Nhân Duyên Kiếp Trước - Chương 01

Tác giả: Uyển Nguyệt

Dì Lý đứng trên bờ ruộng, hai tay chống nạnh, ánh mắt sắc như dao nhìn chằm chằm xuống thửa ruộng xem xét, miệng thì không ngừng chê bai hai chị em chúng tôi:
- Hai chị em bọn bay làm biếng quá, đi từ sáng sớm đến bây giờ chưa gặt xong được thửa ruộng bé, hôm nay tao phạt chị em bọn bay một ngày cơm. Lần sau làm nhanh thì mới có cơm ăn còn làm biếng thì đừng hòng, một hạt tao cũng không cho.
Rồi dì chỉ tay xuống dưới ruộng, khó chịu nói tiếp:
- Bọn bay gặt cái kiểu gì mà vương vãi đầy thóc trên ruộng thế này??? Gặt xong nhớ phải nhặt hết thóc vãi ở dưới ruộng rồi mới được về nghe chưa?
Dứt lời, dì Lý ngúng nguẩy bỏ về. Bây giờ đã là giữa trưa, trời nắng gay gắt, nắng nóng quá khiến những người dân đang gặt lúa trên cánh đồng không chịu nổi, họ thi nhau về hết chỉ còn lại hai chị em tôi đang cố gặt nốt thửa ruộng mà dì đã giao. Cái Tuyết nghe thấy dì nói không cho ăn cơm nó liền ngồi thụp xuống ruộng, ấm ức oà lên khóc nức nở rồi quay sang tôi nói nấc lên từng tiếng:
- Giá mà còn bu chị nhỉ??? Còn bu thì chị em mình đã không phải khổ thế này. Em đói lắm chị ơi.... em mệt lắm.
Nghe Tuyết nói mà tôi không khỏi xót xa, tôi lấy chiếc nón rách trên đầu xuống quạt cho nó rồi lên tiếng an ủi:
- Mệt thì cứ ngồi xuống đây nghỉ đi chờ chị gặt xong rồi về nhà chị kiếm ít rau nấu canh cho em ăn.
- Thôi. Em với chị gặt cho nhanh không về muộn dì lại mắng.
- Mặt em đỏ rực lên rồi này, nghe chị ngồi yên đó nghỉ đi, còn có hai đường lúa nữa thôi chị gặt một tí là xong.
- Dạ.
Bu tôi mất cách đây bảy năm, tôi vẫn còn nhớ như in cái ngày bu rời xa chị em tôi. Tôi nhìn thấy rõ nỗi đau trong ánh mắt của bu nhìn chị em tôi trước khi trút hơi thở cuối cùng. Chẳng có nỗi đau nào có thể so sánh được nỗi đau mất bu. Lúc đó tôi đã là một cô bé chín tuổi, đã cảm nhận được sự mất mát quá lớn này. Bu là chỗ dựa vững chắc nhất cho chị em tôi, bu chăm lo từ miếng ăn đến giấc ngủ, dù nhà tôi rất nghèo nhưng bu không bao giờ để chị em tôi bị đói, rét. Mất bu là mất tất cả, thầy tôi tối ngày chỉ biết uống rượu, lúc nào cũng trong tình trạng say xỉn, chửi bới, đánh đập chị em tôi.
Một thời gian sau khi bu tôi mất, thầy đem về nhà một người phụ nữ đó là dì Lý, chị em tôi hồi đó còn ngây ngô lắm, cứ nghĩ có thêm dì Lý về nhà, dì sẽ thay bu chăm sóc chị em tôi thế nên chị em tôi vui lắm, quý mến dì, coi dì như một người bu thứ hai. Thế nhưng khác máu thì tanh lòng, dì bắt chị em tôi làm việc quần quật cả ngày, từ việc nhà đến việc đồng áng của gia đình đều do hai chị em tôi làm hết thậm chí còn đi làm thuê, làm mướn để kiếm tiền về đưa cho dì. Dù uất ức lắm nhưng chị em tôi vẫn phải cắn răng chịu đựng, không bao giờ dám cãi nửa lời, vì chị em tôi rất sợ bị dì đuổi ra khỏi nhà. Tuy ở nhà phải làm việc cực nhọc, ăn uống thì bữa no bữa đói nhưng còn tốt hơn là không có nhà, vì thế mà dù bị dì và thầy đối xử tệ bạc nhưng chị em tôi vẫn ngoan ngoãn nghe lời.
Gặt xong, tôi bó lúa lại rồi gọi Tuyết cùng gánh lúa về nhà. Vừa vào đến nhà, tôi thấy dì Lý đang ngồi trên chiếc chõng tre nói chuyện với một người phụ nữ lạ mặt, tôi không biết họ đang nói chuyện gì nhưng có vẻ dì Lý vui lắm. Thấy chị em tôi gặt lúa về, người phụ nữ lạ mặt liếc mắt nhìn tôi một lượt rồi phấn khởi quay sang nói với dì Lý:
- Con bé này được đó, cao ráo, trắng trẻo thế này thật nào Ông Sinh cũng sẽ thích. Ông bà cứ bàn bạc với nhau đi nhé, mối này tốt lắm đấy.
- Rồi, rồi tôi biết mà. Khỏi cần phải bàn bạc cho mất thời gian, bà cứ về nói với bên đó chọn ngày lành đi, được ngày là đến rước con bé về thôi.
- Được. Đợi bên đó chọn xong ngày tôi sẽ báo cho ông bà biết. Chào bà, tôi về đây.
Dì Lý tươi cười tiễn bà khách ra cổng rồi quay vào nhà nhẹ giọng gọi:
- Yên Nhiên!!! Con ra đây dì bảo.
Tôi đang xếp từng bó lúa vào hiên nhà, nghe thấy tiếng dì gọi, tôi liền vội vã chạy lại chỗ dì đang ngồi, tôi hỏi:
- Có chuyện gì thế ạ?
- Chả là năm nay con đã 16 tuổi, đã đến lúc dì nên gả chồng cho con rồi.
- Thưa dì. Con....... con chưa muốn đi lấy chồng.
- Đến tuổi thì phải đi lấy chồng, ở cái làng này có đứa nào bằng tuổi con mà còn ở nhà đâu. Mà dì nói cho con biết, mối này nhà họ giàu có lắm, đất đai rộng mênh ௱ôЛƓ, trong nhà người làm, kẻ ở đến cả trăm người. Con về nhà đó chắc chắn sẽ được ăn sung mặc sướng.
- Nhưng tại sao họ giàu vậy mà lại lấy con??
- Họ thích, nói chung dì đã quyết định rồi, chờ ngày lành họ sẽ sang nhà mình xin rước con về.
- Nhưng mà............
Tôi chưa nói hết câu, dì đã đanh mặt lại khó chịu nhìn tôi quát:
- Đừng có thắc mắc nhiều, nếu con không lấy thì hai chị em bay cút xéo ra khỏi nhà, chứ nhà này không có cơm để nuôi bà cô đâu.
Dứt lời, dì Lý đứng dậy bỏ vào trong nhà. Trong suy nghĩ của tôi chưa bao giờ có khái niệm lấy chồng vì tôi muốn lo cho cái Tuyết trước, tôi không sợ lấy chồng nhưng lại rất sợ để Tuyết ở nhà này một mình, rồi sau này không có tôi ở bên, nó sẽ phải sống sao đây?
Tôi buồn bã, thất thểu bước về căn phòng lá lụp xụp của hai chị em. Tuyết đang ngồi trên giường, ánh mắt lờ đờ nhìn ra bên ngoài, thấy tôi trở về nó yếu ớt hỏi:
- Dì gọi chị lên nhà có chuyện gì thế?
Tôi rưng rưng nước mắt, chạy lại ôm đứa em gái vào trong lòng khóc lên nức nở, lòng tôi bỗng quặn thắt không nói được lên lời. Thấy tôi như vậy Tuyết hoảng hốt lắm, nó lau nước mắt cho tôi rồi lắp bắp hỏi:
- Chị..... chị làm sao vậy? Dì đã nói chuyện gì với chị? Sao chị lại khóc?
- Chị thương em lắm Tuyết ơi! Dì Lý bắt chị đi lấy chồng, chị..... chị không nỡ xa em đâu.
- Tốt quá rồi còn gì, chị sắp thoát khỏi ngôi nhà này rồi, sao chị lại khóc chứ?
- Nhưng còn em, một mình em sẽ sống sao? Chị không thể yên tâm để lại em ở ngôi nhà này.
- Chị không phải lo đâu, em năm nay cũng 14 tuổi rồi, mấy nữa có mối ngon thì dì cũng sẽ gả em đi thôi. Mà chị lấy chồng ở đâu? Con nhà ông bà nào?
- Chị không biết, dì Lý không có nói gì cả. Mà em đói lắm rồi phải không, để chị lên xin dì ít gạo nấu cháo cho em.
Dứt lời, tôi chạy ù lên nhà trên xin dì gạo, tôi tưởng sẽ bị dì chửi cho một trận rồi đuổi xuống dưới nhà cơ thế nhưng hôm nay dì lại đột nhiên thay đổi tính nết một cách kì lạ, dì cho chị em tôi hẳn 2 đấu gạo cùng một ít cá khô rồi xởi lởi:
- Ăn hết lại lên đây dì cho tiếp, thích ăn cái gì cứ nói với dì, dì mua cho. Ăn nhiều vào cho mỡ màng một chút chứ con gái mà gầy như con cá mắm thế này thì đâu có đẹp.
- Dạ. Con xin dì.
- Ừ. Không có gì, đem gạo xuống dưới nhà nấu đi.
- Dạ.
Tôi còn lạ gì tính của dì nữa, đột nhiên tốt như vậy là có ý cả. Có lẽ dì sợ bên đằng trai chê tôi gầy nên mới cho nhiều gạo và đồ ăn đến thế. Mấy ngày sau đó dì cũng không bắt chị em tôi ra ngoài đồng làm như mọi khi nữa. Dì còn sắm sửa vải vóc, quần áo mới cho tôi chuẩn bị về nhà chồng và còn tặng cho tôi một cây trâm. Chắc chắn dì gả tôi cho mối này được rất nhiều tiền nên dì mới xông xênh đến vậy. Đến gần sát ngày lấy chồng dì mới cho tôi biết nhà chồng tôi là nhà ông Sinh, một địa chủ giàu có nức tiếng, dù nhà ông ở tận bên kia sông nhưng ở vùng tôi sống không ai là không biết đến nhà ông cả. Nhưng tôi vẫn thắc mắc tại sao nhà ông Sinh giàu có như vậy sao không kết thông gia với những nhà có vai vế, môn đăng hộ đối mà lại để ý đến nhà tôi? Quả thật rất khó hiểu.
Đêm hôm trước khi về nhà chồng, tôi với cái Tuyết nằm nói chuyện rồi ôm nhau khóc cả đêm. Nếu lấy chồng ở trong làng thì thỉnh thoảng tôi còn về thăm nó được, đằng này tôi lấy chồng tận bên sông, biết đến khi nào chị em mới được gặp lại nhau.
Ngày 15-6 là ngày đẹp, chiều hôm đó bên đằng nhà trai chỉ có vài người đem sính lễ sang rước tôi về, không kèn, không trống rồi không có cả chú rể luôn, tôi sửng sốt quay sang hỏi dì Lý thì dì liền cười cười rồi giải thích:
- Nhà họ là địa chủ biết bao nhiêu việc cần phải làm, chắc hôm nay chú rể có việc bận nên không sang rước con được nhưng con cũng đừng vì thế mà buồn, con nhìn kìa, sính lễ nhà họ to và đầy đủ như vậy chứng tỏ họ đã rất có lòng rồi. Ở cả cái làng này đâu ai được sính lễ to như con đâu.
Tôi chẳng thể nuốt nổi được những lời dì Lý nói, ngày trọng đại của cả một đời người mà chú rể lại bận đến mức không đi rước dâu được, trong khi đó nhà họ có hàng trăm người làm kia mà. Chắc chắn dì Lý vẫn còn giấu tôi điều gì đó, nhưng bây giờ tôi chẳng còn thời gian để hỏi nữa, hai bên gia đình đã nói chuyện xong, tôi chính thức bước lên kiệu về nhà chồng. Tôi quay lại nhìn căn phòng lá lụp xụp rồi quay sang nhìn cái Tuyết mà không kìm nổi nước mắt, đứa em gái gầy gò đứng nép bên bờ tường, ánh mắt buồn rười rượi nhìn chị bước lên kiệu hoa, những gì cần nói tôi đã nói hết với em đêm qua rồi nhưng sao tôi vẫn không thấy an lòng.
Khi kiệu hoa lên đến bến đò, một người phụ nữ trong đoàn rước đưa cho tôi một bọc gạo muối, kim, vài đồng xu lẻ và cau trầu rồi dặn dò:
- Khi nào kiệu hoa lên đò thì cô hãy rắc những thứ này xuống sông để giải trừ xui xẻo và tránh ma quỷ theo về nhà.
- Dạ.
Tôi nhận bọc gạo muối đó rồi lại ngồi im trong kiệu, bên ngoài tôi nghe thấy tiếng mấy người dân xì xèo với nhau:
- Cái lão Sinh già này lại rước thêm vợ mới à? Mà nghe nói cô dâu này trẻ lắm mới có 16 tuổi thôi, đáng tuổi con ông ấy.
- Chắc hám của cải đó mà, nhà ông ấy giàu muốn lấy ai chả được.
- Mấy bà ơi sao tôi nghe nói đám rước này là lấy con trai của ông Sinh mà.
- Dào ơi! Nhà ông Sinh làm gì có con trai, bốn bà vợ kia toàn đẻ con gái thôi. Không biết bà vợ thứ năm này có đẻ được cho ông ấy thằng cu không? Ông Sinh từng tuyên bố nếu ai đẻ được cho ông ấy thằng con trai ông ấy sẽ chia cho 1/4 số ruộng đất mà ông đang có đấy.
- Bởi vậy mà con bé này mới lấy ông ấy, nếu đẻ được con trai thì đời coi như một bước lên mây còn gì nữa.
- Đò đến rồi mấy bà ơi! Gánh hàng xuống thôi kẻo hết chỗ.
Tôi ngồi trong kiệu hoa mà vã hết cả mồ hôi, tôi bị dì Lý lừa rồi, thật nào mỗi lần tôi gặng hỏi dì về nhà chồng là dì đều gạt phăng đi không nói. Giờ tôi đã hiểu tại sao nhà người ta giàu có vậy mà lại lấy tôi, đâu cũng có lí do cả, lấy một ông già đáng tuổi thầy mình ư, thật ghê tởm.
- Sao còn ngồi đần mặt ra đấy thế, rắc gạo muối xuống sống đi, mày muốn đem xui xẻo về nhà tao à.
Tiếng quát lớn của người phụ nữ khiến tôi giật bắn mình, tôi vội vàng lấy bọc gạo muối ra nắm từng nắm ném xuống sông. Tôi thấy đám người khênh kiệu gọi người phụ nữ đó là bà cả, vậy thì bà ấy chính là vợ cả của ông Sinh rồi, thật nào bà ấy luôn nhìn tôi bằng ánh mắt hằn học và đầy khó chịu. Khi đò ra đến giữa sông, một bà Lão có khuôn mặt phúc hậu, tay chống gậy đứng bên cạnh kiệu của tôi, ánh mắt nhìn ra dòng sông nói bóng gió:
- Rắc gạo muối cũng chẳng có ích gì đâu, số trời đã định, có muốn tránh cũng chẳng thể tránh nổi. Cuối cùng thì người cần gặp đã gặp được rồi, bõ công ngươi chờ ở đây trăm năm.
Dứt lời, bà lão đủng đỉnh chống gậy đi lên trước mũi thuyền đứng. Những lời bà lão nói tôi chẳng hiểu gì cả, thế nên tôi cũng chẳng quan tâm lắm, vẫn cứ ném gạo muối xuống sống. Bây giờ điều tôi đang quan tâm nhất là tối nay tôi sẽ phải đối mặt với ông Sinh thế nào đây??? Tôi thật sự rất sợ hãi.
Chiếc kiệu hoa đã dừng trước cửa nhà ông Sinh, đám người làm dẫn tôi vào luôn một căn phòng nói đây chính là phòng của tôi. Tôi chưa bao giờ được thấy căn phòng nào lại to, đẹp như căn phòng này thế nhưng đối với tôi căn phòng lá lụp xụp vẫn là nơi bình yên và hạnh phúc nhất.
Tôi ngồi trên chiếc giường gỗ mà chân tay không ngừng run, chỉ nghĩ tới cảnh tượng cùng ông Sinh động phòng tôi đã thấy tởm lợm lắm rồi. Tôi rất muốn chạy trốn khỏi nơi đây thế nhưng tôi không thể, vì nếu tôi trốn đi thì rất có thể cái Tuyết sẽ phải thay thế tôi lấy ông Sinh.
Chuyện gì đến cũng phải đến, ông Sinh mở cửa phòng bước vào, trên người nồng nặc mùi rượu, hai mắt ông ta đỏ rực như con hổ đói lao vào xé tan chiếc áo tôi đang mặc.
- Em đẹp lắm, ngoan chiều ông rồi đẻ cho ông thằng cu thì em muốn gì ông cũng cho.
Dứt lời, thân thể to béo của ông ta nằm đè lên người tôi, tôi cố giãy giụa chống cự nhưng vô ích, tôi bất lực nằm im, nước mắt lăn dài trên má. Tôi tưởng cuộc đời tôi coi như xong rồi thế nhưng không hiểu sao ông ta vừa vùi mặt xuống thân thể tôi lại vội ngẩng lên nôn thốc xuống sàn nhà rồi rít lên:
- Nhìn mặt mày không đến nỗi nào mà sao người mày hôi thối thế hả? Hay là mày chơi ông, mày bôi cái gì lên người?
Tôi ngạc nhiên nhìn ông Sinh rồi giơ tay và áo lên ngửi khắp cơ thể, có mùi gì đâu nhỉ. Nhưng tôi cũng chẳng muốn giải thích cứ nằm im lìm trên giường khiến ông Sinh điên lắm, ông tát vào má tôi một cái như trời giáng rồi gằn giọng:
- Tối mai mày phải tắm rửa sạch sẽ nghe chưa, ông mà còn ngửi thấy mùi hôi này trên người mày nữa thì mày biết tay ông.
Dứt lời, ông Sinh bịt mũi chạy ra khỏi phòng khiến tôi chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa, tôi ngửi lại người tôi một lần nữa cũng không phát hiện ra mùi gì cả. Lạ thật đấy, thế nhưng như vậy càng tốt, ít ra thì tối nay tôi cũng tránh được ông ấy. Tôi thở phào ra khép cánh cửa lại, lúc quay trở về giường tôi bỗng giật bắn người khi thấy một người đàn ông có gương mặt thanh tú, sống mũi cao và đặc biệt người đàn ông đó có đôi mắt đẹp nhất mà cô từng thấy, nhìn vào ánh mắt đó khiến con người ta như bị thôi miên, tôi lùi lại vài bước ra sau rồi lắp bắp hỏi:
- Cậu..... cậu là ai mà sao lại ngồi trên giường của tôi?
Người đàn ông nhếch lên nụ cười nhạt nói:
- Cô không biết tôi là ai ư? Cũng đúng thôi, người bạc tình như cô sao nhớ được ai?
- Cậu nói gì tôi không hiểu?
Người đàn ông đó chẳng nói thêm câu gì, cứ vậy lừ lừ bước qua tôi tiến về phía cánh cửa, trước khi ra ngoài người đó còn để lại một câu nói:
- Đáng đời cô lắm, đây là cái nghiệp cô phải gánh.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc