Ôm Em Đi, Diệp Tư Viễn - Chương 10

Tác giả: Chấp Loạn

Bởi Vì Anh

Tôi ngồi cạnh Diệp Tư Viễn, nhìn dây an toàn trên người anh là tôi là vì phòng anh ngã xuống.
Anh đẹp trai đến ૮ɦếƭ người, chiếc áo khoác ngoài màu xám tro, mái tóc đen cắt gọn gàng.
Tay áo anh không nhét vào trong túi nữa, để lên ghế ngồi, có lẽ là về nhà nên anh cũng không để ý nhiều.
Tôi nhìn anh nói: “Cám ơn anh .”
Anh lắc đầu: “Không có gì, dù sao cũng thuận đường.”
Tôi hỏi: “Anh về nhà à?”
“Ừ.”
“Nhà anh ở đâu thế?”
“Thành phố D.”
“A, gần thật đấy, đi hơn 3 tiếng đồng hồ là đến nơi rồi.”
“Ừ, còn em thì sao? Nhà em ở đâu? Tôi thấy hành lý của em không nhiều lắm, chắc nhà rất gần nhỉ.”
“Không, em ở thành phố P tỉnh K, một thành phố nhỏ, anh đã bao giờ nghe nói đến chưa?”
“Xa như vậy à?”
“Đúng vậy, đi tàu hếtmất 28 tiếng, chưa kể thời gian tối nay đâu.”
“Vé có giường nằm không?”
“Vé ghế ngồi thôi.”
“Ghế ngồi?” Diệp Tư Viễn kinh ngạc “Một mình em đi? Chỉ ngồi ghế? Mất 28 tiếng đồng hồ?”
“Đúng vậy!” Tôi nói, “Khi em đến trường thì phải mất tới 28 tiếng mới tới được.”
“Tại sao không mua vé có giường nằm? Hay là em không mua được?”
“Không phải, em muốn tiết kiệm tiền, vé ghế ngồi được ưu tiên giảm giá mà!”
“Trần Kết, đi tàu đông người như vậy, em không sợ à?” Anh nhìn tôi, ánh mắt đầy lo lắng.
Tôi nở nụ cười, hỏi anh: “Diệp Tư Viễn, anh đang lo lắng cho em phải không?”
Anh sửng sốt, xoay đầu về phía cửa kính, nhìn cảnh sắc bên ngoài đang dần lùi lại về sau.
Không khí trong xe bỗng trầm mặc.
Một lát sau, anh xoay đầu lại nhìn tôi hỏi: “Trần Kết, gần đây em thế nào?”
Tôi lắc đầu đáp: “Không tốt chút nào.”
Ánh mắt anh tràn đầy nghi vấn, tôi biết anh muốn hỏi lý do.
Tôi cúi đầu, sắp xếp lại tâm tư rồi ngẩng đầu nhìn anh, dùng ánh mắt dịu dàng nhìn anh, nhẹ nhàng nói: “Bởi vì. . .”
Tôi đưa ngón tay viết lên đùi bên phải của anh một chữ… anh.
Tôi cứ nhìn anh như vậy, không hề trốn tránh, anh cũng nhìn tôi, tôi biết anh không thể rời tầm mắt khỏi tôi.
Chúng tôi không nói gì với nhau cả.
Tôi rất buồn bực, tôi đã thổ lộ như vậy, thế mà một chút phản ứng thôi anh cũng không có. Thật ra thì cũng không thể coi là không có phản ứng được, bởi vì tôi nhìn gò má Diệp Tư Viễn, cảm thấy rằng anh đang đỏ mặt.
Thật ra thì tôi đã thay đổi rồi, tôi nhớ lại câu nói của mình với anh hồi giáng sinh - chúng ta cứ quyết định như vậy đi, em và anh, chúng ta không thể đi chung một con đường.
Thế này mới một tháng mà tôi đã đổi ý, Diệp Tư Viễn chắc cũng bị tôi ép sắp phát điên rồi.
Khi chiếc xe đi gần tới ga tàu liền dừng lại.
Người đàn ông trung niên lái xe quay đầu nói với Diệp Tư Viễn: “Đại thiếu gia, đường sá ở đây không tiện đi vào, nếu không sau hai giờ cũng không đi qua được, dù sao chỗ này không xa ga tàu, không bằng bảo bạn học này chịu khó đi bộ một chút được không? Chỉ 20 phút là tới.”
Tôi nghe ông ấy gọi một tiếng “đại thiếu gia” mà giật mình, còn tưởng rằng mình đang xem người ta đóng phim, nhìn vẻ mặt của ông ấy rất nghiêm túc tôi mới xác định đại thiếu gia trong miệng ông ấy chính là anh. Ôi! Thì ra Diệp Tư Viễn là công tử nhà giàu! Thật không ngờ!
Tôi vội vàng nói: “Không sao, không có việc gì, em tự đi được, đường vừa hẹp vừa đông, ô tô đi vào không quay ra được sẽ tốn thời gian của mọi người.”
Diệp Tư Viễn nhìn cái balô đặt bên cạnh chân tôi, vì sợ làm bẩn ghế xe của anh nên tôi đã đặt chúng xuống dưới.
Anh hỏi: “Cái túi ấy nặng lắm à?”
Tôi nhanh chóng lắc đầu đáp: “Không nặng chút nào.”
Không ngờ anh nhấc chân phải khỏi giầy, xách cái túi của tôi lên kiểm tra.
Tôi giật mình, anh nhấc túi lên một cái rồi nói: “Nặng thế này. Anh đưa em vào ga. Chú Tào, phiền chú đỗ xe bên đó, chờ cháu một chút nhé.”
Tôi ngẩn người: “A! Diệp Tư Viễn, cái túi này không hề nặng tý nào, em có thể tự đeo mà.”
Cái chú họ Tào đó, thôi tôi cũng gọi là chú Tào đi, ông ấy quay lại nhìn Diệp Tư Viễn sau đó nhìn tôi rồi nói: “Được, tôi chờ đại thiếu gia ở đây, cậu phải cẩn thận đấy nhé.”
Diệp Tư Viễn nói: “Vâng, chú cứ yên tâm.”
Sau đó, anh giơ chân lên tháo dây an toàn, rồi mở cánh cửa bên anh ngồi, bước xuống dưới, anh đi vòng sang bên kia nhấc chân mở cửa cho tôi.
Tôi bèn xách cái ba lô và túi ni lông xuống xe.
Diệp Tư Viễn bảo tôi: “Trần Kết, em đặt cái ba lô đó lên lưng anh đi, anh tiễn em một đoạn.”
Tôi nhìn anh: “Đâu có nặng chút . . .”
Anh ngắt lời: “Vậy tự anh đeo.” Vừa nói xong anh đã khom lưng cầm túi của tôi đặt lên lưng.
Tôi vội ngăn cản: “Dừng dừng dừng, anh cứ từ từ, để em đặt lên lưng cho anh.”
Tôi đem balô mình đặt lên lưng anh, anh mặc áo khoác đeo cái balô màu xanh, bên trên khóa kéo còn móc một bao gạo nhỏ, thoạt nhìn có điểm tức cười. Tôi giúp anh đút hai ống tay áo vào trong túi áo.
Hai tay đút túi áo quả nhiên hợp lý hơn buông thõng xuống dưới rất nhiều.
Diệp Tư Viễn cúi đầu nhìn động tác của tôi, nhẹ giọng: “Cám ơn.”
Tôi nói: “Anh cảm ơn cái gì, em mới phải là người nói câu đó.”
Tôi cùng Diệp Tư Viễn sánh đôi nhau đi trên con đường dẫn tới ga tàu.
Đi ngang qua một siêu thị thì anh hỏi tôi: “Em đã mua thức ăn để dọc đường ăn chưa?”
Tôi nâng cái túi nilông trong tay lên cho anh nhìn: “Em có nước suối, mì ăn liền, xúc xích và gà kho trứng rồi.”
Anh hỏi tiếp: “Có muốn anh mua thêm cái gì cho em không?”
“Không cần không cần!” Tôi xua tay, “Dù sao đi đường xa cũng không thèm ăn cho lắm.”
Đi được một đoạn, tôi hỏi anh: “Lúc nãy cái chú ở trên ô tô gọi anh là đại thiếu gia.”
“À, ông ấy là tài xế nhà anh, cũng sắp được 20 năm rồi, coi như nhìn anh lớn lên từ nhỏ.”
“Đại thiếu gia, đại thiếu gia, vậy nhà anh còn có tiểu thiếu gia à?”
Diệp Tư Viễn cười nói: “Ông ấy thích gọi anh như vậy, anh bảo ông ấy gọi tên anh nhưng ông ấy không chịu. Anh còn một đứa em trai, tên là Diệp Tư Viêm.”
“Viêm viết thế nào?”
“Viêm trong viêm nhiệt, Ngũ Hành khuyết hỏa, họ Diệp, tên đệm là Tư.”
“Em trai anh bao nhiêu tuổi rồi? Có đẹp trai giống anh không?” Tôi bắt đầu bộc lộ tính sắc nữ.
Anh nhìn bộ dáng của tôi, buồn cười đáp: “Còn nhỏ lắm, năm nay mới 9 tuổi, nó là một đứa bé thông minh lại rất ngoan ngoãn.”
“Nhỏ quá, sao kém anh nhiều tuổi thế?” Tôi thấy kỳ quái.
Thần sắc anh ảm đạm nói: “Nó ra đời sau khi cánh tay của anh không còn nữa, nhà anh cần phải có một đứa trẻ khỏe mạnh kế thừa nối nghiệp cha mẹ.”
Đứa trẻ khỏe mạnh? Tôi ngẩng đầu nhìn Diệp Tư Viễn và cảm nhận nỗi đau trong lòng anh, anh là người tàn tật, cho dù anh không muốn thừa nhận cỡ nào, cho dù anh cố gắng bao nhiêu chuyện cũng không thể thay đổi sự thật này, thân thể anh đời này không bao giờ được trọn vẹn, cả đời sẽ khó có khả năng trở thành con người kiện toàn.
Đến nhà ga, tôi bảo Diệp Tư Viễn đưa balô cho tôi để tôi tự đi vào.
Anh nhìn đoàn người tấp nập trước mắt đành phải đồng ý.
Tôi đỡ ba lô xuống khoác lên lưng, sau đó chỉnh lại cái tay áo cho anh.
Tôi nhắm mắt nghĩ thầm, Diệp Tư Viễn ơi Diệp Tư Viễn, lần này xa nhau, một tháng không được gặp anh, không biết trong kỳ nghỉ đông em có thể liên lạc với anh không đây.
Nghĩ vậy tôi liền lên tiếng hỏi: “Diệp Tư Viễn, em có thể gửi tin nhắn cho anh không?”
Đây là lần thứ hai tôi hỏi anh vấn đề này. Lần trước, tôi bị cự tuyệt, còn lần này thì tôi cũng không biết.
Diệp Tư Viễn sửng sốt đáp: “Có thể, chỉ cần em muốn.”
Tôi cười: “Đương nhiên là em muốn rồi, vô cùng muốn ấy chứ !”
Anh bất đắc dĩ cười rộ lên: “Trần Kết, em đúng là cô bé ngốc mà.”
Tôi lên tàu lúc hơn bốn giờ chiều. Đến tám giờ tối, tôi đoán Diệp Tư Viễn đã về đến nhà.
Tôi nhắn tin cho anh: Em vừa ăn một bát mì tôm, no căng bụng luôn, còn anh thì sao? Đã ăn chưa?
Rất nhanh đã có tin đáp lại: Tôi ăn rồi, về đến nhà lúc bảy giờ.
Đây là tin nhắn đầu tiên anh gửi cho tôi, trong đầu tôi lại nhớ tới bóng hình anh, trên mặt tràn đầy ý cười, tay không ngừng bấm, nhắn tiếp một tin trực tiếp thổ lộ tình cảm của mình:
Diệp Tư Viễn, em bắt đầu nhớ anh.
Thật lâu sau vẫn không thấy anh hồi âm, tôi cứ ngồi nhìn chằm chằm vào cái điện thoại, cứ như vậy tôi sợ điện thoại bị tôi nhìn đến nở hoa mất.
Không biết thời gian trôi qua bao lâu, tôi đang mơ mơ mang màng tựa lưng vào ghế ngủ gật thì chiếc điện thoại trong tay rung bần bật.
Tôi cúi đầu nhìn thấy một tin nhắn vừa được gửi đến, là của Diệp Tư Viễn:
Trần Kết, tôi không chắc chắn.
Tôi lập tức nhắn lại không chút do dự: Nhưng em lại rất chắc chắn, Diệp Tư Viễn!
Anh không trả lời tin nhắn của tôi nữa, tôi ngồi nghĩ miên man một lúc liền thi*p đi.
Nghỉ ngơi một đêm, năm giờ sáng hôm sau tôi tỉnh dậy, đi vào phòng vệ sinh rửa mặt, ngồi cả đêm nên toàn thân đau nhức, nhưng tôi biết thời gian khó chịu đựng nhất đã qua. Đi tàu rất đông người nên lúc nào cũng phải chen chúc, tôi đứng xếp hàng đánh răng rửa mặt, ngửi mùi của mì ăn liền, không muốn ăn nên tôi đi ra ngoài ngắm phong cảnh.
Trời vẫn chưa sáng hẳn, chỉ có điều phía chân trời đã xuất hiện tia sáng màu xanh lam. Đoàn tàu lướt nhanh qua một vùng quê nhỏ, tôi nhìn thấy từng tảng đá lớn, ao hồ có nước trong xanh, tôi biết mình sắp về đến nhà.
Đến trưa, tôi bỏ ra 20 tệ mua một hộp cơm cá ăn cho đỡ đói, ăn không ngon, nhưng vẫn phải cố nuốt.
Diệp Tư Viễn không nhắn tin, tôi cũng không liên lạc với anh nữa.
Chạng vạng tàu mới vào tới địa phận của tỉnh tôi, người trong tàu không còn nhiều. Một hàng ghế 3 người ngồi giờ chỉ còn một mình tôi, tôi cởi giày dựa vào ghế ngồi, không hiểu sao tôi lại nhắn tin thông báo cho Diệp Tư Viễn: Em sắp về đến nhà.
Lần này, anh đáp lại: Em có mệt không? Đã 26 tiếng rồi.
Tôi nhắn: Em tốt lắm, đích đến ngay trước mắt rồi.
Lúc này, tôi nhận được một cái tin nhắn, không phải của Diệp Tư Viễn mà là tin thông báo: Điện thoại của tôi được nạp 200 tệ.
Tôi sửng sốt ngó ra ngoài trời sắp sập rồi sao?
Còn chưa kịp vui vẻ, chuông điện thoại đã vang lên, là Diệp Tư Viễn gọi tới.
Tôi nghe máy, thấy anh bảo rằng: “Trần Kết, tiền điện thoại là anh nạp cho em.”
“Tại sao?” Tôi khó hiểu.
“Bởi vì anh muốn em gọi điện thoại.” Anh nhẹ nhàng trả lời “Anh muốn nghe thấy giọng nói của em.”
Lòng tôi mềm nhũn, tôi biết anh nói câu này với tôi chắc chắn phải hạ quyết tâm rất lớn!
Tôi nói: “Gọi điện thì gọi điện thôi, tại sao lại nạp tiền cho em, điện thoại của em đâu phải không gọi nổi, nhưng thôi dù sao anh cũng nạp rồi , em không thèm so đo với anh nữa.”
Anh cười, nói: “Cứ như em là người bị thiệt thòi nhỉ.”
“Thì sao! Em chưa bao giờ chiếm tiện nghi của một người con trai nào về phương diện kinh tế đâu!”
“Vậy bây giờ tính sao?”
“Đành xem như em phá lệ một lần vậy.”
“Nếu vậy, anh quả thật rất xin lỗi em.”
“Đừng nói vậy. Diệp Tư Viễn à, với em mà nói, anh không giống bất kỳ tên con trai nào.”
Tôi tự nhiên nói với anh như vậy, xong rồi giật nảy mình. Tôi không biết sau khi nghe xong những lời vừa rồi anh sẽ có phản ứng gì, nhưng mà với tôi đây chính là lời nói thật lòng của tôi.
Diệp Tư Viễn trầm mặc một hồi rồi đáp: “Trần Kết, em thật sự chắc chắn?”
“Đúng, em chắc chắn, Diệp Tư Viễn, em vô cùng chắc chắn!”
Anh cười, một nụ cười thật êm tai: “Trần Kết, kỳ nghỉ đông còn một tháng nữa mới hết, thế nhưng hiện tại anh đã muốn gặp em rồi.”
Tôi đáp: “Chuyện này có gì khó đâu! Chụp ảnh là được mà.” Không đợi anh phản ứng tôi liền cúp điện thoại, bật chức năng chụp ảnh, sau đó tạo dáng trước ống kính, chụp một bức chia sẻ cho Diệp Tư Viễn.
Trong ảnh, tôi mặc chiếc áo khoác bông đỏ chót, mái tóc lâu chưa gội dính bết lại vì mồ hôi, nụ cười lại vô cùng rực rỡ, bối cảnh xung quanh là khoang tàu hỗn loạn.
Một lát sau, anh nhắn tin cho tôi: Rất đẹp.
Tôi nói: Diệp Tư Viễn, anh có biết trả lễ không? Chụp ảnh của anh gửi lại đi chứ.
Anh thật sự đã chụp ảnh rồi gửi sang cho tôi. Trong ảnh, Diệp Tư Viễn khẽ mỉm cười, mắt sáng long lanh, gương mặt chiếm tới ba phần tư màn hình, bên dưới thêm phần cổ và một chút bả vai.
Một chút cũng không nhìn ra anh là người không trọn vẹn.
Diệp Tư Viễn không chỉnh sửa, không photoshop, để ảnh của mình nguyên bản gốc, có thể nhìn thấy rõ ngũ quan của anh, khuôn mặt anh mỉm cười nhẹ nhàng tràn đầy hơi thở thanh xuân, tôi nhìn anh trong bức ảnh mà trái tim nhộn nhịp đập, lòng như nở hoa. Tôi biết, tấm cửa sổ ngăn cách giữa chúng tôi đã được tháo bỏ.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc