Qua Một Đời Chồng - Chương 27

Tác giả: Phạm Kiều Trang

Hai ngày hôm sau là 25 tháng chạp, tôi đã bảo với anh về quê để lo chuyện bốc mộ cho mẹ nên mới sáng sớm đã lục đυ.c dậy định ra bến xe bắt xe về quê.
Vũ thấy tôi dậy cũng dậy theo, anh nói:
– Hôm nay anh được nghỉ, để anh đưa em về.
– Thôi, để em tự bắt xe về không mọi người ở quê thấy anh lại tưởng em lấy chồng mới.
– Người ta nói gì kệ họ, một mình em con gái lo việc bốc mộ cho mẹ làm sao được, để anh về phụ em.
Tôi bĩu môi:
– Anh định phụ em cái gì?
– Ít nhất mười hai giờ đêm ra mộ không sợ ma.
– Em cũng không sợ.
– Em chẳng có kinh nghiệm gì cả, phải có người ở nhà thắp hương giờ đó, thế nên anh ra mộ còn em ở nhà là được rồi.
– Thật à anh?
– Ừ.
Tôi nghĩ đi nghĩ lại cũng thấy đúng, chẳng có nhà ai mà một thân một mình con gái lo hết được chuyện bốc mộ cho mẹ cả, mà kể cả tôi muốn từ chối anh cũng không được, vì chưa kịp từ chối anh đã mang đồ tôi bỏ hết vào cốp xe rồi còn đâu.
Chúng tôi ăn sáng qua loa rồi bắt đầu lên đường về quê, đã mấy năm rồi không quay lại đây, quê tôi bây giờ đã đổi khác rất nhiều, nhà cao tầng mọc lên san sát chứ không cách quãng như ngày tôi đi nữa. Tôi ngồi trên xe, thỉnh thoảng mở kính ra hít thở không khí của quê hương, bỗng dưng lại cảm thấy bao nhiêu kỷ niệm của ngày xưa ùa về, trong lòng thấy xốn xang lạ thường.
Anh thấy tôi cứ giơ tay ra bên ngoài thì lên tiếng:
– Giờ quê mình khác nhiều em nhỉ?
– Vâng. Nhiều chỗ em chẳng nhận ra nữa. Nhìn đâu đâu cũng thấy lạ quá.
– Nhìn sang bên cạnh xem có lạ không?
Tôi nghiêng đầu nhìn anh, nhìn gương mặt người đàn ông tôi yêu sau bao nhiêu năm chỉ có trưởng thành và phong độ hơn chứ từng đường nét góc cạnh rõ ràng vẫn không hề thay đổi:
– Vẫn có hai người đèo nhau về như ngày xưa.
Vũ quay sang nhìn tôi, khẽ cười. Nụ cười ấm áp làm tim tôi đột nhiên đập hẫng một nhịp, anh nói:
– Ừ, vẫn như ngày xưa.
Để về được đến nhà tôi thì phải đi qua thị trấn, cũng ngang qua nhà chồng cũ của tôi. Khi đi qua đó tôi không còn thấy tiệm vàng sầm uất như ngày xưa nữa mà chỉ thấy nhà Tùng đóng cửa im ỉm, bên ngoài lá cây rụng đầy không có ai quét, tường trắng xung quanh mọc đầy rêu mốc, giống như không có người ở khá lâu rồi.
Tôi thắc mắc nhưng cũng chẳng quen biết ai để mà hỏi, thế nên nhìn một lúc rồi cũng thôi. Vũ chở tôi đi qua thị trấn rồi đến ngõ vào nhà tôi thì dừng lại, giờ quanh đầu ngõ nhà tôi ở họ xây nhà, xây cửa hàng mới hết, tôi ở lâu rồi nên nhận ra là điều bình thường, thế mà anh đã đi khỏi nơi này bao nhiêu năm, giờ vẫn dừng đúng ngõ như thế làm tôi hơi ngạc nhiên.
– Anh vẫn nhớ ngõ vào nhà em à?
– Ừ, anh vẫn nhớ.
– Sao anh nhớ được thế? Ngày trước em mới chỉ có anh đúng một lần chứ mấy, bao nhiêu năm rồi, giờ cái gì cũng khác mà anh vẫn nhận ra.
– Lúc nào rỗi sẽ nói cho em biết.
Tôi bĩu môi nhìn anh:
– Hóa ra anh tương tư em từ lâu rồi.
– Giờ em mới biết à?
– Vâng, giờ em mới biết.
Anh cười:
– Biết là được rồi, mình xuống xe thôi.
Tính ra thì cũng gần bốn năm rồi tôi không về đây, mỗi lần đến giỗ mẹ tôi thường bày một bàn hoa quả ra ngoài trời, khấn vái ở xa thay vì về tận nhà. Tôi sợ về đây, sợ gặp nhiều người cũ, sợ ở trong căn nhà này lại nhớ mẹ, nhớ đến những kỷ niệm không vui. Thế mà chớp mắt cái, đã gần bốn năm rồi, mẹ tôi đã yên nghỉ trong lòng đất gần bốn năm rồi!!!
Tôi với anh vừa xách đồ xuống khỏi xe thì có một bác hàng xóm cũ nhìn thấy, bác ấy gọi:
– Phương à? Phương phải không?
– Cháu chào bác ạ, bác có khỏe không?
– Ôi giời mày mất tích đi đâu mấy năm nay thế, càng ngày càng đẹp ra đấy nhé. Ai đây? Chồng à?
Vũ lịch sự gật đầu:
– Cháu chào bác ạ, cháu là bạn của Phương.
– Chào cháu. Nhìn hai đứa đẹp đôi quá cơ, về thăm nhà đấy hả?
Tôi cười:
– Vâng ạ, cháu về sang cát cho mẹ.
– Ừ, rỗi sang nhà bác chơi nhé.
Bác hàng xóm ấy là một số ít trong những người không hùa nhau với mấy bà bên cạnh chửi rủa khinh thường mẹ con tôi. Thế nên người ta tốt bụng hỏi thăm, tôi cũng lịch sự chào hỏi. Tôi xách đồ vào trong nhà, lâu rồi nhà không có ai ở nên rêu mốc bám dày khắp sân, cửa giả mục nát hết cả, trong nhà mạng nhện giăng đầy.
Vũ đặt đồ đạc lên giường rồi xắn cao tay áo, bảo với tôi:
– Em thử hỏi hàng xóm xem thuê người chỗ nào, anh ở nhà dọn dẹp mấy cái này cho.
– Thôi, anh cứ để đấy em làm, nhà cửa đang bừa bộn thế, bẩn hết quần áo đấy.
– Không sao đâu, trưa trả công cho anh bằng thịt băm là được rồi.
Tôi phì cười:
– Nuôi anh dễ thật đấy, thích ăn mỗi thịt băm.
– Dễ nuôi thì em nhận thầu luôn đi, anh chưa có ai để gửi gắm đây.
– Được rồi được rồi, nhận thầu.
Anh chẳng bận tâm đến bẩn tay bẩn quần áo mà dọn dẹp nhà cùng tôi thật, những việc nhẹ nhàng thì tôi làm, thay sửa bóng điện hay quét mạng nhện thì anh làm, anh giành làm những việc nặng, những việc nhỏ tý thì toàn để phần tôi.
Nhìn thấy anh mồ hôi mồ kê nhễ nhại, tôi lại nhớ đến năm mẹ bị ốm rồi rất, chồng cũ của tôi chỉ hỏi thăm qua loa được vài câu, lúc hạ huyệt anh ta còn không đợi vùi đất xong đã bỏ đi mất tăm mất dạng. Bây giờ, người đàn ông này đến bên tôi một lần nữa, xoa dịu mọi đau khổ tổn thương trong lòng tôi, nếu mẹ tôi ở trên trời cao nhìn thấy tôi đã tìm được một người đàn ông tốt thế này, chắc bà cũng vui lắm.
Tôi dọn dẹp với anh một lúc rồi đi bộ ra mấy hàng tạp hóa cách nhà một đoạn để mua đồ đạc nấu cơm, khi về tay xách nách mang về đến ngõ lại gặp bác kia đang quét sân nên tôi tiện miệng hỏi thăm luôn:
– Bác ơi, chỗ mình có ai để thuê bốc mộ bác nhỉ?
– Bác có số mấy ông chuyên bốc mộ đây này, bác cho số mà gọi xem.
– Vâng, bác cho cháu với.
Bác ấy cho tôi số xong, lại nói chuyện:
– Dạo này cháu làm gì rồi? Xinh hơn ngày xưa nhiều đấy, người yêu cũng đẹp trai nữa.
– Cháu đang làm tự do thôi bác ạ.
– Đấy, ông trời có mắt, cuối cùng rồi cũng cho mày đỡ khổ, chứ ngày xưa tao thấy mày khổ gì mà khổ thế. Con gái bác bằng tuổi mày đã biết cái gì đâu, mày mới mười tám tuổi mà phải làm đủ thứ, đi lấy chồng rồi còn gặp nhà chồng chẳng ra gì.
– Số phận cả mà bác, biết làm sao được.
– Thế mới nói là ông trời có mắt. Mà nhà chồng cũ của mày ấy, sống ác quá nên giờ lụn bại hết rồi, có còn cái gì đâu.
– Sao thế hả bác? Lâu rồi cháu không về quê nên không nghe gì cả.
– Nghe bảo ông bố chồng mày tự nhiên đổ đốn, bao nuôi gái gú rồi về đánh đập bà Hoa. Bà ấy cũng chả phải dạng vừa, nhưng sau hình như tức quá nên lôi nhau ra tòa li dị. Bảo chia tài sản nhưng rồi tiếc tiền phí phiếc gì đấy nên không chia.
– Vâng.
– Nhà đó được mỗi vợ chồng thằng anh, chứ thằng Tùng chồng cũ mày ấy, bà Hoa chiều nó nên bán hết vàng đi, bao nhiêu vốn liếng cho nó hết, nó thì mãi chả lấy vợ mà cứ ở với con gì bạn mày ấy. Mãi sau con này mới chửa, mà chả hiểu kiểu gì, chửa đc gần bốn tháng lại hỏng.
– Hỏng ấy ạ?
Tôi sợ Nhung đánh Linh sảy thai nên chột dạ, nhưng bác hàng xóm lại nói:
– Bảo hỏng thì biết thế thôi chứ biết đâu được, loại đàn bà bỏ chồng để ngủ với chồng bạn thế thì chuyện gì chả làm ra được. Thấy bảo hôm trước con này về, hai đứa nó đánh nhau ầm ỏm cả lên, thằng Tùng đánh con này phải vào viện, xong còn bị công an gọi lên đồn cơ mà.
– Thế hả bác? Đánh nặng thế ạ?
– Ừ, nó giống kiểu bị ngáo đá ấy. Ngày xưa rõ đẹp trai sáng sủa mà chơi bời kinh ૮ɦếƭ được, đúng là bà Hoa chiều con quá nên nó hư.
– Vâng.
– May mà mày thoát được nó sớm chứ ở với nó chả biết khổ đến bao giờ nữa. Bác thấy người yêu mày có vẻ hiền lành với cả giàu có nữa, mà gặp người lớn còn biết đường chào hỏi rõ lịch sự, chả như cái thằng Tùng kia.
– Anh ấy là bạn cháu thôi bác ạ.
– Người tốt thì giữ lấy, khi nào cưới thì nhớ mời bác nhé.
– Vâng ạ.
Sau khi chào bác hàng xóm về, tôi cứ nghĩ mãi. Bố chồng tôi có tính thế nên chắc mẹ chồng tôi cũng không ở được thật, chắc bà dọn ra ở với Tùng. Mà anh ta thì lại đang sống cùng Linh nên chắc kiểu gì giữa cô ta và mẹ chồng cũng xảy ra mâu thuẫn.
Có lẽ cũng vì thế nên khi Linh gặp lại Vũ, thấy điều kiện của anh tốt hơn Tùng, cộng thêm cả chuyện mẹ chồng con dâu nên cô ta bắt đầu chán, lập tức đổi mục tiêu sang tán tỉnh anh.
Nhưng còn đứa bé??? Nó không có tội, chẳng hiểu Tùng và cô ta làm cha mẹ kiểu gì để đến mức như thế.
Tôi thở dài rồi bước vào trong nhà, mới đi có hơn một tiếng mà anh đã dọn dẹp đâu ra đấy, còn thắp một nén hương lên bàn thờ mẹ tôi cho ấm nhà ấm cửa. Vũ đang kê lại bàn ghế cho rộng rãi nhà, thấy tôi về, anh cười:
– Em hỏi được người chưa?
– Em mới gọi rồi, em thấy mai ngày đẹp, hẹn họ đêm mai bốc mộ luôn được không anh?
– Ừ, em có định mời họ hàng không?
Tôi lắc đầu:
– Không ạ. Lúc mẹ mất họ hàng không đến, nên giờ chỉ có mình em thôi.
– Ừ, thế thì ăn cơm xong anh chở đi mua đồ, em hỏi họ xem cần gì thì ghi ra giấy rồi mình đi mua nhé.
– Vâng, cho anh phụ trách mảng luộc gà.
– Ok, thế thì anh phải mua ba con để dự phòng sẵn mới được.
Tôi phì cười, sau đó chạy lại, mặc kệ người anh đang dọn dẹp, vẫn ôm chặt lấy anh:
– Cảm ơn người yêu của tôi, cảm ơn anh rất nhiều.
Anh xoay người lại, định giơ tay vuốt tóc tôi nhưng chợt nhớ ra tay mình vẫn đang bẩn nên lại thôi:
– Cảm ơn gì đâu.
– Thật đấy. Cảm ơn anh.
– Muốn cảm ơn thì tối nay ôm anh ngủ cho ngon vào, mấy hôm nữa lấy sức cảm ơn.
– Thế thì phải cảm ơn nhiều lần mới được.
– Nói được làm được đấy.
– Ok, anh cứ tin em đi,
Hôm đó, tôi với anh ăn cơm xong lại chở nhau đi mua đồ, đi đóng tiền điện, loanh quanh về trường cũ. Buổi tối, chúng tôi lại ôm nhau ngủ, chỉ ôm nhau thôi, không làm gì cả, tôi gối đầu lên иgự¢ anh kể những chuyện xưa cũ, anh chỉ lắng nghe, thỉnh thoảng mỉm cười.
Ngày hôm sau tôi với anh lại cùng nhau chuẩn bị đồ đạc thắp hương rồi những đồ để bốc mộ. Chẳng biết Tùng nghe phong thanh được từ ai mà biết tôi về, anh ta xồng xộc vào trong nhà, thấy tôi và Vũ đang soạn đồ thì hùng hùng hổ hổ chửi:
– Con ranh kia, mày thích lừa tao không? Mày bảo chờ mày suy nghĩ mà mày dẫn cả trai về đây à?
– Anh đi về đi, đừng làm ầm lên ở đây.
– Mày chán sống rồi đúng không?
Anh ta chỉ vào mặt Vũ, quát to:
– Thằng kia, mắt mày mù à mà không thấy nó là gái có chồng rồi, loại mày không tìm được con nào tử tế à mà bám lấy vợ tao làm gì?
Anh ta chửi tôi thì được nhưng chửi Vũ thì tôi không chịu được, anh chưa kịp trả lời, tôi đã lao đến xô anh ta ra cửa:
– Tôi đã bảo anh đi ngay, đây là nhà tôi, anh không có quyền to tiếng ở đây.
– Mẹ mày bỏ ra, hôm nay tao gϊếŧ mày, con ôn dịch đĩ thõa.
Vũ đứng dậy lôi tôi về phía sau mình, bình thản nói:
– Nói gì đấy?
Có lẽ lần trước Tùng định đánh Vũ một lần nhưng không đánh được nên lần này anh ta không dám làm căng, anh ta gườm gườm nhìn:
– Ở đây đéo phải đất Hà Nội nhà mày đâu mà vênh nhé. Đây là vợ tao, tao muốn nói gì đéo liên quan đến mày.
– Đã li dị rồi thì Phương chẳng phải vợ của ai cả.
– Thế mày thèm đàn bà đến mức phải bám đít một đứa nạ dòng à? Loại nó tao chơi cho tan nát rồi, chơi đủ kiểu, đủ tư thế, nó còn chửa hai lần nữa cơ.
Nghe anh ta nói những lời như thế trước mặt Vũ, tự nhiên tôi tủi thân và xấu hổ với anh quá, nước mắt chỉ trực trào ra. Vũ im lặng một lúc rồi giơ một tay nắm lấy tay rôi, anh nói:
– Tôi nghĩ anh là đàn ông thì sống sao cho tử tế vào, mồm dùng để nói những lời tử tế chứ không phải để đi sỉ nhục người khác, nhất là phụ nữ. Đánh giá một người nên đánh giá bằng nhân cách chứ không cần dùng cơ thể đâu, nếu so được bằng cơ thể thì tôi nghĩ anh mới là người tan nát hơn đấy.
– Mày…
Anh ta bị chửi thế, thẹn quá hóa giận, cuối cùng không làm được gì nên cầm chai rượu tôi định để thắp hương lên, đập một phát vào tường cho vỡ toang rồi chỉ vào mặt Vũ:
– Mày nói ai tan nát hả thằng chó kia? Bỏ con Phương ra không hôm nay tao xiên ૮ɦếƭ mẹ mày.
– Làm được gì thì làm đi.
Tôi thấy mắt Tùng long sòng sọc, rồi lại nhớ đến lời bác hàng xóm kể, anh ta dám đánh Linh đến mức nhập viện thì người ngoài chắc cũng có thể gϊếŧ chứ chẳng đùa. Tôi hoảng quá nên lao ra gào lên:
– Đừng đánh nhau, tôi xin anh đấy, bỏ chai xuống đi.
Vũ không nói gì nhưng tay vẫn giữ chặt lấy tay tôi, không cho tôi chắn đằng trước anh, Tùng thấy thế lại càng tức, anh ta giơ vỏ chai vỡ lởm chởm xông lại đâm Vũ, còn anh thì nhanh như chớp dùng tay không giữ lấy vỏ chai của anh ta.
Lần này không giống như lần trước, vỏ thủy tinh vừa sắc vừa gai góc cứa đứt lòng bàn tay của anh, máu chảy xuống tong tong.
Tùng giật ra không được, mà nhìn máu me đầy như thế nhưng sắc mặt Vũ vẫn bình tĩnh như thường, chắc anh ta cũng hãi, cuối cùng gầm lên:
– Con mẹ mày, thả ra.
Rất nhiều máu từ tay anh cứ thế chảy xuống đất, mùi máu tanh xộc vào mũi tôi, tôi vừa khóc vừa ôm lấy anh, đau như đứt từng đoạn ruột:
– Vũ, em xin anh, thả ra đi, Vũ ơi, thả ra, em xin anh đấy.
– Đừng khóc.
– Em xin anh, anh gϊếŧ em đi, gϊếŧ em đi, anh đừng như thế. Vũ ơi, anh thả ra đi, máu chảy nhiều lắm rồi, thả ra đi anh.
Anh không trả lời tôi mà ngẩng đầu lên nhìn Tùng, hai người vẫn giằng co chai rượu vỡ, Tùng cầm chuôi không bị thương, còn anh, máu vẫn rơi tí tách:
– Từ bây giờ đừng làm phiền đến Phương một lần nào nữa. Nếu không thì đừng trách.
– Mày làm được gì thằng ôn? Mày ngon mày thử làm bố mày xem nào.
– Lúc đó rồi biết.
– Mẹ…
Vũ giằng tay mạnh một cái làm Tùng mất đà, ngã ngửa ra sau, chai rượu kia cũng nằm gọn trong tay anh.
– Tôi nhắc lại một lần nữa, đừng làm phiền đến Phương, nếu không sẽ không chỉ như hôm nay đâu.
Lúc này tôi mới có thể vùng ra khỏi tay anh, hét lên với Tùng:
– Đi đi, anh mau đi đi, đừng ở đây nữa, đi đi.
Có lẽ anh ta cũng biết không thể cùn, cũng không đánh lại được Vũ nên lồm cồm bò dậy, hai mắt đỏ ngầu nhìn bọn tôi. Tùng nghiến răng nghiến lợi:
– Mày đợi đấy, bố mày gϊếŧ mày sau.
Sau đó bỏ đi. Tôi biết anh ta không dễ dàng bỏ qua như thế mà chắc đi gọi bạn bè của anh ta. Tôi sợ nên vội vội vàng vàng chạy lại, ôm lấy tay anh, dùng vạt áo mình rịt chặt lấy vết thương của anh:
– Anh ơi, anh có đau không? Em xin lỗi anh, lẽ ra em không nên đưa anh về đây. Mình băng lại tạm rồi về Hà Nội đi anh, đừng ở đây nữa, về Hà Nội rồi đến bệnh viện.
Anh nhìn tôi, vẫn cười cho tôi yên lòng:
– Không sao đâu, cầm máu là được thôi.
– Không, sâu lắm đây này anh, đứt gân mất thôi. Mình về Hà Nội đi.
Tôi mới nói đến đó thì nghe ngoài ngõ có tiếng người xôn xao, nhưng lúc đó tôi chẳng còn tâm trí đâu mà quan tâm đến mấy việc ấy mà chỉ lo cho Vũ, thế nhưng chưa đầy một phút sau, bác hàng xóm tất tất tưởi tưởi chạy sang, bảo với tôi:
– Phương ơi, thằng Tùng nó bị tai nạn ngoài kia kìa, chạy ra xem…
Bác ấy chưa nói hết câu đã thấy tôi đang băng lại tay cho Vũ, máu thì vung vãi dưới đất, nên thành ra lại thôi. Tôi nghe đến hai chữ “tai nạn” chân tay lại bắt đầu bủn rủn, mặt từ xanh mét chuyển sang xám như tro.
Vũ thấy tôi thế nên bảo:
– Anh tự băng được, em chạy ra xem thế nào.
– Nhưng…
– Không sao, anh bị nhẹ hơn.
– Vâng, thế anh ở đây đợi em, em ra tý xem sao rồi về luôn.
– Ừ, đi đi em.
Lúc tôi chạy ra, thấy Tùng đang được mấy người xung quanh đấy bế lên vỉa hè, xe của anh ta đâm vào đuôi của một chiếc xe tải, đầu xe nát bét.
Chẳng hiểu sao hôm nay anh ta lại đi xe máy, bình thường toàn đi ô tô, giờ tự nhiên đi xe máy đến nhà tôi rồi lại bị tai nạn thế, dù không phải lỗi của tôi nhưng tôi vẫn cảm thấy áy náy thế nào ấy.
Tôi chạy lại gần anh ta, thấy mặt mũi tay chân anh ta trớt hết, vẫn tỉnh nhưng có vẻ hơi choáng. Tôi sợ nên quay sang nói với mấy người hàng xóm:
– Bác ơi, bác gọi cấp cứu cho cháu với, gọi hộ cháu xe taxi với.
– Gọi rồi nhưng gần tết taxi nó không chở người bị tai nạn kiểu này đâu.
– Thế gọi cấp cứu chưa ạ, bác gọi hộ cháu với, đưa anh ấy đi bệnh viện hộ cháu với.
– Gọi cả rồi. Mà thằng này đi láo lắm cơ, sang đường chả nhìn ngó gì, cứ thế lao như bay, bị thế này là nhẹ đấy, phải vạ ông lái xe tải.
Tùng ngồi dựa vào tường, thấy tôi khóc, anh ta còn hậm hực:
– Mày cút mẹ mày đi con ranh, đừng ở đây giả vờ giả vịt với tao.
Mấy người đứng gần thấy thế lại càng ngao ngán lắc đầu, anh ta ở quê từ xưa nổi tiếng chơi bời, giờ bị tai nạn còn ăn nói thế này cũng chẳng ai thương. Tôi thì khi đó vẫn nghĩ vợ chồng hết tình còn nghĩa, hơn nữa cùng là con người với nhau nên tôi không bỏ mặc được. Tôi cứ ngồi giữ lấy cánh tay anh ta cho anh ta khỏi ngã, cầu xin người ta gọi hộ xe cho mình:
– Kệ anh ấy, bác gọi xe cho cháu với ạ.
Vừa nói dứt câu thì nghe tiếng còi xe, ngẩng đầu lên thấy xe của Vũ ở ngay trước mặt. Anh mở cửa bước xuống, tay vẫn thấm máu ra từ tấm vải tôi băng tạm, bảo tôi:
– Em ngồi xích ra đi, anh đỡ lên xe cho.
– Vâng.
Anh cùng mấy người đàn ông nữa đỡ Tùng lên xe, anh ta lúc ấy choáng nhưng vẫn chửi bới thêm được dăm ba câu, Vũ không thèm quan tâm mà vẫn chở anh ta thẳng đến bệnh viện.
Trong bệnh viện, Tùng vào khoa cấp cứu còn Vũ đến khoa ngoại xử lý vết thương trên tay. Tôi thì cứ chạy đi chạy lại giữa hai khoa, cứ thế một lúc thì gặp mẹ chồng cũ đến.
Bà ta dạo này hốc hác đi nhiều, tóc tai bạc trắng, thấy tôi, mẹ chồng giả vờ như không quen rồi quay đi, nhưng tôi thì vẫn lịch sự chào một tiếng:
– Mẹ ạ.
– Mày còn dám chào tao à?
Tôi chưa kịp trả lời, bà ấy đã gào lên:
– Mày đã làm con tao ra thế này đúng không? Vì mày mà nó mới bị tai nạn đúng không? Mày đúng là sao chổi, từ khi cưới mày về nhà tao nát be nát bét, cái thứ đen như chó mực.
Thật ra, tôi cũng chẳng muốn chấp họ nữa, dù gì nhà chồng tôi ăn ở thế nào, giờ cũng phải trả giá cả rồi, vợ chồng bỏ nhau, gia đình ly tán, Tùng thì cứ lông bông chơi bời thế này. Tôi chỉ cười:
– Mẹ cứ bình tĩnh ở ngoài này chờ bác sĩ đã. Anh Tùng bị ngã chỉ xây xước tý thôi, con thấy không nặng lắm đâu, mẹ đừng lo.
Bà ta thấy thái độ của tôi như thế có lẽ cũng hơi ngạc nhiên, cuối cùng không nói không rằng câu gì, ngồi xuống ghế chờ ngoài hành lang, úp mặt xuống bàn tay rồi lặng lẽ khóc.
Mẹ chồng tôi khóc một lúc rồi ngẩng đầu lên nhìn tôi:
– Nhìn thấy gia đình tao thế này mày vui lắm phải không? Mày hả hê lắm đúng không?
– Không ạ. Con nghĩ vợ chồng không ở được nhau là số phận cả rồi. Ngày xưa bố mẹ và anh Tùng đối xử với con ra sao, con không để trong lòng nữa. Giờ chỉ mong ai cũng có cuộc sống bình thường, không ai phải vất vả nữa thôi.
– Ngày xưa nếu tao đối xử tốt với mày hơn, chắc bây giờ khác. Lỗi là ở tao, tao khinh người như mày. Thằng Tùng nó ở với con Linh tao mới thấm, chẳng phải đứa nào nhà tử tế là tốt.
– Có chuyện gì, mẹ cứ nói với con.
– Nó với thằng Tùng đánh nhau cả ngày, còn rủ nhau chơi đá hay chơi gì đấy, cứ hít cái đó vào là như một thằng điên, không biết gì nữa cả. Tao không cho bọn nó tiền thì nó lại xúi chồng nó hít đá vào rồi về đòi tao bằng được, mấy lần thằng Tùng còn định đánh tao.
Tôi thở dài nhìn mẹ chồng, ngày trước nếu bà ấy không quá cay nghiệt, có lẽ chưa chắc tôi và Tùng đã ra ở riêng, mà cũng chưa chắc anh ta quen được Linh.
– Mẹ đừng buồn, cái này bỏ được. Chỉ cần anh ấy tu tâm dưỡng tính, có người bảo ban kèm cặp là bỏ được thôi.
– Chúng nó ở với nhau mấy năm, mãi không có con, đến gần đây con Linh mới chửa. Bốn tháng rồi, biết con trai rồi, thế mà đùng cái nó lên Hà Nội xong về bảo sảy rồi. Đến lúc tao tìm thấy tờ giấy khám bệnh của nó mới biết, nó phá thai chứ có sảy gì đâu.
– Gì cơ ạ?
– Nó phá thai đấy, con trai, con thằng Tùng.
Tôi sững sờ không sao tin được, tay chân bủn rủn không đứng vững phải ngồi xuống ghế. Hóa ra lúc gặp lại nhau lần đầu, bụng cô ta vẫn hơi nhô là vì đang còn thai, lần gặp thứ hai nhìn mặt cô ta trắng như tờ giấy, là vì cô ta mới phá thai…
Em bé không có tội, vậy mà…
Bản tính đố kị và ghen tuông mù quáng của cô ta nặng đến mức hết thuốc chữa rồi. Lúc đầu là vì Vũ mà muốn ςướק chồng tôi, giờ thấy tôi với Vũ đi với nhau, cô ta lại nổi cơn điên, bỏ con để muốn ςướק lại Vũ. Cô ta bị tâm thần rồi, bị điên rồi, chơi đá nhiều quá nên bị ngáo rồi.
Tôi với mẹ chồng vừa nói đến đó thì bác sĩ mở cửa đi ra, nhìn thấy mẹ chồng tôi mắt đỏ hoe, bác sĩ nói:
– Người nhà bệnh nhân mới bị tai nạn vào đây phải không?
– Vâng ạ. Con tôi có sao không bác sĩ, nó không sao chứ ạ?
– Tổn thương ngoài da không nghiêm trọng, nhưng chắc phải đưa đi chụp CT xem não thế nào. Chân không gãy xương nhưng không có phản ứng nữa.
– Cái gì cơ ạ?
– Gia đình ra nộp viện phí rồi đóng tiền đi chụp CT đi.
Mẹ chồng tôi thất thần đến mức ngồi sụp xuống, tôi thì sợ bà ta khủng hoảng quá mà lỡ có vấn đề gì thì lại phức tạp nên phải đi lại đỡ bà ta ngồi lên ghế chờ rồi lại ra đóng viện phí cho Tùng.
Anh ta đi chụp cắt lớp xong, bác sĩ nhìn phim, lại bảo não anh ta xuất hiện máu tụ. Mà nếu tôi nhớ không nhầm, máu này tụ lại đúng ở chỗ ngày xưa anh ta cũng bị tai nạn rồi xuất huyết trong não, có lẽ bây giờ chân bị như thế là lại liệt giống ngày xưa rồi.
Tôi nhìn phim rồi thở dài một hơi, bên tai văng vẳng tiếng bác sĩ nói “nên cho ra tuyến Trung ương điều trị”, mẹ chồng thì khóc vật khóc vã. Tôi ở lại động viên mẹ chồng một lúc rồi cũng chẳng biết nói sao nữa, với cả gần chiều rồi, tôi phải đi về lo chuyện bốc mộ cho mẹ tôi. Tôi cầm tay mẹ chồng rồi nói:
– Mẹ ạ, mẹ cố lên, biết đâu đây là bài học cho anh ấy, ngày xưa anh ấy không đi được thì chỉ ở trên phòng chơi game, không đi đâu, ngoan ngoãn. Đến lúc anh ấy đi lại được rồi thành ra thế này, nhiều khi con nghĩ, thà anh Tùng cứ ngồi xe lăn giống như ngày xưa, con còn hạnh phúc hơn.
– Ừ, biết đâu…
– Mẹ đừng buồn, cứ để anh ấy ngồi ở nhà ngẫm nghĩ những chuyện anh ấy đã làm. Sau này biết đâu lại có duyên gặp một bác sĩ khác, mổ hút máu trong não cho anh ấy. Lành lặn lại rồi cưới vợ, sinh con.
– Ừ. Cảm ơn con.
– Mẹ nghỉ đi, con về đây. Mẹ giữ gìn sức khỏe nhé.
Thấy tôi đứng dậy, tự nhiên mẹ chồng lại nắm lấy tay tôi, hai mắt rưng rưng:
– Phương, con không làm con dâu mẹ nữa à? Không cho thằng Tùng một cơ hội được nữa à con? Mẹ với nó biết sai rồi, con về với mẹ đi, mẹ xin con.
Tôi gượng cười, dùng tay mình nắm lấy tay mẹ chồng:
– Rồi anh Tùng sẽ gặp được người tốt hơn con mẹ ạ, mẹ cố lên.
Sau khi tôi ra khỏi phòng cấp cứu thì thấy Vũ đã đứng chờ sẵn ở hành lang. Anh nhìn tôi, khẽ cười:
– Xong rồi hả em?
– Vâng, xong rồi. Anh thế nào rồi, tay còn đau không?
– Không. Bác sĩ bảo không phải khâu, may không đứt gân.
– Vâng, không sao là tốt rồi, mình về thôi anh.
– Ừ. Về thôi.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc