Phi Lý Trí - Chương 17

Tác giả: Dan Ariely

Tác động của bối cảnh đến tính cách (1)
Tại sao chúng ta không trung thực và chúng ta có thể làm gì với điều này?
Năm 2004, tổng thiệt hại từ các vụ ςướק bóc ở Mỹ là 525 triệu đôla và mức thiệt hại trung bình từ một vụ ςướק là khoảng 1.300$. Con số này là rất nhỏ so với công sức mà lực lượng cảnh sát đã bỏ ra, các chế tài pháp lý và trừng phạt đã được huy động vào việc bắt, giam giữ những tên ςướק (đó là chưa tính đến những tốn kém từ giấy mực của báo chí và các phương tiện truyền thông đối với loại trộm cắp này). Tất nhiên, tôi không nói rằng chúng ta xem nhẹ những tên tội phạm chuyên nghiệp. Chúng ta phải bảo vệ mình trước những hành vi của chúng.
Hãy suy nghĩ về điều này: hàng năm, tình trạng trộm cắp và gian lận nơi công sở ước tính vào khoảng 600 tỷ đôla. Con số này cao hơn rất nhiều so với tổng thiệt hại tài chính do nạn ăn cắp, ăn trộm xe ô tô (tổng cộng khoảng 16 tỷ đôla năm 2004); nhiều hơn số tiền mà các tội phạm chuyên nghiệp ở Mỹ có thể ăn trộm được trong suốt cuộc đời của chúng; và gần như gấp đôi số vốn được định giá trên thị trường của tập đoàn General Electric. Chưa hết, hàng năm, theo báo cáo của ngành bảo hiểm, cá nhân khai báo sai khoảng 24 tỷ đôla trong đơn khai báo mất tài sản của họ. Trong khi đó, tổ chức IRS (một cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm về thu thuế và thực thi luật thuế) ước tính họ thiệt hại khoảng 350 tỷ đôla hàng năm, thể hiện sự chênh lệch giữa số tiền thuế mà cảnh sát nghĩ người dân phải trả với số tiền thuế mà người dân đã trả. Ngành công nghiệp bán lẻ cũng nhức đầu không kém với mức thiệt hại 16 tỷ đôla/năm do những khách hàng mua quần áo, giấu nhãn mác vào trong túi quần rồi trả những bộ quần áo “second-hand” này để nhận tiền bồi thường.
Vụ scandal Enron xảy ra vào năm 2001, tôi, Giáo sư Nina Mazw và Giáo sư On Amir (Đại học California ở San Diego) đã thảo luận về sự gian lận. Chúng tôi băn khoăn tại sao một so tội phạm, đặc biệt là tội phạm cổ cồn trắng lại bị xét xử ít hơn so với những đối tượng khác - nhất là nhóm tội phạm này lại gây ra nhiều thiệt hại tài chính hơn là một kẻ trộm chuyên nghiệp có thể làm trong suốt quãng đỡi của mình?
Sau một hồi thảo luận, chúng tôi rút ra kết luận rằng có hai kiểu không trung thực. Kiểu thứ nhất gợi lên hình ảnh hai kẻ lưu manh đang đi vòng quanh một trạm xăng. Chúng quan sát xem có bao nhiêu tiền để trong ngăn kéo, xung quanh có ai có thể ngăn chặn chúng và chúng có thể phải đối mặt với hình phạt nào nếu bị bắt. Trên cơ sở phân tích chi phí lợi nhuận, chúng quyết định có nên ăn ςướק ở nơi này hay không.
Kiểu thứ hai là những người nghĩ mình là trung thực. Họ “mượn” một cây 乃út trong cuộc hội thảo, lấy thêm xô-đa từ một máy bán nước giải khát, hay khai quá giá chiếc tivi trong bản khai mất tài sản.
Chúng ta biết sự tồn tại của loại không trung thực thứ hai nhưng mức độ phổ biến của nó như thế nào? Hơn nữa, nếu chúng ta tiến hành một thí nghiệm khoa học đối với những người “trung thực” và tạo điều kiện cho họ gian lận, liệu họ có gian lận không? Liệu họ có làm tổn hại đến sự chính trực của mình không? Họ sẽ gian lận ở mức độ nào? Chúng tôi quyết định phải tìm ra câu trả lời.
Trường kinh doanh Harvard chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống Mỹ. Nó nằm bên bờ sông Charles ở Cambridge, Massachusettes, với kiến trúc kiểu thuộc địa bề thế. Đây là ngôi trường nổi tiếng vì đã sản sinh ra nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ.
Thực tế, trong số 500 công ty Fortune, khoảng 20% trong số ba vị trí cao nhất của các công ty đó được nắm giữ bởi những sinh viên tốt nghiệp trường Kinh doanh Harvard. Liệu còn nơi nào tốt hơn để tiến hành thí nghiệm về sự trung thực không?
Chúng tôi yêu cầu một nhóm các sinh viên Harvard sắp ra trường và các sinh viên MBA làm một bài kiểm tra gồm năm mươi câu hỏi trắc nghiệm. Câu hỏi sẽ tương tự với những câu hỏi trong bài kiểm tra chuẩn hóa (Sông nào dài nhất trên thế giới? Tác giả của Moby-Dick là ai? Từ nào miêu tả trung bình của một dãy số? Ai là vị thần tình yêu trong thần thoại Hy Lạp? …) Các sinh viên có mười lăm phút để trả lời tất cả câu hỏi. Khi hết thời gian, họ được yêu cầu chuyển câu trả lời từ tờ bài làm sang tờ ghi điểm và nộp cả hai cho giám thị. Với mỗi câu trả lởi đúng, giám thị sẽ thưởng cho họ 10 xu.
Trong một thí nghiệm khác, chúng tôi yêu cầu một nhóm sinh viên làm dạng bài kiểm tra tương tự như vậy nhưng có một thay đổi quan trong. Tờ ghi điểm sẽ được đánh dấu câu trả lời đúng. Với mỗi câu hỏi, hình tròn chỉ ra câu trả lời đúng sẽ được tô màu xám. Ví dụ nếu sinh viên trả lời trong tờ bài làm sông dài nhất trên thế giới là sông Mississippi, thì khi nhận đươc tờ ghi điểm, họ sẽ thấy rõ câu trả lời đúng là sông Nile. Lúc đó, họ có thể quyết định sẽ gian lận và đánh dấu câu trả lời đúng trên tờ ghi điểm.
Sau khi chuyển câu trả lời, họ sẽ đếm có bao nhiêu câu tr a lời đúng, viết con số đó lên trên đầu tờ ghi điểm và chuyển cả tờ bài làm và tờ ghi điểm cho giám thị. Giám thị sẽ thưởng cho họ 10 xu cho mỗi câu trả lời đúng.
Liệu những sinh viên này có gian lận không - thay đổi câu trả lời sai sang câu trả lời đúng đã được đánh dấu trước? Chúng tôi không chắc chắn, vì vậy đã quyết định dụ nhóm sinh viên tiếp theo ở mức độ cao hơn. Lần này, họ sẽ lại làm một bài kiểm tra, chuyển câu trả lời sang tờ ghi điểm đã được đánh dấu câu trả lời đúng và chỉ chuyển tờ ghi điểm cho giám thị. Nói cách khác, họ có thể hủy tất cả những bằng chứng liên quan đến hành vi gian lận của mình. Liệu các sinh viên có mắc bẫy không?
Trong thí nghiệm tiếp theo, các sinh viên được hướng dẫn hủy cả tờ bài làm và tờ ghi điểm đã được đánh dấu câu trả lời đúng. Họ không phải thông báo số điểm mà họ có được cho giám thị. Khi đã hủy tờ bài làm và tờ ghi điểm, các sinh viên chỉ cần đi lên đầu căn phòng thi - nơi mà chúng tôi đã đặt một cái bình đầy đồng xu - rút ra số tiền mà họ kiếm được và ra khỏi phòng. Đây là cơ hội cho họ thực hiện hành vi gian lận hoàn hảo.
Chúng tôi tạo điều kiện dễ dàng cho các sinh viên thực hiện hành vi gian lận. Liệu họ có “cắn mồi” không? Chúng ta chờ xem.
Khi nhóm đầu tiên đã ổn định chỗ ngoi, chúng tôi giải thích luật thi và phát bài kiểm tra. Họ làm bài trong 15 phút sau đó chép câu trả lời của họ sang tờ ghi điểm và nộp cả tờ bài làm và tờ ghi điểm. Vì họ không được đưa ra đáp án, nên họ sẽ không có cơ hội nào để gian lận cả. Trung bình, họ trả lời đúng 32,6/50 câu hỏi.
Bạn dự đoán nhóm sinh viên trong ba thí nghiệm còn lại làm gì? Họ đã khai họ trả lời đúng được bao nhiêu câu hỏi?
Điều kiện 1 Kiểm soát = 32,6
Điều kiện 2 Tự kiểm tra = …………
Điều kiện 3 Tự kiểm tra + = …………
xé bài làm
Điều kiện 4 Tự kiểm tra + = …………
xé bài làm + bình đựng tiền
Nhóm thứ hai thì sao? Họ cũng phải trả lời những câu hỏi như vậy. Nhưng lần này, khi chuyển câu trả lời sang tờ ghi điểm, họ có thể nhìn thấy đáp án. Liệu họ có gian lận để nhận được 10 xu cho mỗi câu trả lời đúng không? Kết quả, nhóm này khai báo họ đã trả lời đúng trung bình 36,2/50 câu hỏi. Liệu có phải họ thông minh hơn nhóm kiểm soát của chúng tôi? Điều này thật đáng nghi ngờ. Chúng tôi phát hiện ra họ đã bắt đầu có hành vi gian lận (khoảng 3,6 câu hỏi).
Còn nhóm thứ ba? Lần này, chúng tôi tăng mức độ dụ dỗ. Họ không những được xem câu trả lời đúng mà còn được xé bài làm. Họ có bị cắn câu không? Có, họ đã gian lận. Họ khai báo đã trả lời đúng được trung bình 35,9/50 câu hỏi - hơn nhóm sinh viên trong điều kiện kiểm soát và gần bằng với nhóm sinh viên thứ hai (nhóm không được xé bài làm của mình).
Cuối cùng là nhóm sinh viên được xé cả bài làm và tờ ghi điểm, sau đó đi đến bình đựng tiền và lấy đi số tiền mà họ xứng đáng được nhận. Họ khai báo đã trả lời đúng trung bình 36,1/50 câu hỏi - cao hơn so với con số 32,6 của nhóm kiểm soát nhưng về căn bản bằng với hai nhóm có cơ hội gian lận.
Chúng ta học được gì từ thí nghiệm này? Kết luận đầu tiên đó là khi có cơ hội, nhiều người trung thực sẽ gian lận. Thực tế, thay vì phát hiện một số người gian lận, thì chúng tôi lại phát hiện ra là đa số các sinh viên đã gian lận và họ chỉ gian lận một chút thôi. Trước khi bạn đổ lỗi vì môi trường trong sạch của trường Kinh doanh Harvard cho mức độ không trung thực này, tôi xin bổ sung thêm, chúng tôi tiến hành các thí nghiệm tương tự ở MIT, Princeton, UCLA và Yale và cũng nhận được kết quả tương tự.
Kết quả còn ấn tượng hơn: khi được tạo cơ hội để gian lận, những người tham gia thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi các rủi ro nếu bị phát hiện như chúng ta nghĩ. Khi sinh viên được tạo cơ hội để gian lận nhưng không được hủy bài làm của mình, họ tăng số lượng câu trả lời đúng từ 32,6 lên 36,2. Nhưng khi có cơ hội được hủy bài làm - che giấu hoàn toàn tội lỗi - họ không đẩy sự gian lận của mình đi xa hơn. Điều này có nghĩa ngay cả khi chúng ta không hề có khả năng bị phát hiện, chúng ta vẫn không gian lận quá mức.
Trong trường hợp các sinh viên được hủy cả hai tờ kết quả, nhận tiền và ra khỏi phòng thi, thì bất kỳ ai trong số họ cũng có thể khai báo mình đat được mức điểm tuyệt đối hay có thể lấy nhiều tiền hơn (trong bình có khoảng 100$). Nhưng tại sao không ai làm như vậy? Điều gì đó ngăn họ lại. Nhưng đó là cái gì? Và tính trung thực là gì vậy?
Trả lời câu hỏi này, Adam Smith, một nhà tư tưởng kinh tế vĩ đại, đưa ra một câu trả lời thú vị: “Khi tạo ra con người cho xã hội, tự nhiên ban cho ta một niềm khao khat ban đầu để làm hài lòng và một sự căm ghét ban đầu để không làm phật ý bạn bè của anh ta. Tự nhiên dạy cho anh ta cách cảm nhận niềm vui trong điều kiện thuận lợi và nỗi đau trong điều kiện không thuận lợi”.
Ông còn bổ sung: “Thành công của mỗi người... hầu hết phụ thuộc vào ý kiến tốt của hàng xóm và bạn bè, đồng nghiệp,... Vì vậy, câu thành ngữ xưa kia cho rằng trung thực luôn là chính sách tốt nhất, trong những tình huống như vậy hầu như luôn đúng”.
Lý thuyết của Smith gợi ra một suy nghĩ: khi mọi người có thể thực hiện phân tích chi phí-lợi nhuận về tính trung thực, thì họ cũng có thể tiến hành phân tích chi phí-lợi nhuận về tính không trung thực. Theo góc độ này, những cá nhân chỉ trung thực trong chừng mực phù hợp với họ (bao gồm ước mơ làm hài lòng những người khác).
Vậy có phải những quyết định về sự trung thực và không trung thực là dựa trên phân tích chi phí-lợi nhuận? Tôi không nghĩ vậy. Một người bạn của bạn có thể giải thích cho bạn về phân tích chi phí-lợi nhuận giúp cô ấy quyết định mua một chiếc laptop mới không? Tất nhiên là có. Nhưng liệu người bạn đó có chia sẻ với bạn phân tích chi phí-lợi nhuận về quyết định của cô ấy sẽ ăn cắp chiếc laptop không? Tất nhiên là không - trừ khi cô ấy là một kẻ ăn cắp chuyên nghiệp. Thay vào đó, tôi đồng ý với những người nói rằng tính trung thực là một cái gì đó lớn lao hơn mọi đức tính ở hầu hết các xã hội.
Sigmund Freud giải thích theo cách sau. Ông nói rằng vì chúng ta lớn lên trong xã hội, nên chúng ta tiếp thu những phẩm chất xã hội. Sự tiếp thu này dẫn đến sự phát triển của cái siêu ta. Nói chung, cái siêu ta hài lòng khi chúng ta tuân theo đạo đức của xã hội và không hạnh phúc khi chúng ta không tuân theo. Đó là lý do tại sao chúng ta dừng xe trước đèn đó vào lúc 4 giờ sáng mặc dù biết rằng trên đường lúc đó không có ai. Và đó là lý do tại sao chúng ta có được một cảm giác ấm áp khi chúng ta trả lại một chiếc ví bị đánh mất cho người chủ của nó, ngay cả khi chúng ta biết là danh tính của mình sẽ không bao giờ được công bố. Những hành động như vậy kich thích não bộ khiến chúng ta cảm thấy hài lòng.
Nhưng nếu lòng trung thực thật sự quan trọng, khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, thì tại sao chúng ta thường xuyên không trung thực?
Theo quan điểm của tôi, chúng ta quan tâm đến sự trung thực và chúng ta muốn trung thực. Vấn đề là cái máy kiểm soát sự trung thực bên trong mỗi chúng ta chỉ hoạt động khi xem xét đến những hành vi vi phạm lớn. Đối với những hành vi vi phạm nhỏ (như lấy trộm một hoặc hai chiếc 乃út), chúng ta thậm chí còn không xem xét xem những hành động này sẽ phản ánh mức độ trung thực của ta như thế nào và vì vậy cái siêu tôi của chúng ta không hoạt động.
Nếu không được cái siêu tôi giúp đỡ, kiểm soát và điều khiển hành vi, thì biện pháp duy nhất để bảo vệ chúng ta khỏi loại vi phạm này là phân tích chi phí-lợi nhuận hợp lý. Nhưng liệu có ai chủ động cân đo giữa lợi ích của việc lấy trộm chiếc khăn tắm từ một phòng khách sạn và chi phí là bị bắt không? Ai sẽ xem xét chi phí-lợi nhuận của việc chỉ khai một phần thu nhập vào tờ khai thuế? Như chúng ta thấy trong thí nghiệm ở trường Harvard, phân tích chi phí-lợi nhuận, dường như không ảnh hưởng nhiều đến sự không trung thực của chúng ta.
Đây là quy luật vận động của thế giởi. Hầu như tờ báo nào cũng có bài viết về hành vi gian lận hay lừa đảo. Chúng ta chứng kiến các công ty tín dụng bòn rút khách hàng với mức lãi suất cao chót vót; các hãng máy bay phá sản rồi kêu gọi chính phủ liên bang đưa họ - và cả quỹ lương hạn hẹp của họ - ra khỏi rắc rối; các trường học bênh vực sự có mặt của các loại máy bán xôđa trong khuôn viên trường (và thu về hàng triệu đôla từ các hãng nước ngọt) mặc dù biết rằng đồ uống có đường làm cho trẻ em hiếu động thái quá và bị béo phì. Các khoản thuế là cơ hội cho các hành vi đạo đức xuống cấp. Phóng viên tài năng David Cay Johnston của tờNew York Times miêu tả trong cuốn sáchPerfectly Legal: The Convert Campaign to Rig Our Tax System to benefit the Super Rich(Hoàn toàn bợp pháp: Chiến dịch gian lận hệ thống thuế của chúng ta để làm giàu cho những người siêu giàu).
Ngược lại với tất cả những điều này, xã hội (cụ thể là chính phủ của chúng ta) đã đáp trả lại, ít nhất đến một quy mô nào đó. Đạo luậtSarbanes-Oxley năm 2002 (quy định những giám đốc điều hành của các công ty phải cam đoan về kiểm toán và kế toán của họ) được thông qua để làm cho sự gian lận như ở Công ty Enron chỉ là chuyện của quá khứ. Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua những hạn chế về “con dấu riêng” (cụ thể là việc chi tiêu ngân sách của chính phủ). Ủy ban Chứng khoán cũng thông qua yêu cầu là khai chi tiết khoản lương thưởng của các giám đốc điều hành.
Nhưng liệu những biện pháp này có khỏa lấp được những kẻ hở và ngăn sự không trung thực không? Một số nhà phê bình nói rằng chúng ta không thể. Ví dụ, những cuộc cải cách đạo đức ở quốc hội. Luật pháp cấm các nhà vận động hành lang mở tiệc ăn uống miễn phí cho các đại biểu quốc hội và tướng tá của họ ở những buổi lễ có đông số lượng người tham dự. Vậy các nhà vận động hành lang làm gì? Họ đã mời các đại biểu quốc hội đi dự tiệc với số lượng khách hạn chế. Tương tự, các bộ luật mới về đạo đức cấm các nhà vận động hành lang đưa đón các đại biểu quốc hội bằng máy bay “cánh cố định”. Vậy đưa đón bằng phi cơ có sao không?
Một điều luật mới thú vị nhất mà tôi từng được nghe có tên: “Quy tắc que tăm”. Luật này quy định rằng mặc dù các nhà vận động hành lang không còn được chiêu đãi tiệc ngồi cho các nghị sĩ, nhưng họ vẫn có thể chiêu đãi họ bất cứ món gì có thể ăn khi đang đứng, sử dụng ngón tay hay một que tăm.
Liệu điều này có làm thay đổi kế hoạch của ngành công nghiệp hải sản, vốn định tổ chức một bữa tiệc ngồi với mỳ và sò cho các nhà lập pháp của Washington. Không có sự thay đổi nhiều lắm. Những nhà vận động hành lang của ngành hải sản bỏ đi món mỳ ống (vì nó không thể ăn bằng tăm), nhưng vẫn thiết đãi các nghị sĩ chu đáo với món sò tươi.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc