Chín phút sau khi Morton gọi đến Danny thì ngôi nhà mật ở Foley nhận được lệnh khẩn, bản phô tô nhãn hiệu Đêm Hy Lạp và bức hình ghép lại. Lúc ấy đúng bốn giờ mười hai phút sáng ở Luân Đôn. Còn chưa đầy bốn ngày sẽ hết thời hạn Raza đưa ra.
Michelle ngồi trực phòng mật, còn Wolfie đi làm việc lúc nửa khuya.
Đèn trên máy fax bật sáng. Tướng Yertzin gởi tin cho biết quân "Biệt kích” của ông đã vào trong núi sâu, đã kiểm soát được nửa tá trại quân của Mujaheddin và không thấy dấu hiệu của Raza cũng như người của hắn. Thời tiết rất lạnh khiến cho công việc gặp nhiều khó khăn.
Sau đó, văn phòng của Đô đốc Burness fax đến báo cho biết việc liên lạc giữa vệ tinh với nhóm biệt kích đối phương bị gián đoạn vì trời đang nổi cơn bão tuyết. Vệ tinh thời tiết của cơ quan NSA bay trên Afghanistan tiên đoán cơn bão kéo dài hai mươi bốn giờ.
Finel tường trình những nhân viên câm đang tiếp tục theo dõi những kẻ hợp tác với Raza ở Nhật và Á châu. Chưa khám phá ra ai cả.
Cụ Gù gởi báo cáo viết tay cho biết những chuyên viên của ông đã cho biết thời gian những cuốn băng thu nằm trong khoảng thời gian từ mười cho đến mười bốn ngày mà thôi.
Michelle xếp tất cả những tờ báo cáo vào tập hồ sơ của Morton, cùng với những báo cáo khác của Interpol, của CIA, FBI và hai chục cơ quan cảnh sát khác.
Lệnh khẩn làm cho chuông trên máy fax reo vang khiến cho Wolfie đang nằm trong phòng ngủ đối diện với phòng mật giật mình thức dậy. Anh chạy sang vừa lúc tin chạy ra khỏi máy. Anh đọc tin, chửi thề nho nhỏ khi biết về Costas.
— Hãy giải quyết cho mau lên thôi - Michelle nói to, giọng chị thật bất thường. Đấy là phản ứng của chị khi nghe tin Costas ૮ɦếƭ.
Wolfie xóa tên của Morton và Danny trên lệnh khẩn đi, anh thay vào đấy hàng chữ đầu như trên những lời nhắn gửi đi các cơ quan : "Thượng cấp ở Tel Aviv." Rồi anh đánh lời nhắn vào máy vi tính cùng ảnh nhãn chai và tấm hình, rồi cho fax đến máy fax cá nhân của Fuller.
Máy để bên giường ngủ tại cơ quan của Fuller đóng ở tầng bảy của cơ quan New Scotland Yard. Lệnh phát ra đã đánh thức anh dậy liền khi mới thiu thiu ngủ sau một ngày làm việc suốt hai mươi bốn giờ liền.
Fuller vùng dậy, bật đèn lên. Ông đọc văn bản rồi nhìn vào bức ảnh lờ mờ ; thật khó mà phanh phui cho ra lắm. Ba mươi năm trong nghề cảnh sát đã dạy cho ông bài học là chỉ nhờ vào may mắn mới tìm cho ra được cái chai như thế này. Mặc dù Morton đã nhất quyết phải tìm cho người và hành lý, nhưng cái điệu phái người kiểm tra tất cả những hành khách đến Anh, thì việc tìm ra cái chai quả không phải dễ.
Tại các địa điểm nhập nội, nhân viên quan thuế đã rải khắp nơi. Nhiều người làm việc gấp đôi thời gian, một số đã mệt rã rời vì nhiệm vụ. Gay nhất là họ phải đương đầu với cảnh du khách bực tức vì nhiều biện pháp an ninh làm cho họ chậm trễ chuyến đi.
Vị trợ lý ủy viên An ninh Quốc gia nhìn lại bản tin thêm một lần nữa. Tin không nói gì đến việc chai sẽ được xách tay hết. Chai có thể được khách cất kín vào hành lý lắm chứ. Vào một ngày bình thường thôi, cũng có đến hai mươi bảy triệu thứ hàng hóa nhập vào Anh qua đường hàng không và đường thủy. Kiểm tra từng thứ như thế này sẽ gây phiền phức cho giới thương mại trong nước lắm. Công việc này phải có lệnh của cấp chính phủ mới dám làm những việc chưa hề xảy ra như thế này, đó là chưa kể đến phải có nhiều nhân viên kiểm soát giàu kinh nghiệm đế tiến hành một cuộc săn lùng như vậy. Đã có nhiều vị Bộ trưởng phản đối phương pháp an ninh gây phiền nhiễu như thế rồi.
Rồi sẽ có chuyện khó khăn đặt ra khi hàng chục triệu chai như thế bị tịch thu. Ngay cả khi huy động các nhà khoa học và các phòng thí nghiệm để kiểm tra các chai này, cũng phải mất hàng tuần mới làm xong. Đã có ý kiến đem chúng đốt hết đi. Nhưng phải đợi cho Bộ Môi trường xác nhận mức độ ô nhiễm có nguy hại không đã, rồi mới thi hành được. Giấy tờ xong xuôi cũng mất bốn ngày, hết thời gian hạn định của Raza.
Fuller lại xem kỹ văn bản. Ông rất nể phục tài năng của Morton. Nhưng việc báo động này là của ai đấy ở cơ quan Mossad. Ở đây có người thường suy đoán quá trớn. Bản tin cũng không nói gì đến việc chai có chứa vi rút bệnh than B.C. Mà cũng không có bằng chứng gì là chất này đang trên đường đến nước Anh.
Fuller gọi cô thư ký đang trực, đọc cho cô tóm tắt bức fax, với đầu đề : "Đề nghị thi hành". Sau khi cô đánh máy xong, ông ghép tờ phô tô cái nhãn chai vào rồi bảo cô ta mang tất cả đến cho vị sĩ quan cao cấp trực ở Trung tâm Hành quân Yard.
Vị sĩ quan cao cấp xem xong liền chuyển qua cho viên phụ tá. — Việc này sẽ làm phiền lòng nhiều người rồi đây - Vị thanh tra tiên đoán - Vì hải quan sẽ gây nhiều chuyện phiền toái mà chúng ta không đủ người để cùng họ duy trì trật tự công cộng.
— Ai không biết, chứ Fuller và tôi thì cứ mặc họ - Vị sĩ quan cao cấp nói - Cứ xem đây như lệnh phải thi hành thôi.
Vị thanh tra chuyển tờ giấy qua cho một trung sĩ để sao thành nhiều bản với tiêu đề in bằng chữ đậm màu đỏ :
"Scotland Yard : Lệnh Thi Hành”.
Những bản sao này cũng đồng thời được fax đến Bộ Nội vụ : Tổng hành dinh cơ quan Mật vụ đóng tại Tòa Thế kỷ bên kia sống đối diện với lâu đài Westminster ; Tổng hành dinh cơ quan M15 ở Marylebone ; đến mười bốn Tổng hành dinh Đội Hình sự Tự trị : đến sở Quan thuế ở Heathrow, phi trường mới của thành phố Gatwich và Luân Đôn tại Trung Tâm cùa vùng Docklands.
Những phi trường khác thuộc thủ đô, Luton và Stansted, sẽ nhận lệnh của những lực lượng cảnh sát của khu vực riêng : Bedforshire coi khu phi trường Luton, và cảnh sát ở Esѕєχ Constabulary coi khu vực phi trường Stansted.
Lệnh đến ban giám đốc phi trường Luton và được chuyển qua cho vị quản lý ban đêm. Đây là lần thứ ba vị quản lý này gánh chịu rất nhiều lời ta thán của hành khách vì họ bị Hải quan kiểm tra nghiêm ngặt quá.
Vị quản lý đã biết công việc này có liên quan đến bọn khủng bố. Nhưng công việc kiểm soát đã làm cho người ta cảm thấy quá đáng, đến nỗi không ai muốn trả lời câu hỏi của ông về chuyện chai lọ hết. Cơ quan Hải quan phi trường tịch thu chai lọ đã chất đầy cả phòng. Viên quản lý nhìn vào tờ lệnh. Ông thấy đây là việc ưu tiên hàng đầu. Ông bèn nhớ đến chuyến bay cuối cùng thuộc phiên trực của ông, chuyến Britania 16 cất cánh từ Athens.
Chiếc máy bay bị trục trặc máy móc đã hạ xuống Frankfurt, nên trễ mất bốn giờ. Ông quản lý nghĩ chắc thế nào cũng có trên hai trăm hành khách mỏi mệt, giận dữ đến Hải quan. Nếu lục soát chai lọ chắc thế nào cũng làm cho họ lâu thêm, và chắc chắn là sẽ khiến chọ họ phàn nàn thêm nữa. Ông để các tờ lệnh vào đống giấy tờ của quản lý trong ngày. Ông đã quyết định phải làm gì rồi.
Trong phòng khách đến cửa phi trường, nhân viên Hải quan đã nhìn kỹ từng hành khách trên chuyến bay mười sáu. Tâm trạng phổ biến của nhân viên Hải quan là muốn tránh khỏi thái độ thù nghịch của khách, họ phải hết sức thận trọng trong việc tịch thu các chai lọ của khách.
Ở dưới căn phòng chứa đồ tịch thu âm u, những ca làm ban đêm thường do người châu Á hay Ả Rập đảm nhiệm, vì chỉ có những người này mới muốn làm việc cả đêm để được lãnh thêm lương.
Một người trong số này là Saleem Arish. Trong thời gian một năm trời làm việc ở đây, y nhận thấy rằng y có thể thu nhập thêm bằng cách ăn cắp. Y rất thành thạo ngón ăn cắp đồ đạc rồi thu giấu trong người. Y đã tìm được thị trường để bán những thứ này, đó là trong giới buôn lậu ngày càng gia tăng ở Luân Đôn.
Sáu tháng trước đây, một người môi giới đã giới thiệu y với một người đàn ông mà y chỉ biết tên là Effendi. Hắn đã hỏi Arish rất cặn kẽ những thứ dễ ăn cắp nhất, rồi hắn hứa trả cho y một trăm bảng Anh hàng tuần để y điện thoại cho hắn hàng ngày trước khi đi làm trong trường hợp Effendi muốn ăn cắp thứ gì.
Suốt mấy tháng trời, Arish lãnh lương mà không làm gì hết. Thế rồi một tuần trước Effendi yêu cầu y ăn cắp một chai nước hoa Pháp, rồi giao cho người môi giới ở bãi đỗ xe trên xa lộ M1 đến Luton.
Nhờ việc này, y được nhận thêm một trăm bảng nữa. Y làm thêm hai lần nữa và cũng được trả thêm số tiền như thế.
Anh bạn Ả Rập của y có cơ thể dị dạng, mặt mày sưng phồng với sống mũi vặn vẹo. Tuy nhiên hắn lại nói năng rất dịu dàng, có văn hóa. Arish không cần lưu tâm đến anh chàng này, cũng như không cần biết tại sao Effendi lại trả cho y một số tiền khá cao như vậy để lấy mấy chai nước hoa mà hắn có thể mua rất dễ dàng trong bất cứ nhà hàng nào.
Đêm qua khi y gọi đến thì Effendi nói hắn sẽ trả cho y hai trăm bảng để lấy một trong ba chai nước hoa mà hắn chắc là đã nằm trong số chai lọ bị tịch thu trên chuyến bay Britannia 16.
Effendi cẩn thận miêu tả cho y nhớ hình dáng đặc biệt cùa chai và bảo Arish nhắc lại nhiều lần tên trên nhãn chai : Đêm Hy Lạp. Khi đến làm việc, Arish đã tình nguyện vác những cần xé hàng bị sung công. Đây là công việc quá nhọc nhằn nên chẳng ai muốn làm.
*
**
Vừa đến phòng Hải quan, cơn giận của Bill Hardman vì chuyến bay đến trễ này lại biến thành nỗi kinh ngạc khi anh được hướng dẫn vào một phòng kiểm soát nhỏ. Fiona chắc đang lo lắng không biết anh ở đâu. Nàng chưa hề quen cảnh máy bay thay đổi bất ngờ như thế này bao giờ. Càng ra khỏi cảnh chậm trễ này nhanh chừng nào tốt chừng ấy. Một nhân viên Hải quan đứng tuổi đang đứng bên cạnh môt dãy giỏ bằng dây thép ở trước một vành đai di động chuyên chở hàng hóa để kiểm soát. Bill cười chào ông ta.
— Lần đầu tiên tôi bị chặn lại đây.
— Không phải chận lại hết, thưa ngài. Cứ hai người tôi kiểm soát một mà thôi.
Người nhân viên yêu cầu Bill mở hành lý để trên bàn. Bill làm theo. Ông ta thành thạo đưa tay lần trên những lớp áo quần sắp xếp ngay ngắn.
— Ngài tự thu xếp áo quần hay sao ?
— Vâng.
— Chắc là ngài có vợ rồi. Chỉ có bà nội tướng mới dạy cho ngài làm công việc như thế này được.
— Chuyện này có vẻ bất thường quá, phải không ? - Bill hỏi.
Viên sĩ quan nhìn anh.
— Chúng ta đang sống trong thời đại bất thường mà, thưa ngài. Chuyện bọn chó đẻ ở Nam Phi và những khách sạn bị đánh sập đã chứng minh cho chúng ta thấy đấy.
Bill có vẻ kinh ngạc: — Xin lỗi ông, tôi không biết ông muốn nói gì. Từ ba ngày nay tôi không đọc báo.
Người sĩ quan nói cho anh biết chuyện xảy ra ở Trekfontein và những vụ nổ bom ở khách sạn.
— Lạy Chúa, bây giờ tôi mới vỡ lẽ. Xin ngài cứ lục đi.
Người sĩ quan mỉm cười ; Được một hành khách thông cảm cho, quả thật là một điều quý hóa vô cùng.
— Vậy xin ngài cho phép tôi xem qua va li, rồi ngài đi thôi.
Bill mở va li ra. Người sĩ quan lấy ra ba chai Đêm Hy Lạp rồi nhìn Bill.
— Tôi phải giữ lại ba chai này, thưa ngài. Trước hết là ngài sẽ được bồi hoàn tiền lại, và chúng tôi sẽ tịch thu hết mấy chai này. Vì số chai này có liên quan đến những việc vừa xảy ra.
Suốt những năm xuôi ngược trên thế giới, Bill đã biết rõ bằng cách duy nhất giải quyết vấn đề với nhân viên hải quan là giữ lễ phép với họ, nói thật với họ. Cho nên anh đã kể lại tường tận việc anh có mấy chai nước hoa này. Bill năn nỉ :
— Ông cho tôi giữ lại một chai. Nếu không vợ tôi sẽ không tin chuyện tôi đem nước hoa về biếu gia đình.
Người sĩ quan lấy lên một chai. Nút chai chưa mở vẫn còn y nguyên.
— Ông chắc chắn là không ai biết chứ - Thưa ông ?
Bill gật đầu.
— Hoàn toàn không ai biết đâu, thưa ông. Chỉ cho tôi giữ một chai để biếu vợ tôi mà thôi.
VỊ sĩ quan nhún vai. Ý nghĩ tịch thu chai lọ có lẽ là sáng kiến của ai đó trong Nhà Trắng. Mục đích làm gì đây nhỉ ? Lại có lời đồn là chai lọ sẽ đem đốt hủy hết không cho mở nút ra nữa. Đúng là kiểu chơi của Nhà Trắng.
Viên sĩ quan bèn quyết định : — Thôi được, để lại cho ông một chai thôi.
Ông ta đưa cho Bill một chai, rồi để hai chai kia vào chiếc giỏ. Trong lúc Bill đóng va li lại, viên sĩ quan viết trên cuốn sổ phiếu có hai chai Đêm Hy Lạp tịch thu trên chuyến bay Britannia 16. Ông xé tờ phiếu ở trên rồi để vào trên hai chai trên giỏ. Khi Bill bước ra khỏi phòng, người nhân viên để cái giỏ lên đai quay chở hàng.
Trong phòng tịch thu, Arish chuyển những giỏ ở trên đai quay xuống, rồi chất nào là rượu mạnh, rượu vang và nước hoa vào một xe đẩy. Hai chai Đêm Hy Lạp nhét vào giữa một chai rượu Gin và một chai uýtki và nhiều chai rượu khác chất quanh lên trên. Sau khi đã quan sát không có ai thấy, Arish nhanh nhẹn bỏ hai chai vào túi. Nhưng y không thấy chai thứ ba.
Y nhìn vào phiếu ghi. Chỉ tịch thu có hai chai. Effendi chắc đã lầm khi anh ta nói có ba chai. Arish bỏ vào túi tờ phiếu ghi rồi đẩy xe đi. Y đẩy xe đến tận cuối phòng. Hai người dỡ hàng bèn lấy chai lọ chất lên kệ. Họ chất theo loại, thấy số chai đúng với số ghi trong phiếu.
Khi hết phiên, Arish bước ra khỏi phòng quan thuế !
Bốn mươi phút sau, y lái xe đến bãi xe ở M1, và ngồi đợi trong xe. Mười phút sau, người Ả Rập gõ vào cửa xe. Trong tay hắn có một phong bì.
— Anh đã lấy ra ba chai nước hoa cho tôi ? - Faruk Kadumi nói : - Đây là tiền của anh.
— Chỉ có hai chai thôi - Arish phân trần - Chắc là hải quan đã làm mất chai kia rồi.
Y chìa cái phiếu ghi ra. — Đây ông xem thì biết.
Faruk Kadumi đọc tờ phiếu ghi rồi hắn nhét vào túi. Hắn nói :
— Đưa cho tôi hai chai. Tôi vẫn trả đủ cho anh ba chai.
Việc trao đổi thế là xong xuôi. Faruk Kadumi cứ nhìn vào trong xe. Khẩu súng Browning có gắn ống hãm thanh nằm trong túi áo hắn. Đã đến lúc phải Gi*t tên ăn cắp vặt khốn khổ này rồi. Gi*t ra sao và Gi*t ở đâu, Raza đã giao quyền cho hắn. Chỉ có việc là phải Gi*t mà thôi, phải do hắn Gi*t chứ không giao cho ai hết. Faruk Kadumi không mấy lo lắng về chuyện xe cộ qua lại ở đây. Chỉ cần một phát là đủ.
Nhưng bỗng lương tâm của một thầy thuốc lâu nay vốn tiềm tàng trong người hắn bừng lên, làm cho hắn ngần ngại không dám tự thân đóng vai một kẻ sát nhân khát máu. Hắn suy tính không biết có nên gọi Effendi để nói với hắn tính kế Gi*t tên ăn cắp này ? Nhưng làm như thế lại rất nguy hiểm. Effendi là đại diện cho tập đoàn tu sĩ Hồi giáo tại nước Anh, là người đã được nhà lãnh đạo Hồi giáo Muzwaz cử làm người môi giới của Raza mà. Hắn sẽ kiểm tra xem Raza đã thi hành mệnh lệnh chưa. Và khi Raza biết Faruk Kadumi không thi hành lệnh hắn, thì mạng sống cùa ông ta chắc khó bề thoát khỏi.
Ông ta cứ nhìn chằm chằm thằng khùng đang toét miệng cười kia. Thế rồi bỗng ông ta quay người bỏ đi đến chiếc xe của mình.
*
**
Nancy ngủ say sưa trên máy bay từ Athens về New York. Còn một giờ nữa trước khi máy bay hạ cánh xuống phi trường Kennedy, tiếp viên thông báo nhắc nhở hành khách điền vào biểu mẫu kê khai Thuế quan H.K, lời thông báo đã đánh thức nàng dậy.
Nancy đã để tờ biểu mẫu trong cái túi đựng quà xách tay, cùng với hai chai Đêm Hy Lạp. Kiểm tra lại hàng hóa đã được gói ghém cẩn thận, nàng thấy số hàng đã quá giới hạn mang theo trên tờ biểu mẫu. Bà già ngồi bên cạnh nàng bèn góp ý :
— Này cưng, cứ mở ra một hay hai món quà đi. Nói với nhân viên Quan Thuế là mình đang dùng mà. Rồi cô sẽ gói lại thôi.
Nancy cười cám ơn bà ta. Bà già nhìn vào túi xách của nàng.
— Mấy chai nước hoa có vẻ đắt tiền nhỉ. Mở hết ra đi.
Nancy phân trần nàng phải tuân thủ những điều kiện đã giao kết với những người bán hàng. Bà già cười âu yếm nói :
— Cưng ơi ! Ở Athens người ta nói gì thì nói, chứ ở đây, tôi cam đoan với cô là sẽ không có chuyện yêu cầu không mở nút chai khi qua Hải quan HK đâu. Tôi biết rõ quá mà. Người chồng quá cố của tôi là một thanh tra hải quan mà. Lạy Chúa ban ơn cho ông ấy. Cô cứ mở chai ra đi.
Nancy lấy ra một chai, nàng vào toa lét rửa ráy. Rồi nàng mở nút chai ra, thoa nước hoa vào gáy, vào sau hai tai. Mùi nước hoa nặng hơn mùi ở chai mẫu nàng đã xức ở Công trường Hiến pháp.
Đến phi trường Kennedy, một viên thanh tra hải quan ký vào tờ biểu mẫu của Nancy mà không cần kiểm tra hành lý.
Ông ta tử tế nhìn nàng, hỏi nàng có khỏe không. Nàng gật đầu cười với ông. Nhưng thực ra thì nàng bỗng cảm thấy rất mệt. Da sau cổ, sau tai bắt đầu ngứa ngáy. Chắc là do nước hoa rồi. Chắc nàng sẽ không dùng lại đâu.
Vali một tay, túi xách đựng quà một tay, nàng bước ra khỏi Hải quan, đi băng qua phòng đưa đón để đi taxi về New York.
*
**
Muktar Sayeed đã đứng đợi nhiều giờ rồi, luôn luôn so sánh những khuôn mặt phụ nữ hiện ra với khuôn mặt người đàn bà chụp cùng Nadine trong bức fax gởi từ Athens đến.
Nadine vẫn không thay đổi chút nào kể từ những tuần lễ hắn cùng chị học chiến đấu để Gi*t người trong trại huấn luyện. Nhưng thay vì tham gia cùng những cảm tử quân khác tấn công vào đất Israel, thì hắn lại được gởi qua Hoa Kỳ để làm việc cho Rachid Harmoos.
Bước đầu hắn làm tài xế trong công ty xe taxi Day Nite của Harmoos. Sau đó hắn chuyển sang làm liên lạc viên, hắn đi khắp vùng để chuyển giao và thu thập tin tức, hàng hóa nào tối quan trọng không thể gọi qua điện thoại hay gửi qua đường bưu điện được.
Mấy tuần trước đây, hắn được phái tới San Francisco để Gi*t một người. Tên phụ tá thứ nhất của Harmoos, không chịu trả tiền mua Mα túч. Muktar đáp chuyến máy bay buổi sáng đi từ New York, đáp xe vào thành phố, đâm ૮ɦếƭ gã đàn ông, rồi bay về vào chuyến bay buổi chiều.
Bây giờ Muktar đang đứng trong phòng đưa đón khách để tìm cách ăn cắp cái túi xách của một phụ nữ đang đi trước mặt hắn mấy thước. Hắn đã trông thấy nàng ngay từ lúc nàng mới ra khỏi phòng Hải quan. Đi từng bước dài, vững vàng, cái mũ đen chụp chặt trên đầu, áo gió kéo dây kéo lên tận cổ ; Muktar để thõng hai tay hai bên. Cặp mắt hắn thăm dò khoảng cách và nhìn quanh để khi ra tay là thành công liền.
Khi mới bước vào, hắn thấy có một nhân viên an ninh đang đứng nơi các cánh cửa tự động. Bây giờ gã ta đã biến đi đâu rồi. Một dòng hành khách tuôn về phía dãy taxi đậu. Chỉ có một số ít người cùng với nàng, đi về phía cửa ra xe lớn. Hầu hết họ đều già cả rồi. Không có vấn đề gì khó khăn. Hắn bắt đầu sải bước, hai tay nắm lại, rồi thả ra.
Khi Nancy bước qua cửa, ra lề đường, thì chiếc xe lớn cũng vừa đậu lại. Bỗng nàng cảm thấy có ai đấm mạnh sau lưng, cú đấm làm cho nàng bổ nhào tới, nằm lăn xuống lề đường. Cái túi xách trượt khỏi tay Nancy. Nàng thấy một gã đàn ông nắm cái túi xách quà tặng của nàng bỏ chạy. Hắn chạy quanh sau chiếc xe rồi mất dạng. Có người la lên. Một cụ già cúi xuống, cố giúp nàng đứng lên. Ông ta cứ nói mãi một câu.
— Hắn không lấy va li của cô. Cô không mất. Hắn không lấy va li.
Nhiều người xúm lại, bàn nhau có nên chở nàng đi nhà thương không. Một người bảo vệ từ trong phòng đưa đón bước ra, đến bên nàng.
— Cô bình an chứ, thưa cô ?
Nancy gật đầu. Nàng không thích ồn ào. Nàng chỉ muốn về nhà để ngủ một giấc. Nàng vẫn mệt mỏi và ngứa ngáy khó chịu. Người bảo vệ giúp Nancy đứng dậy. Khi nghe nàng trình bày những gì vừa xảy ra, anh ta bèn nói vào điện thoại di động.
— Theo cô gái cho biết chắc thằng ấy là da đen, hắn đi bộ.
Một nhân viên trong Ban liên hệ Hải quan hàng không bước đến bên cạnh anh bảo vệ. Anh ta nhìn Nancy. Nàng đang gãi mạnh lên da thịt. Anh nhân viên tỏ ra có thiện cảm với nàng. Anh nói :
— Nhiều người đi máy bay lâu như thế thường bị chứng da khô. Về nhà tắm mát thì sẽ khỏi ngay thôi. Để cho nhanh, tôi xin được chở cô về nhà.
Nancy cười cám ơn. Nàng thấy mệt rã rời, lạnh và nhớp nháp trong người. Khi chiếc xe của anh nhân viên Thuế quan vào địa phận Manhattan, thì Nancy lại càng cảm thấy quá mệt mỏi. Ê ẩm sau lưng chắc là do cú đấm, nhưng nàng còn cảm thấy những triệu chứng khác như đau đầu, sốt, đang phát ra mạnh.
Khi chiếc xe thả nàng xuống số 510 đại lộ Park, thì những triệu chứng trên lại càng nặng hơn.
Băng qua tiền sảnh, Nancy cảm thấy người nóng ran, đuối sức và khi thang máy lên đến tầng thứ mười bốn, thì nàng đã run cầm cập. Nàng khó khăn lắm mới mở được cửa căn phòng và lôi va li vào trong và phải gắng hết sức mới đóng cửa lại được.
Cặp mắt nàng đã mờ đi khi cố gắng đọc tờ giấy ghi chép của bà chủ nhà nhét qua khe cửa, tờ giấy báo cho nàng biết bà ta có chuyện khẩn của gia đình ở California, phải về đấy ít ra là một tuần. Tờ giấy mới viết hôm qua.
Nancy bước lê vào phòng, đổ nhào người xuống giường. Nàng quá mệt không còn đủ sức để ϲởí áօ quần ra nữa.
*
**
Khi Muktar chạy khuất qua bên kia chiếc xe rồi, hắn bèn thủng thỉnh đi bộ, những người đuổi theo ở bên kia chiếc xe đều không thấy hắn. Hắn đã đậu chiếc xe Day Nite ở cuối dãy xe taxi, gần nơi đậu những chiếc xe hòm của phi trường. Khi hắn lái xe đi, không có tài xế nào ở đấy thèm liếc mắt nhìn hắn. Ở cổng phi trường có hai chiếc xe tuần tra. Nhân viên tuần tra trên xe chặn lại tất cả xe cộ ngoại trừ taxi. Một lính tuần tra vẫy tay cho hắn qua.
Ra đến công trường Connecticut Expressway, Muktar theo lối ra Sweetmont. Mười lăm phút sau, hắn bỏ xa lộ để rẽ vào con đường tư nhân, một tấm bảng khắc hàng chữ "Harmoos" cắm làm mốc ngay đầu đường.
Muktar lái xe suốt một dặm đường băng qua những cánh đồng cỏ, ngựa và bò đang thảnh thơi gặm cỏ, và qua những cánh đồng bắp đang mùa thu hoạch. Hắn lái qua những tòa nhà đầu tiên. Bên phía trái là một nhà trại, nhân viên làm việc trong trang trại sống ở đây. Có tất cả bốn mươi người, toàn người Ả Rập. Harmoos chỉ dùng người Ả Rập.
Qua khỏi nhà trại là một nhà hàng giải trí, nép mình dưới hàng cây. Bên ngoài cửa hàng, nhiều xe taxi đang đậu, cũng đều mang huy hiệu Day Nite màu xanh như trên các cánh cửa xe của Muktar vậy.
Hắn lái thêm nửa dặm đường nữa, qua những ruộng ngô rồi đến một trạm kiểm soát. Một người Ả Rập từ trong chòi canh bước ra, vẫy tay cho hắn qua rồi y lại bước vào. Bên hông y đeo một khẩu súng nhỏ.
Chạy thêm một phần tư dặm nữa, hiện ra một vành đai toàn loại cây tùng bao quanh tòa nhà. Muktar nghĩ đến một ngôi nhà độc nhất giống như ngôi nhà này, đó là Tòa Nhà Trắng Washington. Ngôi nhà của Harmoos cũng có hàng cột chạy trước mặt và có những chái nằm hai bên. Vườn tược và bãi cỏ trải ra theo hình tròn để rồi giáp vào một cánh cổng trước gồm hai cánh cửa khổng lồ. Có điều không giống Tòa Nhà Trắng là cửa sổ ở đây đều được gắn bằng những cánh cửa chớp bằng sắt.
Khi hắn đậu xe, Muktar thấy một màn cửa di động. Harmoos đã thấy hắn tới. Y đang đợi hắn trong thư phòng.
*
**
Bệnh tình của Nancy càng lúc càng nặng. Trên đó năm tầng, Matti đang ngồi bên cạnh Mirian trên chiếc đivăng, anh lắng nghe nàng miêu tả cảnh ૮ɦếƭ chóc diễn ra suốt ba ngày ở Trung tâm thành phố do những vụ đánh bom khách sạn gây ra. Chỉ được nghỉ giải lao từng chặp, còn ngoài ra nàng làm việc liên tục không nghỉ ngơi.
— Mười hai giờ đầu tiên thì thật quá tệ - Nàng kể - Thật giống một nhà xác. Người ta ૮ɦếƭ trước khi đưa lên bàn mổ.
Nàng đã mệt đứt hơi, người kiệt sức.
— Nguy kịch nhất là trẻ em. Em đã để ૮ɦếƭ một lượt ba đứa. Hai bé gái và một bé trai.
— Em làm hết sức mình rồi, Mirian à.
Nàng gục đầu lên vai anh, ngủ ngon lành. Anh ngồi yên một lát, lắng nghe hơi thở đều đặn của nàng. Rồi anh bế nàng vào giường. Nàng không nhúc nhích. Đóng cửa phòng ngủ lại, Matti bước sang phòng mật để kiểm tra lại tên tuổi của những người Ả Rập mà Morton đã gởi đến. Anh viết lập trình cho máy vi tính để tìm xem những liên hệ giữa họ với Rachid Harmoos.
*
**
Tiếng động duy nhất trong phòng vang lên là tiếng chiếc ghế xoay kêu ken két dưới sức nặng của Rachid Harmoos khi hắn trở người, chiếc ghế được đặc chế dành riêng cho hắn ngồi.
Hắn đưa mắt nhìn cái túi của Nancy ở trên bàn nằm giữa hắn và Muktar. Hai người đàn ông nữa ngồi trên ghế dựa bọc nệm hai bên Muktar, họ theo dõi từng ánh mắt của Harmoos.
— Anh có chắc là không có ai theo dõi anh không ?
— Chắc chắn lắm, thưa ông Harmoos - Muktar đáp.
Chiếc ghế lại phát ra tiếng kêu ken két khi Harmoos chồm người tới trước đưa tay lấy đồ đạc trong bao ra để trên bàn. Đồ đạc của Nancy chồng thành một đống nhỏ. Hắn lấy một món hàng nắm trong mấy ngón tay múp míp thịt, rồi hắn xé giấy bọc ra. Một con 乃úp bê nhỏ mặc y phục Hy Lạp cổ truyền.
— Khiếu thẩm mỹ của bọn Mỹ thật nghèo nàn - Hắn thở dài. Giọng hắn nhẹ nhàng so với cơ thể khổng lồ của hắn khiến cho người ta phải ngạc nhiên. Ngay cả bộ đồ đo cắt may thật khéo cũng không che kín được cơ thể phì nộn của hắn. Trên áo quần hắn, rất nhiều chỗ căng ra. Thịt bự trên hai má, trên cổ và những túi mỡ thụng dưới hai mắt.
— Nuri này, có cần theo dõi cái con này không ?
Harmoos nhìn anh chàng Ả Rập còn trẻ, anh chàng này có vẻ là một tay ςướק đường. Hắn đáp :
— Tôi đã kiểm tra đầy đủ rồi. Cô ta là giáo viên trung học. Cô ta không dính dáng gì đến những chuyện xảy ra ở Athens đâu khi bị mất cái túi xách. Tôi không lo gì về cô ta cả, ông Harmoos à.
— Tốt lắm, Nuri.
Harmoos vứt con 乃úp bê vào sọt rác để ở sau bàn. Hắn vẫn nhìn anh chàng phụ tá. Hắn lại thở dài rồi nói :
— Tất nhiên là chúng ta chẳng biết phải làm gì khi con này đã mở cái chai ra rồi, Nuri à. Giá mà thiên hạ làm theo những gì họ được dặn dò nhỉ !
Cả ba người đều nhìn Harmoos. Thế rồi với một động tác nhanh nhẹn, gọn ghẽ không ngờ, hắn lùa hết những món quà của Nancy vào thùng rác.
— Những thứ như thế này nhìn thêm gai mắt - Hắn lẩm bẩm nói. Hắn liếc nhìn quanh căn phòng làm việc ốp gỗ sồi của hắn. Hai bức tường đều kê kệ sách chất đầy cả sách hiếm về thế giới Hồi giáo. Trên những bức tường khác treo nhiều bức tranh nguyên bản của Matisse, Picasso và Turner.
Harmoos quay qua người đàn ông cao gầy ngồi bên trái Muktar. Mặt ông ta trông buồn bã. Cặp kính gọng đồi mồi dày cộm xệ xuống trên sống mũi. Ismail là một nhà hóa học Ai Cập được phái đi nghiên cứu học hỏi thêm một năm tại trường Đại học Quốc gia New York. Học phí và chi phí ăn ở do tập đoàn tu sĩ Hồi giáo đài thọ.
— Ông đã có đủ các thứ rồi chứ ?
— Đủ, thưa ông Harmoos. Nhưng tôi không thể bắt đầu được cho đến khi các chai đã hoàn toàn đông đặc. Phải cần năm giờ nữa mới đạt được nhiệt độ yêu cầu.
— Rất tốt, Ismail. Ông nhớ cho là vị lãnh đạo Hồi giáo tin tưởng vào ông đấy.
Ismail cười nhạt.
— Dù sao thì Đức Ông cũng không phải là nhà khoa học. Đây là một công việc hết sức tế nhị.
Harmoos nhìn ông ta, cười khoái trá.
— Bởi thế ông mới được chọn.
Hắn gãi tai, miệng vẫn cười toe toét, rồi hắn ngồi dựa ngửa người ra, hai tay đặt lên bụng. Hắn nhìn một tờ giấy ở trên bàn rồi ngồi yên trầm tư một hồi. Thế rồi hắn gật đầu, cái đầu thật bự, hắn nhìn mọi người. Mấy người đàn ông đều đứng dậy. Khi họ bước ra cửa, Harmoos ra dấu cho Nuri ở nán lại. Sau khi cửa đóng, Harmoos buồn bã lắc đầu.
— Cũng tội cho Muktar. Tôi thấy thích hắn rồi.
— Tôi đã suy nghĩ chọn được người thay hắn rồi - Nuri nói.
Harmoos lấy tờ giấy lên. Đó là lệnh của Raza buộc kẻ nào hoạt động ở phần ngoại vi sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ đều phải bị thủ tiêu ngay.
— Khi nào đây ? - Harmoos hỏi, hắn để tờ giấy xuống.
— Khi hắn ra khỏi đây - Nuri đáp - Xe hắn đã được gài chất nổ để xem như là bị tai nạn mà thôi.
— Sẽ không có gì khó khăn với cơ quan bảo hiểm chứ ?
— Dạ không. Họ đều đền bù hết.
Harmoos cười, cái bụng hắn rung lên. — Rất tốt, Nuri. Tôi cũng ít khi thu được lợi khi làm việc cho Raza. Tôi sẽ không fax cho ông ấy để trả lời mọi việc đã bình an vô sự - Bỗng hắn sa sầm mặt lại - Ismail cũng làm cho tôi lo lắng, Nuri à. Tôi thấy hắn ta có vẻ bối rối lắm. Khi hắn làm xong việc, thanh toán nhanh đi thôi.
Nuri gật đầu rồi bước ra khỏi phòng.
*
**
Trong căn hộ trang bị đồ đạc sơ sài ở phía Tây Luân Đôn, nơi thường dùng làm chỗ ở cho đám lính của tập đoàn tu sĩ Hồi giáo khi họ có công việc tại nước Anh, Faruk Kadumi cứ ngần ngại mãi trên bức fax mà ông ta thảo để đánh đi cho Raza. Thêm một lần nữa, ông ta để 乃út xuống trên xấp giấy và ra đứng ở cửa sổ.
Ông có nên báo cáo chỉ có hai chai thôi không ? Nhưng nếu thế thì thế nào Raza cũng hỏi Effendi, và sẽ tìm ra tên ăn cắp vẫn còn sống.
Mặc dù cửa đều lót hai lần kính, nhưng tiếng xe cộ ồn ào ở bên dưới đường Great West vẫn vọng lên rất ồn ào. Thật khó mà tập trung tư tưởng cho được. Tuy nhiên, ông biết không thể nào trì hoãn được nữa. Chỉ còn mười lăm phút nữa là đến giờ phải phát đi theo dự trù đã ấn định trước.
Ông lại quay vào nhà bếp. Vì ông đã biến nhà bếp thành một phòng thí nghiệm dã chiến cho nên các màn che cửa đều kéo lại kín mít. Hầu hết quầy bếp dùng nấu ăn đều chất đầy cả ống nghiệm và chai lọ đựng muối, hắn ta đã mua ở cửa hàng cung cấp dụng cụ y tế tại Soho.
Bộ áo quần chống ô nhiễm của quân đội Anh hắn mua được ở một cửa hàng bán áo quần nhà binh, treo ở sau cửa. Sau chiến tranh vùng Vịnh, những thứ này đã trở thành đồ kỷ niệm bán rất chạy. Trong cái tủ ở trên bồn nước rửa có một cái hộp đựng giầy, bên trong để khẩu súng Browning. Khẩu súng chờ đợi hắn khi thằng ấy đến.
Bên cạnh cái hộp là chai ê-te cuối cùng. Chắc hắn phải mua thêm nhiều hơn. Hít hơi này mới làm cho thần kinh hắn dịu bớt, khi quanh hắn, trong cái thành phố thù nghịch này đâu đâu cũng có cảnh sát. Ngày nào còn ở lại đây là ngày ấy hắn cảm thấy mối nguy bị phát hiện càng lúc càng tăng.
Faruk Kadumi mở nắp chai, đưa miệng chai vào mũi. Hắn hít từ từ để cho hơi ngấm dần vào óc. Hắn cảm thấy choáng váng một lát. Rồi hắn cảm thấy một cảm giác ấm áp dễ chịu tỏa khắp người. Vặn nút chai lại, hắn bèn quyết định. Dù sao đi nữa, thì việc trước mắt, là hắn phải quyết định dứt khoát.
Hắn mở tủ lạnh ở trong góc bếp ra. Cả hai chai nước hoa đều bọc đầy nước đá chung quanh. Hắn kiểm tra nhiệt kế. Một giờ nữa thì bắt đầu được. Hắn đóng tủ lạnh, trở về bàn ngồi viết. Khi viết xong, hắn đọc lại. Hài lòng, hắn đem tờ giấy đến máy fax kê trên một cái tủ để bát đĩa, hắn bấm số máy đến Li Bi.
*
**
Khi Mirian thức dậy, Matti dẫn nàng đi ăn sáng tại quán cà phê ở góc khu phố. Khi trở về nhà, Matti trông thấy một lao công trong tòa nhà chạy ra lề đường, vẫy tay lia lịa gọi hai người. Anh chàng này là người Mễ, khi họ đến gần anh ta, anh la ơi ới. "Muy Malo", rồi chỉ tay vào tiền sảnh.
Matti nhận ra người phụ nữ đang nằm co rúm nửa trong nửa ngoài ở cầu thang máy. Hai người bèn chạy vội đến, băng qua tiền sảnh, vừa chạy Matti vừa nói :
— Nancy Carson, giáo viên trung học. Thuê lại phòng của một góa phụ.
Nàng nhìn anh :
— Anh đều có hồ sơ tất cả những người ở trong khu phố này ư ?
Anh cười xòa. Mặt Nancy trắng bệch, ướt đẫm mồ hôi. Anh lao công cứ luôn mồm phân trần nào là cô Carson gọi điện thoại xuống, cho biết cô bệnh nặng. Rồi anh chạy lên phòng cô... Anh tuôn chạy ra đường, hy vọng gặp ông Talim và bà bác sĩ...
— Anh gọi xe cứu thương đi - Mirian ra lệnh cho anh lao công khi hai người đến chỗ Nancy quỵ xuống.
— Chúng ta đưa cô ấy đến chỗ êm ái hơn - Matti đề nghị, vừa chỉ một chiếc đivăng kê trong tiền sảnh.
Mirian lắc đầu. — Có thể chị ta đã bị chấn thương gì trong người rồi đây - Nàng quỳ xuống bên chị - Cái gì thế ?
— Bệnh.... cần một bác sĩ... bệnh nặng... - Nancy thều thào.
— Tôi là bác sĩ đây. Cho tôi biết đau ở đâu, Nancy - Mirian nói.
— Đau khắp người.
Mặc dù đã mặc một cái áo khoác dày ngoài chiếc áo dài mùa đông, nhưng Nancy vẫn run lập cập.
— Đau ở đâu nhiều nhất, Nancy ?
Một cơn ho dữ dội như muốn làm vỡ Ⱡồ₦g иgự¢ của Nancy ra, rồi lại cơn ho khác... Những cơn ho dài, dữ dội. Mirian vừa bắt mạch cho chị, vừa nhìn kỹ vào người Nancy. Thật khó định bệnh. Những cơn ho vẫn tiếp tục.
— Cô như thế này đã lâu chưa, Nancy ?
— Hôm qua... - Một cơn ho khác ngắt lời cô - ...càng tệ ra... - Cô ta rán ngồi dậy - ... suốt thời gian...
Nancy lại nằm xuống nền nhà, bơ phờ.
Mirian để ý thấy những nốt mụn đen nhỏ trên cổ và sau hai tai của Nancy. Trên hai chân và hai tay cũng có. Có thể bọ chét cắn rồi sinh ra lở loét chăng, hay là do giống vật gì có nọc độc châm chích đây. Nhưng không có dấu vết gì rõ ràng hết. Nancy cũng không có vẻ là người để cho nệm giường chứa đầy cả rệp rận.
— Giúp... Vui lòng... giúp tôi.
Nói chưa hết câu, một cơn ho khác lại kéo đến. Đờm dãi có dính máu chảy ra bên khóe miệng. Matti lấy trong túi ra cái khăn tay đưa cho Mirian. Nàng lau miệng cho Nancy.
Hơi thớ khò khè của Nancy chứng tỏ trong phổi nàng có nhiều nước. Mirian bèn nhẹ nhàng hỏi :
— Cô đi nghỉ hè ở đâu, Nancy ?
— Hy Lạp... mới về hôm qu...a.....
Một cơn ho dữ dội khác nổi lên, tuông ra đờm dãi có nhiều mủ quanh miệng Nancy.
— Trước khi nghỉ hè cô không bệnh hoạn gì chứ ?
Nàng lắc đầu nhè nhẹ, nàng quá mệt không nói nên lời.
— Cô ở Hy Lạp bao lâu ?
Nancy cố đưa lên hai ngón tay làm dấu.
— Hai ngày à ?
Nancy lắc đầu, lại ho dữ dội.
— Hai tuần à ?
Nancy gật đầu.
Mirian cố nhớ những bệnh truyền nhiễm nhiệt đới nàng đã học. Bệnh sốt nặng do uống sữa dê bị nhiễm trùng ở Hy Lạp là bệnh phổ biến nhất. Thời gian mắc bệnh từ năm đến hai mươi mốt ngày, nhưng bệnh nhân không ho. Bệnh thương hàn cũng lâu như thế, cũng sốt dữ dội như thế, nhưng cũng không ho. Bệnh sốt do ruồi nhỏ gây ra hay là bệnh sốt vàng da nguy hiểm đấy, nhưng bệnh nhân không khạc ra đờm dãi nhiều mủ như thế. Mirian chưa bao giờ gặp một trường hợp như thế này.
— Khi đi nghỉ hè, có con gì đốt cô không ?
Nancy cố lắc đầu. Một cơn ho khác vang cả tiền sảnh.
Mirian nói với Matti : — Anh cho gọi xe cứu thương đi.
Anh chạy đến bên bàn của Ban bảo vệ, trong khi ấy thì Mirian vẫn quỳ bên cạnh Nancy, nắm tay cô, lau miệng cho cô. Nàng không thể làm gì hơn nữa. Nàng đành quan sát thôi. Chắc là bệnh do Amib gây ra, bệnh sốt rét cũng thế. Nhưng bệnh nhân không ho dữ dội như thế này hay là khạc ra mủ như thế này. Bệnh đậu mùa, bệnh thương hàn, hay là bất cứ những bệnh sốt nào khác cũng không có triệu chứng như thế này.
Một cơn ho khác nổi lên, đờm dãi tuôn ra miệng Nancy. Cô ta run lẩy bẩy, vừa khi đó xe cứu thương đến. Anh lao công chạy đến giúp nhân viên y tế đẩy xe chở Nancy ra xe cấp cứu. Anh la lên bai bải : "Madre de Dios !"