Nỗi bất hạnh tình yêu - Chương 12

Tác giả: Hoàng Lại Giang

Linh đang ở tuổi mười lăm.Em lớn vổng lên giọng nói bắt đầu vở ra.So với bạn bè ở trại, em là đứa trẻ trông “người lớn” nhất.Cao gần một mét sáu,иgự¢ nở,vain gang,tay chân cuồn cuộn những bắp thịt rắn chắc.Ngay năm em mười bốn, Bảy Thẹo đã bắt đầu e ngại,không hề dám láo xược với em nữa,ngược lại,ai cũng nghĩ rằng nó lo bị thằng Linh trả mối thù xưa. Hơn nữa bên cạnh thằng Linh,còn thằng Hòa. Hòa vừa là học trò,vừa là đệ tử ruột của thằng Linh. Ở đời khi mình yếu,đứa nào cũng muốn bắt nạt,nhưng khi mình mạnh,khối kẻ xu nịnh.Nhiều đứa đến lến lút to nhỏ với thằng Linh về việc trả mối thù xưa.Bảy Thẹo nghe được,lo sợ thực sự. Nó đánh tiếng với nhiều đứa rằng,nếu thằng Linh không trả thù,nó sẽ giúp trốn khỏi trại một cách an toàn.

Nhưng thằng Linh không hề có ý định trốn. Biết được điều ấy Bảy Thẹo càng sợ. Luôn luôn nó thủ một con dao thật nhọn. Thỉnh thoảng nó lại đem ra săm soi, thực chất là răn đe thằng Linh. Tất nhiên ở tuổi thằng Linh, nó không bao giờ biết sợ những thứ ấy. Một hôm nó tình cờ nhìn thấy Bảy Thẹo mang con dao mài. Không biết nó giở trò gì đây. Hòa hốt hoảng nói với Linh:

-Tớ em nó muốn thịt cậu quá,Linh à. Ta phải ra tay hành động trước,không nó sẽ “tính”.
Linh không nói gì.Gương mặt nó chẳng gợn một nét lo âu nào. Nó đi lại chổ Bảy Thẹo,thái độ hết sức hiền hòa như đi đến với bạn bè.

- Ném đi.

Bảy Thẹo gằm mặt xuống hai tay vẫn đẩy con dao lên xuống, miết vào hòn đá mài,dường như không chú ý đến ai.

- Bảy Thẹo, ném đi! Cu Linh nói lớn hơn. Tao bảo mày ném đi. Không nên chơi trò dao 乃úa ở đây.
- Không! Tao phải biết giữ lấy thân tao chứ.

- Ai hại mày,mày lo?
- Chính mày, ngoài mày đứa nào dám ᴆụng đến tao.

- Đừng lo, tao không có ý định trả thù mày đâu.

- Mày lừa tao.

- Tao không lừa, tao chỉ yêu cầu mày đừng bắt nạt chúng nó. Chúng nó cũng như tao ,như mày, vào trại là mất tự do và nhục nữa. Đã khổ, đã nhục mày còn bắt nạt ,còn đánh đập chúng nó nữa thì không nên. Thân tù không thương nhau,ai còn thương ta.

Bảy Thẹo im lặng. Nó biết thằng Linh không lừa gạt ai bao giờ . Một đối thủ mà gần năm nay bổng trở thành người lớn, đang là mối lo thường trực ngày đêm của nó lại tuyên bố quên hẳn mối thù xưa và khuyên nó thương yêu đồng bọn. Dù sao Bảy Thẹo cũng thấy có một cái gì đó buộc nó suy nghĩ. Và có lần giữa đêm khuya giật mình tỉnh dậy, nó cứ mường tượng đến khuôn mặt sưng vù, đầy máu me của thằng Linh lúc bị nó nện cho những cú trời giáng nắm lịm đi chờ ૮ɦếƭ, nó thấy gờn gợn điều gì như thương hại. Và nó không tin rằng,một trái tim đã hóa đá như nó, lại có lục lại mềm yếu như thế được.

Nhưng đấy là những cảm xúc những rung động đầu tiên và thực sự. Nó cứ nghĩ rằng, nếu nó là thằng Linh nó sẽ không bao giờ quên cái nổi nhục như thế. Nó hiểu hơn ai hết, bây giờ thằng Linh đủ mạnh để rửa nhục. Và nó cũng không ngờ thằng Linh lại có thể bỏ qua mối thù sâu đậm ấy.

Hai hôm sau, không biết nó kiếm đâu ra một chai rượu- một chai rượu thuốc một phần sáu lít-kêu thằng Linh đến dõng dạc tuyên bố:

- Tao với mày cắt máu ăn thề là anh em, không đánh nhau nữa. Vừa nói nó vừa lấy con dao sáng choang và nhọn hoắt của nó cứa một rãnh sâu ở đầu ngón tay giữa bên phải. Máu đỏ nhỏ từng giọt xuống chiếc cốc. Xong nó đưa cho thằng Linh:

- Uống đi.

Thằng Linh buộc phải cầm chiếc cốc. Nó suy nghĩ một lúc rồi ngữa cổ tu một hơi.
- Đây,dao đây,lượt mày…

Bảy Thẹo đưa dao cho thằng Linh rồi rót rượu ra cốc.Thằng Linh hiểu đối với loại người như Bảy Thẹo, chỉ cần run tay một tí nó sẽ coi thường ngay. Nó chỉ sợ những thằng khỏe và lì hơn nó.

Thằng Linh cầm lấy con dao, làm y hệt Bảy Thẹo, cử chỉ rất đường hoàng,tự tin. Chờ cho máu chảy đúng mười giọt, thằng Linh lấy ngón tay cái bấm vào vệt dao cứa, tay kia cầm cốc rượu pha máu đưa Bảy Thẹo.

- Tao mời mày.

Bảy Thẹo làm một hơi, nét mặt trông thỏa mãn. Bây giờ thì nó hết lo, hết sợ thực sự.
- Ta ném con dao này đi ? Thằng Linh nhìn cầm con dao nhìn vào mắt Bảy Thẹo.
Bảy Thẹo gật đầu.

-Tùy mày.Tao sắm nó để Gi*t mày. Bây giờ thì tao không cần nữa.
Thằng Linh cầm con dao bẻ cong rồi ném vào giữa bụi tre phía trước, chấm dứt một thời kì ma cũ bắt nạt ma mới.Không khí trong trại trở nên khác xưa,dể chịu hẳn.

Không riêng gì thằng Hòa, bây giờ Bảy Thẹo và gần như cả trại đều quý thằng Linh. Có đứa nào bị phạt, mọi người lại nhờ thằng Linh xin hộ. Giám đốc Lê Văn rất nể thằng Linh. Bởi chính thằng Linh đã dạy cho ông học qua chương trình lớp bảy. Dường như chỉ thằng Linh giảng ông mới hiểu được.

Với tình thương và lòng biết ơn thật sự, ông tìm mọi cách báo cáo lên cấp trên xin ân giảm cho thằng Linh về sớm hơn một năm.

Hôm chia tay thằng Linh,ông tổ chức một bữa liên hoan ngọt nho nhỏ,mời thằng Linh đến dự.Thằng Linh cảm động cứ ngồi ngay đơ,nhìn ông muốn khóc.

-Ăn đi cháu.Hôm nay là ngày vui của cháu và cũng là ngày vui của các cô,các chú ở đây.
Ông cầm mấy chiếc bánh quy trao tận tay thằng Linh.Cả trại ai cũng hiểu đây là lần đầu tiên trại này có một bữa liên hoan ngọt ngào và đầy tình thương nhớ như thế này.

Trong thâm tâm Lê Văn không muốn xa thằng Linh.Không biết từ bao giờ, tình cảm của ông đã gắn bó với thằng bé phạm này. Và cũng cho đến bây giờ, ông cũng không thể nào hiểu nổi một đứa trẻ thật thà, dễ mến như thằng Linh lại có thể là một tên ăn cắp, ăn trộm, đánh người gây thương tật được. Những lúc ấy ông cứ nghĩ mình nhầm. Và ông lật hồ sơ thằng Linh xem lại. Rồi ông buồn ông tư lự, bởi vì ông đã không nhầm, bởi vì đấy là sự thật.

-Tôi không hiểu được, một đứa hư thật sự như thằng Đức, đáng phải cải tạo thì hôm trước vào hôm sau ra. Còn một thằng như cu Linh ngoan ngoãn, nết na, dể thương,chăm học, chăm làm lại cứ bắt phải cải tạo đúng thời hạn. Vô lý quá,bất công quá.

Hôm nay thì Lê Văn toại nguyện. Nhưng trong tình cảm của ông, niềm vui và nổi buồn đang lẫn lộn.Có một cái gì đấy không rõ đang làm ông xuyến xao. Có điều gì uẩn khúc nơi thằng bé tội nghiệp này. Nhiều lần ông cố tìm hiểu nhưng thằng bé vẫn kín như bưng.
-Chú hỏi thật cháu, tại sao bố cháu cứ ngần ngại xin cháu về?

Lần sau cùng ông hỏi thằng Linh. Và hy vọng với câu hỏi thẳng ấy,thằng Linh sẽ không giấu anh nữa. Nhưng thằng Linh vẫn im lặng và hơn thế nữa ,đôi mắt nó bắt đầu mòng mọng những nước.

Ngay hôm ấy ông lại lục hồ sơ về thằng Linh và xem xét thật kĩ. Tên họ người cha: Vũ Thuật. Tên họ người mẹ: Hoàng Thùy Trang, tên họ phạm nhân: Vũ Linh. Tập hồ sơ được gấp lại cật trở vào tủ sắt.

- Cháu ăn cắp tiền để làm gì?
- Cháu chỉ hái ổi nhà ông Bân thôi. Thằng em cháu nó vòi. Cháu thương nó và cháu không thể từ chối.
- Cháu có đánh người.
- Nó hỗn với cháu,thằng con nhà ông Bân ấy.
- Vô lý.

Ông nói thế nhưng chính ông lại thấy sự vô lý của chính mình. Ông tin cu Linh nói thật. Nhưng ý kiến của chính quyền địa phương, có con dấu đỏ hẳn hoi lại làm ông trăn trở, day dứt. Ông như vừa thấy cái có lý và chính ông cũng như vừa thấy cái vô lý trong cũng một hiện tượng, trong cùng một con người.

Trong cuộc thăm dò tìm kiếm sự thật này,ông đã bất lực. Ông thở dài, giận chính mình. Và cũng may trong cơn tự ái nghề nghiệp ấy ông đã tìm cho mình một lối thoát, đúng ra là một an ủi về tình cảm: xin được ân giảm cho cu Linh.

Sau bửa liên hoan với Ban Giám Đốc trại, cu Linh trở về thì gặp một cảnh thật cảm động: bạn bè xếp thành hai hàng, để thằng Linh đi vào cửa giống như đại tướng đi duyệt binh. Đứng đầu là thằng Bảy Thẹo và thằng Hòa.

Cu Linh ngạc nhiên và cảm động không muốn bước nữa. Nhưng cu Hòa đã giục:
- Đi tiếp đi,Linh.
- Hôm nay là ngày vui của mày đấy Linh à.

Tiếng một thằng khác.
- Nhưng cũng là ngày buồn của bọn tao…

- Mày nói thế mà nghe được à? Mày nói thế té ra mày ganh với thằng Linh à?
Trước mặt thằng Linh là một mâm tiệc, bánh bích quy, kẹo Hải Châu, có cả thuốc lá và nước trà.

- Bọn tao tiển mày đấy, Linh à. Đừng quên bọn tao nhé, mày ghi địa chỉ vào đây để bọn tao gữi thư thăm. Mà nhớ thư cho bọn tao với nhé. Ra ngoài ấy sướng rồi quên bọn tao, không được đâu.
Cả bọn nhao nhao mời thằng Linh.
- Tao biết mày không hút thuốc, nhưng nay mày rít với bọn tao một hơi đi.
Ba điếu Tam Đảo được chuyền tay từ đưa này sang đứa khác.

Lê Văn đã nhìn thấy cái không khí cảm động này.Ông không ngờ những đứa trẻ bụi đời,sống lang thang không nhà không cữa, ăn trộm ăn cấp, móc túi, ςướק giật, đánh nhau lỗ đầu chảy máu,vào trại ra trại như ăn cơm bửa lại có những phút giây đầy nhâи áι thế này. Ông ân hận,không ít lần ông đã nghĩ: Đây là một lũ không còn tính người nữa, không biết xúc động,không biết thương yêu… Không,con người sinh ra vốn thiện,điều quan trọng là xã hội đừng đẩy họ vào cái ác. Trách nhiệm trước tiên thuộc về những nhà cầm quyền,dù chế độ nào.

Lê Văn định ghi điều suy nghĩ táo bạo ấy vào nhật ký,nhưng nghĩ sao ông lại phân vân.Và cuối cùng ngòi 乃út ấy chạy theo một dòng cảm xúc khác.

“Sức cảm hóa của em Linh lớn hơn nhiều những đòn roi và nhà giam kín của chúng tôi.Chính đứa trẻ phạm tội này lại thuyết phục được cái đám trẻ bụi đời đầy những tội lỗi ở đây hơn nhiều bài giáo huấn mà ngày ngày chúng tôi vẫn cố nhồi nhét một cách vô bổ cho chúng.Bây giờ tôi tin như thế.Hãy đến với con người,dù là những đứa trẻ thiếu sự chăm sóc,bằng tấm lòng của mình lại kết quả hơn nhiều cái sự nghiêm khắc và cứng rắn,cái sự đánh đập và tra tấn,cái sự đày ải làm nhục thể xác.Đừng giận chúng,thậm chí căm thù chúng.Hãy thương chúng,cố đánh thức trong chúng những gì vốn thuộc tính Người.

Điều quan trọng trước tiên là người lớn phải sống cho đẹp,đừng đánh mất trong bọn trẻ niềm tin.Người lớn sống lương thiện một cách thật sự,ắt trẻ con sẽ giữ được những phẩm chất tốt.Trẻ con thường là mặt sau của người lớn.Đúng ra,chúng nó là tấm gương phản ánh người lớn,ở góc độ này hay góc độ khác…”

Lê Văn vốn là người ít triết lý,không hiểu sao hôm nay ông lại ghi như thế. Ông tự cười mình và gấp vở lại,tự lục vấn lương tâm. Chính ông đã ђàภђ ђạ đã đánh đập bao nhiêu đứa trẻ phạm tội mà không tìm hiểu nguyên do. Ông luôn cho rằng phải lấy ác trị ác mà chưa bao giờ nghĩ ngược lại… Dù sao trong đời đã có ít nhất một lần, ông đã theo lương tâm mình, khước từ yêu cầu khẩn thiết cũng như mệnh lệnh của Vũ Thuật về trường hợp thằng con trai của bí thư tỉnh ủy.

Nhưng rất tiếc mọi việc đã diễn ra không như ông muốn. Tất nhiên ông là người đau nhất, bởi ông không thể ngờ được, chính cái nơi luật pháp cần phải được thi hành nghiêm minh nhất, lại là nơi thiếu song phẳng nhất. Mười bảy tuổi ông bước vào đời lính, và ông nghĩ với niềm say mê đầy nhiệt huyết, ông đang chiến đấu cho một xã hội trong sạch, không còn đẳng cấp . Ông đã xã thân đúng như thế,không bao giờ nghĩ ngợi và tính đếm.

Trong một trận chiến đấu không cân sức và mất lợi thế, đại đội ông đã diệt gọn được 3 cái lô cốt của giặc. Nhưng còn cái cuối cùng được xây trên một điểm cao, con đường đi lên chênh vênh trên hai vực sâu. Cả đại đội ông người này ngã xuống, người khác xông lên. Xác ૮ɦếƭ ngổn ngang,thây chồng lên thây. Nhưng không người nào nhụt chí. Cả đại đội còn lại ba người, trong đó có ông. Ba người chụm đầu lại bàn tính và cuối cùng ông là người được cử xông lên tiếp. Và ông đã thành công.

Cái niềm tin để người lớn xông lên không sợ hy sinh ấy bây giờ đang bị lung lay ư? Không!Ông cứng rắn trả lời với chình mình. Và trong thực tế cuộc sống ông đã đem hết sức mình để giữ cái niềm tin ấy cho ông và cho đồng nghiệp ông.

Thế nhưng không hiểu vì sao,tổ chức tỉnh ủy lại xét lại lý lịch ông. Và khi ông nhận ra được cái nguyên nhân sâu xa của nó, ông đau xót đến rã rượi. Hóa ra ông cũng chỉ là một thứ kỵ sĩ Đông Kysôt ư? Ôi chàng Đông Kysôt mà ông thường đưa ra để đùa giểu, chế nhạo bây giờ lại là sự thật của chính đời ông ư?

…Khi người ta mang chiếc com măng ca của văn phòng tỉnh ủy đến trại để đón thằng Đức về thì ông bàng hoàng. Lúc ấy nổi đau đớn dày vò lương tâm ông đến nhục nhã. Phải nói rằng ngay việc nhìn đồng nghiệp, ông cũng không dám, bởi lâu nay ông dạy họ những bài học hấp dẫn: chúng ta đang lãnh một trách nhiệm trọng đại mà nhân dân đã tin tưởng và giao phó-giáo dục, dạy dỗ những tâm hồn lầm lỗi, truyền cho họ những giá trị cao đẹp của cách mạng, đấy là tình yêu cao đẹp,căm ghét dối trá, thực hiện công bằng xã hội…

Phải nói khi nhìn thằng Đức tội phạm bước ra cỗng trại với hai bàn tay không (đồ đạc của nó đã có người mang) mặt vênh váo, thách thức như chính quyền lực ở trong tay nó, ông không kìm nổi cơn phẩn nộ. Lúc ấy ông muốn xã cho nó một băng đạn. Nhưng ông đã không dám làm điều đó. Đúng ra ông nghĩ lại, tội lỗi không phải thuộc về nó, tội lỗi thuộc Vũ Thuật, thường vụ tỉnh ủy, và thuộc bố nó,bí thư… 

BIết làm sao… Đấy là những nhân vật đầy quyền uy. Họ đang nắm trong tay hang vạn vạn sinh mệnh và ông cũng chỉ là một.

Cuối cùng sau ý nghĩ trả thù thằng bé chưa đến tuổi trưởng thành kia, ông đưa tay lần tới khẩu K59, cái khẩu súng mà ông đã bắn biết bao kẻ thù. Không biết bao thủ phạm, kẻ cả những đứa trẻ ương bướng bỏ trốn cái trại giam này. Ông dí cái nòng súng vào chính cái đầu tóc cắt cao của mình, cái đầu vốn cứng rắn và…

Trước mặt ông lúc ấy là những xác ૮ɦếƭ của đồng đội,thây chồng lên thây để chiếm cho được một cái lô cốt giặt… Bao nhiêu đồng chí của ông đã ngã xuống để cho hôm nay vậy mà ông lại tự bắn vào đầu ông ư? Không thể ૮ɦếƭ nhục nhã thế này được…

Chua chát ông đút súng vào vỏ bao. Những ngày ấy ông thẩn thờ. Ông không biết nên bắt đầu cuộc sống đầy lý tưởng của mình từ đâu. Người cộng sản không thể sống thụ động và ngoan ngoãn như một tên đầy tớ, như một thứ nô lệ. Ông viết đơn kháng nghị…

Và ông chờ đợi,chờ đợi… cho đến hôm ông tiển đưa thằng Linh trở về lại gia đình, nghĩa là sau một năm ba tháng, ông vẫn chỉ nhận được sự im lặng…
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc