Trung niên văn sĩ bưng chén lên cười nói :
- Nào uống đi, nhất định hôm nay là một bữa rượu rất thú vị.
Nhàn Vần cũng uống một ly rồi nói :
- Tiền bối ắt là một vị kỳ nhân của võ lâm chẳng lẽ không có nhà hay sao?
Trung niên văn sĩ cười hô hô đáp :
- Đã là kỳ nhân đương nhiên phải ngao du hải hồ, ngày vui cùng mây gió đêm bạn với trăng sao, vũ trụ là nhà, chứ hỏi nhà đâu nữa?
- Chỉ tiếc rằng tiền bối không có nhà nên không có nhi tử nhi nữ uống rượu nâng bình.
- Hiện giờ ai giúp ta nâng bình là coi thành nhi nữ của ta được rồi.
Nhàn Vân đỏ mặt đáp :
- Chúng tôi là chúng vãn bối giúp lão nhân gia rót rượu được một bữa xong tan cuộc rồi đi, đâu có thể ở được mãi?
Trung niên văn sĩ cáng cao hứng cất gọng ngâm :
- Uống rượu không có bạn
Một mình chuốc dưới hoa
Cất chén mời trăng sáng
Mình với bóng là ba...
Người xưa một mình còn vui như vậy cần gì phải có người rót rượu? Chỉ sợ các ngươi cứ nhìn ta uống rồi sẽ thiệt thòi đấy.
Lâm Đoàn Nghĩa biết đối phương không thích khách sáo vừa ăn uống tự nhiên vừa đoán xem người này là ai.
Trong số những vị kỳ nhân được người trong giang hồ nhắc đến nhiều chàng đã gặp qua vị Phàn lão, Ngũ Nhạc Thần Hành còn Hàn Thiết lão nhân cũng đã có nghe qua giọng nói.
Vị nho sĩ chỉ cần xuất thủ giải huyệt cho Nhàn Vân cũng đã biết võ công cao tuyệt nhưng chẳng những chàng chưa bao giờ gặp mà giọng nói cũng chưa nghe bao giờ.
Chẳng lẽ sư phụ cải trang rồi giả bộ phủ nhận để đùa chàng hay có ý đồ gì?
Tuy trong lòng bán tín bán nghi nhưng chàng không dám nói, tuy nhiên trong lòng càng lúc càng thấy kính trọng đối phương.
Nhàn Vân lạ thấy nhân vật này rất hứng thú.
Nàng nói cười luôn miệng hỏi :
- Tiền bối vừa rồi nói chúng ta gặp nhau là kỳ duyên nhưng cứ việc ăn no uống say xong là đi vãn bối chưa thấy có gì là “kỳ”.
Trung niên văn sĩ cười hô hô nói :
- Cô nương này quả thông minh, nhưng ăn no uống say rồi mà chưa đi còn chờ lũ ngươi đi săn tới hay sao?
Nhàn Vân đáp :
- Chúng ta không phải là thú cần gì sợ thợ săn chứ?
Trung niên văn sĩ chợt nhìn Lâm Đoàn Nghĩa hỏi :
- Ngươi có đọc sách chứ?
- Có đọc.
- Biết thi luật không?
- Biết chút ít.
- Hiểu luật bằng trắc không?
- Hiểu.
Trung niên văn sĩ gật đầu nói :
- Thế thì tốt, bây giờ ta ra xuất vế cho ngươi đối, nếu được ta sẽ cho các ngươi biết danh hiệu của mình, nếu không đổi lại ta sẽ đuổi đi.
Nhàn Vân cười nói :
- Hay lắm, vãn bối có thể tham gia được không?
- Đương nhiên được, bây giờ ta nói từng phần các ngươi cứ việc đối, sau khi đối xong ghép lại xem ai đối hoàn chỉnh hơn.
Cả hai thiếu niên cùng nói :
- Được tiền bối ra vế đi.
Trung niên văn sĩ đọc :
- Vô tâm.
Lâm Đoàn Nghĩa ứng khẩu đọc :
- Hữu ý.
- Tác nghiệt.
- Hành nhân.
Trung niên văn sĩ gật đầu lại tiếp :
- Diệc nhật.
Đến lượt Nhàn Vân :
- Kim tiêu.
- Sinh nam.
- Dục nữ.
Trung niên văn sĩ cười hô hô nói :
- Được, được lắm.
Lại đọc :
- Bất thị sanh.
Lâm Đoàn Nghĩa tiếp :
- Hà lai cữu.
Lần này thì trung niên văn sĩ lắc đầu nói :
- Không được, không được. “Bất thị sanh” mà đối “hà lai cữu” thì không chỉnh.
Lâm Đoàn Nghĩa đỏ mặt nhưng Nhàn Vân biện bác :
- Nghĩa huynh đối như vậy là chuẩn. “Bất thị” đối “hà lai” có thể là lấy hư từ đối hư từ. “Sanh” là cháu gái đối “cữu” là cháu trai sao không chỉnh?
Trung niên văn sĩ cười nói :
- Thôi được cứ cho là nha đầu ngươi khéo bênh cho em rể, mạnh miệng thì hơn. Bây giờ thì đọc lại toàn câu đi.
Nhàn Vân đọc :
- Hữu ý hành nhân kim tiêu dục nữ hà lai cữu.
Trung niên văn sĩ nhắc lại :
- Hữu ý hành nhân kim tiêu dục nữ hà lai cữu? Đêm nay có nữ đương nhiên sẽ có cữu. Sao lại nói “hà lai cữu”? Vế đối của ta là “vô tâm tác nghiệt diệc nhật sinh nam bất thị sanh”. Nhưng hai chữ sinh và nam của ta lại hợp thành chữ “sanh” còn hai chữ dục và nữ của các ngươi thì hợp lại thành cái gì?
Cả hai nghe phân tích cúi đầu xuống.
Lâm Đoàn Nghĩa nghĩ ngợi một lúc rồi lẩm bẩm :
- Nếu dùng cách ghép tự thì có câu “kim tiêu lập nữ tu vi thi*p”, vế chỉnh nhưng phản nghĩa còn câu khác “thiếu nữ tu vi diệu”...
Trung niên văn sĩ nói :
- Nếu chỉ dùng cách ghép tự thì có nhiều, tỷ như “tử nữ tu vi hảo”, “kỹ nữ tu vi phi”, “thạch nữ tu vi đố”, “chí nữ tu vi điệt”, “thú nữ tu vi thê”... nhưng thôi coi nhưng các ngươi đối được một nửa, vì thế ta cũng chỉ nói cho các ngươi một nửa nếu không ta sẽ thiệt thòi.
Nhàn Vân hỏi :
- Thế nào gọi là một nửa?
Trung niên văn sĩ đáp :
- Ta chỉ nói trác hiệu mà không nói tính danh đó là một nửa.
Nhàn Vân nghĩ thầm :
- Chỉ cần nói trác hiệu thì khó gì mà không biết tính danh.
Rồi làm ra vẻ nhượng bộ :
- Thôi được tiền bối nói đi.
Trung niên văn sĩ cười nói :
- Nếu ta nói ra mà các ngươi không biết thì đừng trách ta cố ý giấu tên, xưa nay người ta đều nói thư sinh là hủ nho. Ta thấy câu đó không được thỏa đáng cho lắm cho nên phát minh một tên mới cho mình là Thông Đạt thư sinh.
Lâm Đoàn Nghĩa nghe bốn tiếng Thông Đạt thư sinh liền nghĩ ngay đến hai vị sư huynh muội của mình là Phương Thông và Phương Đạt cũng là nhi tử của số phận Phương Bất Bình, trong lòng lập cứ chấn động liền rời ghế quỳ xuống lạy ba lạy nói :
- Đệ tử thật có mắt không tròng không nhận ra sư phụ xin lão nhân gia chớ trách tội.
Thông Đạt thư sinh ngạc nhiên nói :
- Làm sao ngươi giống phụ nhân điên điên khùng khùng vừa rồi lại mắc chứng “ly hồn cuồng tưởng” nữa hay sao?
Lâm Đoàn Nghĩa ngây ra một lúc nhưng liền trấn tĩnh lại cười nói :
- Đệ tử không mắc bệnh ấy chỉ sợ lão nhân gia mắc chứng ấy cũng nên.
Thông Đạt thư sinh phá lên cười rồi chợt nghiêm mặt nói :
- Nếu Thông Đạt thư sinh mà mắc chừng cuồng tưởng thì thiên hạ loạn mất, hôm nay rượu trà như thế là no say rồi. Bọn đi săn sắp đến nếu các ngươi không đi thì ta cũng phải đi.
Nói xong bật người một cái biến mất trong màn đêm.
Lâm Đoàn Nghĩa nhìn theo lẩm bẩm :
- Thông Đạt thư sinh... không phải ân sư thì còn ai nữa? Thân pháp này trông rất quen nhưng không phải Cửu Dã thần công... nhưng sau khi bật lên lại rất giống...
Nhàn Vân nói :
- Nhưng lệnh sư hiệu xưng là Sĩ Lâm Quái Kiệt mà?
- Quái Kiệt là do người khác đặt ra xưa nay có ai tự nhận mình là quái kiệt?
Nhàn Vân gật đầu nói :
- Cứ cho là thế nhưng không biết lão nhân gia vừa nói đến thợ săn chúng ta có nên đi khỏi đây chăng?
Lâm Đoàn Nghĩa lắc đầu nói :
- Nếu đúng đó là gia sư thì quyết không sợ gặp người khác, chắc lão nhân gia có việc cần làm hoặc không muốn gặp người khác. Bây giờ đang còn rượu và thức nhắm tiểu đệ muốn hỏi thêm sư thư vài chuyện.
- Hỏi gì?
- Sư thư có qua Vô Lượng sơn không?
- Có, lúc ấy tôi có nghe người nói rằng không ít người hấp thụ được linh khí của Thiên Tải Thần Độc, cao thủ hắc bạch lưỡng đạo đều có. Sau đó con linh hầu đã đi rồi.
Lâm Đoàn Nghĩa ngạc nhiên hỏi :
- Sư thư nói rằng cao thủ hắc bạch lưỡng đạo?
- Đúng thế nghe nói mấy nhân vật tuổi trẻ của Long Tự thập tam tôn cụng hấp thụ được linh khí.
Chợt thấp giọng nói :
- Có người đến đây.
Lâm Đoàn Nghĩa ngoái lại nhìn thấy Giang phu nhân và thư đệ họ Giang đang đi nhanh lên đỉnh núi.
Lâm Đoàn Nghĩa nghe Thông Đạt thư sinh nói bọn thợ săn sắp đến tin đó là bọn ma đầu ác đạo nên mượn cớ giữ Nhàn Vân ở lại cốt ý xem chúng là những nhân vật nào, không ngờ người đầu tiên xuất hiện chính là người của Giang gia.
Nghĩ đến thái độ vô lý của Giang phu nhân lấy oán báo ân lại còn dùng Tuyệt Âm Thủ ám hại Nhàn Vân, chàng vốn có ác cảm nhưng nghe Thông Đạt thư sinh nói bà ta nửa điên nửa khùng vì mác chứng “ly hồn cuồng tưởng” nên chàng cũng bỏ qua.
Thấy ba người lên Lâm Đoàn Nghĩa nhìn Nhàn Vân hỏi :
- Sư thư chúng ta nên đối xử thế nào?
- Chúng ta tạm lánh đi một lúc.
Lâm Đoàn Nghĩa nhìn quanh thấy trên đỉnh núi trơ trọi ngoài mấy cây tùng ra không có chỗ ẩn thân.
Hơn nữa nay trà rượu đang bày cả trên bàn sao đối phương không biết có người khó gì mà không tìm được?
Nghĩ đoạn liền nói :
- Sư thư hãy tạm lánh tiểu đệ xem họ có ý đồ gì.
Nhàn Vân lắc đầu :
- Đã thế thì khỏi cần tránh nữa sợ gì chúng.
Lát sau cả ba người đã lên tới.
Giang đại nương thấy đôi nam nữ điềm nhiên ngồi uống rượu liền hỏi :
- Ai bảo các ngươi đến đây uống trộm thế?
Nhàn Vân hừ một tiếng đáp :
- Rượu trà không phải là của Giang gia các ngươi mắc gì mà hỏi?
Giang đại nương vặn lại :
- Sao các ngươi biết không phải của chúng ta?
Rồi quay lại nhìn nhi nữ :
- Yến nhi, hôm nay ta sai thư đệ các ngươi săn mấy con gà rừng rán sẵn đem tới đây để cha ngươi thưởng nguyệt có làm không?
Giang Yến đáp :
- Đúng là hài nhi và Viêm đệ đã mang rượu và thức nhắm tới đây nhưng...
Giang đại nương ngắt lời :
- Thế là đủ hãy bắt chúng rồi sẽ nói.
Giang Yến không phản ứng gì nhưng Giang Viêm dòng sang hậu sơn ý chừng đề phòng hai người chạy mất.
Giang đại nương đi thẳng tới trước mặt Nhàn Vân quát :
- Tiện tỳ nghe rõ rồi chứ? Giang gia chúng ta phát hiện ra hỏa lò tự nhiên này sau đó mới chế thành một cái bếp có chỗ dự trữ thức ăn nóng, sao lại không phải của Giang gia? Đêm nay mười sáu đúng vào kỳ thưởng nguyệt của chúng ta thế mà các ngươi đến ăn uống trộm mất. Tuy nhiên chỉ cần nói ra ai dẫn các ngươi đến ta sẽ tha cho.
Lâm Đoàn Nghĩa nghe nói lấy làm kỳ.
Xem ra Giang đại nương vừa nói không sai, mình đã ăn thịt uống rượu của người ta lại còn ngồi đây chịu trận quả là phiền phức.
Nhưng nghĩ đến chuyện Thông Đạt thư sinh dẫn mình đến đây điềm nhiên chè chén như ở nhà, chàng phì cười nói :
- Sư thư của tôi bị các người dùng Tuyệt Âm Thủ làm hại nay coi bữa rượu thịt này là để bồi tội, thế là hoà.
Giang đại nương chợt cười nói :
- Ta vì muốn báo phục công ơn các ngươi cứu Yến nhi đem về nên mới dùng Tuyệt Âm Thủ để lưu khách chứ không ác ý sao còn chưa cảm tạ?
Lâm Đoàn Nghĩa nghe nói thế không khỏi sửng sốt.
Nhàn Vân tức giận quát :
- Nói bậy, kiểu lưu khách gì mà kỳ quặc thế? Suýt nữa làm hại ta mà còn bắt cảm tạ nữa sao?
Giang đại nương chợt trừng mắt hỏi :
- Ngươi muốn nếm khổ đầu lần nữa ư?
Lâm Đoàn Nghĩa xua tay nói :
- Sư thư đừng chấp bà điên đó làm gì...
Giang đại nương tức giận quát :
- Ngươi bảo ai điên?
Nhàn Vân hừ một tiếng nói :
- Ngươi vừa rủa ta là tiện tỳ, sư đệ ta mắng lại ngươi điên thì chưa phải là có gì quá đáng.
Nào ngờ Giang đại nương không giận lại cười hô hô nói :
- Thôi ngươi không cần giải thích nhất định có người vừa nói xấu ta. Nếu các ngươi không chịu nói ra người đó là ai thì đừng hòng rời khỏi đỉnh núi này.
Lâm Đoàn Nghĩa cười nói :
- Cái đó thì còn chưa biết.
Rồi cầm lấy tay Nhàn Vân học thân pháp mà Thông Đạt thư sinh vừa đi khỏi bật người lên lao xuống núi.
Giang đại nương đứng ngây người nhìn theo lẩm bẩm :
- Hắn dùng thân pháp của nhà ta... là ai vậy chứ?
Lâm Đoàn Nghĩa nghe được câu đó trong lòng hết sức ngạc nhiên.
Chàng quay lại không thấy Giang đại nương đuổi theo liền nói :
- Sư thư việc này rất kỳ quái. Tiểu đệ vừa học theo thân pháp của gia sư làm sao bà ta lại nói là thân pháp của Giang gia chứ?
Nhàn Vân đáp :
- Có gì lạ đâu? Nếu như nói Thông Đạt thư sinh là lệnh sư thì Giang đại nương là ngoại thê của ông ấy không được sao?
Lâm Đoàn Nghĩa nói :
- Sư thư khéo đùa. Gia sư họ Phương còn bà điên này gọi là Giang đại nương tức trượng phu ở họ Giang sao lại là ngoại thê được?
Nhàn Vân biết mình lỡ lời nhưng vẫn cứ biện bạch :
- Có một số người chịu ở rể, lấy con họ ngoại cũng được chứ sao? Tỷ như Cửu U Quỷ Mẫu là Mã Vô Song nhi tử của mụ ta đều mang họ Mã đó có sao?
- Nhưng gia sư đã có sư nương làm sao chịu ở rể?
- Cái đó thì tôi không biết, có thể có uẩn khúc nào đó...
Lâm Đoàn Nghĩa chuyển sang đề tài khác :
- Sư thư định đi đâu?
- Đến Côn Minh, có lẽ gia sư đang ở đó.
Hai người đang đi chợt nghe trên một ngọn cây vang lên gọng cười khúc khích.
Lâm Đoàn Nghĩa dừng lại hỏi :
- Ai?
Giọng nữ nhân đáp :
- Nghĩa lang không nhận ra thê tử của mình sao?
Lâm Đoàn Nghĩa nhận ra giọng Mã Như Trân liền nói :
- Lâm mỗ không có diễm phúc làm tướng công của hai vị xin đừng quấy rầy tại hạ nữa.
Mã Như Trân nói :
- Chàng quên rằng lúc ở Vô Lượng sơn đã hứa với thi*p sẽ để hai thư muội theo bên mình sao?
Lâm Đoàn Nghĩa đáp :
- Nhưng cô nương còn chưa nói ra điều bí mật nào cả.
- Thi*p sẽ nói bây giờ.
- Giờ thì tại hạ không cần nữa.
Mã Như Trân nói :
- Nghĩa lang chàng lật lọng thế sao? Dù sao nếu không có hai thư muội thi*p chàng sẽ không báo thù được đâu.
- Tại hạ thà không báo được thù.
Nhàn Vân hỏi :
- Sư đệ ai thế?
Lâm Đoàn Nghĩa đáp :
- Hai vị cô nương môn hạ của Cửu U Quỷ Mẫu.
- Hình như là Mã Như Trân và Mã Lan Trân đúng không?
Lâm Đoàn Nghĩa gật đầu :
- Chính là họ.
- Tôi nghe nói trong số môn hạ của Cửu U Quỷ Mẫu thì hai thư muội này không phải là người xấu.
Mã Như Trân tiếp lời :
- Nghĩa lang thấy chưa? Vị sư thư đó đúng là người hiểu chuyện.
Lâm Đoàn Nghĩa hừ một tiếng nói :
- Cũng là một giuộc với nhau tốt lành gì? Sư thư chúng ta đi thôi.
Nhưng hai người đi mấy dặm bên rừng lại vang lên tiếng Mã Như Trân :
- Thư muội chúng tôi đã được Thánh mẫu tuyên bố gã cho Nghĩa lang trước mặt quần hùng như vậy là thân phận đã định...
Lâm Đoàn Nghĩa ngắt lời :
- Nhưng tại hạ không chấp nhận và vĩnh viễn không bào giờ có quan hệ với hai vị. Xin đừng bám theo nếu không đừng trách Lâm mỗ vô tình.
Mã Lan Trân cười khanh khách nói :
- Nghĩa lang định làm gì chúng tôi chứ? Phu thê với nhau chỉ đánh vài chưởng là cùng thôi.
Lâm Đoàn Nghĩa không nén được rút ra hai mũi Gia Mộc tiễn phóng đi.
Gia Mộc tiễn là binh khí độc môn chàng vừa học được ở Kình Sa đảo còn lợi hại hơn Ngũ Hành kim kiếm và Minh Phủ kim tiền.
Hôm trước kiếm tiền đã bị Băng Nguyên ngũ tử đánh vụn cả, chàng mới thi triển Gia Mộc tiễn nhưng không ngờ sau khi bắn đi thì không thu lại được nữa hiển nhiên đã bị đối phương bắt được.
Lại nghe Mã Như Trân từ trong rừng nói :
- Lan muội chúng ta đã được Thánh mẫu hứa gã cho Nghĩa lang nhưng còn chưa có người làm mai. Tiện đây có Nhàn sư tẩu làm chứng lại có hai mũi tên của Nghĩa ca làm bằng, như thế là đủ lo gì Nghĩa lang không thừa nhận.
Lâm Đoàn Nghĩa giận sôi lên nói :
- Thiếu gia chưa từng gặp người nào vô sỉ như thế.
Giữa lúc ấy chợt nghe vang lên phát ra tiếng rú thảm tiếp đó là tiếng Mã Như Trân la lên thất thanh :
- Lan muội.
Không có tiếng trả lời.
Nhàn Vân nói :
- Sư đệ đuổi theo cứu họ đi.
Lâm Đoàn Nghĩa thản nhiên nói :
- Chúng có ૮ɦếƭ thì tiểu đệ đỡ tốn công hạ thủ sao lại giải cứu?
Nhàn Vân nói :
- Sư đệ không cứu thì ta cứu.
Nói xong lao ✓út đi.
Lâm Đoàn Nghĩa đứng ngẩn người ra một lúc nghĩ thầm :
- Nhàn sư thư công lực không bằng hai yêu nữ đó làm sao cứu được? Chỉ e chuốc thêm họa vào thân.
Nghĩ thế phát hoảng thêm vội đuổi theo nhưng lao vào rừng thì không còn ai ở đó nữa.
Lâm Đoàn Nghĩa đành quay về nhưng chờ suốt mấy canh giờ vẫn không thấy ai trở lại.
Chàng leo lên một chạc cây nhưng vì trăng sáng quá phần vì trong lòng trào dâng nhiều tâm sự nên không sao ngủ được.
Cho đến gần sáng chàng mới thi*p đi.
Đang ngủ chàng mơ thấy Mã Như Trân và Mã Lan Trân mỗi người bế trên tay một đứa bé sơ sinh giúi cho chàng nói :
- Nghĩa lang xem hai đứa trẻ này trắng trẻo mập mạp dễ thương như thế không phải con chàng thì ai?
Lâm Đoàn Nghĩa tức giận gầm lên :
- Tiện tỳ Gi*t.
Quát xong giật mình tỉnh dậy.
Vừa lúc ấy bên đường có tiếng người nói :
- Ai hô sát trong rừng thế?
Tiếp đó ha nhân ảnh lao tới gần, đó là hai lão nhân.
Lúc này mặt trời đã lên cao.
Một lão nhân kinh ngạc kêu lên :
- Điền lão đệ chẳng phải là Lâm thiếu hiệp đó sao?
Lão nhân thứ hai tiếp lời :
- Đúng là nó nhưng quanh đây chẳng có ai cả vậy kẻ nào vừa hô sát chứ?
Lâm Đoàn Nghĩa vội từ cành cây nhảy xuống chắp tay nói :
- Nguyên là hai vị tiền bối.