Hồng Giang về rồi, Ngưu Nguyệt Thanh hỏi Liễu Nguyệt:
- Thầy Điệp em đi đâu?
Liễu Nguyệt bảo Mạnh Vân Phòng gọi đi uống rượu. Ngưu Nguyệt Thanh thu cất quà biếu, ngồi một mình suy nghĩ, nếu ngày hai tám đi ăn cỗ cưới thì nên sắm quà gì. Buổi chiều Trang Chi Điệp chếch choáng quay về nôn oẹ trong nhà vệ sinh lâu lắm. Ngưu Nguyệt Thanh để cho chồng ngủ, không nhắc đến chuyện Hồng Giang. Buổi tối ngủ dậy, Trang Chi Điệp ra buồng đọc sách, chị đi vào mới nói hết mọi chuyện bỏ vợ cưới vợ của Hồng Giang. Trang Chi Điệp cũng không ngạc nhiên lắm, anh bảo:
- Cái cô bé chân dài, có lẽ anh đã gặp một hai lần. Dạo ấy cậu ta bảo tuyển người bán hàng, mình cũng không để ý, sau đó Triệu Kinh Ngũ bảo cậu ta chọn người còn chặt chẽ hơn chọn mốt, cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu, nước da thế nào, phải phù hợp tiêu chuẩn ba vòng.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Ba vòng gì?
Trang Chi Điệp đáp:
- Tức là vòng иgự¢, vòng lưng, vòng ௱ôЛƓ. Từ dạo ấy cậu ta đã có ý chọn người vừa ý cho mình.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Cái anh chàng Hồng Giang da vàng mặt bủng, muốn cắt là cắt, muốn lấy thì lấy. Vậy sao cô gái kia lại bằng lòng lấy cậu ta nhỉ?
Trang Chi Điệp trả lời:
- Cánh trẻ bây giờ thay ca kíp trong gia đình dễ như không ấy mà! Em cứ giữ suy nghĩ cũ, thì hiểu sao nổi.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Vậy thì người vợ đầu, người tầm thường nhưng cũng thật thà, một đêm vợ chồng tình nghĩa trăm năm, nói không được là không được luôn à! Em không chấp nhận chuyện ấy, mình không quản lý được cũng không quản lý làm gì, nhưng bây giờ em lo, nếu như thế thì hiệu sách chẳng phải là cửa hàng của vợ chồng họ hay sao?
Trang Chi Điệp đáp:
- Em cũng chẳng thể để cho Lưu Hiểu Kha thôi việc được, sau này em phải đến đấy nhiều hơn, bảo phải làm rõ từng khoản trong sổ sách, nhưng đừng để lộ rõ ý này, người ta có thể đối xử thật lòng với mình, để lộ ra ngược lại sẽ rách việc. Cuộc hôn nhân này dù có thế nào đi chẳng nữa, em cũng phải sắm một món quà, quà cũng phải nằng nặng tay.
Ngưu Nguyệt Thanh liền lấy một tờ giấy ra bảo:
- Mình kê ra nhé?
Trang Chi Điệp thấy khó chịu bảo:
- Những chuyện này cũng phải bàn với anh sao?
Ngưu Nguyệt Thanh mấp máy môi, nuốt nước bọt đi ra.
Hôm sau Ngưu Nguyệt Thanh ra phố mua một cái vỏ chăn và một bộ ấm uống cà phê. Buổi tối sang ngủ ở bên Song Nhân Phủ mở hòm tìm chiếc bàn là điện để ở đó, chiếc bàn là điện Trang Chi Điệp được thưởng trong một lần đi nói chuyện ở nhà máy, cứ vứt đấy chưa dùng. Ngưu Nguyệt Thanh định cho cả vào số quà tặng, nhưng bà mẹ biết chuyện này, bảo nên tặng cái bô đi tiểu, bô đi tiểu quan trọng lắm, lớp người già ai đi lấy chồng, nhà mẹ đẻ cũng sắm cho một cái bô. Bây giờ người ta bỏ đi nhiều luật lệ, nhà mẹ đẻ không sắm, bạn bè thân thích cũng không tặng. Ngưu Nguyệt Thanh liền nghĩ, tặng một cái ca nhổ đờm tráng men làm cái bô đi tiểu chẳng phải thắng bằng lối đánh bất ngờ đó sao? Người ta thường bảo, ai với ai mới có thể đái chung một chậu, lớp người tiền bối tại sao coi trọng cái bô tiểu tiện, có lẽ cũng ngụ ý mong vợ chồng họ trăm năm hoà hợp. Nhưng chị biết trên thị trường không bán cái ca nhổ đờm, mấy hôm trước đơn vị có người đi khắp các chợ trong thành phố không mua được, sau đó vẫn phải đến chợ âm dương trong cổng thành phía tây mới tìm được. Thế là sáng sớm hôm sau, chị ra chợ âm dương hỏi mấy chủ quán, họ bảo không có, chị thử ra cửa hàng thu mua của Hồng Giang hỏi xem có không? Ngưu Nguyệt Thanh nghe vậy, thấy nghi nghi, tại sao lại có một trạm thu mua của Hồng Giang ở đây nhỉ, trên đời có người tên là Hồng Giang, tên cửa hàng cũng gọi là Hồng Giang ư?
Chị liền hỏi:
- Tên cửa hàng này hay đấy, tại sao lại đặt tên hiệu này nhỉ?
Người ấy trả lời:
- Tự hiệu gì đâu, là cửa hàng của người có tên là Hồng Giang mở đấy. Người ta gọi quen rồi, cứ thế mà gọi.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Cái anh Hồng Giang ấy làm gì vậy?
Người ta trả lời:
- Mở hiệu sách ấy mà, nghe đâu đã phát tài, lại mở thêm trạm thu mua, càng phất lên tiền vào như nước. Chị tra hỏi hộ khẩu đấy à?
Ngưu Nguyệt Thanh vội vàng đi khỏi, lại đến hỏi người khác cửa hàng Hồng Giang ở đâu. Người ta đã chỉ cho quả nhiên ở giữa ngõ phía trước. Cửa hàng đang mở, có một ông già ngồi bên trong. Ngưu Nguyệt Thanh bước đến hỏi:
- Đây là trạm thu mua của Hồng Giang hả ông?
Ông già đáp:
- Trước kia thì phải, bây giờ thì không phải.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Tại sao vậy hả ông?
Ông già đáp:
- Tại sao à? Đói không chọn ăn, nghèo không chọn vợ, no cơm ấm cật thì dậm dật trong lòng. Người ta đã có tiền, thích mới, thích trẻ, liền bỏ vợ. Vợ anh ta đâu có chịu bỏ, anh ta đã cho năm vạn đồng, lại biếu luôn cửa hàng này. Bây giờ đang mốt bỏ tiền ra ly hôn mà?
Ngưu Nguyệt Thanh đầu óc rối tung rối mù, vội vàng về nhà nói với Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp bảo:
- Cậu ta luôn luôn giấu chúng mình, chắc là có sự cuốn núi lúc ly hôn.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Ý em không phải thế. Anh không cảm thấy có chuyện trong này sao? Ngày trước cậu ta nghèo rớt mồng tơi, chưa bao giờ nói cậu ta có một trạm thu mua, làm thế nào lại mở được trạm thu mua kia chứ? Bỏ vợ lần này đã cho cô vợ cũ cửa hàng đó, lại cũng thêm năm vạn đồng, cậu ta lấy đâu ra số tiền ấy?
Trang Chi Điệp hỏi:
- Chẳng phải em cứ mười ngày trong tháng lại đối chiếu sổ sách một lần đó ư?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Người ta mở hiệu sách ai cũng phát tài, còn mình không lỗ thì hoà, em đã từng nghi nghi, nhưng em là người phụ nữ làm gì có kinh nghiệm, còn anh thì hỏi han được mấy lần?
Trang Chi Điệp hỏi:
- Không có chứng cớ, em nói cậu ta thế nào được?
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Vậy thì mình nuôi lợn cậu ta ăn thịt à?
Trang Chi Điệp nói:
- Anh còn có một cửa hàng tranh, cửa hàng tranh và hiệu sách góp làm một, làm ăn sẽ khá lên.
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Anh định để Triệu Kinh Ngũ đứng ra giám sát cậu ta ư?
Trang Chi Điệp bảo:
- Em chả khăng khăng gả Liễu Nguyệt cho con trai chị kết nghĩa đó sao?
Ngưu Nguyệt Thanh đột nhiên tươi cười:
- Ái chà chà, anh cũng ma ranh đấy, anh đã sớm phát hiện ra căn bệnh.
Trang Chi Điệp bảo:
- Em cứ tưởng em được, em giỏi giang cơ mà?
Trang Chi Điệp nói tới mức Ngưu Nguyệt Thanh thẹn đỏ mặt.
Ngày mai thay mặt Trang Chi Điệp, Ngưu Nguyệt Thanh đi dự lễ cưới của Hồng Giang. Quà cưới vô cùng sang trọng, vợ chồng Hồng Giang mừng hết sức, đã đặt quà tặng ở nơi nổi bật nhất. Trong bữa tiệc, ly rượu đầu tiên đã kính mời Ngưu Nguyệt Thanh, lại nói rõ to trước đông người, thầy Điệp hôm nay có cuộc họp khẩn cấp không thể bỏ được, cô Thanh một mình gánh hai trọng trách, thì xin thay thầy Điệp uống thêm một chén nữa. Ngưu Nguyệt Thanh uống tới mức mặt đỏ tía tai. Trang Chi Điệp có đi họp khẩn cấp gì đâu, anh tìm Triệu Kinh Ngũ thúc việc chuẩn bị mở cửa hàng tranh, được biết cửa hàng tranh đã trang trí xong về cơ bản, chỉ có điều ít tác phẩm tranh chữ, không khai trương được. Trang Chi Điệp nêu ý kiến đi gặp những người phỏng chế tranh chữ của danh nhân.
Triệu Kinh Ngũ bảo:
- Anh không đi vẫn hơn, nói thật với anh, loại việc này vẫn là do Uông Hy Miên làm, anh ấy bảo em không được nói chuyện này với ai, kể cả anh, có lẽ là sợ sơ ý nói ra, người nói vô tình, người nghe hữu ý, sẽ hỏng việc.
Trang Chi Điệp nghe xong bảo:
- Cậu không nói thì mười phần có đến sáu bảy phần mình cũng đoán ra anh ấy làm việc ấy. Mình quen biết các nghệ sĩ trong thành Tây Kinh, có thể phỏng chế được tác phẩm nổi tiếng, ngoài anh ấy ra, cũng không tìm đâu ra một hai người nữa. Dạo trước nghe nói ở bên Hồng Kông có rất nhiều tranh giả của Thạch Lỗ. Gia đình Thạch Lỗ tra tìm khắp nơi, cũng đã có tin đồn nói đến anh ấy, xong anh ấy cũng không chịu rụt chân rụt tay ư?
Triệu Kinh Ngũ nói:
- Chuyện ấy em có biết, lô tranh giả của Thạch Lỗ ấy lúc đầu là dành cho các cửa hàng tranh của mình, đã thoả thuận đâu vào đấy, cửa hàng tranh bán được bao nhiêu, thì mình hưởng bốn phần, anh ấy hưởng sáu phần. Song không hiểu sao một người hướng dẫn du lịch họ Dư của công ty du lịch đã bàn với anh ấy, chuyển hết lô hàng ấy về Quảng Châu để bán. Những tranh chữ danh nhân giả này không đứng được ở thị trường trong nước, chủ yếu là đánh lừa người nước ngoài. Khách nước ngoài đến đây, họ đâu có biết bán tranh chữ ở chỗ nào, hoàn toàn do người hướng dẫn du lich mồi chài. Rút ra bài học này, em đã đến công ty du lịch làm quen với mấy ông anh, họ đồng ý khi cửa hàng tranh của mình khai trương, sẽ dẫn khách nước ngoài đến mua, mình chỉ cho họ hưởng một chút chiết khấu thôi mà. Hiện giờ trong tay của Uông Hy Miên có ba học trò chuyên trách hỗ trợ với anh ấy phỏng chế một loạt tranh cổ cho cửa hàng tranh của mình, ví dụ "trúc và gió" của Trịnh Bản Kiều, "Tôm" của Tề Bạch Thạch, "sông núi" của Hoàng Tân Hồng, không dám làm nhiều tranh của Thạch Lỗ, nhưng tranh của Thạch Lỗ hiện đang tranh nhau mua ít cũng phải lấy hai ba bức, mấy hôm trước em đã đi xem Uông Hy Miên phỏng chế một bức tranh chăn bò của Thach Lỗ về thời kỳ đầu, còn có một bức nữa là tranh "mai và đá", Thạch Lỗ vẽ sau khi lâm bệnh. Ghê gớm lắm, đêm qua em cầm bức "mai và đá" cho con gái của Thạch Lỗ xem, chị ấy cũng không phát hiện ra tranh giả, còn hỏi kiếm được ở đâu ra? Em bảo mua của một sư phụ trong quán rượu nhỏ. Chị ấy bảo, sau khi bố tôi lâm bệnh, thường có một số người mời ông đi uống rượu, uống xong bố tôi không có tiền liền cầm 乃út vẽ cho người ta một bức.
Triệu Kinh Ngũ nói xong cười ha ha, Trang Chi Điệp cũng cười bảo:
- Uông Hy Miên không cho mình biết, nhưng anh ấy đâu có hay cửa hàng tranh này là của mình? Thật ra chị vợ của anh ấy và cô Thanh của cậu thân nhau như chị em, Uông Hy Miên làm gì chị ấy chẳng nói với mình cơ chứ?
Nói rồi móc tẩu ra hút, Triệu Kinh Ngũ nhìn thấy cái tẩu thuốc hỏi:
- Anh kiếm đâu ra vậy? Cái tẩu này cũ lắm rồi, là một thứ đồ cổ đấy!
Trang Chi Điệp chỉ cười trừ, hỏi:
- Thế cuốn tranh chữ Mao Trạch Đông của Cung Tịnh Nguyên thế nào rồi? Chưa xong chứ?
Triệu Kinh Ngũ đáp:
- Em đang định nói với anh chuyện này. Chờ xoáy được tác phẩm ấy trong tay, cửa hàng của mình có thể khai trương. Đến lúc ấy sẽ tổ chức họp báo, không sợ cửa hàng tranh ế đâu. Em đã trị được chỗ Cung Tiểu Ất.
Trang Chi Điệp hỏi:
- Cậu trị được bằng cách nào?
Triệu Kinh Ngũ đáp:
- Lúc nó không lên cơn nghiện, chuyện gì cũng sáng suốt biết tính toán. Nhưng khi cơn nghiện nổi lên, thì anh bảo nó gọi là cụ nó cũng gọi lia lịa. Lần trước em bảo với nó em sẽ nói với Liễu Diệp Tử bán rẻ thuốc phiện cho nó với giá rẻ, đương nhiên em cũng có thể bảo Liễu Diệp Tử nâng giá bán thuốc phiện lên hoặc có đưa núi vàng núi bạc ra cũng không cung cấp thuốc cho nó. Em đã giao hẹn với Liễu Diệp Tử, dù thế nào đi nữa, trong vòng mười ngày không được cung cấp cho nó một gói thuốc nào, trừ phi nó phải xì cuốn tranh chữ ấy ra.
Trang Chi Điệp bảo:
- Tay Liễu Diệp Tử này là người thế nào, cậu phải cẩn thận khi làm quen với những kẻ buôn bán thuốc phiện, chuyện ấy phạm pháp đấy!
Triệu Kinh Ngũ nói:
- Em biết chứ, một là em không hút, hai là em không ăn chia với họ. Liễu Diệp Tử là bạn học của em lúc học trường tiểu học. Cô ấy và chồng cô ấy ngấm ngầm vận chuyển buôn bán thuốc phiện mấy năm rồi. Cung Tiểu Ất cũng chỉ có một con đường mua thuốc phiện ở chỗ cô ấy.
Trang Chi Điệp nói:
- Bọn buôn bán ngấm ngầm ấy chỉ biết chạy theo đồng tiền, cô ta đâu có chịu nghe cậu mà đi ép Cung Tiểu Ất chứ?
Triệu Kinh Ngũ đáp:
- Em nói một cái là anh hiểu ngay. Năm ngoái cô ấy bán một lô vỏ thuốc cho một anh chàng họ Mã ở phố chợ Đông Dương. Gia đình này mở quán bán lẩu ở Trùng Khánh, đã cho vỏ thuốc vào nồi canh, khách đến ăn cứ nườm nượp, ai cũng khen lẩu nhà họ Mã thơm ngon, thèm tới mức nhiều người ngày nào cũng phải đến ăn một lần, không ăn không chịu nổi. Có người nghi nghi trong canh có vỏ thuốc, đã bí mật theo dõi, quả nhiên có, liền báo cho đồn công an, đồn công an đã đóng cửa hàng lậu, truy hỏi vỏ thuốc ấy lấy ở đâu, gia đình họ Mã khai ra Liễu Diệp Tử. Liễu Diệp Tử khai bậy, năm kia bố cô ấy bị ung thư dạ dầy, thầy thuốc ở quê quán đã bán cho một gói vỏ thuốc bảo sắc uống. Bố cô ấy qua đời, vỏ thuốc không dùng hết, cô cảm thấy vứt đi tiếc quá, nên đã bán cho ông Mã. Đồn công an làm sao tin được? Tay đồn trưởng là một ông anh thân quen của em, em liền đi nói giúp. Thế là kết luận sự việc theo lời khai của Liễu Diệp Tử, cô ấy mới được thả về. Anh thử nghĩ, Liễu Diệp Tử đâu có không nghe theo em? Hôm nay anh không bận việc gì, mình đến thăm gia đình cô ấy, biết đâu cuốn tranh chữ kia đã để ở nhà cô ấy rồi!
Hai người vẫy xe taxi đi đến cửa một ngôi nhà kiểu cũ, bốn mặt là nhà xung quanh là sân, nhưng Trang Chi Điệp lại không muốn vào, anh bảo anh không quen Liễu Diệp Tử vẫn hơn. Triệu Kinh Ngũ nghĩ rồi bảo anh vào quán rượu nhỏ trong ngõ chờ đợi, một mình đi vào. Nào ngờ hai vợ chồng Liễu Diệp Tử đều ở nhà, vừa nhìn thấy anh đã khe khẽ bảo:
- Cung Tiểu Ất đang say cơn nghiện ở nhà gác, hôm nay anh ta đem tấm tranh chữ kia đến, sợ mình vẫn không bán thuốc cho, bảo thèm lắm rồi, hút cho xong cơn nghiện, lại mua được một lô thuốc mới tiền trao cháo múc, một tay nhận thuốc, một tay trao tranh chữ. Anh đừng đáng động hắn, hãy vào buồng nhỏ kia mà uống trà.
Triệu Kinh Ngũ vẫn chưa an tâm, rón ra rón rén bước vào cầu thang lên gác hai nhìn vào bên trong qua khe cửa. Cung Tiểu Ất đang nằm trên giường, người gầy rạc như que củi, ở bên cạnh có để một cuộn tranh chữ thật. Triệu Kinh Ngũ mỉm cười, đi xuống nhà dưới uống trà.
Cung Tiểu Ất lên cơn nghiện ở nhà đã mấy hôm nay, một ngày ba lần đến nhà Liễu Diệp Tử, Liễu Diệp Tử vẫn không bán thuốc, cứ đòi bằng được phải có tranh chữ. Cung Tiểu Ất liền cố nhịn khó chịu quay về. Quay về nhưng đứng ngồi không yên, chạy sang cầu khẩn, cầu khẩn chẳng được lại chạy về, về rồi lại đến, đến rồi lại về, cứ thế đi đi lại lại năm lần. Hắn cảm thấy toàn thân đau đớn, đập đầu vào tường, đập tay xuống phản nằm, bứt từng nắm tóc, cuối cùng đành phải cầm tranh chữ đến nhà Liễu Diệp Tử. Vừa xộc vào cửa, đã ngã lăn kềnh ra nền nhà, miệng sùi bọt mép, van lạy Liễu Diệp Tử, Liễu Diệp Tử thấy hắn đem tranh chữ đến, mở ra xem đúng là thư pháp của Mao Trạch Đông, như rồng bay phượng múa, hấp dẫn vô cùng, có khí phách lớn của một lãnh tụ. Chị ta thầm nghĩ, thảo nào Triệu Kinh Ngũ đã thèm nhỏ dãi, cố tình xóay bằng được cuốn tranh chữ này! Chị ta đã bán thuốc phiện cho Cung Tiểu Ất. Cung Tiểu Ất có được bảo bối, liền lên gác giải cơn thèm cái đã, hắn cứ giữ khư khư tranh chữ không buông, chờ cho cơn nghiện qua đi lại mua một lô thuốc nữa mới trao tranh chữ.
Cung Tiểu Ất lên gác hai rồi, hấp ta hấp tấp, hút ngay một mồi, rồi nằm ngửa ra giường, nghĩ lại cái dáng bệ rạc nhiều ngày qua của mimh, cũng quả tình có phần nào hối hận. Lúc đầu mình là đứa con trai bảo bối của bố, đẹp trai, thông minh, nhanh nhẹn, thường đi theo bố, ai cũng khen chữ bố đẹp, con trai bố giỏi. Nhiều người có ý gả con gái làm thông gia với bố, có biết bao cô gái xinh đẹp hễ nhìn thấy mình là tươi cười hớn hở, lúc ấy hắn không ưa cô nào. Nhưng bây giờ muốn công tác không có công tác, bố ruồng bỏ, bạn bè thân thích coi thường, ngay đến Liễu Diệp Tử mũi tẹt cũng bắt nạt mình. Lúc hắn vừa mới đến, hai vợ chồng Liễu Diệp Tử đang rù rì trong nhà, nhìn thấy hắn cũng tỉnh bơ. Hắn thì nước mũi năm mắt chảy ra quỳ xuống đất van xin, mà Liễu Diệp Tử vừa kéo quần lên vừa moi một cái khăn ở háng ra nói chuyện với hắn, chị ta hoàn toàn không coi hắn là một con người. Cung Tiểu Ất uất ức, khi mà không có thuốc, thế giới sao mà cay nghiệt độc ác với hắn đến thế, chỉ trong cơn đê mê sau khi hút hắn mới tìm thấy niềm sung sướng hạnh phúc của mình và đi trả thù thế giới này…
Ở gian phòng nhỏ gác dưới, Triệu Kinh Ngũ đã uống cạn ba ly trà mà Cung Tiểu Ất vẫn ở lì trên đó. Liễu Diệp Tử đã tiếp đón, nói chuyện và cắn hột dưa, còn chồng chị thì gọi ở cổng:
- Này, lão già điên kia, có mua giấy lộn không? Trong chuồng xí nhà này có một đống giấy lộn đã dùng, cứ vào mà lấy, không phải trả tiền
Thế là liền nghe thấy một giọng hát khản đặc:
Thắt lưng gài máy nhắn tìm
Điện thoại tự động thì cầm trong tay
Vào quán thì gọi gà quay
Nhà hàng khách sạn thì quay gà rừng.
Anh chồng Liễu Diệp Tử cười khà khà, khen:
- Hay lắm, hay lắm!
Liễu Diệp Tử mắng chồng:
- Anh bệu ơi, anh phụ hoạ gì với lão già thu mua đồ nát đấy hả?
Anh chồng cứ tỉnh bơ, vẫn nói ra ngoài cổng:
- Lão có thu nhận đàn bà cũ nát không? Nếu lão thu nhận thì tôi dám chắc trên đường phố này không có anh chồng nào lại không muốn thay cũ đổi mới đâu!
Liễu Diệp Tử xồng xộc lao ra, véo tai chồng kéo xềnh xệch vào, mắng tét tát:
- Anh còn muốn thay vợ hả? Nếu thay được, thì tôi là người đầu tiên thay cái con lợn biếng nhác này!
Triệu Kinh Ngũ không ra can, chỉ nghe thấy tiếng ra văng vẳng ở xa xa ngoài cổng:
- Đồ cũ nát nào! Ai bán đồ cũ nát nào!
Hai ông bà chủ cãi nhau ầm ĩ một trận xong, Liễu Diệp Tử quay vào hỏi:
- Tiểu Ất vẫn chưa xuống à?
Triệu Kinh Ngũ giục:
- Bạn đi xem thế nào!
Liễu Diệp Tử đứng ở sân gọi lên gác:
- Tiểu Ất ơi, Tiểu Ất, cậu đã đủ chưa nào?
Cung Tiểu Ất bừng tỉnh trong ảo giác, đi từ gác hai xuống, đi xuống rồi, vẫn chưa hoàn toàn trút bỏ được khí khái anh hùng trong một thế giới khác. Hắn hỏi:
- Ầm ĩ cái gì vậy? Chưa được chơi phải không?
Liễu Diệp Tử quát luôn:
- Mày nói cái gì vậy?
Chị ta giơ tay tát luôn một cái, Cung Tiểu Ất tỉnh hẳn, cái tát vừa rồi quả có nặng tay, Cung Tiểu Ất như cây đay, lùi chân không vững ngã ngồi trên bậc thềm. Liễu Diệp Tử đưa tay giật luôn cuộn tranh chữ. Cung Tiểu Ất cất giọng:
- Chị Liễu Diệp Tử ơi, mình thoả thuận với nhau, không bán cho tôi mười hai gói, thì không được lấy tranh chữ này.
Liễu Diệp Tử cười, đưa cho hắn mười hai gói giấy nho nhỏ, còn đưa một cuộn tiền. Cung Tiểu Ất nói:
- Trang Chi Điệp là bạn đời của nhà tôi, chú ấy đem đồ đến đổi vật này, tôi cũng không cho đâu. Làm thế này coi như tôi cho không chị đấy, chị Liễu Diệp Tử ạ!
Liễu Diệp Tử cười bảo:
- Mày đi đi. Mày đi đi!
Chị ta đẩy hắn ra rồi đóng cổng lại. Trang Chi Điệp rỡ được cuộn tranh chữ "trường hận ca" viết tay của Mao Trạch Đông, liền tìm một lô xích xông bạn bè người quen ở các toà báo, đài truyền hình và giới văn học, giới hoạ sĩ, bảo là anh và một người bạn giúp vốn mở một cửa hàng tranh, nên cần tổ chức cuộc họp báo, mong được sự giúp đỡ. Đầu tiên mọi người cứ tưởng chỉ một cửa hàng bán tranh, tuy Trang Chi Điệp mở ra hàng tranh là một việc mới mẻ, nhưng cần tuyên truyền ầm ĩ trên đài trên báo thì hơi khó, ngoài xã hội có quá nhiều sự việc đại loại như cửa hàng tranh và hiệu sách, không có lý do gì chỉ vì một cửa hàng tranh của anh mà quảng cáo om xòm lên. Đương nhiên Trang Chi Điệp đã nêu lên anh có 乃út tích thật, là một tranh chữ của Mao Trạch Đông. Thế là mọi nơi nhận lời, nói là có giá trị thời sự.
Họ đã kéo đến xem, khen rối khen rít, có người đã viết sẵn bài chỉ chờ cuộc họp báo, sẽ cho đăng lên ngay. Bởi vì cá nhân tổ chức họp báo, nên dự định tốn kém không ít tiền của. Ngưu Nguyệt Thanh liền gọi Triệu Kinh Ngũ và Hồng Giang đến chuẩn bị tiền nong. Hồng Giang cầm sổ sách tính đi tính lại, cứ luôn mồm kêu ca phàn nàn hiệu sách khó kinh doanh, Ngưu Nguyệt Thanh liền bảo chính vì khó kinh doanh, nên mới cửa hàng tranh này, bây giờ cửa hàng tranh và hiệu sách gộp lại làm một, sau này kinh doanh chủ yếu là sẽ dựa vào cửa hàng tranh. Yêu cầu Hồng Giang là người giúp việc đắc lực cho Triệu Kinh Ngũ. Hồng Giang chợt hiểu, từ nay trở đi không còn do bản thân mình quyết định nữa, trong lòng không vui song chẳng có lý do nào nói ra miệng. Nhưng rồi anh ta cũng bảo:
- Triệu Kinh Ngũ giỏi giang hơn tôi, vậy thì tốt lắm, từ nay nếu anh bảo đâu tôi chạy đấy. Tôi là chân chạy mà, chạy có thể là tiên phong, ngồi một chỗ làm tướng soái không có số liệu.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Kinh Ngũ này, Hồng Giang bái phục cậu thế đấy. Cậu cũng phải tôn trọng ý kiến của Hồng Giang. Ở mọi lúc mọi nơi, có việc gì phải bàn với nhau thường xuyên.
Khi ba người ra khỏi cửa, chị cố ý để Triệu Kinh Ngũ đi trước, dúi vào tay Hồng Giang một mảnh vải, nói khẽ:
- Đây là sản phẩm mới tôi nhờ người mua từ Thượng Hải. Cậu cầm về may cho Lưu Hiểu Kha một bộ com lê, cất đi, đừng để Triệu Kinh Ngũ nhìn thấy, không thì lại bảo tôi phân biệt đối xử.
Bởi công việc của cửa hàng tranh, đã lâu nay Trang Chi Điệp không đi gặp Đường Uyển Nhi. Người đàn bà này ở nhà sốt ruột như con kiến trên miệng chảo nóng. Thời gian gần đây, chị ta cảm thấy người hơi khang khác, biếng ăn uống, mí mắt sưng lên, hơi một tí lại ợ chua, trong lòng nghi nghi. Đi bệnh viện kiểm tra, thì quả nhiên đã có thai. Lúc đầu từ Đồng Quan đến Tây Kinh, Chu Mẫn ngại chưa có một gia đình ổn định, kiên quyết không đẻ con, lần nào động phòng cũng dùng bao cao su, cho nên vẫn an toàn vô sự. Từ ngày qua lại với Trang Chi Điệp, cả hai đều thấy dùng bao cao su phiền phức, cản trở, cho nên chị ta đã uống thuốc viên ngừa thai, nhưng không thể lúc nào cũng kè kè mang thuốc trong người, có dịp gặp nhau ngẫu nhiên, say sưa với vui thú, đâu có quan tâm đến nhiều, may mà mấy lần không dính phải, nên đâm ra bạo phổi, sau đó liền không uống thuốc nữa. Bây giờ cơ thể đã có phản ứng, chị ta sợ bại lộ, chỉ chờ Chu Mẫn đi làm việc, là ở nhà nhổ ra từng bãi nước chua, nhổ tới mức chỗ nào cũng có. Chị ta đã sốt sắng nói chuyện này với Trang Chi Điệp, mong anh góp ý kiến cho mịnh cốt là để đỡ lo sợ, cũng là để Trang Chi Điệp biết rõ chuyện khổ sở của chị ta.
Nhưng bồ câu trắng bay đưa tin hai lần, Trang Chi Điệp vẫn không đến. Chị ta thấy lo lo, dự đóan Trang Chi Điệp cố ý không đến hay là có chuyện gì cuốn vướng không đi được? Cũng không dám tự dưng đến nhà anh, chỉ biết ôm mặt khóc mấy trận, có phần nào tê tái trong lòng. Nhưng lại nghĩ, dù thế nào chăng nữa, thì cũng không thể để đứa bé ra đời, cho dù Trang Chi Điệp vẫn một lòng yêu chị ta, thì chờ anh ấy đến, cũng phải đi bệnh viện nạo thai, lại chẳng biết bao giờ anh ấy đến, việc gì mình cứ phải âm thầm chịu đựng giày vò và hoảng sợ mà không tự đi xử lý lấy.
Có ý định ấy, chị ta thấy mình rất dũng cảm. Có thể mang thai sẽ chứng minh cho Trang Chi Điệp biết anh ấy vẫn có khả năng sinh con, chứ không phải õng ẹo làm nũng gây phiền phức cho anh ấy. Trang Chi Điệp càng có cớ so sánh giữa chị ta với Ngưu Nguyệt Thanh và càng thích chị ta hơn. Thế là buổi sớm hôm sau, Chu Mẫn vừa đi làm, chị ta đi một mình vào bệnh viện phá thai. Máu thịt lầy nhầy hẳn một đống, một người đàn bà cũng vào đẻ non ngồi bên cạnh sợ quá phát khóc, nhưng Đường Uyển Nhi vẫn thản nhiên, coi thường ra mặt, khi bác sĩ hỏi:
- Chồng chị đâu, sao không thấy anh ấy đến trông nom?
Chị ta trả lời:
- Ở ngoài kia, anh ấy gọi xe chờ ở bên ngoài.
Chị ta ra khỏi buồng bệnh, bỗng dưng có phần thê thảm.
Ngồi nghỉ một lúc ở phòng nghỉ, chị ta bình tĩnh lại, đã cảm thấy nhẹ nhõm chưa từng có, tự mỉm cười, tự nói với bản thân:
- Đường Uyển Nhi này ăn được hòn gạch, thì cũng ỉa ra được viên ngói.
Chị ta đứng dậy đi về nhà. Đi qua lối ngõ nhà Mạnh Vân Phòng thấy người khó chịu, chỉ thấy khát nước, liền rẽ vào nhà Mạnh Vân Phòng uống hớp nước và cũng là để xem Trang Chi Điệp đi đâu. Vừa bước vào cửa, Mạnh Vân Phòng đi vắng. Hạ Tiệp đang buồn bực đến mức vêu cả mồm ở trong nhà, nhìn thấy Đường Uyển Nhi liền bảo:
- Đang định đi gọi em đến nơi nào đó rong chơi, thì em lù lù dẫn xác đến, đúng là một con ma cáo!
Đường Uyển Nhi bảo:
- Là ma cáo đấy, ở bên này chị ngứa nghề đánh rắm thối, em cũng ngửi thấy đấy! Chị giận dữ ai mà vêu miệng thế kia?
Hạ Tiệp đáp:
- Còn tức ai được nữa?
Đường Uyển Nhi hỏi:
- Chắc chị lại chê thầy Phòng lại sang chỗ thầy Điệp tán hão phải không? Người lớn bằng ngần này mà vẫn như chưa nhìn thấy đàn ông bao giờ, một giờ một khắc cũng đòi cột người ta vào thắt lưng hay sao?
Hạ Tiệp đáp:
- Mấy hôm nay Trang Chi Điệp còn bận cửa hàng tranh của anh ấy, làm gì có thời giờ tán hão với Mạnh Vân Phòng? Nếu chỉ là tán hão thì cũng thôi, đàng này có một lão mèo hoang chống gậy ở Tân Cương đến, anh ta tôn kính như thần, hai ba hôm lại mời đến uống rượu, lại còn dẫn thằng nhóc Mạnh Tần về nhận làm thầy cơ chứ. Mình vừa chửi cho một trận đuổi đi xong! Thôi không nhắc đến anh ta nữa, hễ cứ nhắc đến chuyện này là mình lại tức điên lên, không có chỗ nào mà trút nữa! Em sao vậy Uyển Nhi? Sắc mặt nhợt nhạt ra thế?
Đường Uyển Nhi nghe nói Trang Chi Điệp bận mải cửa hàng tranh thì nhẹ nhõm trong lòng, chị ta nói:
- Mặt em xấu lắm à? Mấy đêm nay thường mất ngủ, lúc mới đến đây lại đi vội vàng, chỉ sợ khát nước. Nhà có đường đỏ không chị? Chị cho em một ít để em pha nước đường uống thử xem.
Hạ Tiệp đứng dậy rót nước bảo:
- Đêm ngủ không được hả? Em và Chu Mẫn mỗi đêm quấy rối nhau in ít thôi, trời nóng bức lại uống nước đường đỏ!
Đường Uyển Nhi bảo:
- Dạ dày em lạnh, bác sĩ bảo uống nhiều nước đường đỏ thì tốt hơn.
Chị ta uống hết một cốc, toàn thân ra mồ hôi, càng cảm thấy khoan khoái, nói chuyện một lúc, Hạ Tiệp lôi đi, cũng đi theo. Hai người cười nói rôm rả, đi ra cửa nam thì Đường Uyển Nhi cảm thấy ở cửa mình ngấm ngầm đau, liền tựa vào đầu cầu bắc qua sông vây quanh thành phố bảo:
- Chị Tiệp ơi mình nghỉ một lát đã.
Chị ta đưa mắt nhìn vào trong vườn hoa công cộng ven bờ sông, trời cao mây nhạt, ánh nắng chói chang, dòng sông dưới chân cầu nước chảy băng băng, mép cỏ bờ sông nổi chồi từng mảng, từng mảng trứng ếch sền sệt, có mảng đã nở, thành hàng loạt con nòng nọc có cái đuôi nhỏ xíu đang bơi lội. Bỗng dưng Đường Uyển Nhi mỉm cười. Hạ Tiệp hỏi cười gì vậy, Đường Uyển Nhi không muốn nói đến những con nòng nọc kia nên bảo:
- Chị nhìn cơn gió xoáy kìa!
Cơn gió xoáy nổi lên từ mặt sông, bò dần lên bờ sông, rồi cứ lủân quẩn dưới một gốc cây ở trong lan can sắt vườn hoa công cộng, không chịu đi, cứ quay tít một chỗ. Vốn chẳng để ý nói đến gió, nhưng cái cây ở chỗ cơn gió xoáy đã khiến hai chị em cảm thấy thích thú. Đó là một cây hoa bông tía, trên thân cây to sù sụ đã chia thành hai nhánh, ở chỗ tách ra lại kẹp chặt một hòn đá dài, trông cũng hay hay. Hạ Tiệp bảo:
- Hai nhánh của cây này vốn không tách ra nổi, thợ làm vườn đã kẹp vào giữa một hòn đá, cây càng mọc càng lớn, hòn đá liền gắn vào bên trong, phải không nào?
Đường Uyển Nhi hỏi lại:
- Chị nhìn xem cây kia giống cái gì?
Hạ Tiệp đáp:
- Giống chữ Y
Đường Uyển Nhi bảo:
- Chị thử nhìn kỹ xem.
Hạ Tiệp bảo:
- Chữ người là chữ người, còn nhìn ra người gì nữa.
Đường Uyển Nhi bảo:
- Chị nhìn hòn đá kia kìa!
Hạ Tiệp chợt hiểu ra, mắng luôn:
- Cái con ngứa nghề này, nghì cả đến chỗ ấy cơ à?
Hạ Tiệp bước đến định véo Đường Uyển Nhi, hai người cười hi hi ha ha, cấu véo nhau ở lan can đầu cầu làm cho người qua lại ai cũng nhìn sang bên này.
Hạ Tiệp bảo:
- Đừng đùa nữa, mọi người đang nhìn chúng mình.
Đường Uyển Nhi đáp:
- Kệ họ, nhìn thì được cái gì!
Hạ Tiệp liền khẽ hỏi:
- Uyển Nhi này, mỗi ngày Chu Mẫn xơi em mấy chưởng? Em là con yêu tinh hại đàn ông, em xem xem, Chu Mẫn gầy rạc y như đống bã thuốc!
Đường Uyển Nhi đáp:
- Thế thì chị đổ oan cho em rồi, một tháng thì có tới hai mươi ngày chúng em ngủ riêng, cái món ấy gần như quên mất rồi.
Hạ Tiệp bảo:
- Vậy thì em chỉ đi mà nói dối ma! Khỏi phải nói Chu Mẫn yêu em, mình dám nói, người đàn ông nào nhìn thấy em, cũng phải ngây người ra, không đi nổi.
Đường Uyển Nhi nói:
- Vậy thì em thành con ma cáo thật ư?
Hạ Tiệp bảo:
- Nhắc tới cáo, mình lại nhớ đến chuyện đêm qua. Đêm qua mình ở nhà đọc "Liêu trai chí dị", chỗ nào quyển sách cũng viết nào cáo, nào ma, mình đâm hoảng. Thầy Phòng của em bảo, anh không sợ cáo đâu, nửa đêm gà gáy, anh đang mong có con ma cáo đẩy cửa sổ kẹt một tiếng vào trong nhà đây này. Mình mắng anh ấy, anh nghĩ hay nhỉ, cái tạng anh gầy gò, thịt hôi như con nhái bén, ai thèm cắn anh cơ chứ! Nằm xuống còn nghĩ Bồ Tùng Linh viết bậy bạ thế thôi, trên đời làm gì có chuyện cáo thành tinh! Nếu có người đàn bà nào, ai nhìn thấy cũng yêu, thì đời mình, cũng chỉ gặp có em thôi!
Đường Uyển Nhi nghe rồi bảo:
- Em đọc "Liêu trai chí dị" thì lại cứ cảm thấy Bồ Tùng Linh là một kẻ si tình, trong đời ông chắc là có nhiều người tình, ông yêu người tình của ông, song không thể làm vợ chồng lâu dài, mới mắc bệnh tương tư tày trời, mượn cớ biến người tình thành cáo.
Hạ Tiệp nói:
- Tại sao em nhận xét như vậy? Có phải em đã yêu ai, hay có ai đã yêu em phải không?
Trong đầu Đường Uyển Nhi hoàn toàn nhường chỗ cho Trang Chi Điệp, chị ta nhíu cặp mắt thành mảnh trăng non cong cong, nét mặt tươi cười mặt ửng đỏ, song lại nói:
- Em chỉ nghĩ vớ vẩn chứ làm gì có người tình? Chị Tiệp ơi, chuyện trên đời lạ lắm, tại sao đàn ông lại phải có đàn bà? Chị và thầy Phòng chung sống với nhau cảm thấy thế nào?
Hạ Tiệp đáp:
- Xong việc ai cũng hối hận, cảm thấy chẳng hay ho gì, nhưng năm ba ngày sau lại muốn…
Nói xong hai người lại cười ngặt nghẽo. Hạ Tiệp bảo:
- Con người là đàn bà, đàn ông ăn uống như vậy mà!
Đường Uyển Nhi nói:
- Thật ra, con người bị Thượng Đế sai khiến trêu đùa, mình biết đấy mà chẳng làm sao được!
Hạ Tiệp bảo:
- Chuyện ấy giải thích thế nào nhỉ?
Đường Uyển Nhi đáp"
- Em thường nghĩ, Thượng Đế rất biết bỡn cợt con người. Thượng Đế muốn để con người tiếp tục sống, tiếp tục sống thì phải ăn. Ăn là việc phải chịu tội nhiều đấy, mình phải cày cấy thóc lúa, có thóc lúa rồi phải xay xát, phải thổi nấu, khi ăn phải nhai phải nuốt, phải tiêu hóa phải thải phân. Đó toàn là những công việc nặng nhọc! Nhưng Thượng Đế đã cho con người lòng ham muốn ăn, bởi lòng ham muốn ấy mà con người đã tự nguyện tự giác làm Trang Chi Điệp công việc ấy. Hãy ví dụ như chuyện đàn ông đàn bà chung sống với nhau, nhưng nếu không sinh cho bạn lòng ham muốn tình dục, thì ai sẽ đi làm công việc cực nhọc vất vả ấy? Mà trong lúc bạn vui vẻ sung sướng là bạn đã phải đi làm nhiệm vụ sinh con. Nếu con người có thể tương kế tựu kế, tức là vui sướng đấy, mà lại không phục vụ cho mục đích kia thì tốt nhỉ?
Hạ Tiệp nói:
- Con ranh này, đầu óc em suốt ngày chỉ nghĩ đến những chuyện ấy à?
Hạ Tiệp đưa tay cù vào nách Đường Uyển Nhi, Đường Uyển Nhi cười hổn hển, gỡ ra chạy đến đầu cầu. Hạ Tiệp cứ đuổi theo, cả hai kẻ trước người sau đều chạy vào cửa lan can sắt của vườn hoa công cộng.
Đường Uyển Nhi liền nằm soài trên bãi cỏ xanh, Hạ Tiệp sà ngay đến ấn xuống, Đường Uyển Nhi lả người đi. Hạ Tiệp cầm chân Đường Uyển Nhi lên, tháo tuột một chiếc giày và bảo:
- Xem mi còn chạy được không nào?
Đường Uyển Nhi quay lại kêu một tiếng:
- Chị Tiệp ơi!
Môi chị ta nhợt nhạt, mặt vã mồ hôi, hai mắt trợn lên trắng dã, ngất xỉu đi.
Hạ Tiệp đã thuê một chiếc xe ba bánh chở Đường Uyển Nhi đến bệnh viện. Trên đường đi, Đường Uyển Nhi đã tỉnh lại nhưng dứt khóat không vào bệnh viện. Chị ta bảo đã mắc bệnh ngất xỉu từ hồi còn bé, mấy hôm nay mệt mỏi, có lẽ đã tái phát, cứ về nhà nghỉ ngơi một lúc là khỏi ngay.
Hạ Tiệp đưa tay rờ trán chị ta, mồ hôi trên mặt đã mát, sắc mặt cũng phần nào đỏ lại, liền không đưa vào bệnh viện nữa, trả lại cho lái xe năm đồng, chở Đường Uyển Nhi về thẳng nhà. Trong nhà vắng tanh vắng ngắt. Đường Uyển Nhi bước vào, lên giường ngả lưng cái đã. Hạ Tiệp hỏi:
- Đường Uyển Nhi này, bây giờ em thấy khá hơn chứ?
Đường Uyển Nhi đáp:
- Khá hơn nhiều chị ạ, em rất cảm ơn chị!
Hạ Tiệp bảo:
- Hôm nay em làm chị hết hồn, nếu có mệnh hệ gì, thì chị cũng ૮ɦếƭ thật!
Đường Uyển Nhi đáp:
- Vậy thì chị em ta làm con ma chơi bời chứ sao!
Hạ Tiệp bảo:
- Đến nước này em còn đùa được sao? Em muốn ăn gì, chị làm cho?
Đường Uyển Nhi cười mệt mỏi, nói:
- Không muốn ăn gì, em chỉ buồn ngủ. Ngủ một giấc trở dậy thì đâu lại vào đấy thôi mà! Chị về đi chị Tiệp ạ!
Hạ Tiệp bảo:
- Chu Mẫn cũng không có nhà, cậu ấy đi làm hả em? Chị đi gọi điện thoại cho đơn vị cậu ấy nhé?
Đường Uyển Nhi nói:
- Trên đường về, chị gọi điện thoại cho anh ấy giúp em nhé? Chị gọi đến nhà thầy Điệp trước, có thể Chu Mẫn ở đó.
Hạ Tiệp lại pha một cốc nước đường đỏ để cạnh giường. Khép cửa, rồi đi ra phố gọi điện thoại. Điện thoại đã gọi đến nhà Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp biết Đường Uyển Nhi ốm đột ngột, vội vã cưỡi xe máy "Mộc lan" phóng đến nhà.
Chu Mẫn vẫn chưa về. Đường Uyển Nhi nhìn thấy đã khóc hu hu. Trang Chi Điệp vừa lau nước mắt cho chị ta vừa hỏi bệnh tình. Khi Đường Uyển Nhi kể rõ đầu đuôi, anh hoảng tới mức ngã phịch xuống mép giường hồi lâu, sau đó cứ giơ nắm đấm, đấm vào trán mình. Đường Uyển Nhi nhìn thấy anh như vậy, trong lòng tự thấy vui vui, nhưng lại bảo:
- Anh có giận em không? Em xin lỗi anh, em chà đạp đứa con của anh.
Trang Chi Điệp bỗng ôm lấy đầu chị ta, khẽ khàng bảo:
- Uyển Nhi ơi, không phải em có lỗi với anh, mà anh đã có lỗi với em. Anh phải chịu cái tội này mới phải chứ, song em đã tự chọn một mình. Em thật là một người đàn bà tốt! Nhưng vừa mới lên bàn mổ, mà tại sao em không yêu quý cơ thể, lại đi theo Hạ Tiệp làm gì cho mệt?
Đường Uyển Nhi đáp:
- Em cảm thấy đi được, hơn nữa làm sao em để cho Hạ Tiệp biết chuyện này được? Việc cửa hàng tranh thế nào rồi?
Trang Chi Điệp đáp:
- Tại sao em biết anh bận việc cửa hàng tranh? Lâu lắm anh không đến, nhưng em cũng không thả bồ câu đưa thư đi.
Đường Uyển Nhi đáp:
- Em đâu có không gửi thư? Suốt ngày, suốt đêm mong đến anh, mà anh cứ mất tăm mất tích, nên em mới tự giải quyết.
Trang Chi Điệp chửi Liễu Nguyệt một câu, anh bảo không hề hay biết gì, liền lật chăn xem vết thương, sau đó đắp lại cẩn thận. Đi ra phố mua hẳn một đống thuốc đem về, cứ ngồi cạnh mãi cho tới lúc Chu Mẫn về mới ra đi.
Từ đó trở đi trong một tuần, cứ cách một hôm, Trang Chi Điệp lại đi thăm Đường Uyển Nhi một lần, lần nào cũng mua nào là gà, nào cá. Liễu Nguyệt lần nào chờ anh về, cũng pha một cốc nước quế viên tinh cho anh uống. Anh bảo:
- Liễu Nguyệt tình cảm chu đáo thế!
Liễu Nguyệt đáp:
- Giúp việc hầu hạ trong nhà sao lại không tình cảm cơ chứ? Anh lại bỏ công sức ra mà!
Trang Chi Điệp cười bảo:
- Bây giờ anh không dám ra khỏi cửa, hễ ra khỏi cửa em lại tưởng đến chỗ Đường Uyển Nhi. Anh chẳng đi đâu nữa. Em đi làm việc thay anh, tìm Liễu Nguyệt bảo cậu ấy tìm thầy lang Tống đến am ni cô.
Liễu Nguyệt hỏi:
- Ni cô ốm hay sao? Chủ nhật tuần trước em ra phố hàng thanh mua cá, khi về đã gặp Tuệ Minh. Chị ấy và thư ký riêng Hoàng Đức Phúc ngồi trong xe đỗ ở cạnh đường. Chị ấy không nhìn thấy em, em cũng giả vờ không nhìn thấy chị ấy. Hừ! Làm ni cô cũng bôi môi son à? Em không chấp nhận cái kiểu ấy, muốn đẹp thì đừng đi làm ni cô. Làm ni cô lại quen người này biết người kia, theo em thì chị ấy cố ý khoe mình. Không làm ni cô, thì con gái đẹp đầy thành phố mấy ai biết họ biết tên, làm ni cô, thì ai ai cũng biết trong thành phố có một ni cô Tuệ Minh mặt trắng ✓ú to. Chị ấy bị bệnh gì, Phật cũng không phù hộ chị ấy à?
Trang Chi Điệp nói:
- Trông người lại nghĩ đến ta, thấy người ta xinh đẹp thì em lại hậm hực có phải không?
Liễu Nguyệt đáp:
- Em đã hậm hực với ai nào?
Lúc này Trang Chi Điệp mới định nhắc chuyện Đường Uyển Nhi thả bồ câu nhắn tin, xong vừa mở miệng ra lại thôi, trong nhà này anh chưa nói cho Ngưu Nguyệt Thanh và Liễu Nguyệt biết chuyện Đường Uyển Nhi bị ốm. Nhưng Liễu Nguyệt vẫn chưa nguôi tức. Cô ta nói:
- Liên quan cái gì với em cơ chứ? Trước kia bảo mồm thối Mạnh Vân Phòng hay đến đấy, bây giờ mù mắt không đến được thì anh lại năng đi.
Trang Chi Điệp bảo:
- Em càng nói càng đắc ý! Anh cũng gặp thư ký riêng Hoàng Đức Phúc ở dọc đường. Anh ấy bảo Tuệ Minh đau lưng không đứng thẳng người lên được. Anh mới bảo Triệu Kinh Ngũ đi tìm thầy lang Tống, nếu em không đi thì thôi.
Liễu Nguyệt nói:
- Anh đã sai bảo, em không đi mà được ư? Bữa cơm trưa nay em về muộn, anh và chị cả ra quán ăn nhé!
Trang Chi Điệp bảo:
- Nói có một câu mà mất nhiều thời gian thế cơ à? Em đánh mất cả hồn vía thì về nhà anh sẽ mách chị cả đấy.
Liễu Nguyệt đáp:
- Được rồi, em sẽ bảo chị cả rắc một nắm thóc tẩm thuốc độc để Gi*t quách con bồ câu trắng đi.
Nói xong tươi cười hớn hở chạy ra cửa.