xuýt xoa: “Đúng là tiền nào của nấy!”
Kỳ thực, người bán hàng ra giá 300 tệ nhưng tôi trả xuống còn 30 tệ.
Cô Năm và mấy người đã từng buôn thuốc giả trong thành phố thường treo đầu dê bán thịt chó, cao bò thì bảo là cao hổ. Những kinh nghiệm mặc cả họ tích luỹ được khá phong phú, mặc cả thực chất không khó, chủ yếu cần to gan, mạnh mồm, mặt dày. Một quy trình mặc cả hoàn thiện nhất gồm các bước sau:
Bước một: Nhìn một cách coi thường. Bạn phải là một kẻ đứng trên, nếu họ thấp hơn bạn thì hãy nhìn họ bằng ánh mắt của kẻ bầy tôi, nếu họ cao hơn bạn thì bạn nhìn món hàng của họ một cách coi thường. Nếu người bán hàng là một đứa trẻ con thì bạn không cần áp dụng bước thứ nhất này.
Bước hai: Nhìn hàng hóa một cách đau lòng. Để cho họ biết rằng, bạn đang cầm một mớ rác và đang giúp họ xử lí chúng, đó chẳng qua là hành động hi sinh của một người cao thượng cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ môi trường. Họ còn mặt mũi nào mà tính tiền bạn.
Bước ba: Nhìn một cách chân thành. Tuy đồ của họ chẳng ra gì nhưng bạn vẫn quyết định mua, hãy để họ thấy được trong ánh mắt bạn một tấm lòng cao cả, trước khi nhìn họ hãy dụi lại mắt thật kỹ, nếu để họ thấy rỉ mắt của bạn coi như bước này thất bại.
Bước bốn: Nhìn một cách xúc động. Một số thứ tưởng là đồ bỏ đi nhưng nếu ở trong tay của người biết sử dụng thì vẫn có thể tạo ra giá trị bất ngờ. Giờ đây, bạn có thể thực hiện một hành động cao cả là tái sinh rác để bảo vệ môi trường, và hành động đầu tiên là hãy bán nó cho tôi bằng một cái giá thật rẻ.
Bước năm: Nhìn một cách vô hồn. Những gì cần làm bạn đã thể hiện cả rồi, giờ chỉ còn chờ đợi. Mặt trời lúc nào cũng xuất hiện rất lặng lẽ, bạn hãy dõi theo nó, chờ đợi và chờ đợi. Sự chờ đợi của bạn sẽ phá vỡ bầu không gian tĩnh lặng và xuyên chiếu những tia nắng.
Sau đó bạn nói: “30 tệ nhé?” họ sẽ rất xúc động mà rằng: “Tất nhiên là được rồi, cảm ơn bạn nhiều!”.
Ánh mắt Tứ Mao lại xoáy vào cái cà vạt tôi đang đeo, “chiếc cà vạt màu đỏ thắm và bộ cánh mới của cậu là một sự kết hợp hoàn hảo, cậu thật biết phối màu đấy Tiểu Cường ạ.”
Tôi khiêm tốn nói: “Cậu quá khen rồi!”
Đúng là gu thẩm mỹ của tôi rất ổn, nhưng lần này thật sự là chó ngáp phải ruồi.
Lúc mua bộ cánh này, bà chủ cửa hàng đang mải cắm mặt vào xem bộ phim “Siêu Nữ” trên tivi nên tôi tiện tay kéo trộm cái cà vạt gần mình nhất, thật ra chiếc áo hoa màu tím hợp với màu bộ cánh của tôi nhất nhưng tôi không có đủ thời gian để trộm nó.
Tứ Mao lôi từ gầm giường ra một cái hộp giấy, tôi bèn hỏi: “Gì vậy?”.
Cậu ta trả lời: “Đĩa”, tôi mở hộp giấy ra, bên trong toàn là đĩa, không hỏi cũng biết toàn là đĩa lậu.
Tôi tò mò hỏi: “Cái này dùng để làm gì thế?”
Tứ Mao tít mắt đáp: “Cái này mình chuẩn bị cho cậu, giờ công việc chẳng dễ gì tìm được chi bằng đi bán đĩa, mình nghe anh em làm nghề này nói cũng dễ kiếm tiền, nhưng cũng dễ bị tóm cổ lắm, cậu phải cẩn thận đấy, chỗ đĩa này mình lấy chịu trước đấy.”
Tứ Mao lật lật chỗ đĩa trong hộp rồi giới thiệu với tôi: “Bên trái là phim chiến tranh viễn tưởng, bên phải là phim tình cảm, bên dưới là phim ѕєχ…”.
Cái gì cơ? Phim ѕєχ cơ à? Lúc tôi còn rất nhỏ mẹ bảo tôi: “Rượu chè, cờ bạc, hại người, lừa đảo, cài bẫy đều xuất phát từ gái gú, chữ sắc trên đầu treo một lưỡi dao đấy con ạ!”. Có lúc tôi cũng nghĩ không phải mẹ nói với tôi mà đang ngầm ám chỉ để bố tôi biết.
Nghe lời dạy của mẹ tôi cũng tránh tiếp xúc với mấy thứ nhạy cảm đó.
Tôi lật đống đĩa bên dưới và nhìn với ánh mắt đầy phê phán.
Tuy nhiên, mấy cái đĩa này bề ngoài xem ra chẳng có gì là bắt mắt cả, tôi lấy lại tinh thần.
Tứ Mao dặn: “Mai đến bán ở khu bán đồ điện tử xem, bán xong qua công ty mình chơi, cái rạp chiếu phim ở đầu phố nhé. Đợt này ở đó đang tổ chức đại hội ở chính quyền địa phương nên công việc cũng nhàn”.
Tôi nhìn đống đĩa và tính nếu làm ăn được thì mình làm cái công việc lành mạnh này kể cũng không tồi.
Tôi ôm hộp đĩa vào khu chợ điện tử mới, làm ăn buôn bán là phải biết quan sát khách hàng, nếu gặp vị nào cứ nhìn mình chằm chằm rồi lượn qua lượn lại đầy tâm trạng thì lập tức phải ân cần hỏi ngay: “Mua đĩa ѕєχ phải không?”. Họ sẽ nhìn bạn hết sức ngạc nhiên rồi làm ra vẻ bạn vừa xỉ nhục họ, sau đó sẽ hỏi lại đầy khinh bỉ: “Bao nhiêu một đĩa?”. Bạn báo giá xong đừng quên tiện thể nói với họ: “Anh là nghệ sĩ phải không ạ? Nhìn anh là em biết ngay, anh mua đĩa này chắc chắn là để nghiên cứu sâu hơn về con người trên phương diện nghệ thuật chứ không phải như mục đích mua đĩa của những người dung tục khác.” Khách chỉ còn biết há hốc mồm, tròn xoe mắt mà nhìn bạn, ngạc nhiên vì thằng nhãi bán đĩa lậu mà có con mắt nhìn người tinh tường ghê. Bạn cũng đừng vì mấy câu khen ngợi đó mà ngủ quên trong chiến thắng, phải tranh thủ giới thiệu thêm nhiều đĩa có giá trị nghệ thuật và giá trị nghiên cứu sâu sắc khác nữa.
Khách trả tiền xong đừng quên nói với theo để anh ta giới thiệu bạn bè đến mua đĩa về nghiên cứu. Cũng đừng quên vẫy tay chào khách thật lịch thiệp, đợi khách khuất bóng ở góc đường thì hãy khạc miếng đờm đã giữ trong cổ họng nãy giờ ra.
Tôi lượn mấy vòng trên phố và bán được khá nhiều đĩa, tự thấy sung sướng khi nghĩ đến vẻ mặt của Tứ Mao sẽ vui thế nào khi biết tôi bán được nhiều đĩa như thế.
Bỗng tôi nghe thấy có tiếng còi, thấy các đồng nghiệp của tôi cuống cuồng thu dọn đĩa mặt mũi đầy lo lắng, tiếng còi vẫn réo lên, họ ôm đĩa chạy tán loạn, một thím lúc chạy qua phía tôi gào lên: “Không chạy nhanh đi, cảnh sát đến kia kìa!”.
Cảnh sát ập đến bằng tốc độ tên lửa. Có câu không nên dồn người ta đến bước đường cùng, có nghĩa là kẻ nào còn sức chống cự, có νũ кнí trong tay thì không nên dồn đến cùng nhưng nếu gặp những kẻ tay không νũ кнí, không có sức chiến đấu thì có thể rượt đuổi.
Tôi chạy đằng trước cảnh sát, phố đông người quá tôi bèn quẹo vào ngõ nhỏ, trên phố rất nhiều người đang chạy, tôi tin là các chú không chú ý đến tôi. Lại chạy vòng vèo thêm mấy cái ngõ ngách nữa thì trước mặt hiện ra một cái ngõ cụt bẩn thỉu. Tôi ngoái cổ lại nhìn không thấy ai đuổi theo cả, tôi thở phào đứng trong ngõ thò cổ ra ngó, chẳng thấy bóng dáng chú cảnh sát nào.
Bị họ càn quét cho một trận là mất đường làm ăn, tôi ôm cái hộp đĩa định đi đến chỗ Tứ Mao, vừa ra đến đầu ngõ, bỗng cánh cửa sổ một nhà trên gác hai mở toang ra, tiếp đó là một chai rượu bay vèo vào chân tôi, tí nữa thì trúng ngay phải đầu.
Tôi thót tim, chẳng hiểu người đâu mà ý thức kém thế chứ, ném rác lung tung.
Vừa mở mồm định cho một bài thì tôi thấy từ trên cửa sổ thò ra một cái đầu đàn ông, chúc xuống dưới, tiếp đó là giọng chanh chua của một người phụ nữ vang lên: “Anh nói đi, anh và con hồ li tinh ấy có quan hệ thế nào?” Tôi thấy chị ta đang túm cổ ấn anh kia xuống.
Anh kia phân bua: “Tôi với cô ta chỉ là quan hệ bạn bè xã giao thôi.”
Nếu tôi mà đang ở trên đó tôi sẽ rỉ tai cô kia rằng: “Sự thật là họ lăng nhăng với nhau lâu rồi, chị đang bị lừa đấy, loại đàn ông dối trá đấy chị mà không làm ầm lên thì anh ta không sợ đâu”. Tiếp đó, tôi lại rỉ tai anh chồng: “Loại đàn bà hung ác ấy anh còn cần gì chị ta nữa chứ, nếu là đàn ông thì anh hãy vùng dậy cho chị ta vài cái bạt tai đi!”.
Thật tiếc, tôi lại đang đứng bên dưới, tâm trạng như lửa đốt.
Cũng may là họ không làm tôi thất vọng, tôi nghe thấy tiếng cãi cọ dữ dội trên tầng hai cộng với tiếng ném đồ đạc, họ càng đánh càng tiến sâu vào trong nhà! Tôi cũng lùi dần ra phía sau rồi tìm một chỗ cao kiễng chân lên, ở đó có thể nhìn rõ hơn một chút.
Bà vợ ra một đòn chí mạng về phía ông chồng, một đòn phải nói là trời giáng, nhìn như sắp táng vào người ông chồng đến nơi rồi nhưng rất tiếc ông ta đã né được.
Ông này Ϧóþ cổ bà vợ, động tác như thể thần trảo ςướק mệnh bấy lâu vắng bóng giang hồ, tiếc là cũng chưa được kịch tính cho lắm, giá mà có màn móc mắt chắc hẳn hiệu quả hơn nhiều.
Khán giả càng lúc càng đông, tuy vậy kỹ thuật tấn công của hai vị trên lầu không được chuyên nghiệp nên làm người xem thất vọng hết lần này đến lần khác. Mỗi cú đánh trượt lại đi kèm một loạt tiếng thở dài thất vọng của khán giả.
Lẽ ra, họ nên học mẹ tôi khoản này mới đúng, ở nhà mẹ tôi đánh bố tôi chưa bao giờ xuất hai chiêu mà không trúng phát nào, thật ra cũng có vô khối lần đánh trượt nhưng những đòn đó chỉ là lấy đà thôi vì cú tiếp theo mới gọi là kinh khủng.
Cuối cùng, bà vợ cũng tát được vào mặt ông chồng đánh bốp một cái, một tiếng kêu chí tử vang lên.
Có người nói: “Đòn này nếu đánh cao hơn một chút đúng vào mang tai thì còn đã hơn nhiều.”
Quá tuyệt, lời nhận xét thật là chuyên nghiệp, tôi tò mò ngẩng lên tìm chủ nhân, hóa ra là một cảnh sát.
Và tôi phát hiện ra xung quanh vị trí lí tưởng tôi chọn đứng đã có rất đông người.
Đáng sợ hơn cả họ toàn là cảnh sát.
Tôi sợ quá vội ôm cái hộp lẩn trốn đám cảnh sát, đúng lúc này thì hai nhân vật đang ầm ĩ trên tầng bỗng dưng im bặt, khiến những cảnh sát chuyển hướng sang tôi.
“Này, thằng oắt con, đứng lại, mày đang làm gì đấy?” Một tên cảnh sát mặt non choẹt nhìn tôi chằm chằm.
“Tôi đi giao hàng.” Tôi trả lời tỉnh bơ, trong lúc nói dối điều cốt yếu là phải giữ được thái độ điềm tĩnh. Tôi đang cười thầm sung sướng, đối phó với tên cảnh sát trẻ này thật đơn giản, chuyện nhỏ như cái móng chân.
Tôi ôm cái hộp giấy đang định đi thì đáy cái hộp phản chủ tự nhiên bục ra, cả đống đĩa rơi tung toé trên mặt đất. Xung quanh toàn cảnh sát nam mà đĩa thì đa số là đĩa ѕєχ nên họ tập trung hết vào đống đĩa vương vãi trên mặt đất.
Tên cảnh sát trẻ tóm lấy tôi, những chú cảnh sát đứng cạnh đều rất phấn chấn, vậy là ngày mai trong báo cáo của đội cảnh sát lại có thêm một dòng tin nữa, “cuộc chiến chống văn hóa phẩm đồi truỵ đã gặt hái được thắng lợi bước đầu, hiện đã bắt được một tên.”
“Tiểu Lưu! Tiểu Lưu!” Tôi nghe thấy giọng một cảnh sát trung tuổi gọi một người trong số họ, xem ra ông này là sếp của bọn họ.
“Có tôi.” Một giọng nữ trong trẻo cất lên.
Nữ cảnh sát bước lại, cô có mái tóc ngắn, khuôn mặt thanh tú, làn da mịn màng, tôi nghĩ cô này mà cười chắc phải xinh lắm, cô ta lại dùng thái độ lạnh tanh nhìn tôi.
“Tiểu Lưu, giải cậu ta về đồn.” Ông cảnh sát trung niên ra lệnh.
“Tuân lệnh!” Nữ cảnh sát đáp.
“Đừng quên mang theo tang vật.” Vị cảnh sát trung niên nhắc nhở.
Tôi nhớ chú Sáu từng dặn tôi rằng đối phó với cảnh sát không có gì khó cả, trong nghề cảnh sát có một quy luật: “Đánh rồi không thể rút tay, chửi rồi không thể rút lời”, chỉ cần ép được họ ra đòn là ổn.
Nhưng chiêu của chú Sáu không áp dụng trong hoàn cảnh này được, chú Sáu bảo phải để họ đánh người nơi công cộng nhưng ở cái ngõ cụt không người này thì kẻ lỡ tay, lỡ miệng là tôi chứ không phải họ.
Tôi nhặt những cái đĩa vương vãi lên, những cảnh sát khác tiếp tục đi làm nhiệm vụ, đi thu hoạch thêm những chiến công lừng lẫy hơn nên chỉ còn lại tôi và nữ cảnh sát Tiểu Lưu.
Tôi ôm hộp đĩa đi trước, vị cảnh sát này đi ngay sau lưng tôi, lúc này tôi có hai phương án, một là co giò bỏ chạy, nhưng tay đang ôm hộp đĩa thế này tôi sẽ không thể chạy nhanh vì sợ không chừng cái hộp lại bục đáy lần nữa, thế nên tôi chọn cho mình phương án hai.
Tôi bắt đầu khóc thút thít, sau đó những giọt nước mắt rơi lộp bộp xuống, khóc chẳng có gì khó cả, mẹ tôi vẫn bảo: “Cứ nghĩ về một việc gì đó thật đau lòng, thật bi thương là khóc được ngay.”
Lúc chín tuổi tôi đã gặp phải một bi kịch hết sức thương tâm, hôm ấy sinh nhật tôi, bố vào tiệm bánh nướng trong thị trấn mua cho tôi một cái bánh nướng rất ngon, lúc tôi đang cầm trong tay vừa ăn vừa lấy làm tự hào lắm thì con chó ác ôn từ đâu nhảy xổ vào rồi ςướק lấy cái bánh của tôi. Từ đó đến nay mỗi lần nghĩ đến chuyện này tôi vẫn thấy xót xa lắm.
Tôi khóc ngày càng to, nữ cảnh sát bắt đầu thấy ngạc nhiên bèn hỏi: “Cậu sao thế?”. Nước mắt tôi tuôn như suối, chị ta dừng bước, tôi bắt đầu mở to âm lượng giống như vặn nút âm thanh ở cái đài.
Chị ta tiếp tục hỏi tôi: “Có vấn đề gì vậy?”
Tôi không trả lời, cứ khóc váng lên, bắt đầu có khán giả vây quanh, tôi nghe có một bà than thở: “Cảnh sát bây giờ càng ngày càng bạo ngược, nhìn thằng nhỏ tội nghiệp quá!”.
Lúc đầu chị ta vờ như không để ý gì, nếu tôi là chị ta tôi sẽ đến vỗ vai bà nọ mà rằng: “Bà còn ngây thơ lắm.”
“Chị ơi!” Tôi gọi chị ta.
Tôi đắn đo mãi mới chọn được cách xưng hô này, phụ nữ là chúa để ý mấy chuyện xưng hô, nếu như gọi chị ta là đồng chí cảnh sát thì mang nhiều ý nghĩa trách nhiệm và trịch thượng quá cho nên khó đề cập chuyện tình cảm. Nếu gọi là em thì coi thường chị ta quá, vì vừa mới gặp lần đầu.
Tôi vừa thút thít vừa phân bua: “Chị ơi em sai rồi, chị tha cho em lần này đi!”.
“Biết sai thì lần sau không được tái phạm nữa đấy.” Chị ta bắt đầu trấn tĩnh lại nhưng tôi biết tỏng chị ta đang bị lung lay.
“Lát nữa về sở cảnh sát tôi ghi chép lại sự việc rồi thả cậu ra chứ không nhốt đâu.” Chị ta giải thích.
Cùng chị ta về sở cảnh sát ư? Thế tài sản của tôi làm sao mà giữ lại được?
Người xem càng ngày càng đông nên tôi nhân tiện vừa khóc vừa kể cho mọi người nghe một câu chuyện.
Có một cậu bé cuộc đời rất đáng thương, từ nhỏ đã bị bố mẹ bỏ rơi, ngày ngày xin ăn ngoài phố, có khi chẳng xin được gì, cậu đành bới trong thùng rác những thứ người ta ăn thừa để ăn cho qua bữa. Một hôm, cậu tìm được một khúc xương con chó ăn thừa để lại, cậu cứ nghĩ con chó đã vứt đi rồi nên mới nhặt lấy, cậu đâu ngờ đó là miếng sườn xào còn có thể ăn được, kết quả là bị con chó cắn xé thương tích đầy mình. Cậu bé đó chính là tôi.
Đêm đến tôi nằm co quắp ở góc phố, sờ lên bả vai bị chó cắn, chỗ ấy hãy còn rất đau, khi trở mình, chẳng may động vào chỗ bị thương, đau đến chảy nước mắt. Tôi ngước nhìn ánh điện đường, những con côn trùng đang múa lượn, tuyết rơi, những đêm thế này thường có tuyết, bởi vì tôi sẽ giống cô bé bán diêm, sẽ ૮ɦếƭ đi trong đêm tuyết lạnh, vào lúc tôi cảm nhận được mình đang dần ra đi thì tôi nhìn thấy một khuôn mặt phúc hậu, một bàn tay ấm áp đỡ lấy mình.
Tôi được dì đưa về nhà, bà làm nghề nhặt rác kiếm sống, chúng tôi tuy rất nghèo nhưng thật hạnh phúc. Tôi ngày càng khôn lớn trưởng thành, những ngày khổ cực của dì cháu tôi sắp kết thúc, tôi sắp đền đáp được công ơn dì. Tiếc thay dì tôi…
Tôi liếc mắt nhìn trộm xung quanh, mọi người đều đang rất hồi hộp, không ai dám cất lời.
Tôi dừng lại một chút, cố làm nước mắt tuôn ra và lại tiếp tục câu chuyện: “Tiếc thay dì em lâm bệnh nặng, phải dùng đến rất nhiều tiền, em chẳng còn cách nào khác đành đi bán đĩa, chỗ đĩa này em lấy mà chưa trả tiền, nếu chị giữ lại thì dì em…”
Tôi gào khóc đến thê thảm, câu chuyện này năm nay tôi đã kể 16 lần, mỗi lần đều có tiến bộ hơn, sức hấp dẫn ngày càng tăng, nước mắt là νũ кнí có hiệu quả lớn nhất.
Cũng tầm này năm ngoái, dì tôi mua về hai quả lê. Quả nhỏ cho tôi còn quả to cho thằng Tiểu Hổ con dì, nếu dì mà biết tôi đã thêu dệt nên câu chuyện và khóc dì như thế này chắc dì sẽ ân hận lắm vì đã bỏ công quan tâm đến tôi như vậy.
Tôi nhận ra mình đang lạc giữa một biển nước mắt, ôi, quen rồi, lần nào chả thế.
“Đáng thương quá, thật đáng thương!” Một bà nói và chìa cho tôi 10 tệ.
“Chị ơi chị tha cho em đi!” Tôi khẩn cầu chị cảnh sát.
“Đúng đấy, đúng đấy!” Khán giả đang ủng hộ tôi.
Nữ cảnh sát bắt đầu do dự, chắc chắn là bị ảnh hưởng bởi câu chuyện của tôi.
Tôi ngoác mồm, nhếch nhếch cái mép, và ՐêՈ Րỉ: “Dì ơi! Dì ơi!...”
Xem ra chị ta đang do dự lắm, không biết phải làm sao, tôi đành chuyển sang một cao trào mới.
Đang định bắt đầu thì chị ta ngăn tôi lại, rồi nói: “Đủ rồi, đừng khóc nữa, cầm cái hộp đĩa rồi đi đi!”.
Tôi chưa kịp phát huy hết tài năng nên hơi thất vọng, khán giả lũ lượt bỏ đi, tôi thì ở lại, vì vẫn muốn nói thêm vài lời.
Thấy tôi vẫn chưa đi, chị ta ngạc nhiên hỏi: “Sao vẫn đứng đây?”.
Tôi nói: “Chị thật là xinh đẹp, giống như chị họ em, làm cho các anh trong thị trấn mỗi lần nhìn thấy chị ấy là không bước nổi”.
Được tôi khen, chị ta ngại ngùng đỏ bừng cả mặt.
Mẹ vẫn nói với tôi, lúc cần nói dối thì hãy nói dối nhưng không cần thiết thì hãy nói thật, vì thế lần này là tôi nói thật.
Chị họ tôi được làm mối hơn 80 lần, trong đó 40 lần đối phương khi*p đảm mà chạy mất, hơn 40 lần khác đúng là họ không bước nổi, nhưng là do sợ quá.
Cuối cùng, chị tôi cũng có nơi có chốn, chị lấy một nhà khảo cổ học.
Anh rể đối xử với tôi rất tốt, hàng đêm anh ấy đi làm công tác khai quật mộ, kiếm được đồ gì bán được anh ấy lại mua cho tôi rất nhiều thứ.
Tôi nói với chị cảnh sát: “Chị ơi em đi đây!” Tôi cúi gập người chào chị.
Làm người phải biết phép lịch sự, tôi đi rồi chị ấy vẫn đứng trân trân nhìn theo, tôi nghĩ chắc chị đang thầm cầu chúc cho thằng bé bất hạnh mà có ý chí kiên cường này.
Tôi rẽ qua góc phố, bây giờ có thể yên tâm mà cười hỉ hả rồi, bỗng có người chặn tôi lại, tôi vội vàng cất ngay nụ cười đang trực rạng rỡ của mình, bộ mặt sầu bi lại bao phủ lấy tôi.
Tôi quan sát kỹ người này, đó là một người đàn ông thô kệch, khi nãy tôi kể chuyện anh ta cũng đứng trong số khán giả.
Anh ta nhìn tôi đầy vẻ cảm thông, vỗ vỗ vai tôi nói: “Người anh em đừng quá đau buồn, dì của cậu sẽ nhanh khỏi thôi, chúng tôi sẽ ủng hộ cậu.”
Tôi cúi đầu lí nhí: “Cảm ơn anh, cảm ơn anh nhiều!”.
Anh ta rút trong túi ra mấy tờ tiền, tôi nhẩm đếm dễ đến hơn 300 tệ.
Trời đất, lẽ nào anh ta không chỉ định ủng hộ tôi về mặt tinh thần, lại còn cho tôi tiền, mà là hơn 300 tệ ư?
Trước kia ở thị trấn tôi cũng đã lừa khá nhiều khách qua đường, lần nhiều nhất cũng chỉ được 15 tệ, đúng là thành phố lớn có khác, biết thế này tôi đã vào thành phố từ lâu rồi.
Anh ta dúi tiền vào tay tôi, tôi xúc động nhìn quý nhân.
Anh ta nói: “Anh quyết định mua thật nhiều đĩa cho em để em có thêm cơ hội kiếm tiền.”