Phi Lý Trí - Chương 15

Tác giả: Dan Ariely

Sức mạnh của giá cả

Tại sao một viên aspirin 50 xu có thể làm được điều mà một viên aspirin một xu không làm được?

Nếu bạn đang sống ở năm 1950 và bị đau иgự¢, rất có thể bác sỹ tim mạch sẽ gợi ý bạn làm một thủ thuật thắt động mạch trong Ⱡồ₦g иgự¢. Khi phẫu thuật, bệnh nhân được gây mê, иgự¢ được mở ở vị trí xương ức và động mạch trong Ⱡồ₦g иgự¢ được thắt lại. Áp suất đẩy tới các động mạch thuộc màng ngoài tim được nâng cao, lưu lượng máu tới cơ tim được cải thiện. Mọi chuyện được giải quyết.
Đây đã từng là một phầu thuật thành công khá phổ biến 20 năm trước. Nhưng vào năm 1955, bác sỹ chuyên khoa tim tại Seattle là Leonard Cobb và một số đồng sự bắt đầu nghi ngờ. Đó có phải là một thủ thuật hiệu quả không? Nó thật sự có tác dụng không? Cobb quyết định chứng minh hiệu quả của thủ thuật này theo một phương pháp táo bạo: ông sẽ thực hiện phẫu thuật đối với một nữa số bệnh nhân và giả phẫu thuật với nữa còn lại. Sau đó, ông sẽ kiểm tra xem nhóm nào cảm thấy tốt hơn và sức khỏe của nhóm nào thật sự được cải thiện.
Trong thủ thuật giả phẫu thuật, bác sỹ chỉ dùng dao mổ cắt vào thịt bệnh nhân, để lại hai vết rạch và không làm gì khác.
Kết quả khiến mọi người ngạc nhiên. Cả bệnh nhân được thắt và không được thắt ngay lập tức cho thấy số lượng các cơn đau иgự¢ giảm xuống. Ở cả hai nhóm, cơn đau giảm trong khoảng ba tháng - nhưng sau đó lại tái phát. Trong khi đó, điện tâm đồ cho thấy không có sự khác hiệt giữa những người đã trải qua cuộc phẫu thuật thặt sự và những người chỉ được phẫu thuật giả. Nói cách khác, thủ thuật truyền thống chỉ giúp giảm đau trong một thời gian ngắn - nhưng cuộc phẫu thuật giả cũng làm được điều tương tự. Cuối cùng, không thủ thuật nào có thể trực tiếp làm giảm những cơn đau về lâu dài.
Gần đây hơn, một thí nghiệm tương tự cho kết quả giống đến mức đáng kinh ngạc. Ngay từ năm 1993, J. B. Moseley, một bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình, ngày càng nghi ngờ về việc phẫu thuật khớp cho những người bị viêm khớp đầu gối. Thủ thuật đó có thật sự phát huy tác dụng không? Sau khi chọn 180 bệnh nhân viêm khớp mãn tính từ bệnh viện dành cho cựu chiến binh Houston, Texas, bác sỹ Moseley và các đồng nghiệp chia họ thành ba nhóm.
Nhóm thứ nhất nhận được cách điều trị: gây mê, rạch ba vết, chèn ống, lấy sụn, chỉnh sửa các van của mô mềm, và dùng 10 lít nước muối rửa đầu gối. Nhóm thứ hai được gây mê, rạch ba vết, chèn ống và dùng 10 lít nước muối nhưng không lấy đi sụn. Nhóm thứ ha - nhóm giả - cũng giống hai cách điều trị kia (gây mê, rạch, ...) với cùng số thời gian nhưng không có dụng cụ nào được chèn vào đầu gối. Nói cách khác, đây chỉ là một phẫu thuật mô phỏng.
Hai năm sau phẫu thuật, tất cả ba nhóm được kiểm tra mức độ giảm cơn đau và lượng thời gian họ cần để có thể đi lại và leo cầu thang. Kết quả, nhóm được phẫu thuật hoàn chỉnh và được rửa khớp rất vui mừng. Nhưng kỳ lạ thay - đây cũng chính là điều gây xôn xao dư luận - nhóm giả phẫu thuật cũng thấy giảm đau và cải thiện trong việc đi lại. Trước kết luận gây sửng sốt này, bác sỹ Nelda Wray, một tác giả trong nghiên cứu của Moseley, ghi nhận: “Thực tế về hiệu quả của thủ thuật mở và rửa khớp đối với bệnh nhân viêm khớp đầu gối mãn tính không có tác dụng gì hơn so với giả phẫu thuật khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu 1 tỷ đôla dùng cho các thủ thuật này có thể được sử dụng tốt hơn không”.
Khi nghiên cứu này xuất hiện vào ngày 11-7-2002 trên trang nhất của tạp chí y khoa New England Journal of Medicine, một số bác sỹ đã phản ứng dữ dội và chất vấn về phương pháp và kết quả nghiên cứu. Bác sỹ Moseley tranh luận rằng nghiên cứu của mình đã được thiết kế và tiến hành cẩn thận. “Các bác sỹ ngoại khoa... thường thực hiện thủ thuật soi khớp sẽ cảm thấy xấu hổ trước viễn cảnh cho thấy tác dụng trấn an - chứ không phải kỹ năng phẫu thuật - là nguyên nhân của những tiến triển ở bệnh nhân sau phẫu thuật. Như bạn có thể tuởng tượng, các bác sỹ ngoại khoa sẽ tìm mọi cách để làm giảm uy tín của nghiên cứu này.”
Chúng ta nên có cái nhìn thấu đáo hơn về phẫu thuật soi khớp, đồng thời đòi hỏi nhiều bằng chứng hơn cho các thủ thuật y khoa nói chung.
Kỳ vọng làm thay đổi cách chúng ta nhận thức và cảm nhận trải nghiệm. Khám phá tác dụng của giả dược, chúng ta sẽ thấy không chỉ niềm tin và sự kỳ vọng ảnh hưởng tới việc chúng ta nhận thức, diễn giải hình ảnh, và các hiện tượng cảm giác khác như thế nào mà các mong đợi cũng có thể tác động rất lớn đến chúng ta bằng cách thay đổi các trải nghiệm chủ quan và khách quan.
Quan trọng nhất, tôi muốn tìm hiểu một khía cạnh của giả dược: đó là vai trò của giá cả. Liệu một loại thuốc đắt tiền sẽ làm chúng ta cảm thấy khỏe hơn so với loại thuốc rẻ tiền hơn? Nó có làm chúng ta cảm thấy khá hơn về mặt thể chất không? Và cả về các thủ thuật đắt tiền; các thiết bị mới, ví dụ: máy đo nhịp tim kỷ thuật số và các thanh dẫn công nghệ cao? Giá cả có ảnh hưởng tới tác dụng của chúng không? Và nếu có, thì có nghĩa là hóa đơn chăm sóc sức khỏe tại Mỹ sẽ tiếp tục tăng cao?
Giả dược - trong tiếng Anh là PLACEBO, bắt nguồn từ tiếng La tinh, có nghĩa là “Tôi sẽ làm hài lòng”. Thuật ngữ này được sử dụng vào thế kỳ XIV để chỉ những người khóc thuê tại các đám tang. Đến năm 1785, thuật ngữ này xuất hiện trong Tân từ điển Y khoa, gắn liền với các hoạt động y nhỏ lẻ.
Ví dụ được ghi nhận sớm nhất về tác dụng của giả dược trong lịch sử y khoa có từ năm 1794. Gerbi, một bác sỹ người Ý, đã thực hiện một khám phá kỳ cục: khi ông xoa chất bài tiết của một loại sâu lên chiếc răng, vết đau biến mất trong một năm. Gerbi điều trị cho hàng trăm bệnh nhân bằng phân sâu, rồi lưu hồ sơ tỉ mỉ về các phản ứng của họ. Trong số các bệnh nhân của ông, 68% cho biết trong vòng một năm họ đã không còn đau răng nữa. Chúng tôi không biết toàn bộ câu chuyện của Gerbi và phần sau, nhưng chúng tôi có một ý niệm khá rõ ràng là phần sau không liên quan tới việc chữa đau răng. Vấn đề là Gerbi tin rằng chúng có tác dụng - và đa số các bệnh nhân của ông cũng tin như vậy.
Tất nhiên, phân sâu mà Gerbi dùng không phải là thứ giả dược duy nhất trên thị trường. Trước đây, phần lớn các lọ thuốc đều là giả dược. Mắt cóc, cánh dơi, phổi cáo khô, thủy ngân, nước khoáng, cocain, dòng điện,... tất cả từng được rêu rao là phương thuốc chữa cho nhiều loại bệnh khác nhau. Người ta nói rằng khi Lincoln nằm hấp hối trên con phố đối diện Nhà hát Ford, bác sỹ của ông đã bôi một ít “sơn xác ướp” vào các vết thương. Xác ướp Ai Cập xay thành bột được tin là phương thuốc chữa bệnh động kinh, áp-xe, phát ban, gãy xương, liệt, đau nửa đầu, loét và nhiều thứ bệnh khác nữa. Cho tới năm 1908, “xác ướp Ai Cập đích thực” có thể được đặt hàng qua catalog E. Merck - và rất có thể ngày nay nó vẫn đang được sử dụng ở đâu đó.
Nhưng bột xác không phải là loại thuốc rùng rợn nhất. Ở thế kỷ ữ, có một công thức về một loại thuốc “chữa bách bệnh”: “Lấy thi hài đàn ông, his mươi bốn tuổi, mới ૮ɦếƭ, có tóc màu đỏ, không bị thương, thanh danh không bị hoen ố, và bị Gi*t không quá một ngày trước đó, tốt nhất là do treo cổ, bị xử tử hình hoặc bị đóng cọc xuyên qua người... Phơi một ngày một đêm dưới ánh sáng mặt trời và mặt trăng, sau đó cắt thành những miếng nhỏ hoặc mẩu dài. Rắc lên một ít bột nhựa thơm và lô hội, để nó không bị quá đắng”.
Giờ đây có thể chúng ta nghĩ mọi chuyện đã khác nhưng thực tế, giả dược vẫn phát huy tác dụng ma thuật. Ví dụ, các bác sỹ ngoại khoa vẫn cắt di tích mô sẹo khỏi vùng bụng, vì họ cho rằng thủ thuật này sẽ giúp chữa bệnh đau bụng mãn tính - cho tới khi các nhà nghiên cứu thử tiến hành thủ thuật đó và mức giảm đau ở các bệnh nhân là như nhau. Encainide, flecainide và mexiletine là các loại thuốc không nhãn được kê đơn rộng rãi để điều trị nhịp tim bất thường - và sau đó bị phát hiện đó là loại thuốc làm tim ngừng đập. Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra tác động của sáu loại thuốc chống suy nhược hàng đầu, họ ghi nhận được kết quả là 75% tác dụng được tạo ra trong các kiểm soát dùng giả dược. Điều tương tự cũng đúng với phẫu thuật não cho bệnh Parkinson. Khi các bác sỹ khoan hố trong xương sọ của các bệnh nhân mà không thực hiện toàn bộ thủ thuật, các bệnh nhân được phẫu thuật giả có cùng kết quả với những bệnh nhân được phẫu thuật hoàn chỉnh.
Sự thật, giả dược hoạt động bằng sức mạnh của niềm tin. Chúng hiệu quả vì người ta tin tưởng chúng. Bạn đến gặp bác sỹ và sau đó thấy khỏe hơn. Bạn uống một viên thuốc và cảm thấy khá hơn rất nhiều. Và nếu bác sỹ của bạn là một chuyên gia rất uy tín hoặc đơn thuốc của bạn có kê một loại thần dược mới, thì bạn còn thấy ổn hơn rất nhiều. Nhưng niềm tin này hướng tới chúng ta như thế nào?
Nói chung, có hai cơ chế hình thành sự mong đợi khiến giả dược có tác dụng. Một là niềm tin. Đôi khi việc bác sỹ hoặc y tá quan tâm, chăm sóc, động viên chúng ta không chỉ làm chúng ta thấy khỏe hơn mà còn giúp chữa lành bệnh trong người chúng ta. Thậm chí, sự nhiệt tình của một bác sỹ cho một thủ thuật hoặc cách điều trí nào đó có thể dẫn dắt chúng ta tới một kết quả tích cực.
Cơ chế thứ hai là điều kiện hóa. Giống như những chú chó trong thí nghiệm nổi tiếng của Pavlov (tiết nước bọt khi có tiếng chuông), cơ thể hình thành sự mong đợi sau các trải nghiệm lặp lại và giải phóng các hóa chất khác nhau để chuẩn bị cho lần tiếp theo. Giả sử bạn đặt mua pizza đã rất nhiều ngày nay. Khi người giao bánh nhấn chuông, dịch tiêu hóa trong dạ dày bắt đầu chảy, thậm chí trước khi bạn có thể ngửi thấy mùi bánh.
Trong trường hợp bị đau, trông đợi có thể giải phóng các hoocmôn và chất dẫn truyền thần kinh, ví dụ: endorphin và opiate, không chỉ phong tỏa cơn đau mà còn sản sinh ra nhiều cao điểm (endorphin khởi động các thụ cảm tương tự morphine). Tôi nhớ rất rõ những ngày nằm ở khoa bỏng trong cơn đau đớn khủng khi*p. Ngay khi nhận thấy y tá tiến đến với ống tiêm chứa thuốc giảm đau, tôi đã cảm thấy thật nhẹ nhõm! Não của tôi bắt đầu tiết ra các opioid xoa dịu cơn đau, thậm chí trước khi kim tiêm chạm vào da.
Do đó, sự quen thuộc chắc chắn tạo ra sự mong đợi. Nhãn mác, đóng gói và sự trấn an của người chăm sóc có thể khiến chúng ta khỏe hơn. Nhưng giá cả thì sao? Liệu giá thuốc có ảnh hưởng tới phản ứng của chúng ta không?
Nếu chỉ căn cứ vào giá cả, thì chúng ta dễ dàng nhận thấy một chiếc đi-văng 4.000$ sẽ thoải mái hơn một chiếc 400$. Nhưng liệu sự khác biệt về chất lượng có ảnh hưởng tới trải nghiệm thật sự, và ảnh hưởng đó có áp dụng đối với các trải nghiệm khách quan như các phản ứng của chúng ta đối với dược phẩm hay không?
Ví dụ, liệu một loại thuốc giảm đau ít tiền sẽ không tác dụng bằng loại đắt tiền hơn không? Bệnh cảm lạnh mùa đông có tệ hơn khi bạn dùng thuốc giảm giá thay vì loại đắt tiền không? Nói cách khác, thuốc có giống đồ ăn Trung Quốc, ghế bành và dụng cụ làm việc không? Chúng ta có thể thừa nhận rằng giá cao đồng nghĩa với chất lượng cao hơn không và sự mong đợi của chúng ta có biến thành hiệu quả khách quan của sản phẩm không?
Đây là một câu hỏi đặc biệt quan trọng. Thực tế, bạn có thể xoay sở được với đồ ăn Trung Quốc ít tiền hơn. Nhưng liệu bạn có muốn mặc cả khi nó liên quan tới vấn đề sức khỏe của mình không? Liệu có nhiều người trong chúng ta sẽ chắt Ϧóþ từng xu khi mạng sống đang gặp nguy hiềm không? Không - chúng ta luôn muốn cái tốt nhất cho bản thân, gia đình và những người ta yêu thương.
Nếu chúng ta muốn cái tốt nhất cho bản thân, thì liệu một lọ thuốc đắt tiền có làm chúng ta cảm thấy khá hơn một loại thuốc ít tiền hơn không? Liệu chi phí có tạo nên sự khác biệt về cảm giác của chúng ta không? Đó chính là điều Rebecca Waber (sinh viên tốt nghiệp MIT), Baba Shiv (Giao sư tại Standford), Ziv Carmon và tôi quyết định tìm ra trong hàng loạt các thí nghiệm vài năm trước.
Hãy tưởng tượng bạn đang tham gia một thí nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả của loại thuốc giảm đau mới tên là Veldone-Rx. (Trên thực tế, thí nghiệm này có sự tham gia của 100 cư dân Boston, nhưng lúc này, chúng tôi muốn bạn thế vào chỗ của họ).
Khi bạn tới MIT Media Laboratory (Cơ quan Nghiên cứu Truyền thông, thuộc Học viện Công nghệ Massachusettes), Taya Leary, một phụ nữ trẻ, ăn mặc diêm dúa, đại diện của Công ty dược Vel Pharmaceuticals sẽ nồng nhiệt chào đón bạn. Cô sẽ mời bạn dành một chút thời gian để đọc quyển giới thiệu về Veladone-Rx. Nhìn xung quanh, bạn thấy căn phòng trông giống một phòng thuốc: bản copy cũ các tờ Time và Newsweek được đặt rải rác khắp nơi; các quyển giới thiệu Veladone-Rx được trải ra trên mặt bàn; và gần đó là một chiếc cốc đựng 乃út, trên đó có hình logo đẹp mắt của loại thuốc này. Bạn đọc được dòng chữ: Veladone là một loại dược phẩm mới trong dòng thuốc oipioid. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy trên 92% bệnh nhân dùng Veladone có kiểm soát giảm đáng kể cơn đau chỉ trong mười phút, và việc giảm đau kéo dài tám giờ”. Giá của nó là bao nhiêu? Theo tờ quảng cáo, 2,50$ cho một liều duy nhất.
Ngay khi bạn đọc quyển giới thiệu, Rebecca Waber vào trong phòng và hỏi bạn một số câu hỏi về tình trạng y tế và tiền sử bệnh của gia đình. Cô nghe nhịp tim và đo huyết áp cho bạn. Sau đó, cô ấy nối bạn với một cái máy trông có vẻ phức tạp. Các điện cực chạy từ chiếc máy đó, được bôi trơn bằng một thứ gel màu xanh lá cây, quấn vòng quanh cổ tay bạn. Cô giải thích đây là máy tạo sốc điện giúp kiểm tra sự cảm nhận và sức chịu đau của bạn.
Đặt tay lên công tắc, Rebecca truyền một loạt các sốc điện qua đường dây vào các đện cực. Cơn sốc ban đầu chỉ gây khó chịu, sau đó là gây đau đớn và cuối cùng là đau đến nỗi mắt bạn mở trừng trừng và tim bạn bắt đầu đập gấp gáp. Rebecca ghi lại các phản ứng này. Sau đó, cô gây một loạt các sốc điện mới. Lần này, cô cho một bộ sốc điện dao động ngẫu nhiên về cường độ: một số thì rất đau và một số chỉ gây khó chịu. Sau mỗi lần, bạn được yêu cầu ghi lại mức độ đau đớn mà bạn cảm nhận được bằng cách sử dụng máy tính trước mặt. Bạn dùng chuột nhấn vào các mức độ từ “không đau chút nào” cho tới “cơn đau kinh khủng nhất có thể tưởng tượng được” (cái này được gọi là thang đo mức độ cơn đau “visual pain analog”).
Tiếp theo, Rebecca đưa cho bạn viên Veladone, một cốc nước và nói: “Sẽ mất khoảng mười lăm phút để thuốc đạt hiệu quả cao nhất”. Bạn uống thuốc, đi tới một cái ghế ở góc phòng và chờ cho đến khi thuốc phát huy tác dụng.
Mười lăm phút sau, bạn được nối với cái máy, và các cú sốc bắt đầu. Như lần trước, bạn ghi lại cường độ cơn đau sau mỗi lần sốc. Nhưng lần này thì khác. Đó hẳn là do tác dụng của Veladone-Rx! Cơn đau có vẻ đã giảm đi rất nhiều. Bạn rời phòng thí nghiệm với một đánh giá khá cao dành cho Veladone.
Đó là điều mọi người tham gia cảm thấy. Hầu như tất cả đều cho biết nhờ thuốc Veladone, họ thấy ít đau hơn khi trải qua các cơn sốc điện. Và điều thú vị là Veladone chỉ là một viên vitamin C.
Từ thí nghiệm này, chúng tôi nhận thấy viên thuốc của mình thật sự đã có tác dụng trấn an. Nhưng giả sử chúng tôi giảm giá một viên Veladone-Rx từ 2,50$ xuống chỉ còn 10 xu, liệu những người tham gia có phản ứng khác không?
Trong thí nghiệm tiếp theo, chúng tôi thay đổi quyển giới thiệu, xóa đi giá ban đầu (2,50$/viên) và đưa vào mức giá mới, giảm xuống còn 10 xu. Điều này đã làm thay đổi phản ứng của những người tham gia. Với giá 2,50$, hầu hết những người tham gia đều cảm thấy cơn đau giảm đi nhờ thuốc. Nhưng khi mức giá giảm xuống còn 10 xu, chỉ một nửa số họ cảm thấy như vậy.
Ngoài ra, kết quả còn cho thấy mối quan hệ giữa giá và tác dụng trấn an không giống nhau ở tất cả mọi người. Với những người đã trải qua nhiều đau đớn trước đó hơn, nghĩa là phụ thuộc nhiều vào các loại thuốc giảm đau hơn, thì mối quan hệ được thể hiện rõ hơn: họ nhận được ít lợi ích hơn khi giá được khấu trừ.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc