Khải hoàn
Sau chiến sự diễn ra tại Nhất Dạ Trạch, Triệu Quang Phục và Trần Bá Tiên có thêm nhiều lần giao chiến với nhau. Vạn Xuân quân tiếp tục sử dụng sách lược như cũ, dựa vào địa thế mà tạo ra những tuyến phòng thủ nghiêm ngặt, chặn mọi mũi tiến kích của đối phương. Triệu Quang Phục lại sử dụng kế “ trì cửu “ , thực hiện sách lược kháng chiến lâu dài, ngày thì nghỉ ngơi, đến đêm giong trống mở cờ đi phá trại, ςướק lương của địch nhân. Quân Lương không thể tiến sâu, cứ đi vào, nếu không bị lạc đường hoặc trúng phải ma khí, thủy xà yêu quái thì cũng bị bắt, Gi*t. Thành ra giằng co đến mãi một thời gian sau, mà Lương quân không thể có nổi một chút tin tốt lành.
Lại nhắc đến dân gian, lúc ấy thi nhau truyền miệng câu chuyện truyền thuyết từ ngàn năm trước của Chử Đồng Tử và Tiên Dung, lại kể ra chuyện Triệu Quang Phục đã được tặng bảo vật, và chiến thắng giặc thù oai hùng ra sao. Câu chuyện này làm lòng dân nức tiếng, ai ai cũng muốn theo về ủng hộ Triệu Việt Vương. Trần Bá Tiên biết được, trong lòng đại nộ, tức khắc phái quân sĩ của mình ra đường cảnh giới, bất cứ kẻ nào dám kể câu chuyện này sẽ bị Gi*t ngay. Ấy vậy mà cũng không ngăn được hết miệng lưỡi thế gian. Câu chuyện ấy cứ thổi bùng lên mãi, sau đã thu hút được không ít người theo về ủng hộ Vạn Xuân.
Từ một mưu kế ngày trước, sau đã thu phục được nhân tâm. Nên nói rằng kế này hay, hay nên nói rằng chính nhờ thần nhân phù trợ mà được. Có lẽ nói thế nào cũng được, nhưng cái tinh minh của những người chủ tướng, quả thực không thể không được nhắc đến vào lúc này.
Trần Bá Tiên bất lực trong việc ngăn cản lòng người hướng về Nhất Dạ Trạch, ấy đã là một thất bại. Về sau lại liên tục thua khi tiến binh vào Nhất Dạ, ấy lại thêm nhiều thất bại khác nữa. Cuối cùng, y cũng chẳng có được phương kế nào ai để có thể bình ổn phương nam, cứ mỗi khi nghe đến câu chuyện kia, chỉ còn biết hắt chén rượu đi mà ngửa mặt than trời :
- Cũng một Nhất Dạ Trạch một đêm bay về trời, cũng một Nhất Dạ Trạch làm ૮ɦếƭ người.
Có nên nói là y kém tài hay chăng ? Có lẽ không. Bất quá, chẳng phải mấy danh tướng bắc quốc khác trước đây tiến nam, như Mã Viện, Lục Dận, ai nấy cũng có lúc binh khốn ư. Vả chăng, một con người có thể đánh bại Vạn Xuân quốc, tiêu diệt Lý Nam Đế, ấy cũng không thể ở một cái tâm thế tầm thường được. Y không thắng, chưa chắc vì y bất tài, mà có lẽ còn vì, cái tâm của y không còn ở nơi đây.
Lời sấm truyền của Chử Đồng Tử để lại không mất nhiều thời gian để ứng nghiệm lắm. Năm 557, loạn Hầu Cảnh diễn ra, khiến cho Trần Bá Tiên phải quay về đánh dẹp. Y mất một thời gian dẹp loạn phò chúa, lại mất thêm mấy năm ổn định tình hình, xây dựng vương triều, cuối cùng đã không còn hơi đâu lo đến phương nam.
Một quãng thời gian sau đó, y đã ςướק ngôi Tiêu Phương Trí, lập lên làm vua. Ấy là Trần Vũ Đế, một sự khởi đầu mới cho diện mạo Trung Nguyên. Chỉ tiếc là, kẻ dựng nên cơ đồ có hào hùng tráng trí, nhưng kẻ nối bước không được như thế, để đến nỗi Trần Hậu chủ làm cơ nghiệp lụy bại rơi vào tay họ Dương.
Nhưng ấy cũng là chuyện mãi sau này.
Lại nhắc đến Triệu Quang Phục, có được thế lớn ngay sau khi Trần Bá Tiên rút lui. Chàng liền tập trung quân lực mạnh nhất, đang đêm vượt sông, tiến ra ngoài địa phận Nhất Dạ Trạch, hành binh xuất quỷ nhập thần, chỉ trong một trận đánh tan tác trại giặc Lương.
Quân dân Vạn Xuân dồn nén nỗi căm phẫn bao năm chịu khổ nhục, chỉ trong một trận quyết định đã đánh cho Lương quân tan tác, đốt phá thành lũy, giành lại tất cả đất đai thuộc về mình. Dương Sào, kẻ thay thế Trần Bá Tiên, vừa thiếu bản sự, vừa thiếu lá gan, mới lâm trận đã bỏ chạy, khiến cho toàn quân không đánh mà tự thua. Nhưng y cũng chẳng thoát được cái ૮ɦếƭ, sau cùng đã bị chính Triệu Quang Phục dùng trường kiếm hạ sát nơi trận tiền. Chủ tử bị ૮ɦếƭ, giặc cũng chẳng còn tinh thần chiến đấu, lớp đầu hàng, lớp ngoan cố chống trả bị hạ sát tại trận, cuối cùng giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn, tạo nên một thảm trạng nơi chiến trường xa.
Quân Lương đại bại, Vạn Xuân quốc hát vang khúc khải hoàn ca, từng đoàn binh tướng rời khỏi Nhất Dạ Trạch, quay về đô thành đóng tại Long Biên.
Triệu Quang Phục nhìn lại Nhất Dạ Trạch, bao năm cùng với nơi này kháng chiến chống lại giặc Lương, đến giờ cũng đã tới phút chia tay cuối cùng. Có gì hoài niệm, có gì chờ mong, hết thảy vừa là nhung nhớ, lại có cả hi vọng. Tâm trạng nhất thời hỗn độn, thực không biết thể hiện tất cả những cảm xúc trong lòng ra.
Một tiếng chân nhẹ nhàng bước đến sau chàng.
- Đại Vương, chàng còn nuối tiếc nơi này ư ?
Triệu Quang Phục khẽ gật đầu.
Y Liên trầm ngâm nói :
- Thi*p cũng vậy, thực sự bản thân đối với nơi này cũng đã lưu dấu không ít kỷ niệm a.
Triệu Quang Phục đột nhiên hỏi :
- Cảo Nương đã ngủ chưa ?
Y Liên mỉm cười, bế bé gái bụ bẫm ra trước :
- Nó đã chịu ngủ rồi. Hành trình trước mắt về đến kinh thành còn khá xa, thi*p chỉ lo Cảo Nương không chịu được, nên đã ru nó, may mà cuối cùng nó cũng ngủ ngoan ...
Triệu Quang Phục nhìn xuống đứa con gái nhỏ của mình, bất chợt cười vang :
- Ngủ ư, nó đã dậy từ khi nào rồi !
Quả thực, cô tiểu công chúa Cảo Nương đã thức giấc, đến giờ đang nhoẻn miệng cười nhìn cha mẹ mình.
- y da, Cảo Nương hư quá a, ta đã ru cho con ngủ mà không chịu ngủ, đường về còn xa, con làm sao chịu được đây !
Triệu Quang Phục lấy làm buồn cười lắm, nhưng cũng phẩy tay.
- Có lẽ Cảo Nương của chúng ta có thể chịu được, biết đâu đấy ? Cảo Nương, hãy qua đây với phụ thân nào.
Y Liên tru môi nói :
- Đại Vương, chàng quá cưng chiều tiểu công chúa rồi. Thi*p xem, nó khó mà chịu được.
- Ha ha, được thôi. Nhưng hãy để ta được bế Cảo Nương một chút hẵng nào.
Cả không gian như tràn ngập những thanh âm, cười đùa cũng có mà hờn dỗi cũng có, khiến cho thời khắc này, khi sắp chia phôi Nhất Dạ Trạch, lòng người như cũng bớt đi chút niềm ưu tư.
...
Chử Đồng Tử vì sự chung tình, đã quyết tâm ở lại Nhất Dạ Trạch đến hàng trăm năm, cốt tìm lấy một chiến công hiển hách, quyết chuộc lại oan xưa để có thể quay về đoàn tụ với Tiên Dung công chúa.
Triệu Quang Phục ở lại Nhất Dạ Trạch, vì đại nghĩa thống suất binh tướng, ai nấy đồng lòng quyết chiến, cuối cùng đã đánh đuổi được giặc Lương ra khỏi bờ cõi, gây dựng nên một nền tự chủ cho nam quốc.
Ngươi hỏi ta : truyền thuyết nào đáng được đặt lên trên. Ta chỉ có thể nói, cả hai truyền thuyết ấy đều là những truyền thuyết trải ngàn đời sau, đều là những truyền thuyết của muôn đời để lại.
Ta không thể đặt cái nào lên trên. Nên ta hãy tạm gọi nó, là Nhất Dạ Trạch truyền thuyết. Ghi lại nơi đây, để người sau nhìn lại, có cái để tự hào.
Hết