Mấy thầy trò tìm một quán trà, vợ thầy chuẩn bị nước mướp đắng. Ông Đỗ khá hào hứng, cười tủm tỉm nhìn Tống Nhất Viện và Tào Trân Châu.
Đã nhiều năm như vậy, Tống Nhất Viện bị ông nhìn thế mà vẫn còn rất hồi hộp.
Tào Trân Châu cũng thế, cô ấy thở dài, nói: “Học trò không còn là học trò nhưng thầy thì vẫn là thầy.”
Đỗ Trọng cười: “Vui chút thôi.”
Trong lòng Tống Nhất Viện chửi thề, ngoài miệng thì bảo chơi cho vui nhưng thật ra lại rất nghiêm túc. Đợi lát nữa không biết còn biến thành cái kiểu gì nữa đấy! Vũ Nghị ngồi bên cạnh Tống Nhất Viện như cảm nhận được sự hồi hộp của cô, anh nắm tay cô. Tống Nhất Viện nghiêng đầu sang lè lưỡi với anh: “Lát nữa nếu em không tiếp được, anh không được cười em.”
“Ừ.”
Trò chơi này chữ gốc là hoa bay (1), là trò chơi chữ phạt uống rượu của người xưa, cái tên xuất phát từ câu thơ “Thành xuân nào chẳng có hoa bay” (2) trong bài “Hàn Thực” của đại thi nhân nhà đường Hàn Hoằng. Nó có thể có những quy tắc khác nhau, phổ biến là loại có giới hạn một chữ, ví dụ nếu là chữ “xuân”, mỗi người nói một câu thơ có chứa từ “xuân”. Thông thường sẽ có giới hạn bảy chữ, theo trình tự đọc những câu thơ khác nhau có chứa từ “xuân” theo thứ tự, tức là trong câu thơ của người đầu tiên, chữ “xuân” phải là chữ đầu câu, người thứ hai thì chữ “xuân” phải nằm ở chữ thứ hai, theo thứ tự như thế, bảy chữ tuần hoàn, ai không đọc được thì người đó phải uống rượu.
(1) Có thể tìm hiểu thêm cách thức trò chơi này qua gameshow “Chinese Poetry Congress” của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc.
(2) Câu gốc của nó là “Xuân thành vô xứ bất phi hoa”. Câu ở trên trích từ bản dịch của Hải Đà.
Vợ thầy mua một túi mướp đắng lớn, Tống Nhất Viện nhìn thôi đã thấy đắng rồi, cô bỏ bê đọc sách đã nhiều năm, ngay lập tức bảo cô chơi trò này, rõ là lửa rơi xuống đầu mà.
Vũ Nghị nhẹ nhàng thì thầm bên tai cô: “Đừng sợ, lát nữa anh uống giúp em.”
Câu nói của anh bị Đỗ Trọng ngồi bên cạnh nghe được, ông cụ cười tủm tỉm: “Thế cũng được thôi. Cậu uống thay Tống Nhất Viện, vì Tống Nhất Viện là vợ của cậu, vậy có phải cũng nên uống thay cho tôi không nhỉ? Dẫu sao tôi cũng coi như một nửa là thầy cậu.”
“Sao ai cũng là học trò của thầy thế?” Tống Nhất Viện cười, “Vũ Nghị học đại học N, bắn đại bác cũng không thể thành sinh viên của thầy được.”
Đỗ Trọng chỉ cười không đáp.
Trái lại Vũ Nghị đột nhiên căng thẳng.
Cũng may lúc này vợ thầy đã gọi người ép xong nước mướp đắng, đặt một bình lớn trên bàn, cắt ngang câu chuyện đang dang dở, ông cụ Đỗ hào hứng tràn trề: “Làm nóng người đã, theo thông thường từ chữ “hoa” đi.”
Tống Nhất Viện và Tào Trân Châu gật đầu.
““Đăng lâu” của Đỗ Phủ: Hoa cận lầu cao, dạ khách đau, nơi nơi hoạn nạn ngoại cửa lầu (3).” Đỗ Trọng cười híp mắt, “Bắt đầu đơn giản chút.” Thật sự ông cụ càng già càng thích khoe khoang.
(3) Dịch thơ: Hoa cận lầu cao khách xót xa, lên trông, khổ nạn dấy muôn nhà. (Trích bản dịch của Mailang)
Đến lượt Tống Nhất Viện: ““Tặng Uông Luân” của Lý Bạch: Đào hoa đàm thuỷ thâm thiên xích, bất cập Uông Luân tống ngã tình (4).” Cô thẳng thắn nhìn Đỗ Trọng, “Đây mới là đơn giản ạ.”
(4) Dịch thơ: Nước đầm đào hoa sâu hàng ngàn thước. Không bằng tình Uông Luân tiễn ta
Đỗ Trọng cười: “Làm khó em còn nhớ rõ.”
Tống Nhất Viện: “Giáo dục định hướng kiểm tra vẫn có ích mà thầy.”
Có Tống Nhất Viện mở đầu như thế, Tào Trân Châu không sợ nữa, mặt không đổi sắc tiếp một câu: “Khúc kính thông u xứ, thiền phòng hoa mộc thâm." (5)
(5) Trích từ tác phẩm Đề Phá Sơn tự hậu thiền viện của nhà thơ Thường Kiến. Dịch thơ: Khúc khuỷu đường nghiêng quanh dốc vắng. Xum xuê hoa cỏ lối thiền phòng. (Bản dịch của Hải Đà)
Tống Nhất Viện cười trộm.
Chơi hai lượt, những câu thơ mà Tống Nhất Viện đọc lần lượt là: “Hoàng Tứ nương gia hoa mãn khê” (6), “Hoa tự phiêu linh, thuỷ tự lưu” (7), “Nhân tỷ hoàng hoa sấu” (8), Đỗ Trọng không đọc nữa, ông cụ lườm cô, “Chỉ còn nhớ những thứ đã từng thi thôi à?”
(6) Trích từ câu thơ trong bài thơ Giang bạn độc bộ tầm hoa kỳ 6 của Đỗ Phủ:
Hoàng tứ nương gia hoa mãn hề,
Thiên đoá vạn đoá áp chi đê.
(Bản dịch của Phí Minh Tâm: Lối nhà cô Tứ đầy hoa. Trăm ngàn vạn đoá đậm đà sắc hương.)
(7) Trích từ câu thơ trong bài thơ Nhất tiễn mai của Lý Thanh Chiếu:
Hoa tự phiêu linh, thuỷ tự lưu,
Nhất chủng tương tư,
Lưỡng xứ nhàn sầu.
(Dịch thơ của Nguyễn Thị Bích Hải: Hoa rơi rụng, nước chảy mau. Tương tư một mối đeo sầu đôi nơi.)
(8) Trích từ câu thơ trong bài thơ Túy hoa âm của Lý Thanh Chiếu:
Mạc đạo bất tiêu hồn,
Liêm quyển tây phong,
Nhân tỷ hoàng hoa sấu.
(Bản dịch của Vi Nhất Tiếu: Lẽ nào hồn chẳng ngất ngây, Rèm tây gió lộng người gầy hơn hoa.)
Tống Nhất Viện nhún vai: “Cũng không phải ạ.”
“Không được, không được, đọc mấy câu thầy chưa từng nghe đi.”
“Thầy muốn em chế thơ tại chỗ à?”
Đỗ Trọng híp mắt: “Chế thơ tại chỗ nếu bằng trắc hợp lý, câu ý tương thông thì cũng không phải không thể.”
Vì thế một lần nữa, Đỗ Trọng lại thêm quy định khó hơn, mỗi tác giả chỉ có thể nói một câu.
Dễ dàng nhìn ra chơi không quá hai vòng thì sẽ kết thúc.
Đỗ Trọng bắt đầu: “"Thước đạp chi" của Phùng Duyên Kỷ: Hoa ngoại hàn kê thiên dục thự, hương ấn thành hôi, khởi tọa hồn vô tự."
Tống Nhất Viện: ""Hoán Khê Sa" của Lý Dục: Đãi nguyệt trì đường không thệ thuỷ. Âm hoa lâu các mạn tà huy. Đăng lâm bất tích lệ triêm y." (9)
(9) Dịch thơ: Đợi trăng lên trước ao rồi khấn xin. Lâu đài nắng xế hoa im. Lên lầu không tiếc lệ in áo bào. (Bản dịch của Nguyễn Minh)
Tào Trân Châu: "“Bồ tát man" của Ôn Đình Quân: Tâm sự cánh thuỳ tri? Nguyệt minh hoa mãn chi." (10)
“Bạch phát bi hoa lạc, thanh vân tiễn điểu phi.” (11)
“Mộc mạt phù dung hoa sơn trung phát hồng ngạc.” (12)
"Lộ bàng hốt kiến như hoa nhân, độc hướng lục dương âm hạ hiết." (13)
(10) Dịch thơ của Nguyễn Chí Viễn: Tâm sự hỡi ai hay. Trăng thanh hoa nở đầy.
(11) Hai câu thơ trích từ bài thơ Ký tả tỉnh Đỗ thập di của Sầm Than. Dịch thơ của Trần Trọng Kim: Hoa rơi tóc bạc càng thương. Mây xanh chim lượn dịu dàng đẹp thay.
(12) Trích từ bài thơ Tân Di Ổ của Vương Duy. Dịch thơ của Trương Việt Linh: Thắm tươi đoá đoá phù dung, từ trong hốc núi nụ hồng bừng ra.
(13) Trích từ bài thơ Tần phụ ngâm của Vi Trang. Dịch thơ: Bên đường bỗng thấy một người đẹp như hoa. Một mình đi đến dưới bóng dương liễu ngồi xuống nghỉ."
Đỗ Trọng vừa lòng cười nói: “Thầy nói từ, các em đối từ, thầy đọc thơ, các em đối thơ. Mấy cô bé các em, miệng thì bảo không đọc sách không học hành nhưng xem ra đã đọc không ít.”
Mấy thầy trò chơi vài vòng nữa, chữ “hoa” đã đến lượt thứ tư, mỗi nhà thơ nổi tiếng thời Đường Tống đều đã được nhắc đến, Tống Nhất Viện suy nghĩ một lúc rồi giơ tay đầu hàng: “Em uống ạ.”
Vũ Nghị muốn uống giúp cô thì bị Tống Nhất Viện ngăn lại, “Đừng đừng, bây giờ anh giúp em uống, sau này không biết sẽ bị ông cụ trêu chọc bao nhiêu lần.” Thậm chí không chừng sẽ trở thành truyện cười của ông cụ Đỗ, kể hết lần này đến lượt khác với sinh viên cho xem.
Ba người dạt dào hứng thú chơi cả buổi sáng, đến khi sức khỏe Đỗ Trọng không chịu nổi nữa thì mới tan. Lúc ra về, hai bình nước mướp đắng trên bàn đã thấy đáy, hơi thở của Tống Nhất Viện toàn là mùi mướp đắng. Mặt Tào Trân Châu xanh xao, đắng không thể tả. Đỗ Trọng vẫn còn ổn, may chỉ uống hai ly, vừa khéo để hạ nhiệt.
Vũ Nghị đi ra ngoài nghe điện thoại. Đỗ Trọng vỗ bả vai Tống Nhất Viện, nghĩ đến câu chuyện bị cắt ngang trước đó.
“Sao Vũ Nghị không phải là sinh viên của thầy?” Ông cụ Đỗ cực kỳ đắc ý, “Cậu ấy tới nghe giảng ba môn của thầy đấy.”
Tống Nhất Viện không tin: “Sao thầy nhớ kỹ thế?”
Đỗ Trọng cười: “Sao không nhớ được? Một sinh viên xa lạ, mỗi học kỳ đều đến lớp mình nghe giảng, không có ấn tượng được chắc?”
Từ lần đầu tiên chọn học lớp “Thưởng thức thơ ca đương đại hiện nay” của Đỗ Trọng vào năm nhất thì Tống Nhất Viện đã thích giảng viên này, thế nên khi biết ông dạy hai lớp ở đại học là “Văn học đương đại hiện nay” và “Văn học truyền thống” cô đều đăng ký cả, thậm chí còn chọn hai môn tự chọn mà Đỗ Trọng mở lớp. Có thể nói, môn nào Đỗ Trọng dạy thì Tống Nhất Viện đều tham gia. Không chỉ tham gia, theo tính cách của cô lúc học đại học, mỗi giờ học Tống Nhất Viện đều rất sôi nổi, không có một bạn nào trong lớp không biết cô.
Trong lúc nhất thời trong đầu Tống Nhất Viện nảy ra rất nhiều suy nghĩ nhưng trên mặt vẫn giữ vẻ điềm tĩnh như thường, cô đã biết hàm ý trong lời nói của Đỗ Trọng: “Sao em không biết?”
Đỗ Trọng nhìn cô: “Mỗi giờ em đều ngồi ở bàn đầu, có thể chú ý người ở hàng cuối à?”
Tống Nhất Viện không chắc chắn: “Dù không chú ý đi nữa thì chắc sẽ có một chút ấn tượng chứ ạ?”
Đỗ Trọng đáp: “Cậu ấy có phần hơi khác so với những sinh viên cùng độ tuổi." Ông cụ nhìn Tống Nhất Viện, “Chuyện duyên phận không thể nói rõ được. Có những người cả đời gặp nhau vô số lần nhưng cuộc sống lại không hề có điểm giao, có những người chỉ cần một ánh mắt cũng đủ để quấn lấy nhau cả đời.”
“Có phải thầy suy nghĩ nhiều rồi không?” Tống Nhất Viện nửa tin nửa ngờ, “Người đến nghe giảng lớp của thầy nhiều như vậy, có thể chắc chắn anh ấy có ý với em sao?”
“Ánh mắt thiếu niên là suy nghĩ chuẩn nhất.” Đỗ Trọng cười tủm tỉm, “Huống chi mong muốn của cậu ấy chính là làm sinh viên của thầy.”
“Chỉ là thầy không ngờ, bây giờ hai đứa… ha ha, không nói nữa.”
Vũ Nghị đã trở lại.
Tiễn Đỗ Trọng về, hai người đi lấy xe. Tống Nhất Viện không nhắc một chữ về chuyện vừa rồi.
Vũ Nghị hỏi cô: “Em trải qua thời đại học như thế à?”
Tống Nhất Viện: “Đối thơ chắc chắn không chơi thường xuyên được, không có nhiều kiến thức như vậy, khoảng một kỳ sẽ có một lần. Bình thường đều chơi ở quán trà dưới nhà thầy và uống rượu trắng.” Cô cười rồi nói tiếp, “Thứ sáu hằng tuần sẽ uống trà với ông cụ, thảo luận xem gần đây đọc sách gì, có cảm nhận ra sao. Bắt đầu mỗi học kỳ, thầy sẽ đưa cho bọn em một danh sách rất dài, thông thường đều không đọc hết, thầy cũng không yêu cầu chúng em phải đọc tất cả, chỉ cần tìm quyển mà bản thân thấy hứng thú, đọc một quyển dần thành vài quyển rồi liên hệ chúng với nhau.” Nhớ lại buổi đối thơ hôm nay, giọng cô đầy hoài niệm, “Trò chơi này rất thú vị, mỗi lần chơi đều phải đọc lại thơ Đường Tống.”
Vũ Nghị thờ ơ.
Tống Nhất Viện muốn anh đồng tình nên hỏi: “Hôm nay anh cảm thấy thế nào?”
Vũ Nghị ăn ngay nói thật: “Rất nhàm chán.”
Tống Nhất Viện: “?”
“Cảm giác giống như một nhóm học sinh tiểu học đang so bài văn với nhau.”
Tống Nhất Viện: “…”
"Anh hiểu được hai câu đầu tiên vì đã từng được học, còn lại tất cả những câu sau đó thì không có ấn tượng gì hết."
Tống Nhất Viện cố gắng biểu đạt cảm nhận của mình: “Thú vị mà, thầy nói một câu, trong đầu anh sẽ tự động bổ sung tên tác giả, bối cảnh sáng tác, các điển cố liên quan và tình cảm ẩn chứa trong bài thơ, giống như mở ra một cánh cổng với người kia, cảm nhận của anh đối với tác giả kia sẽ ùa về trong phút chốc, sẽ có một cảm giác thỏa mãn.”
Vũ Nghị tiếp tục ăn ngay nói thật: “Đây là thú vui của những người đọc sách các em, anh không cảm nhận được.”
Tống Nhất Viện phì cười, cô chọc anh, “Thế mà anh còn ngoan ngoãn ngồi một bên à? Nếu chán có thể đi ra ngoài, em cũng đâu cần anh ngồi cùng.”
Vũ Nghị liếc cô, ánh mắt có phần tủi thân.
Lòng Tống Nhất Viện mềm nhũn, nhẹ giọng nói: “Được rồi được rồi, cảm ơn anh.”
Đó là cuộc sống trong quá khứ của cô, trải qua bằng sự ngây thơ với lý tưởng quốc gia to lớn. Vậy nên nhìn cô có vẻ rất khác người, mặc dù hiện tại đã bị ràng buộc.
Hai người đến nghĩa trang lần nữa, Tống Nhất Viện nhìn mộ Dương Hâm ở phía xa, cô nói với anh: “Em muốn lên đó.”
Vũ Nghị đi với cô.
Trước mộ có thêm mấy bó hoa, còn có một đĩa bánh.
Thẩm Phong Bách đã tới.
Mẹ của Dương Hâm đã tới.
Mọi người đều nhớ cậu nhưng không ai nhắc tới cậu.
Mỗi khi nhớ cậu, tớ đều đặt ra giả thiết, nếu chúng ta nhẫn nhịn nhau một chút, nếu chúng ta giãi bày với nhau nhiều hơn, nếu cậu đừng kiêu ngạo như vậy, nếu tớ không yếu ớt đến thế thì có khi nào sẽ khác không? Mặc dù cuối cùng chúng ta vẫn cãi nhau, vẫn tổn thương lẫn nhau, tình cảm vẫn sẽ nhạt nhòa nhưng mà ít nhất cậu còn sống.
Ít nhất, cậu còn sống.
Như tớ và Trân Châu của bây giờ, đều biết trong lòng nhau vẫn còn oán trách, vẫn còn nút thắt nhưng mỗi năm đều gặp nhau được một lần, vẫn có thể hỏi han đôi lời, cảm nhận hơi ấm và khí thế bừng bừng của đối phương để cảm thấy an lòng hơn.
Nhưng mà những điều này đều là nếu. Nếu càng nhiều thì lại càng không tồn tại.
“Sang năm tớ lại đến thăm cậu.” Tống Nhất Viện khẽ nói.
Tâm trạng hai người tụt dốc về nhà, dì Triệu nấu ăn, Tống Nhất Viện không có khẩu vị, cô ăn thử một ít chè đậu xanh rồi hỏi Vũ Nghị: “Đắng à anh?”
Vũ Nghị ăn hết một bát, anh không thấy đắng.
Tống Nhất Viện nhíu mày, “Xong rồi xong rồi, uống nước mướp đắng nên bây giờ vị giác đắng ૮ɦếƭ đi được.” Cô ăn hết số chè đậu xanh còn lại mà vẫn cảm thấy đắng nên lên phòng súc miệng đánh răng.
Vũ Nghị đi vào thì thấy cô đang lè lười nhìn mình trong gương, Tống Nhất Viện đùa giỡn: “Em thấy lưỡi em xanh lè cả rồi.”
“Để anh nhìn.”
Tống Nhất Viện lè lưỡi cho anh xem.
Vũ Nghị hỏi: “Đắng lắm à?”
Tống Nhất Viện gật đầu.
Vũ Nghị sán lại gần hỏi cô: “Anh vừa uống mật ong, em có muốn nếm thử không?”
Tống Nhất Viện nhướng mày, ghê gớm chưa khủng khi*p chưa, học được thủ đoạn này từ chỗ yêu tinh nào đấy?
Hai người bốn mắt nhìn nhau. Tống Nhất Viện đáp: “Được.”
Vũ Nghị đang chuẩn bị hôn cô. Tống Nhất Viện nghiêng đầu nhìn tay anh, cô bình tĩnh hỏi: “Mật ong đâu?”
Vũ Nghị mím môi, “Anh lấy cho em.”
Mắt Tống Nhất Viện nheo lại.