- Trang chủ
- Kỹ Năng Sống
- Ngày Xưa Có Một Con Bò
- Ngày Xưa Có Một Con Bò - Chương 09
Theo như nhữnggì có thể nhớ được, từ lâu tôi đã tuân theo nguyên tắc “Nếu chuyện đáng làm thìphải làm thật hoàn hảo, còn không thì thôi.” Khi đọc thấy điều này trong cuốnsách, tôi không nghĩ nó là một con bò.Thật ra, tôi cũng cảm thấy hơi bực vì nó đã bị lật tẩy là một lời bao biện.Nhưng sau khi đọc thêm, tôi bắt đầu nhận thấy rằng trong nhiều trường hợp, tôithực sự đã sử dụng lời biện bạch này để bênh vực cho việc mình hành động. Khichuyển đến sinh sống tại Nhật Bản, và phải đối mặt với một nền văn hóa và ngônngữ mới lạ, tôi đã bắt đẩu học ngôn ngữ; tôi có thể nghe và hiểu tiếng Nhật tốt,nhưng tôi vẫn không cảm thấy đã sẵn sàng để nộp đơn cho công việc tôi mong muốn.Không muốn bị từ chối nên tôi lần lữa mãi. Sau đó, tôi muốn thành lập công tyriêng, nhưng lại nghĩ rằng mình nên biết thêm về văn hóa và phương thức kinhdoanh trước khi dấn thân vào lĩnh vực này. Kết quả là tôi không bao giờ bắt tayvào việc. Sau khi đọc cuốn sách này ,tôi nhận ra rằng mình đã trở thành nạnnhân của con bò đó. Tôi quyết định chinh phục những nỗi sợ của chính mình và trởthành người tôi muốn.
- M., Tokyo, Japan
Trong những buổigặp gỡ nói chuyện, khi tôi hỏi trong số cử tọa có bao nhiêu người nghi ngờ sâusắc rằng họ có vài con bò của riêngmình, một số người giơ tay và sẵn lòng thừa nhận sai lầm của họ. Nhiều người gậtđầu ý nhị như một cách nhận biết các khó khăn có tồn tại mà không thừa nhận bấtcứ sự chỉ trích nào; và hết lần này đến lần khác, một ai đó sẽ nhẹ nhàng - nhưngcó ý cáo buộc - thúc khủy tay vào hông người bạn không may bên cạnh.
Điều kỳ lạ về nhữngcon bò là thật dễ nhận ra chúng trênbãi chăn của ai đó hơn là thừa nhận chúng trên đất nhà mình. Nhưng xác địnhchúng là việc bắt buộc nếu chúng ta muốn từ bỏ chúng.
Đây có thể là phầnquan trọng nhất của cuốn sách này. Hãy nhớ rằng nếu bạn không ra tay hành độngthì sẽ không có kết quả nào cả. Để giúp bạn làm điều này. Tôi muốn bạn thực hiện5 bước dưới đây. Có lẽ bạn nên lấy giấy viết ra và tận dụng hết lợi ích của tiếntrình này.
Những biện phápnày sẽ giúp bạn đạt đến một cuộc sống không có bò.
Dù bạn muốn haykhông, các bước dưới đây đều đòi hỏi bạn thực hiện đầy đủ. Những bước này có thểkhó, và không phải lúc nào cũng dễ chịu, nhưng đó là điều cần thiết. Vậy nênhãy thành thật, kiên nhẫn, và quả quyết, và bạn sẽ thấy các kết quả đặc biệttrong chính con người thuần khiết hơn và thảnh thơi hơn của mình, xuất hiện sautoàn bộ tiến trình này.
1. Nhận Dạng NhữngCon Bò Của Mình.
Bước khởi đầunày có thể cần chút ít thời gian. Nó có phần liên quan đến việc tự phân tích bản thân, trong việctự nhìn lại mình. Có lẽ đây là một trong những điều khó làm nhất. Khi đối mặt vớinhu cầu phải thay đổi, chúng ta thường có xu hướng tự vệ hoặc biện hộ cho tìnhhuống hiện tại của mình để khỏi phải làm gì hết.
Có hai lý do choviệc này. Thứ nhất, như tôi đã nhắc đến nhiều lần, có thể chúng ta có nhiều bòhơn là chúng ta chịu thừa nhận; và thứ hai, một số người không hề biết gì đến sốlượng những lời biện hộ, biện bạch, hay bênh vực mà họ sử dụng hàng ngày. Theophần lớn bản tính của họ là họ không bận tâm về sự hiện diện của những con bò đó. Bạn có nhớ sự suy diễn về conheo? Sự thật là để loại bỏ chúng, trước hết chúng ta phải trải qua bước đau đớnnhận ra rằng chúng ta đang có những conbò.
Trước đây tôi đãnói rằng bò chỉ tồn tại trong tư duy của chúng ta. Tuy nhiên, chúng tự thể hiệnmình trong ngôn ngữ, trong thói quen. Và cuối cùng là trong hành vi của chúngta. Đó là lý do ở bước đầu này, bạn phải đặt 乃út và viết ra một số những suynghĩ, lời nói, thói quen, và hành vi phổ biến - những con bò - là một phầntrong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Trong tuần tiếptheo, bạn nên chú ý cảnh giác bất cứ con bò nào xuất hiện trong đời sống củamình. Hãy nhớ rằng những con bò luôn đội lốt những lời biện bạch, bênh vực, biệnhộ, những lời nói dối, những sự phân trần thoái thác, và những lời lẽ khác vốnlà một phần trong từ vựng của bạn.
Manh mối đế nhậndạng những con bò của chúng ta là lờinói. Những gì bạn nói ra rất quan trọng. Ngược lại với những gì bạn có thể đãnghe, lời nói không hề rẻ tiền. Lời nói có thể rất đắt và bộc lộ rất nhiều điều.Lời nói của chúng ta rất có uy lực vì chúng ảnh hưởng đến hành vi và tạo nênthói quen.
Có lẽ bạn muốnxem lại những câu nói trong chương 3 để học cách nhận biết những loại bò khácnhau. Hãy dành đủ thời gian để chắc chắn không bỏ sót con bò nào. Các con bòkhông ૮ɦếƭ một cách đơn giản, cũng giống như việc bạn vươn lên khỏi mức tầm thườngkhông phải là “chuyện tình cờ xảy ra”. Việc loại bỏ một cách thành công nhữngrào cản trong cuộc đời bạn luôn luôn là kết quả của quá trình tự đánh giá bảnthân một cách trung thực đi kèm với hành động thận trọng và có ý thức.
Chẳng hạn khitôi hỏi mọi người liệu họ đã từng trải qua tình trạng trầm kha của bệnh “tạivì” hay không, họ đều trả lời không. Nhưng nếu tôi yêu cầu họ bỏ ra trọn mộtngày để liệt kê những lần họ sử dụng những lời biện bạch cho bất cứ lý do nào,họ rất ngạc nhiên với số lần mà họ bắt gặp chính mình trong quá trình thốt ra mộtcon bò. Vậy nên, xin nhắc lại một lần nữa, hãy chắc chắn bạn thực hiện bước thứnhất này.
Trước khi bạn đọctiếp, hãy suy nghĩ nghiêm túc về những lĩnh vực mà bạn không tỏ ra xuất sắc đượcnhư mình muốn. Điều gì đã ngăn cản bạn? Ví dụ như bạn đang không cảm thấy thoáimái với công việc hiện nay của mình. Hãy tự hỏi xem chính xác là điều gì làm bạnkhông thích. Vì sao lại như vậy? Ai là người có lỗi trong chuyện này? Bạn có thể làm gì đểcải thiện tình hình? Vì sao bạn chưa tiến hành? Bạn có thể đưa ra quyết định gìtrong lúc này để làm thay đổi tinh trạng đó? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn đốidiện với một vài con bò của bản thân.Hãy ghi vào sổ tay.
Bạn có hay nóinhững câu đại loại như:
Những từ ngữtheo sau những lời nói trên đều chứa đựng những yếu tố cấu thành một con bò thật sự.
Hãy viết nhữngcâu nói đó ra và quyết định đừng bao giờ dùng đến nó nữa. Tôi phải cảnh báonhé: Bước này rất đau lòng. Chẳng ai lại đi thích thú với những khiếm khuyết, yếuđiểm của mình. Nhưng hãy đối mặt với nó và loại bỏ nó đi một lần và mãi mãi,hay bạn chịu rủi ro làm nô lệ cho nó suốt cuộc đời còn lại? Đây mói thật sự làmột chọn lựa.
2. Hãy Xác ĐịnhNiềm Tin Sai Lầm Nào Đang Lẩn Trốn Sau Mỗi Con Bò.
Những lời biện hộmà bạn đã nhận ra trong bước trước đó chỉ là những triệu chứng. Bây giờ bạn phảinhìn kỹ hơn danh sách những con bò của mình và chỉ ra các niềm tin hoặc các ýtưởng sai lầm nằm sau mỗi lời biện bạch.
Hãy tự hỏi tạisao chúng xuất hiện trong danh mục “đàn bò” của bạn. Ai đã đưa chúng vào đó? Lầnđầu tiên bạn biết chúng là tại đâu? Những niềm tin đó có chính xác không? Chúngcó được căn cứ trên kinh nghiệm thực tiễn không?
Chứng có hợp lýkhông, hay chỉ là những nỗi sợ hãi phi lý?
Như tôi đã đề cập,chúng ta đã thu nhặt và mang theo trên người rất nhiều bò trong những năm đầuđi học, thuở thiếu thời, và suốt thời kỳ thanh niên. Và chúng ta đã mang chúngtheo mình quá lâu đến nỗi đã thừa nhận chúng như những sự thật hiển nhiên. Dùchúng ta tự nguyện vơ lấy, hay để ai đó gán cho mình, những con bò này đều đượcngụy trang dưới các ý tưởng khiến chúng ta toàn tâm toàn ý tin là thật.
Tôi đặc biệt nhớIvan, một nhà quản trị trẻ; trong lúc tiến hành bước thứ nhất này anh nhận thấymình đã phụ thuộc rất nhiều vào lời biện bạch đáng xấu hổ “Tôi bận túi bụi”.Đây là lời đáp trả thông thường nhất của anh đối với bất cứ một đề xuất mới haymột sáng kiến quan trọng nào được đưa đến cho anh. Nghĩ kỹ lại, anh thừa nhận rằnglời nói này của mình ẩn giấu một vấn đề lớn lao hơn nhiều. Lời biện bạch đó thựcra là một sự thoái thác hoàn hảo của anh khi phải đối mặt hoặc phải giải quyếtnhững dự án mới. Những kinh nghiệm trước đây trong cuộc sống của con người trẻtuổi này đã cấy vào anh một nỗi sợ vô lý về khả năng quản lý của mình hoặc khảnăng cáng đáng những dự án tầm cỡ. Đối với những dự án nhỏ thì không sao, nhưngnhững dự án lớn luôn làm anh sợ hãi.
Trong trường hợpcủa anh, con bò thật sự không phải làviệc không có thời gian rảnh, mà là sợ thất bại và sự thiếu tự tin đối với nănglực bản thân.
Ivan đã làm theotất cả các bước được liệt kê ở đây và đã có thể thoát khỏi thái độ mà anh luônmang theo bên mình do hậu quả của một số lần thất bại anh phải đối mặt trongquá khứ.
Có phải những lờibiện hộ của bạn còn đang che giấu những gì đó nghiêm trọng hơn? Ví dụ, việc bạnthường xuyên trễ hẹn không phải do kẹt xe hay liên quan gì đến mưa nắng mà là kếtquả của việc bạn bị lôi cuốn quá mức, mà điều này lại có thể là do bạn chưa cómục tiêu rõ ràng. Bạn thấy đấy, không có một mục tiêu rõ ràng khiến chúng takhông thể tập trung được. Nếu bạn liều lĩnh để đầu óc bị phân tâm, ba phải, hayôm đồm quá nhiều việc, bạn sẽ luôn luôn bị trễ.
Do đó giải phápcho vấn đề của bạn có thể không phải là đi sớm mười phút đối với các cuộc hẹn củamình, mà là dành thời gian nhận dạng rõ các mục tiêu cá nhân và đặt ưu tiên thựchiện.
Đó là lý do bạncần phải đào sâu và tìm tòi sự thật ẩn phía sau những con bò của mình. Nếu bạn nhận ra một lời biện hộ, một sự phân trầnhay sự khái quát hóa mà bạn thường đưa ra không phản ánh một sự đánh giá đúng củahiện thực, hãy ngay lập tức loại bỏ nó ra khỏi từ vựng của mình. Bước thứ hainày sẽ giúp bạn, chỉ trong một lần, thoát khỏi một nửa, hay hơn một nửa, số lượngnhững lời biện bạch mà bạn đang cất giữ!
3. Hãy Nhớ RàngBạn Đang Trả Giá Đắt Cho Mỗi Con Bò Mà Bạn Bao Che.
Nhiều khi chúngta bám víu vào những niềm tin sai lầm hoặc sử dụng những lời biện bạch vì chúngta không ý thức được những tác hại lớn lao mà chúng mang lại cho cuộc sống củamình.
Về mặt pháp luật,những lời biện bạch không phải là trọng tội. Do đó, chẳng ai trừng phạt bạn vìchúng cả. Tuy nhiên, bạn có thể tin chắc một điều là mình sẽ bị chính những lờibiện bạch ấy trừng phạt. Và hình phạt sẽ luôn luôn là một cuộc sống tầm thường.
Để tôi kể cho bạnmột ví dụ. Thời nào cũng vậy, những người chưa bao giờ thành công về mặt tiền bạcthường nói “Ừ, tôinghèo bởi vì, anh cũng biết đấy, tiền đẻ ra tiền mà”. Và cũng vì tôi chẳng có đồngnào, nên tôi nghĩ trong tương lai tôi cũng nghèo như vậy thôi, việc gì phải bậntâm?”
Bạn có thể yênchí là chẳng ai bỏ tù những người nói như vậy. Nhưng cũng chẳng cần thiết bắt họphải chịu thêm bất cứ hình phạt nào khi nói như vậy vì chính con bò này cũng đã kết án họ chung thânrồi, hoặc dù khá hơn thì họ cũng chẳng được biết cuộc sống là gì.
Trong bước thứba này, bạn hãy lập một danh sách tất cả những hậu quả tiêu cực mà những lời biệnbạch đã gây ra cho cuộc đời bạn. Thường thì chúng ta vẫn biết đến những lời biệnbạch của mình và những hành vi bị cho là xấu, nhưng chúng ta vẫn không tin rằngchúng đang gây tổn hại cho mình, cho nên chúng ta chẳng làm gì để thay đổichúng. Hãy nhớ rằng chưa kể mức độ tổn thất mà chúng có thể gây ra, mọi lờiphân bua biện bạchmà bạn sử dụng đều đặt ra những hạn chế trong cuộc sống của bạn.
Do đó, với mọi con bò mà bạn đã chỉ ra được trong cácbước dưới đây. Hãy viết ra những cái giá mà bạn phải trả khi còn giữ nó .Hãy nhớrằng bạn đang phải trả giá, đừng sai lầm về chuyện này. Bạn có thể quyết định bỏqua sự kiện này hoặc xem nhẹ vấn đề, nhưng các hậu quả của những lời biện bạchcủa bạn vẫn sẽ là lời nhắc nhở đắt giá cho những cơ hội mà bạn bỏ lỡ.
Khi Ed đang tuổiăn tuổi lớn, bố của cậu bé đã không dành nhiều thời gian cho cậu. Ông ta là ngườiquá bận rộn. Công việc và các buổi giao tiếp làm ăn khiến ông phải xa nhà liêntục.
Ed đã học cáchchấp nhận điều đó, điều mà Ed không thể chấp nhận là ngay cả khi bố của cậu ởnhà ông vẫn luôn xa cách và hầu như hoàn toàn tách rời khỏi cuộc sống của cậu.Ông không có thời gian giúp cậu làm bài tập về nhà, hay nói chuyện, thậm chí làchơi đùa một chút trước giờ đi ngủ.
Bố cậu bé hoàntoàn kiệt sức vì công việc. Ông không bao giờ nghĩ rằng những lý do ông đưa ralà những lời phân trần biện bạch. Những lý do đó là: “Tôi quá lu bu”, Công việccủa tôi rất bức thiết”, “Tôi chẳng còn chút thời gian nào”, “Phải chi tôi có thể”,hay như câu nói yêu thích của ông, “Ước gì tôi có thêm vài tiếng đồng hồ trongngày”.
Ed, bây giờ đãcó gia đình và là cha của những đứa trẻ, và bố anh, giờ đây đã 72 tuổi, đang cốgắng để thiết lập mối quan hệ cha con mà trong quá khứ họ đã không có. Cha củaEd phải thừa nhận rằng ông không thể tạo ra ký ức về những sự kiện mà ông đãkhông tham gia. Ông không thể quay trở về với những buổi con ông làm bài tập,những ngày con ông tốt nghiệp, những lần con ông chơi bóng, trải qua những ngàyđau buồn, hoặc những ngày vui. Tất cả đều đã qua và ông đã không có mặt. Tất cảnhững gì ông cần trong lúc này là làm thế nào để được gần gũi hơn với đứa contrai mà ông thấy rất xa cách.
Có lẽ những cơ hộimà bạn đã cho phép trôi qua trong đời bạn có liên quan đến nghề nghiệp, sức khỏehay tài chính. Bất kể đó là những trường hợp nào, hãy nhớ rằng cái giá phải trảcho việc dung túng một con bò thường là quá đắt.
Hãy viết ra tấtcả những cơ hội bạn đã bỏ qua với mình. Hãy chỉ ra những thất bại mà bạn đã trảiqua như là hậu quả trực tiếp của việc dung túng những lời biện bạch đó. Hãy viếtmột cách chi tiết những nỗi sợ phi lý đã đeo đẳng suốt cuộc đời và bạn đã cho phép nó phát triểntheo thời gian.
Nếu bạn bỏ quabước này, có thể bạn sẽ không cảm thấy một nhu cầu mạnh mẽ để loại bỏ tất cả nhữngcon bò của mình. Hãy nhớ rằng đau đớn và niềm vui sướng là hai động lực lớn nhất.Các quyết định và hành vi của chúng ta được xác quyết một phần vì những gì tamuốn và một phần vì những gì ta sợ. Chúng ta luôn muốn theo đuổi những gì manglại cho ta niềm vui sướng và tránh né những gì làm ta đau khổ.
Những người béophì ăn nhiều không phải vì họ muốn mập. Họ ăn nhiều, một phần là vì họ cảm thấyhành vi này có thể giúp họ thích nghi với những tình huống khác mà dường như họđang gặp phải. Họ đã tự lập trình cho việc chấp nhận sự nghiện ăn như là một cơchế xoa dịu những nỗi buồn lo và căng thẳng.
Họ làm như vậydù biết những hậu quả nghiêm trọng trong hành động đó, họ sẽ liệt kê ra nhữngdanh sách những con bò đã giúp họ: “Bốmẹ tôi cũng béo phì”,
“Tôi không mập,tôi chỉ to xương”, “Thể trạng của tôi là do di truyền”. Và con bò tối hậu: “Đâu phải lỗi của tôi. Tôi không ăn thì không chịuđược!”.
Nếu họ khôngnhìn tận mắt hành vi của mình thật sự có tác động đến sức khỏe, các mối quan hệ,hạnh phúc, và lòng tự trọng của họ như thế nào, thì dễ gì họ chịu thay đổi. Họcó thể thử qua các chế độ ăn kiêng trên thị trường, nhưng sẽ không có gì thay đổicho đến khi họ hiểu được các hậu quả từ quyết định của mình và ngậm đắng nuốtcay hiểu rằng cuộc sống hiện nay do chính họ tạo ra.
Một khi bạn đãliệt kê những cơ hội mà bạn đã bỏ qua - kết quả của việc dung túng những con bò, tôi muốn bạn xem lại danh sáchđó thật cẩn thận. Khi đọc xong, hãy đọc lại một lần nữa. Hãy nhận ra việc nuôigiữ những con bò này đã gây thiệt hạinhư thế nào. Hãy hiểu rằng bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm trong việc chọnsống một cuộc đời mà trong đó sự tầm thường là lựa chọn quả quyết của bạn. Phảichịu thôi. Hãy cảm nhận cục nghẹn trong cổ họng mình và nên hiểu rằng dù bạn cóngụy trang hoặc thậm chí “lờ” nó đi bao lâu cũng được, nhưng nếu bạn không khạcnhổ nó ra cho xong, nó sẽ theo bạn vĩnh viễn.
Hãy coi nó như mộttình yêu đầy sóng gió, một sự kiểm định thực tế, một liệu pháp trị liệu đau đớn,và tất cả những điều này rút lại một điểm chung: nếu bạn không cảm thấy đau hoặckhông cảm thấy mất mát những cơ hội, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cần phải loạibỏ những niềm tin sai lầm.
Đã đến lúc bạnnên thôi không nói thêm về những gì bạn đang trải qua, và quyết định dứt bỏchúng một lần và mãi mãi. Hãy đưa ra quyết định sống cuộc sống bạn muốn. Nhữngdự định tốt đẹp và những mơ tưởng chỉ che giấu sự tầm thường. Bạn phải đưa raquyết định và theo đuổi tới cùng.
4. Hãy Lập MộtDanh Sách Những Kết Quả Tích Cực Mà Bạn Sẽ Bắt Đầu Trải Nghiệm Như Hiệu Quả CủaViệc Bạn Đã Loại Bỏ Những Con Bò.
Bạn đã làm theolý thuyết nỗi đau/ niềm vui sướng đã được giải thích ở bước trước đây, bây giờhãy bỏ ra một phút để hình dung cuộc sống mà ở đó bạn không còn mang nặng nhữngcon bò. Hãy viết ra tất cả những cơ hộimới có thể được tạo ra như một kết quả của việc giải phóng tiềm năng thật sự củabạn. Bạn có thể học thêm kỹ năng gì mới? Những cuộc phiêu lưu nào bạn có thểcho phép mình tham gia một khi bạn đã không còn bị bủa vây bởi những hành vimang tính hạn chế? Bạn sẽ sẵn sàng theo đuổi những mơ ước mới mẻ nào một khi bạnđã không còn bị trói buộc trong sự tầm thường?
Hãy viết ra mọichi tiết, vì bạn sẽ cần đến mỗi chi tiết. Từ bỏ những con bò nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải nào cũng dễ dàng. Đâylà cách tôi học được rằng “đơn giản” và “dễ dàng” không phải luôn luôn là một.Để loại bỏ những con bò, bạn cần có kỷluật, sự toàn tâm, và dứt khoát. Đôi lúc bạn sẽ thấy nản lòng. Thậm chí bạn cóthể quay lại thói quen cũ, và bạn sẽ cần đến sức mạnh để đứng lên và làm lại từđầu.
Trước đây tôigiúp một người bạn liệt kê những kết quả tích cực từ việc diệt con bò “Tôi không có thời gian để tập thểdục”. Chị ấy thừa những 36kg,và mặc dù biết rằng mình cần phải làm gì đó, nhưng chị ấy cảm thấy mình chẳngcó tí động lực nào để bắt tay vào việc.
Sau đây là một sốđiều trong danh sách của chị:
Chị bạn tôi cóthể nhận diện hơn một tá những lý do của việc dành thời gian đến phòng tập. Giờđây, rất nhiều lý do trong danh sách này đang động viên chị duy trì sự quyếttâm đó hàng ngày.
Danh sách tôiyêu cầu bạn viết trong bước này sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho bạn khi bạn cảmthấy sắp bỏ cuộc. Hãy đọc lại danh sách này mỗi khi nào bạn muốn biết chính xácphần thưởng là gì nếu bạn diệt được những conbò của mình. Hãy mang nó theo bên mình mọi lúc mọi nơi, xem nó như một nguồnđộng viên và thúc giục bạn.
5.Thiết Lập NhữngKhuôn Mẫu Hành Vi Mới
Tôi thích làm vườn.Tôi thấy đó là một kinh nghiệm giúp bạn thư giãn và hồi phục sức lực, đặc biệtsau một chuyến công tác, một hội thảo hoặc một chuyến du lịch.
Trước đây, tôi từngcó kinh nghiệm làm vườn và từ đó tôi dùng kinh nghiệm này để minh họa tầm quantrọng của việc thiết lập các kiểu hành vi mới. Trong sân sau nhà tôi có một cáichậu cây khá lớn và cũ kỹ nằm lăn lóc từ lâu, và đầy cỏ dại. Bà xã tôi muốndùng nó để trồng cây hoặc đem vứt nó đi. Tôi không thể bỏ qua cơ hội tận dụngcái chậu cũ này, nên tôi chuẩn bị làm đất để trồng vào đó một bụi tường vi. Tôinhổ hết cỏ dại, làm tơi đất, bón phân. Việc này không thể chỉ làm trong một sớmmột chiều - ít nhất là đối với tôi - và trước khi tôi kịp trồng cây vào chậu,tôi có việc phải vắng nhà một vài hôm.
Khi trở về, tôinhận thấy cỏ dại lại đang lú nhú lên khỏi mặt đất và tôi nhận ra rằng bụi tườngvi của tôi phải được trồng ngay ngày hôm đó. Tôi hiểu ra rằng khi nào cái chậucòn trống, mà đất đai lại sẵn sàng, thì cỏ dại sẽ mọc lên. Cách duy nhất để đảmbảo cỏ dại không lấn lướt là bạn phải trồng vào chậu một loại cây. Và ngay cảkhi đó, nếu còn chỗ, cỏ dại lại len lỏi tìm đường mọc lên và Ϧóþ nghẹt cây trồngcủa bạn. Đó là một cuộc chiến sinh tồn, không phải sự đấu tranh giữa thiện vàác. Cây nào mọc nhanh nhất sẽ Gi*t ૮ɦếƭ cây khác. Chỉ vậy thôi.
Những lời biện bạchcủa chúng ta cũng vậy. Đầu óc của chúng ta cũng như cái chậu cây. Chúng ta cóthể cấy vào đó bất cứ loại tư tưởng nào mà mình muốn. Chúng ta có thể cấy vàođó một mục tiêu hay một sự biện bạch.
Nếu sau khi làmtheo các bước đã được vạch ra từ trước tới nay, và bạn muốn loại bỏ những lờibiện bạch, những thói quen xấu, những hành vi tự hủy hoại mình thì đây là mộtbước khỏi đầu đáng khích lệ. Chúc mừng bạn! Nhưng hãy cực kỳ cẩn thận. Nếu bạnkhông trồng vào đó những ý tưởng mới, những niềm tin mang lại sức mạnh và hànhvi tích cực, bạn có thể biết chắc một điều rằng cỏ dại sẽ lại xuất hiện.
Vậy phải làm gì?Hãy định ra một kiểu mẫu hành vi mới có thể giúp bạn giải quyết một cách hiệuquả những con bò bắt đầu có dấu hiệu sống lại. Hãy tỉnh táo và nhớ đến cáchchúng xuất hiện lần đầu tiên trong đời bạn. Tác giả và diễn giả Earl Nightingale đã viết:“Chúng ta trở thành những gì chúng ta nghĩ đến”.
Nếu bạn chỉ nghĩđến những thứ yếu kém và hạn chế, những điều này sẽ trở thành hiện thực của bạn.Hãy bảo đảm rằng bạn sẽ không bao giờ cho chúng một cơ hội đặt chân vào khu vườntiềm thức của mình.
Đó là lý do bêncạnh mỗi con bò mà bạn đã chỉ ra, bạn cần phải ghi ít nhất một việc cụ thể, bạncần làm để loại bỏ nó mãi mãi. Bạn cũng nên ghi chú bên cạnh rằng mình sẽ làmgì nếu nó lại xuất hiện.
Ví dụ, nếu con bò của bạn là “Tôi không làm được.Tôi già rồi.” thì từ bây giờ trở đi, bất cứ khi nào bạn muốn nói như vậy, hoặcnghĩ như vậy, bạn cần phải chặn suy nghĩ đó ngay lập tức. Hãy nói rằng “Tôi sẽtận dụng mọi hiểu biết và nhiều năm kinh nghiệm để nắm bắt vấn đề này thậtnhanh.”
Nếu tạo sẵn mộtphản ứng như vậy cho tất cả những con bò của mình, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằngmình sẽ có thể loại bỏ hầu hết chúng - và trong trường hợp tốt nhất, loại bỏ tấtcả bọn chúng - vĩnh viễn.
Tác giả: Nhiều Tác Giả
Tác giả: Nhiều Tác Giả
Tác giả: Sơn Linh