10. Mỗi người đều tự tạo ra đỉnh Everest của riêng mình để vượt qua.Có thể bạn sẽ không bao giờ trèo lên tới tận đỉnh; như vậy bạn sẽ bị lãng quên. Nhưng nếu bạn không ít nhất một lần nghiêm túc nỗ lực vượt qua mép tuyết, nhiều năm sau bạn sẽ thấy mình đang nằm hấp hối trên giường, và cảm giác duy nhất lúc đó là trống rỗng.
Đỉnh Everest ẩn dụ này không nhất thiết phải biểu thị cho “Nghệ thuật”. Đối với một số người, vâng, nó có thể là cuốn tiểu thuyết hay bức tranh. Nhưng Nghệ thuật chỉ là một trong số vô vàn những con đường đi lên núi. Đối với những người khác, con đường đó có thể sẽ thực tế hơn. Kiếm ra một triệu đô la, nuôi sống gia đình, sở hữu phần lớn các cửa hàng nhượng quyền Burger King ở khu vực ba bang, sản xuất loại máy bay mẫu lớn đến điên rồ, lập công ty Internet, mở cửa hàng thời trang nho nhỏ, mở quán bar, danh sách này còn dài đến vô tận.
Bất cứ cái gì cũng được. Còn bây giờ, hãy nói về bạn xem nào. Đỉnh núi của bạn. Đỉnh Everest của riêng bạn. Vâng, chính là nó đấy.
Cứ cho là bạn chưa bao giờ trèo lên đó cả. Bạn gặp khó khăn gì chăng? Bạn có thể tự nói với chính mình “Đừng bận tâm, dù sao thì mình cũng không hề muốn làm việc này chút nào” và chuyển sang sưu tập tem hay không?
Đúng, bạn có thể đã cố gắng. Nhưng tôi chẳng tin bạn đâu. Tôi nghĩ thật không ổn chút nào khi bạn chưa bao giờ cố gắng trèo lên. Và tôi nghĩ bạn cũng đồng ý với tôi. Nếu không thì bạn đã chẳng đọc đến những dòng này.
Như vậy, có vẻ như bạn sắp phải trèo lên ngọn núi khốn kiếp đấy. Hãy đối mặt với nó.
Tôi có lời khuyên gì không à? Bạn không cần đến lời khuyên của tôi đâu. Thực sự là không. Lời khuyên lớn nhất mà tôi có thể đưa ra với bất kì ai là: “Hãy chấp nhận đỉnh Everest của riêng bạn. Như thế là bạn đã thắng một nửa trận chiến rồi.”
Và bạn đã chấp nhận như thế rồi. Thực sự là như thế. Nếu không xin nhắc lại một lần nữa, bạn đã không đọc đến những dòng này.
Xông lên thôi.
11. Càng tài giỏi, người ta càng ít cần đến những thứ hỗ trợ.Tôi không ngạc nhiên chút nào khi gặp ai đó viết một kiệt tác lên mặt sau thực đơn nhà hàng. Những tôi sẽ cực kì ngạc nhiên nếu gặp một người sử dụng cây 乃út Catier bằng bạc viết nên kiệt tác trên chiếc bàn viết cổ trong căn gác lộng gió giữa trung tâm London.
Abraham Lincoln viết Diễn văn Gettýburg trên một mảnh bàn bình thường mượn được từ người bạn ông đang ở nhờ.
Ernest Hemingway sử dụng một cây 乃út mực rất giản dị. Người khác thì đánh máy, nhưng phải đến mãi về sau.
Van Gogh hiếm khi dùng quá sáu loại màu trên bảng vẽ.
Tôi vẽ lên mặt sau tấm danh thi*p nhỏ xíu. Bất cứ cái gì.
Chẳng có mối liên hệ nào giữa sức sáng tạo và quyền sở hữu thiết bị cả. Chẳng. Không. Không hề.
Trên thực tế, khi người nghệ sĩ dấn sâu hơn vào lĩnh vực của mình và trở nên thành công hơn, số lượng công cụ sẽ có xu hướng giảm xuống. Nàng biết điều gì là cần thiết cho mình. Dốc hết tâm trí vào công cụ chỉ tổ mất thời gian. Nàng mang trong mình một sứ mệnh. Nàng có một thời hạn phải hoàn thành. Nàng có một khách hàng giàu sụ đang ở sát ngay sau lưng. Điều cuối cùng nàng muốn là bỏ ra ba tuần để học cách sử dụng khoan cho dù là chẳng cần phải làm vậy.
Công cụ tốt chỉ mang lại cho những kẻ loại hai thêm một cây cột nữa để nấp mà thôi.
Đấy là lý do tại sao lại có nhiều giám đốc nghệ thuật loại hai sử dụng máy tính Macintosh xịn đến vậy.
Đấy là lý do tại sao lại có nhiều người viết văn thêu và sử dụng máy tính xách tay đời mới đến vậy.
Đấy là lý do tại sao lại có nhiều nhi*p ảnh gia nửa mùa sử dụng máy ảnh kĩ thuật số hiện đại đến vậy.
Đấy là lý do tại sao lại có nhiều họa sĩ tầm thường sở hữu những phòng vẽ đắt tiền trong những khu dân cư thời thượng đến vậy.
Toàn một lũ nấp cột.
Cột chẳng giúp ích gì được cả, chúng chỉ cản đường họ mà thôi. Cây cột càng vững chắc thì tâm lý bạn càng phụ thuộc vào nó, và nó càng cản trở bạn nhiều hơn.
Điều này cũng có thể áp dụng cho kinh doanh.
Đấy là lý do tại sao có nhiều doanh nghiệp thất bại đến vậy dù họ sở hữu những khu văn phòng long lanh.
Đấy là lý do tại sao có nhiều doanh nghiệp thất bại đến vậy dù họ dốc cả gia sản vào những bộ cánh lịch thiệp và mua thẻ hội viên câu lạc bộ du thuyền đắt đỏ.
Một lần nữa, lại nấp cột.
Người thành đạt, nghệ sĩ cũng như không phải nghệ sĩ, rất giỏi trong việc phát hiện cột. Họ rất giỏi làm việc trong môi trường không có cột. Thậm chí quan trọng hơn, khi vừa phát hiện cây cột, họ cũng rất giỏi trong việc nhanh chóng loại bỏ nó.
Kiểm soát tốt các cây cột là một trong những phẩm chất quý giá nhất bạn có thể có được trên hành tinh này. Nếu bạn có, tôi ghen tị với bạn. Nếu không, tôi sẽ thấy thương hại bạn.
Chắc chắn rồi, chẳng có ai hoàn hảo ở trên đời. Chúng ta ai cũng có cây cột của riêng mình. Có vẻ như chúng ta cần đến chúng. Bạn sẽ chẳng bao giờ sống được nếu không có cột. Tôi cũng vậy.
Tất cả những gì chúng ta có thể làm là liên tục đặt câu hỏi “Đây có phải là một cây cột hay không?” đối với bất cứ khía cạnh nào trong công nghiệp kinh doanh, trong nghề nghiệp, trong mục đích sống, rồi tiếp bước từ đó. Hỏi càng nhiều, chúng ta càng giỏi trong việc phát hiện cột, và đám cột càng nhanh chóng biến mất.
Hãy đặt câu hỏi. Liên tục hỏi. Hỏi đi hỏi lại. Ngừng hỏi là bạn toi rồi.
12. Đừng tìm cách chống lại đám đông; hãy tránh xa họ raKế hoạch của bạn là làm thế nào để tác phẩm của mình ngoài kia cũng được nguyên vẹn như tác phẩm gốc, thậm chí còn có phần hơn. Tác phẩm đó phải tạo ra một thị trường hoàn toàn mới. Chẳng ích gì khi cố gắng giống như 250.000 thành viên triển vọng khác chờ đợi điều kì diệu. Tất cả các mô hình kinh doanh hiện tại đều sai lầm. Hãy tìm một mô hình mới.
Chúng ta đã chứng kiến chuyện này quá nhiều rồi. Hãy gọi cậu ta là Ted. Một chàng trai trẻ giữa thành phố rộng lớn, vừa bước chân xuống xe bus, muốn trở thành người nổi tiếng: họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ, đạo diễn phim, chủ doanh nghiệp, thiên tài phần mềm, bất cứ cái gì cũng được. Anh hừng hực nhiệt tình, đam mê, và tràn đầy ý tưởng. Rồi bạn gặp lại Ted sau đó năm hay mười năm, cậu ta vẫn đang phục vụ quầy bar ở nhà hàng ngày nào. Cậu không còn măng tơ nữa. Nhưng vẫn chưa tiến gần hơn chút nào đến với giấc mơ của mình.
Giọng cậu vẫn ngông nghênh như thuở nào, chắc chắn rồi, nhưng trong lời cậu có cái gì đó trống rỗng mà ngày xưa không hề có.
Vâng, có thể Ted đã chọn một con đường rất bằng phẳng. Viết tiểu thuyết, được phát hiện ra mắt sách bán chạy, bán bản quyền làm phim, sau năm năm ôm một bọc tiền nghỉ hưu. Đại loại thế.
Đừng lo lắng về việc có khoảng ba triệu tiểu thuyết gia/ diễn viên/ nhạc sĩ/ họa sĩ/ người mơ mộng có kế hoạch giống bạn. Nhưng tất nhiên, Ted là người đặc biệt. Tất nhiên, cuối cùng thì số phận của cậu ta cũng vượt qua mọi khó khăn. Tất nhiên. Đấy là những gì cậu ta vẫn thường kể trong lúc rót đầy ly cho bạn.
Kế hoạch của bạn có giống như vậy không? Nếu đúng thì tôi thấy lo ngại phết rồi đấy.
Khi bắt đầu vẽ biếm họa lên danh thi*p, tôi rất may mắn; thời điểm đó tôi đang có một công việc lương cao ở New York, và tôi thích công việc đó. Tôi thậm chí không hề có ý nghĩ nghỉ việc để gia nhập hàng ngũ những người không theo khuôn phép. Cái gì, rời Manhattan để đến Brooklyn ư? Không đời nào. Tôi chỉ vẽ biếm họa để giải khuây vào buổi tối, để có việc mà làm khi ngồi bên quầy bar trong lúc chờ đợi đến ngày xuất đầu lộ diện hoặc đại loại thế.
Không có bất cứ động cơ thương mại hay kế hoạch to lớn nào chi phối hành động của tôi cả. Nếu muốn vẽ lên mặt sau danh thi*p thay vì một phương tiện “chuẩn mực”, tôi cứ vẽ. Nếu muốn sử dụng một từ bậy bạ, tôi cứ dùng. Nếu muốn vứt bỏ khuôn mẫu bóng bẩy tiêu chuẩn và vẽ những hình ảnh trừu tượng điên rồ, tôi cứ tiến hành. Không cần phải làm hài lòng bất cứ một tay môi giới hay đại diện xuất bản bảnh chọe nào. Hơn thế nữa, thậm chí tôi không cần phải làm theo bất cứ nguyên mẫu nghệ sĩ-lối sống nào cả.
Điều này mang lại cho tôi rất nhiều tự do. Về sau, sự tự do này đã đơm hoa kết trái.
Hãy hỏi con đường của bạn mang lại cho bạn được bao nhiêu phần tự do. Hãy hỏi không ngừng nghỉ.
Chính tự do sẽ đưa bạn đến nơi nào bạn muốn. Niềm tin mù quáng vào một câu chuyện thần thoại quá lố, tự đắc sẽ chỉ cản chân bạn mà thôi.
Liệu kế hoạch của bạn có phải là duy nhất? Còn ai khác cũng làm vậy không? Tôi thấy rất hào hứng. Có lẽ có một chút sợ hãi, nhưng hào hứng.
13. Chấp nhận đau thương, nó sẽ chẳng còn làm bạn đau đớn nữa.Khi thực hiện những hy sinh cần thiết, nỗi đau luôn lớn hơn bạn nghĩ. Tôi biết. Đau kinh khủng. Nói như vậy để thấy rằng, tiến hành công việc sáng tạo thực sự là một trong những trải nghiệm kì diệu nhất của con người, dù là trong kiếp này hay kiếp khác.
Ngay cả khi không thành công, bạn cũng học được rất nhiều điều giá trị, kì diệu, không tưởng tượng được. Khi không hành động – dù bạn biết rất rõ là mình có cơ hội – còn đau hơn nhiều so với bất cứ thất bại nào.
Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng nếu bạn không được thưởng cho việc mình làm, rằng việc đó không được ghi nhận xứng đáng, rằng nó không tương xứng với thời gian và công sức đầu tư, tốt nhất là bạn không nên làm việc đó nữa.
Tất nhiên, góc độ này có một thuận lợi rõ ràng là nếu nó mang lại kết quả tốt đẹp nào đó, đây sẽ là một khoản lợi tức bổ sung.
Lợi thế thứ hai, tinh tế và sâu sắc hơn, là khi gạt bỏ tất cả những hi vọng về việc cải thiện vật chất và xã hội ra khỏi hành động sáng tạo, cuối cùng bạn sẽ còn lại duy nhất một câu hỏi cần phải trả lời:
Bạn có thể khiến cho cái thứ khỉ gió này tồn tại được hay không?
Và một khi bạn có thể trả lờ trung thực câu hỏi này thì phần còn lại quá đơn giản.