Ngày Xưa Có Một Con Bò - Chương 06

Tác giả: Camilo Cruz

NGUỒNGỐC: BÒ Ở ĐÂU RA?

Khi còn là mộtcô bé, tôi rất gầy, nhưng trong tuổi thiếu niên tôi bắt đầu mập ra. Sau khi tốtnghiệp trung học, tôi ngừng theo đuổi các môn thể thao tranh tài và biện bạchlà không có thời gian. Tôi bắt đầu nghiện ăn và chỉ sau một thời gian, tôi tăngcân thấy rõ, vì tôi không thể ngừng ăn vặt. Như thể chừng đó còn chưa đủ, sau mộtthất bại trong quan hệ tình cảm, tôi đầu hàng vô điều kiện, và hoàn toàn khôngkiểm soát được cân nặng của mình. Tôi đã quen với sức nặng thân thể và bắt đầuchấp nhận hình thể mới. Công việc của tôi vẫn tốt; tôi có bạn mới và bắt đầu tiệctùng, nhưng thực ra, tôi đang tự dối mình. Tôi biết mình chẳng vui vẻ gì. Mộthôm, tôi cảm thấy chán ngán cuộc sống đó và quyết định loại bỏ phần trọng lượngthừa và những lời biện bạch của mình. Tôi đăng ký đi tập thể dục thẩm mỹ năm lầnmột tuần, và bắt đầu ăn uống điều độ. Trong năm rồi, tôi đã xuống được hơn 30 kilogram và duy trì trọnglượng cơ thể ổn định trong ba tháng gần đây. Nhưng điều quan trọng hơn là tôi cảmthấy thoải mái hơn, khỏe mạnh hơn, trẻ trung hơn, hấp dẫn hơn. Và điều làm tôicảm thấy vui hơn cả là tôi trở thành một ví dụ gợi cảm hứng cho những ngườikhác trong gia đình, bạn bè và cả đồng nghiệp.

- Claudia, Lima, Peru

Chúng ta khôngbao giờ có ý định - hoặc ít ra là tự giác - bỏ cả cuộc đời mình để chăm sóc vànuôi dưỡng những con bò được bố mẹtruyền lại cho chúng ta hay những con bò mình nhặt lấy trong cuộc sống. Chúngta cũng không sẵn sàng để thích nghi với những thái độ và hành vi có khả năng hủyhoại thành công của mình chỉ vì muốn chứng minh một quan điểm nào đó là đúng.

Nghe có vẻ philý, nhưng đa số lời biện bạch và các thái độ tạo ra sự hạn chế mà chúng ta thừanhận vốn là kết quả từ những dụng ý tốt. Đằng sau mỗi hành vi, bất kể nó có thểmang tính tự hủy hoại như thế nào, đều chứa đựng một ý định mang tính tích cực.Nói chung, chúng ta không ai lại chấp nhận những thói quen xấu để rồi làm hại đếnchính mình. Chúng ta đơn giản chỉ tin rằng chuyện đó nhất định có lợi cho chúngta theo một khía cạnh nào đó.

“Tôi bỏ thuốclúc nào mà chẳng được. Vấn đề là tôi chưa muốn bỏ thôi.” Sự bào chữa này chỉ giốngnhư một lối thoát nhằm né tránh vấn đề. Đây là lối thoát dễ dàng cho những ngườikhông thể bỏ được thói nghiện, kéo dài hành vi nguy hại của họ, che giấu sự bấtlực trước thói nghiện này, và đồng thời để bảo vệ sĩ diện cho mình.

Conbònày cung cấp cho họ nhận thức giả tạo là họ đang chủ động điều khiển mọi việc.Nó che giấu thực tế là chính thói quen xấu đang điều khiển họ. Điều tệ hại nhấtlà họ có thể mang theo con bò này suốt đời mà không hề làm gì để giải quyết nó.

Cũng giống như con bò này, còn có vô số niềm tin sai lầmkhác mà chúng ta vẫn mang theo bên mình mà mục đích duy nhất của chúng là giúpta tránh cảm giác bất lực. Một trong những conbò thông thường có sức tàn phá lớn nhất có tên “Tôi không giỏi việc đó”. Bạnkhông thể tưởng tượng nổi có bao nhiêu người sẵn sàng đưa ra lời biện giải nàynhư một phản ứng tự động trước hầu như bất cứ yêu cầu nào - ở trường học, ởnhà, hay ở chỗ làm. Hãy xem những câu nói dưới đây có nghe quen tai không nhé:

Christine: James, thầy muốnem thuyết trình năm phút trước lớp với bất cứ chủ đề nào em thích.

James:Thưa thầy, thầy có thể yêu cầu em làm gì cũng được, chỉ cần không phải thuyếttrình. Em thuyết trình dở lắm. Vì vốn dĩ em nhát như cáy rồi.

George:Cindy, tôi muốn côgọi cho khách hàng và thông báo với họ về dòng sản phẩm mới của công ty.

Cindy:Thôi mà, không phải là tôi chứ! Tôi có biết gì về buôn với bán đâu. Chuyện đóđâu phải dành cho tôi.

Amanda:Ok, Carl, anh sẽ chịu tráchnhiệm viết báo cáo.

Carl:Chị có đùa không? Tôi có zerokhả năng viết lách. Tôi khổ với nó cả đời rồi!

Điều tệ nhất ởđây là hầu hết những người đó đã rất nhanh chóng xác nhận điểm yếu của mình màchẳng hề biết mình có thật sự yếu kém thế không.

Tôi gặp Frank trong một buổi thuyếttrình có hơn 5.000 người tham dự. Trong khi tôi đang chuyện trò ngẫu nhiên vớivài người trong số cử tọa trước khi lên sân khấu, Frank thú nhận với tôi rằng sự nhút nhát của anh ấyquá nặng đến nỗi trong đời mình, anh chưa bao giờ có thể trình bày suôn sẻ mộtvấn đề nào đó cho một nhóm có nhiều hơn bốn đến năm người nghe.

Nếu phải làm vậy,anh sẽ ngượng ngập và bất an đến toát mồ hôi; anh ta không thể tập trung đượctư tưởng và đôi khi thậm chí không thốt được tiếng nào. Những trường hợp như thếnày có phần nào không bình thường, nhưng với những người bị tình trạng này thìđó là cả một cuộc đời bị tra tấn và đau khổ.

Ngay trước khibước lên bục, tôi hỏi liệu lát nữa đây anh ta có đồng ý giúp tôi một việckhông, nhưng tôi không cho anh ta biết đó là việc gì. Anh ta đồng ý mặc dù cóphần lưỡng lự. Vậy nên, không nói gì thêm nữa, tôi yêu cầu anh ta lên hàng ghếđầu ngồi. Và rồi, trong buổi thuyết trình, tôi yêu cầu anh ta bước lên sân khấu.Tôi đang trình bày về năng lực thuyết phục, trong phần thực tập bán hàng, tôiyêu cầu anh ta giới thiệu sản phẩm cho toàn bộ khán thính giả.

Có lẽ Frank cảm thấy anh tađang trải qua cơn ác mộng tệ hại nhất của đời mình. Làm sao tôi có thể gọi anhlên đây sau khi anh đã thú nhận hết với tôi về tính nhút nhát của mình vài phúttrước đó? Lúc lên sân khấu, bước chân của anh ta có vẻ hơi run rẩy. Mặc dù anhta đã chắc chắn với tôi là anh ta rất muốn loại bỏ con bò đó, nhưng tôi ngờ rằng anh ta không muốn ra tay trước mặt5.000 người lạ như lúc này. Chúng tôi bắt đầu một cách chậm rãi. Lần thử đầutiên của anh ta còn xa mới được xem là đạt, nói một cách châm chước. Sau khi thựchiện xong, tôi cho anh vài góp ý để giúp cho việc giới thiệu sản phẩm của anhthêm phần nhiệt tình. Anh ấy thử lại lần nữa. Và tôi lưu ý anh vài điều nữa, rồianh lại thử.

Những gì xảy ratiếp theo chắc chỉ thua phép màu chút đỉnh mà thôi. Mười phút sau, con người từnghơn 50 năm là nạn nhân của con bò“Tôi mắc cỡ lắm!” bây giờ còn có thể kể chuyện tiếu lâm và làm cho khán giả gàolên và vỗ tay ầm ầm. Chúng tôi gặp lại sau buổi thuyết trình hôm đó và nói chuyệnvới nhau, lúc này anh ta đã bình tĩnh lại. Điều duy nhất anh ta có thể nói vớitôi là: “Tôi không ngờ mình có khiếu trong chuyện này!”.

Vì sao chúng talại thừa nhận những niềm tin làm giới hạn khả năng của bản thân mà hầu nhưkhông mấy khi dám tự hỏi liệu những niềm tin đó là đúng hay sai? Sao bạn có thểđể bị thuyết phục và tin vào những thiếu sót và khuyết điểm của bản thân để rồisau đó, giống như Frank,mới phát hiện rằng mình đã sai? Sao bạn lại có thể để bị thuyết phục và tin rằngbạn không làm được điều này điều kia trước khi bạn làm thử?

Hãy xem bạn cảtin đối với những lời biện bạch này như thế nào. Ví dụ như bạn học một nghềnghiệp hay một chuyên môn, một phận sự hay một công việc nào đó mà bạn cảm thấymình làm tốt, bạn thích thú với công việc và phát triển kỹ năng đặc biệt cholãnh vực đó. Một thời gian sau, bạn tự nhủ: “Chà, đây chính là năng khiếu củamình! Mình thật sự giỏi trong lĩnh vực này!”; một số người còn quá đà hơn nữa,và tuyên bố: “Đây chính là định mệnh của mình!”.

Nếu chỉ vậy thìchẳng có gì đáng nói. Việc phát hiện ra tài năng tự nhiên trong một lĩnh vựcnào đó chẳng có gì sai. Rắc rối với quá nhiều người chỉ bắt đầu khi họ đưa ra kếtluận sai lầm là họ chỉ có thể giỏi trong một lĩnh vực nào đó, như trong những lờinhận xét trên đây cho thấy.

Họ giả định rằngtrong những lĩnh vực khác, họ sẽ không thể làm tốt như vậy được, và họ khôngphát triển những khả năng khác. Họ bắt đầu đưa ra các lời lẽ biện bạch - các con bò; rồi tìm nguyên nhân - thêm nhiềucon bò nữa, để giải thích cho sự hạnchế trong khả năng của mình, và họ đưa ra các khẳng định như:

  • Tôi luôn như vậy mà.
  • Quên nó đi! Chúng tôi chẳng thấy chút cơhội thành công nào trong chuyện này cả.
  • Tôi bẩm sinh đã không có năng khiếutrong chuyện này.
  • Tôi cũng không có hình thể hoặc tài nănggì cô cần cho môn thể thao đó.
  • Anh cũng biết mà, tôi luôn dở tệ trongkinh doanh.
  • Tính tôi không phù hợp với chuyện đó.

Do vậy, dù khôngcố ý, chúng ta cũng đã tạo nên các giới hạn làm ức chế sự phát triển cá nhân vàbịt mắt chính mình trước những tiềm năng không giới hạn có thể được phát hiệntrong mỗi chúng ta. Và vấn đề chẳng có gì liên quan đến năng lực thể chất, gene di truyền, tínhcách, hoặc cái mà chúng ta vẫn gọi là tài năng thiên bẩm. Vấn đề thật sự nằm ởchương trình về tinh thần mà chúng ta lưu trữ thông tin trong tiềm thức, và nóhoạt động như những cơ chế tự vệ giúp chúng ta duy trì một hình ảnh lành mạnh.

Chẳng phải chúngta tự thấy mình không có khả năng hay bất tài, nhưng dường như chúng ta nghĩ rằngmình chỉ có thể giỏi ở một chuyên môn nào đó thôi. Vì tin như vậy, chúng ta bỏphí nhiều khả năng chúng ta sẵn có và chấp nhận làm một phiên bản kém chất lượnghơn của chính mình.

Những sự khẳng địnhnghe có vẻ tích cực như “Đây thật sự là sở trường của tôi” có thể củng cố haitư tưởng nguy hiểm: một là “ít ra thì mình cũng giỏi về điều gì đó,” và hai là“không ai có thể giỏi mọi thứ”.

Tuy nhiên, trongthực tế, tất cả chúng ta cũng đều có khả năng làm tốt trong rất nhiều lãnh vựckhác nhau. Thực ra, có lẽ chúng ta sở hữu nhiều tài năng và năng khiếu tự nhiênhơn những gì ta tự thừa nhận, nhưng chúng ta không bao giờ trải nghiệm những thứđó cho đến khi chúng ta không loại bỏ conbò mang tên “Đây mới thực sự là năng khiếu của tôi”.

Bạn Muốn Như ThếNào, Bạn Sẽ Như Thế Đó

Một niềm tin sailầm có thể là kết quả của những trải nghiệm đọng lại trong ký ức mặc dù nókhông còn giá trị với cuộc đời của bạn nữa. Theo Tiến sĩ C.R. Snyder, giáo sư chuyênngành tâm lý học lâm sàng tại Đại Học Kansas, trong những năm đầu đến trường, khi các cô cậu bébắt đầu lo lắng về những điều người khác nghĩ về mình, chúng bắt đầu hóa giải sựchỉ trích bằng cách chối bỏ. Vì vậy chúng bắt đầu đưa ra những lời biện hộ nhưlà một cách để bảo vệ sĩ diện, và sử dụng những lời biện giải như những chứng cớngoại phạm cho thành tích yếu kém của mình.

Có lẽ vào năm bạnđược mười tuổi, ông thầy giáo lớp 5 của bạn đã yêu cầu bạn bước lên trước lớp đọcmột bài thơ cho cả lớp nghe. Dù sự trình bày của bạn không đến nỗi quá tệ, thầygiáo vẫn phá lên cười và các bạn trong lớp thì chế giễu bạn. Tất nhiên toàn bộsự kiện này làm bạn cảm thấy hết sức khó chịu. Ngay lúc đó, bạn quyết định: đểkhông phải lâm vào những tình huống bi hài như vậy một lần nào nữa, bạn sẽkhông bao giờ đem thân ra làm trò cười cho người khác bằng việc phát biểu trướcđám đông như bạn vừa làm.

Sau nhiều năm đượcnuôi dưỡng, con bò này trưởng thànhvà mập mạp, bạn đã chấp nhận một điều là mình không có năng khiếu nói trước đámđông. Bạn kết luận rằng mình chẳng có tí năng khiếu nào cho việc đó. Dĩ nhiên,việc bạn biết rằng mình không phải là người duy nhất bị đau khổ trong tình huốngkhông may ấy giúp bạn chịu đựng sự thất bại này: “Thật ra mình đâu phải là mộttên ngố,” bạn lý giải.“Nói trước công chúng là một trong những chuyện đâu phải ai cũng làm được”.

Bây giờ, khi bạnđã 40, 50 tuổi, nếu ai đó trong công ty yêu cầu bạn phát biểu tổng quan về côngty, hay trình bày khoảng 10 phút về những thành quả mà bộ phận của bạn đang thựchiện, bạn sẽ lập tức trả lời: “Nè, nếu anh yêu cầu tôi dàn dựng một buổi thuyết trình, tôi sẽ tậphợp thông tin, và in ấn, nhưng đừng bảo tôi lên phát biểu trước tất cả nhữngngười đó (ngay cả khi chỉ với một nhóm sáu người), vì tôi thừa biết mình chỉ tổlàm bể dĩa thôi”.

Mặc dù ba mươinăm qua, bạn chưa từng thử lại lần nào, nhưng bạn cứ cho rằng ngày nay khả năngcủa bạn cũng không khác gì lúc bạn mới lên mười. Phi lý quá!

Bạn có nhận thấyrằng mình đã dễ dàng để cho một niềm tin phi lý chỉ đạo việc gì bạn làm đượchay không làm được? Hãy nhớ rằng bất cứ niềm tin sai lầm nào mà chúng ta lưu trữtrong tiềm thức lâu ngày và hợp thức hóa với những hành động của mình thì đóchính là một dạng của tự kỷ ám thị. Theo thời gian, những kỳ vọng tiêu cực nàytrở thành những điều được tiên đoán chính xác. Chính điều này ngăn cản người tađi đến thành công. Loại tự kỷ ám thị này nuôi dưỡng việc lập trình cho một chuỗinhững niềm tin ấu trĩ và những khẳng định sai lầm có thể phù hợp tại một thờiđiểm nào đó nhưng bây giờ không còn xác đáng nữa. Tuy nhiên, vì những niềm tinnày còn lưu lại trong não bộ của bạn thay vì bị loại bỏ ngay lập tức, chúng vẫncòn khả năng gây những tác động cực kỳ tiêu cực cho chúng ta.

Hãy nhớ bạn nghĩvề mình thế nào, bạn sẽ trở thành thế đó. Nó đưa đến nguy cơ bạn cho phép nhữngsuy nghĩ tiêu cực xâm nhập vào đầu óc mình. Điều đáng mừng là chính bạn lạiđang đứng gác cổng. 

Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc