Vô tình, chúng tôi có được các kết quả làm vững thêm kết luận của mình trong một nghiên cứu thực hiện vào mùa đông tại Đại học Iowa. Chúng tôi yêu cầu một nhóm sinh viên theo dõi xem họ dùng loại loại thuốc nguyên giá hay giảm giá cho những lần cảm lạnh theo mùa của mình, và theo đó, các loại thuốc phát huy tác dụng như thế nào. Vào cuối kỳ, 13 người tham gia nói rằng họ trả theo giá niêm yết và 16 người mua loại được giảm giá. Vì thế, với loại thuốc chữa cảm lạnh bán công khai, những gì bạn trả thường là những gì bạn nhận được.
Từ những thí nghiệm về “các loại thuốc”, chúng ta đã thấy giá cả điều khiển hiệu quả trấn an như thế nào. Nhưng giá cả có ảnh hưởng tới các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày không? Chúng tôi tìm được đối tượng hoàn hào là SoBe Adrenaline Rush, một loại nước giải khát hứa hẹn sẽ “cải thiện trận đấu” và mang tới khả năng cao hơn”.
Trong thí nghiệm đầu tiên, chúng tôi bán nước SoBe tại lối vào phòng thể dục của trường học. Nhóm sinh viên đầu tiên trả mức giá thông thưởng cho loại đồ uống này. Nhóm thứ hai, mức giá được giảm xuống chỉ bằng 1/3 mức giá thông thưởng. Sau khi các sinh viên tập thể dục, chúng tôi quan sát họ cảm thấy mệt hơn hay đỡ mệt hơn so với những buổi luyện tập thông thưởng. Cả hai nhóm uống SoBe đều nói rằng họ thấy đỡ mệt hơn bình thưởng đôi chút. Điều đó có vẻ hợp lý, đặc biệt khi xét tới lượng lớn cafein trong mỗi chai SoBe.
Nhưng điều mà chúng tôi theo đuổi là tác dụng của giá cả chứ không phải tác dụng của cafein. Liệu loại SoBe giá cao hơn có giảm mệt mỏi tốt hơn loại SoBe được giảm giá không? Câu trả lời là có. Những sinh viên uống loại có giá cao hơn cho biết mình thấy ít mệt mỏi hơn so với những sinh viên dùng loại được giảm giá.
Kết quả này thật đáng ngạc nhiên, nhưng chúng chỉ dựa vào ấn tượng của người tham gia về tình trạng của chính mình. Vậy làm sao chúng tôi có thể kiểm tra SoBe trực tiếp và khách quan hơn? Chúng tôi tìm ra một cách: SoBe tuyên bố cung cấp “nang lượng cho trí não của bạn”. Và chúng tôi quyết định kiểm tra tuyên bố đó bằng cách sử dụng một loạt các phép đảo.
Một nửa số sinh viên sẽ mua SoBe với giá niêm yết và nửa còn lại sẽ mua với giá giảm. Sau khi mua đồ uống, các sinh viên này được yêu cầu xem một bộ phim trong vòng 10 phút (chúng tôi giải thích là để nước phát huy tác dụng). Sau đó, chúng tôi cho mỗi người một câu đố 15 từ và họ có 30 phút để giải càng nhiều càng tốt. Ví dụ, khi nhận được nhóm chữ cái TUPPL, những người tham gia phải sắp xếp chúng lại thành PULPIT - linh mục - hoặc họ sẽ phải sắp xếp lại FRIVEY, RANCOR và SVALIE ...).
Chúng tôi cũng đưa bài kiểm tra từ vựng đó cho một nhóm sinh viên không uống SoBe. Nhóm này có mức trả lời đúng trung bình là 9/15.
Điều gì xảy ra khi chúng tôi đưa các câu đố cho những sinh viên có uống SoBe? Những sinh viên mua với giá niêm yết cũng có kết quả đúng trung bình là 9/15. Nhưng ngạc nhiên hơn là câu trả lởi từ nhóm uống SoBe giảm giá: trung bình có 6.5/15. Chúng ta có thể rút ra được kết luận gì từ điều này? Giá cả thật sự làm nên sự khác biệt.
SoBe không làm ai thông minh hơn cả.Vậy có phải bản thân sản phẩm này chỉ như một anh chàng có vẻ bề ngoài đẹp đẽ (ít nhất là đối với việc giải câu đố từ vựng)? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã thiết kế một bài kiểm tra khác. Trên bìa cuốn câu đố in dòng chữ “Các loại đồ uống như SoBe đã cho thấy có thể cải thiện chức năng thần kinh, cải thiện thành tích trong những nhiệm vụ như giải câu đố”. Chúng tôi cũng đưa thêm vào một vài thông tin hư cấu nói rằng website của SoBe có đề cập tới hơn năm mươi nghiên cứu khoa học minh chứng cho các tuyên bố của mình.
Chuyện gì sẽ xảy ra? Nhóm mua giá niêm yết vẫn làm tốt hơn những người mua giá giảm. Nhưng thông điệp được in trên bìa cuốn câu đố cũng phát huy một số ảnh hưởng. Cả nhóm mua giá niêm yết và giá giảm, sau khi nhận thông điệp đã làm tốt hơn nhóm nhận được cuốn câu đố mà không có thông điệp trên bìa. Khi chúng tôi cường điệu về loại đồ uống này bằng cách nói rằng năm mươi nghiên cứu đã cho thấy, SoBe có thể cải thiện chức năng thần kinh, những người mua theo giá giảm đã nâng cao kết quả của mình (trong việc trả lời thêm các câu hỏi) thêm 0,6 câu, những người mua với giá niêm yết cải thiện thêm 3.3 câu hỏi. Nói cách khác, thông điệp trên vỏ chai (và bìa cuốn câu đố) cũng như giá, rõ ràng có sức mạnh hơn thứ nước đựng bên trong nó. .
Vậy có phải chúng ta phải chịu số phận bi đát vì nhận được ít lợi ích hơn mỗi lần được giảm giá không? Khi nhìn một món hàng giảm giá, chúng ta sẽ cho rằng chất lượng của nó thấp hơn một món hàng đúng giá. Vậy đâu là giải pháp? Nếu chúng ta dừng lại và đối chiểu một cách lý trí giữa sản phẩm và giá cả, liệu chúng ta có thể phá bỏ định kiến cho rằng chất lượng bị khấu trừ theo mức giá được giảm không.
Chúng tôi đã kiểm chứng điều này trong hàng loạt các thí nghiệm và thấy rằng những người tiêu dùng suy nghĩ nghiêm túc về mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng, thì ít có khả năng cho rằng một loại nước uống giảm giá có ít hiệu quả hơn.
Chúng ta vừa xem giá cả điều khiển tác dụng của giả dược, thuốc giảm đau và nước tăng lực như thế nào. Nhưng sau đây là một suy nghĩ khác. Nếu giả dược có thể làm chúng ta khỏe hơn, thì có nên chỉ việc ngồi lại và tận hưởng không? Hay giả dược rõ ràng là xấu - thứ giả mạo nên bị loại bỏ, cho dù chúng làm ta thấy tốt hay không? Trước khi bạn trả lời câu hỏi này, hãy để tôi đưa ra sự đặt cược. Giả sử bạn tìm ra một loại giả dược hoặc một thủ thuật trấn an không chỉ làm bạn cảm thấy tốt hơn mà còn làm thể chất của bạn khỏe hơn. Bạn sẽ vẫn sử dụng nó chứ? Sẽ thế nào nếu bạn là bác sỹ? Bạn có kê đơn thuốc giả dược không?
Vào năm 800 sau công nguyên, Giáo hoàng Leo ữI trao vương miện cho Hoàng đế La Mã Charlemagne, do đó tạo ra một mối liên hệ trực tiếp giữa nhà thờ và nhà nước. Kể từ đó, các Hoàng đế La Mã thần thánh, theo sau là các quốc vương châu Âu, được thấm nhuần vòng hào quang thần thảnh. Cũng từ đó xuất hiện thuật ngữ “cái chạm của nhà vua” - một cách chữa bệnh cho mọi người. Theo ghi chép của các nhà sử học, trong suốt thời kỳ trung cổ, các vị vua vĩ đại thường đi xuyên qua đám đông, ban phát sự động chạm đó. Ví dụ, Vua Charles ữ của Anh (1630-1685) đã chạm vào khoảng 100.000 người trong thời gian trị vì của mình.
Được nhà vua chạm vào người có tác dụng thật sự không? Trong lịch sử, người ta nói nó đã chữa được cho hàng nghìn người. Bệnh tràng nhạc (có khả năng là một dạng lao), loại bệnh gây biến dạng, bị xã hội xa lánh và thường bị nhầm với bệnh phong, được cho là có thể chữa khỏi nhờ sự ᴆụng chạm của nhà vua. Shakespeare viết trong tác phẩm Macbeth: “Những người mắc phải những căn bệnh lạ lùng, tất cả đều đáng ghét và lở loét, đáng thương trong mắt mọi người... Khoác vào những lời cầu nguyện thần thánh và thế là nó được thực hiện, kinh tạ ơn chữa lành”. Điều này tiếp tục cho đến thập kỷ 1820, thời điểm vua chúa không còn được coi là thiên tử nữa và các tiến bộ “mới, cải tiến” về loại thuốc mê làm từ xác ướp Ai Cập khiến cho cái chạm của nhà vua trở nên lỗi thời.
Khi nghĩ tới tác dụng của giả dược, mọi người thường cho đó “chỉ là tâm Iý”. Nhưng trong thực tế, sức mạnh của giả dược thật đáng kinh ngạc. Nó có tác dụng làm giảm mức độ căng thẳng, thay đổi số lần tiết hoocmôn, thay đổi hệ miễn dịch, ...
Trong thực tế, các bác sỹ luôn cung cấp giả dược. Ví dụ, một nghiên cứu được tiến hành năm 2003 phát hiện ra rằng hơn 1/3 số bệnh nhân nhận thuốc kháng sinh điều trị viêm họng sau này được phát hiện ra là nhiễm virut và một liều kháng sinh là không tốt (có thể góp phần làm tăng số nhiễm khuẩn kháng thuốc đe dọa toàn bộ chúng ta). Nhưng bạn có nghĩ rằng các bác sỹ sẽ ngừng việc kê cho chúng ta thuốc kháng sinh khi chúng ta bị cảm do virut không? Ngay cả khi các bác sỹ biết rằng cảm lạnh là do virut chứ không phải vi khuẩn gây ra và người bệnh muốn thứ gì đó để giảm bệnh hay mong đợi sẽ bước ra khỏi phòng khám với một đơn thuốc. Liệu có đúng không khi bác sỹ đáp ứng nhu cầu tinh thần này?
Thực tế, các bác sỹ luôn kê các loại giả dược nhưng không có nghĩa là họ muốn làm điều này. Họ đã được đào tạo để trở thành người của khoa học, những người phải hướng tới các công nghệ y học hiện đại nhất để tìm câu trả lời. Họ muốn nghĩ mình là những người cứu chữa thật sự, không phải những kẻ hành nghề bằng tà thuật. Vì vậy, có thể vô cùng khó khăn để họ thừa nhận với chính bản thân rằng công việc của họ có thể bao gồm cả việc cải thiện sức khỏe nhờ tác dụng trấn an.
Và đây là một câu hỏi khác về cam kết quốc gia của Mỹ với vấn để chăm sóc sức khỏe. Mỹ đã dùng mức GDP bình quân đầu người cho chăm sóc y tế cao hơn bất kỳ quốc gia phương Tây nào khác. Làm sao chúng ta giải quyết được thực tế, loại thuốc đắt tiền (aspirin giá 50 xu) có thể làm mọi người cảm thấy khỏe hơn loại thuốc rẻ tiền hơn (aspirin giá 1 xu)? Chúng ta có chiều theo sự phi lý của mọi người, và do đó sẽ nâng các chi phí chăm sóc sức khỏe không? Làm thế nào chúng ta có thể cung cấp các loại thuốc giảm giá cho các nhóm cư dân gặp khó khăn mà không khiến việc điều trị trở nên kém hiệu quả hơn? Đây là một vấn đề phức tạp.
Là một nhà khoa học, tôi đánh giá cao các thí nghiệm kiểm tra niềm tin và tính hiệu quả của các cách điều trị khác nhau. Các thí nghiệm, đặc biệt là các thí nghiệm có liên quan đến giả dược, đặt ra nhiều câu hỏi đạo đức quan trọng. Có sự phản đối kịch liệt đối với việc thực hiện các phẫu thuật giả trên người bệnh.
Người ta cho rằng việc phải hy sinh tình trạng khỏe mạnh và thậm chí, cả mạng sống của một vài cá nhân để biết liệu một thủ thuật nào đó có nên được dùng trên người khác trong tương lai không là điều khó chấp nhận.
Mặt khác, việc tiến hành thí nghiệm giả có thể khiến hàng trăm hoặc hàng nghìn người trải qua những cuộc phẫu thuật vô ích (nhưng mạo hiểm). Ở Mỹ, rất it các thủ thuật mổ được kiểm tra chặt chẽ. Vì lý do đó, chúng ta không biết nhiều phẫu thuật có thật sự hiệu quả không hay chúng chỉ có tác dụng trấn an.
Khi tôi nằm viện được hai tháng thì bác sỹ trị liệu tới gặp tôi với tin hấp dẫn. Có một loại quần áo công nghệ có tên là Jobst chuyên dành cho những người như tôi. Nó mỏng như da, có tác dụng gia tăng áp suất vào lớp da ít ỏi còn lại của tôi, giúp da lành lặn nhanh hơn. Cô ấy nói rằng nó được làm tại nhà máy Mỹ và Ireland. Tại đây tôi sẽ nhận được một bộ vừa khít với mình gồm: quần, áo sơ mi, găng tay và mặt nạ đeo trên mặt. Nó sẽ ép sát vào da tôi và khi di chuyển, bộ Jobst sẽ nhẹ nhàng mát-xa làn da, làm những vết đỏ và sự phát triển của các vết sẹo giảm xuống.
Tôi thấy vô cùng hứng khởi. Shula, bác sỹ vật lý trị liệu, thường nói cho tôi nghe về Jobst tuyệt vời thế nào. Có nhiều màu sắc ra sao. Tôi tưởng tượng ra hình ảnh của mình được bao phủ từ đầu tới chân trong một lớp da căng, màu xanh da trời giống như Người nhện vậy. Nhưng Shula cảnh báo tôi là chỉ có màu nâu cho người da trắng, màu đen cho người da đen. Người ta đã từng gọi cho cảnh sát khi có một người dùng mặt nạ Jobst bước vào ngân hàng vì nghi đó là kẻ ςướק. Vì vậy, khi nhận được mặt nạ từ nhà máy, tôi phải đeo một tấm biển trên иgự¢ để giải thích tình trạng của mình.
Khi tưởng tượng ra lớp bao phủ này, tôi cảm thấy mình có thể chịu đựng bất kỳ sự đau đớn nào. Cuối cùng thì nó cũng tới. Shula giúp tôi mặc bắt đầu với chiếc quần. Cảm giác không giống như những gì tôi tuởng tượng mà giống tấm vải bạt sắp xé toạc các vết sẹo thì đúng hơn. Tôi vẫn không vì thế mà tan vỡ ảo tưởng. Tôi muốn biết cảm giác khi hoàn toàn nằm trong bộ trang phục đó.
Vì tôi lên cân một chút kể từ khi người ta đo kích thước của tôi (họ cho tôi ăn 7.000 calo và 30 quả trứng mỗi ngày để giúp cơ thể tôi mau lành lại) nên bộ Jobst khá chật. Chiếc áo sơ mi dài tay gây ra một áp lực rất lớn lên иgự¢, vai và cánh tay. Chiếc mặt nạ lúc nào cũng ép mạnh. Chiếc quần dài kéo từ ngón chân lên tới rốn. Có cả găng tay nữa. Phần duy nhất có thể nhìn thấy ở tôi là các đầu ngón chân, mắt, tai và miệng.
Áp lực ngày càng tăng sau mỗi phút. Hơi nóng bên trong thì thật ngột ngạt. Lượng máu tới đây thường ít, nhưng hơi nóng làm máu chạy tới các vết sẹo, khiến chúng đỏ và còn ngứa hơn. Ngay cả tấm biển cảnh báo mọi người rằng tôi không phải là một tên ςướק ngân hàng được viết bằng tiếng Anh (không phải tiếng Hebrew) cũng không hề có tác dụng. Tôi thất vọng tràn trề và cố thoát ra khỏi bộ đồ đó. Người ta đo lại số đo và gửi tới Ireland để đặt một bộ Jobst vừa vặn hơn cho tôi.
Tuy nhiên, bộ mới cũng không khá hơn. Tôi phải chịu đựng cách điều trị này hàng tháng trời - ngứa ngáy, đau đớn, vật lộn để mặc được nó vào. Khi cố gắng mặc, làn da non mỏng manh của tôi bị xé toạc, lại phải mất một thời gian dài để chúng lành lại. Tôi nhân ra là bộ quần áo này không đem lại lợi ích gì cả. Sự chịu đựng là tất cả những gì nó đem lại cho tôi.
Bạn thấy đấy, việc bắt bệnh nhân khoa bỏng tham gia vào một thí nghiệm để kiểm tra hiệu quả của những bộ quần áo kiểu như vậy là rất vô lý. Thậm chí, sẽ nhẫn tâm hơn nếu bắt nhiều bệnh nhân phải chịu đựng những cách điều trị đau đớn trong nhiều năm, mà không có một lý do chính đáng nào.
Chúng ta có nên kiểm tra tất cả các thủ thuật và tiến hành các thí nghiệm giả dược không? Sự khó xử về mặt đạo đức liên quan tới các thí nghiệm y khoa và giả dược là có thực. Các lợi ích của những thí nghiệm này nên được cân nhắc cẩn thận để không gây những hậu qua nghiêm trọng.