Trường Nhất trung là trường danh giá lâu đời, quy tụ những học sinh ưu tú tứ phương, mọi người chú ý ai học giỏi đỗ cao, không có sức cũng không hứng thú kết bè phái bắt nạt người khác.
Ở đây không có ai bắt nạt hay cô lập tôi, tôi chỉ là một học sinh bình thường, có hai ba người bạn cùng lớp hay đi cùng, bạn cùng phòng ở chung cũng hòa thuận. Thi thoảng mọi người cũng tâm sự, tám chuyện, trong đó yêu sớm luôn là đề tài nóng nhất.
Tuy áp lực ở trường cấp 3 nặng nề hơn cấp 2, nhịp độ cũng nhanh nhưng tôi hài lòng với cuộc sống phong phú mỗi ngày.
Lên lớp 11 khi phân ban, tôi chọn ban Khoa học tự nhiên mà tôi thích.
Mẹ Chu có Chu Hải Yến và cảnh sát Tiểu Phó chăm sóc, họ nói tình trạng của bà ngày càng ổn định, rất hợp tác trong điều trị, hiệu quả thấy rõ, có thể thấy càng ngày càng tốt lên.
Để bà không buồn chán, mỗi lần tôi về đều kể bà nghe những chuyện thú vị trong trường, thêm mắm dặm muối chọc bà vui vẻ, tối ngủ ôm chặt lấy bà. Thấy sự nặng nề của bà ngày một ít đi, những lo lắng trong lòng dần buông xuống.
Không khí trong nhà cũng sống lại.
Lúc đầu tôi không nhận ra mình có gì thay đổi. Mãi đến khi thần kinh thả lỏng, mãi đến khi sinh lý và tâm lý dần trưởng thành, mãi đến khi tôi không dám nhìn thẳng vào mắt Chu Hải Yến.
Những thay đổi về lượng tích lũy dần cuối cùng bùng nổ, mở ra sự thay đổi về chất đã ấp ủ từ lâu.
Đó là khi ngồi ăn cơm đối diện anh, sự lúng túng không biết cầm đũa thế nào, tốc độ ăn không ngừng chậm lại cùng ánh mắt cố gắng trấn tĩnh để đối diện.
Đó là khi ngồi bên cạnh anh học bài không thể nào tập trung, trí tưởng tượng mặc sức bay xa cùng việc nhìn lén từng đường nét chỉ tay, xương bàn tay anh.
Đó là khi ngồi trên sô pha trò chuyện, cùng ăn khớp không trò chuyện, cố tình cùng cộng hưởng tiếng tim đập, cảm nhận hơi thở anh bao trùm, nhiệt độ cơ thể không ngừng tăng lên.
Đó là khi ngồi sau xe máy, ôm chặt anh không muốn buông tay, khi bị hỏi có nhớ anh không thì không thể mở miệng, xuống xe chào tạm biệt mà hồi hộp đến run giọng.
Đó là thường xuyên ngẩn người, là âm thầm quan sát bắt chước, là đột nhiên lắp bắp, là giả vờ như không có việc gì, là ngày đêm mong nhớ khi đã lâu không gặp.
Tôi cảm giác như mình đang dần mất kiểm soát. Vậy nên tôi kết luận, mình mắc một căn bệnh lạ.
Lạ đến mức không thể ở cùng Chu Hải Yến như trước.
Vì căn bệnh lạ này, tôi bắt đầu trở nên kỳ quái.
Tôi không để anh giặt quần áo của mình nữa, từ nhỏ như đồ lót đến lớn như áo khoác, thậm chí giặt xong còn sợ anh thấy mà phải treo ở ban công nhỏ trên phòng mình.
Tôi không còn ôm eo anh khi đi xe mà lúng túng nắm chặt hai bên yên xe, cố chấp lấy cặp ngăn ở giữa, phòng ngừa nhịp tim đập của mình lộ ra ngoài.
Tôi đau bụng run lẩy bẩy trong kỳ sinh lý cũng lặng lẽ vào bếp nấu nước đường đỏ chứ không phải như trước đây, làm nũng đòi anh dùng tay làm ấm bụng.
…
Sự xa cách vô hình hết lần này đến lần khác. Tôi không chú ý là sắc mặt Chu Hải Yến ngày càng đen. Đến nỗi mẹ Chu tưởng chúng tôi có mâu thuẫn.
Chiều thứ sáu về nhà. Chu Hải Yến mặt nặng nề dừng xe, tôi đeo cặp bước xuống.
Mẹ Chu kéo tay tôi, hỏi nhỏ: “Thanh Thanh, có phải thằng nhóc ૮ɦếƭ tiệt kia chọc giận con không?”
Ngạc nhiên, tôi vội phủ nhận: “Dạ không dạ không, con với anh trai vẫn ổn mà ạ.”
“Thật sao?”
“Dạ thật.”
Tình cờ Chu Hải Yến đi ngang qua, tôi lùi về hai bước theo bản năng, anh cười lạnh lùng một tiếng.
“…”
Rõ ràng cái gì cũng không nói, nhưng dường như lại nói cả.
Ánh mắt mẹ Chu đảo qua tôi rồi anh, lộ vẻ khó tin. Tôi đỏ mặt, không biết nên giải thích thế nào, chúng tôi thực sự không có mâu thuẫn, chỉ là tôi đơn phương gây rối thôi.
Nào ngờ bà phất tay, thản nhiên: “Được rồi, mẹ không hỏi nữa, dù gì hai đứa qua vài ngày là ổn thôi.”