Ngày Xưa Có Một Con Bò - Chương 03

Tác giả: Camilo Cruz

ĐỪNG CHO RẰNG MỌI CON BÒ ĐỀU KÊU ỤM… BÒ… Ò…

Sau vài ngày trìhoãn, tôi quyết định đọc cuốn sách này và cười suốt, vì tôi nhận thấy rằng hầunhư mình đã sử dụng tất cả những lời biện bạch được đề cập trong mỗi chương.Ngay tại thời điểm được thốt ra, những lời lẽ đó không có vẻ gì là những địnhkiến, nhưng đọc thấy nó trên giấy trắng mực đen quả thật đã làm tôi xấu hổ quáchừng. Tôi đã dùng một số những lời biện hộ đó với người khác như là những lờikhuyên đáng giá. Đối với tôi, việc trì hoãn luôn luôn là vấn đề lớn. Để che giấunó, tôi dùng những con bò như “Cẩn tắcvô ưu”, “Đừng mua trâu vẽ bóng”, hay như “Để từ từ tính”. Vấn đề lớn là tôi liêntục trì hoãn những việc nên làm cho đến khi quá muộn. Giờ đây tôi nhận ra rằngchúng ta rất dễ trở thành nô lệ cho những lời biện bạch và những định kiến âmthầm xảy ra trong cuộc đời chúng ta. Và, những điều này trông không có vẻ gìđáng phải bận tâm, nhưng bây giờ tôi mới nhận ra rằng bọn chúng đều gây ra hậuquả. Tôi phải viết ra giấy ngay lập tức những con bò của mình và quẳng chúng đikhông thương tiếc.

- Charles, Los Angeles, California

Cũng như những thóiquen xấu khác, những con bò có vẻ giốngnhững người bạn đồng hành lặng lẽ. Đó là lý do chúng ít bị nhận dạng và chúngcó thể tồn tại mà không bị ai “chiếu tướng”, để rồi mang lại những ảnh hưởng xấutrong suốt cuộc đời chúng ta. Thật ra, ít ai trong chúng ta thừa nhận mình đãkiếm cớ này cớ nọ. Thay vào đó, chúng ta vẫn xem chúng như những sự giải thíchđúng đắn, hợp lý cho những tình huống thường là - và thật tiện lợi làm sao - vượtquá tầm kiểm soát của chúng ta.

Không phải chúngta “lề mề” mà chúng ta chỉ “trễ một cách đúng điệu”, hoặc hay hơn, chúng ta lànạn nhân của “sự bất ổn khó lường của giao thông”. Bạn đã nhận ra rằng chúng tadễ dàng lệ thuộc một cách vô thức vào những thói quen xấu này như thế nào chưa?

Những sự biệnminh của chúng ta đã trở thành “sự gạn lọc hợp logic”, nỗi lo sợ vô lý trởthành “biện pháp phòng ngừa hợp lý”, và kỳ vọng thấp kém trở thành “một cáinhìn thực tế trong cuộc sống”. Chúng ta phủ nhận việc mình hài lòng ở vị trí thứhai; chúng ta chỉ cố tỏ ra mình là người thực tế để né tránh sự thất vọng.Chúng ta không bao giờ thừa nhận rằng mình đã cố gắng hợp lý hóa sự tầm thườngcủa bản thân, mà thích xem chúng như việc thiết lập các mức độ khả thi cho nhữngkết quả có thể chấp nhận được.

Đó là lý do nhiềungười trong chúng ta khó tin được rằng mình có bất cứ con bò nào trong cuộc sống. Đối với chúng ta, những lời bào chữa củabản thân không có vẻ gì giống như đang tìm cớ chối bỏ trách nhiệm; trái lạichúng chẳng qua chỉ là những lý lẽ tốt. Bạn thấy chưa? Không phải mọi con bò đều rống lên inh ỏi để ta nhận biếtchúng, và nhiều con trong số đó cứ âm thầm có mặt mà không ai hay.

Sau khi chia sẻhình tượng này với bạn đọc khắp nơi trên thế giới và lắng nghe những lời biệnminh và những “sự giải bày hợp lý” của họ, tôi đi đến kết luận rằng nhiều ngườitrong chúng ta không sẵn sàng từ bỏ những conbò của mình.

Tất cả những lờigiải bày mà chúng ta thường viện ra để khỏi phải thay đổi đều nghe rất lọt tai.Những lời ấy có vẻ bùi tai và tạo cảm giác chẳng tội tình gì cho lắm. Đó là lýdo mà chúng ta phải gạt bỏ chúng đi nếu muốn thành công.

Tôi biết điềunày có vẻ khó nghe. Có lẽ bạn sẽ thấy dễ nghe hơn nếu tôi bảo các bạn “thay đổi thái độ”, “chỉnhsửa hành vi” hoặc “điều chỉnh các thói quen xấu” thay vì đòi bạn Gi*t những con bò của mình. Nhưng tôi nhận thấy rằngnếu thật sự muốn thành công trong cuộc sống và thể hiện hết khả năng của bảnthân, chúng ta cần phải thành thật một cách tàn nhẫn với chính mình. Và điềunày bắt đầu bằng việc gọi tên chính xác các sự việc chứ không phải những cáitên đã được “nói giảm nói tránh” hoặc nghe cho có vẻ êm ái dễ chịu.

Vì vậy, mỗi “con bò” đại diện cho một lời biện minh,một cái cớ, một sự bào chữa,một lời nói dối, sự hợp lý hóa, nỗi sợ, và niềm tin sai lầm đã trói buộc chúngta vào cuộc sống tầm thường và ngăn cản chúng ta sống thật sự xứng đáng. Buồnthay, chúng ta thường xuyên có nhiều “bò” hơn số lượng chúng ta muốn nhìn nhận.

Nhìn chung, nhữngcon bò của chúng ta thuộc hai nhóm:nhóm các lời biện bạch và nhóm các thái độ hạn chế. Nhóm biện bạch bao gồm nhữnglời bào chữa, những cái cớ, và những lời nói dối đơn thuần. Trong khi đó, nhómthái độ hạn chế có xu hướng biểu trưng cho những nỗi lo sợ, những sự hợp lýhóa, và các niềm tin sai làm. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận vềcác thái độ hạn chế, còn bây giờ thì hãy ngó qua những kiểu viện cớ của mìnhxem sao.

Những sự biện bạchthường được sử dụng để giải thích vì sao chúng ta không làm những gì phải làmhay đáng ra nên làm. Sự khác biệt chính giữa những lời biện giải và các thái độhạn chế là trong hầu hết trường hợp, thậm chí chúng ta không tin vào những lờibiện giải của chính mình. Chúng ta thừa biết những chuyện đó không đúng sự thậttí nào cả. Chẳng qua đó chỉ là một cách dễ dàng để biện bạch cho sự tầm thườngcủa chính mình để giữ “thể diện” cho mình mà thôi.

“Xin lỗi vì tôiđến trễ. Bạn biết không, đường với sá! Đến là kinh!”

Tuy nhiên, điềukhiến chúng ta trễ không phải chuyện giao thông mà là chúng ta đã không cố gắngđến đúng giờ; và để che đậy sự khó chịu hoặc tội lỗi, chúng ta đưa ra lời biệnbạch. Rõ ràng việc sử dụng những lời biện bạch đã làm cho bạn không thành thậtvới chính mình và thường không thành thật với người khác.

Những lời biện bạchnhư vừa rồi đã trở nên dễ được chấp nhận hơn sự thật. Chúng ta đổ lỗi cho giaothông vì chúng ta không muốn thừa nhận rằng đã không thể dứt ra được mười lămphút cuối cùng của chương trình Tivi ở nhà. Cái đó đâu có hay ho gì, đúng không? Chúng ta cũngkhông gọi điện thoại lên công ty để nói rằng “Hôm nay tôi xin nghỉ vì tôi đã hứađưa con bé nhà tôi đi chơi dã ngoại với nhà trường.” Thay vào đó chúng ta xinnghỉ phép “bệnh”.

Nhưng cũng với tấtcả những con bò, chúng ta đang phảitrả giá cho những lời biện bạch dễ nghe này. Cái giá đó là chúng ta biết mìnhkhông có can đảm đối mặt với hậu quả của việc nói ra sự thật.

Tôi Mà Biện BạchƯ? Đâu Có!

Biện bạch là nhữngcon bò phổ biến nhất. Và đó là cách dễdàng để bào chữa cho sự tầm thường thông qua việc đổ thừa cho một vật thế thần,và nhờ đó lách được trách nhiệm cho những sự việc mà đáng ra thuộc về chúng ta.

Biện bạch là mộtcách nói “Tôi sai, nhưng đó không thật sự là lỗi của tôi.”

  • “Tôi không thăng tiến trong công việc vìtôi gặp toàn những ông chủ không đếm xỉa đến năng lực của tôi.”
  • “Tôi thi rớt vì giáo viên chẳng cho chúngtôi đủ thời gian ôn bài.”
  • “Cuộc hôn nhân của tôi thất bại vì vợ/chồngtôi chẳng màng đến chuyện hiểu tôi.”
  • “Công ty thất bại không phải lỗi củatôi. Trong bối cảnh kinh tế như thế thì ngay cả công ty lớn cũng còn lao đao.”

Đổ trách nhiệm vềmột tình huống cho người khác có lẽ dễ hơn là phải đối mặt với nó và tự mìnhgánh trách nhiệm. Những lời biện bạch như trên cho phép chúng ta chuyền quảbóng trách nhiệm cho người khác. Những tình huống chúng ta tránh né có thể là bịđiểm kém, bị từ chối, gặp xung đột, trở nên đơn độc, hoặc bị chỉ trích. Và chẳngcó gì sai nếu bạn không muốn lâm vào những tình huống chẳng có gì thú vị như thế.Tuy nhiên, lẩn lút hoặc né tránh thường khiến chúng ta mất cơ hội sửa chữa nhữngkhó khăn thực sự mà chúng ta cần giải quyết.

Những lời biện bạchnày chỉ giúp chúng ta thoát khỏi trách nhiệm, đặt chúng ta vào vai trò nạnnhân, và trút lỗi sang người khác. Khi nào còn cho rằng đây là lỗi của ngườikhác thì bạn chẳng việc gì phải ra tay cải thiện tình hình. Dù sao, đó đâu phảilỗi của bạn - bạn chỉ là nạn nhân.

Chỉ có ba thứchúng ta biết chắc về những lời biện bạch.

Thứnhấtnếu bạn thật sự muốn tìm một lời biện bạch, đương nhiên bạn sẽ tìm được. Và mộtkhi đã tìm được, bạn sẽ bám víu vào nó đến cùng. Khi biết rõ là anh cần phải tậpthể dục nhiều hơn nữa, và thay đổi chế độ ăn để giải quyết bệnh tiểu đường củamình, Samuel đã tìm ra vô số lời biện bạch. “Nhưng thật không may là tôi khôngcó thời gian.” “Tôi vẫn thường ăn như vậy mà.” “Tôi làm việc khuya nên không thểdậy sớm để đến phòng tập được.” “Nếu chỉ ăn những gì tốt cho sức khỏe, ắt mình૮ɦếƭ đói mất thôi.” Anh ta thậm chí tệ đến mức dám nói ra lời biện bạch đáng xấuhổ này: “Chúng ta ai rồi cũng phải ૮ɦếƭ vì một lý do nào đó, đúng không?” Vấn đềduy nhất của anh ta là không lời biện bạch nào trong số đó giúp kiểm soát đượccăn bệnh. Tôi hi vọng rằng Samuel sẽ kịp nhận ra vấn đề trước khi quá muộn.

Điều đáng tiếclà nhiều người không nhận ra nó, Tôi nhớ một chủ doanh nghiệp tôi đã từng cộngtác cách đây vài năm. Ông ta hút thuốc như ống khói bễ lò và đã phải chấp nhậnthói quen xấu đó như một trong những thứ mà ông ta không thể kiểm soát. Tronglúc hấp hối, ông nói với gia đình: “Ta không thể tin nổi rằng ta đã để cho thóiquen tệ hại đó Gi*t mình.”

Điềuthứ hai bạn hoàn toàn có thể đoan chắc là một khi bắt đầudùng đến bất cứ lời biện bạch nào, bạn sẽ tìm được đồng minh. Bạn có thể yênchí như thế. Bất kể những lời biện bạch của bạn vô lý hay giả tạo thế nào, vẫnluôn luôn có ai đó tin bạn và chia sẻ với bạn. Họ sẽ nói: “Tôi hoàn toàn thôngcảm với cô, vì tôi đã từng bị y như vậy”.

Cuối cùng, sự thậthai năm rõ mười phía sau những lời biện bạch là chúng chẳng thay đổi được gì cả.Chúng chẳng giải quyết được những vấn đề khó khăn mà chúng ta đang cố tránh nébằng cách vẽ nên những cái cớ êm tai. Cuộc sống vẫn như cũ. Nếu trước đó cuộc sốngchỉ ở mức bình bình, thì nó vẫn tiếp tục giữ mức bình bình ấy. Như vậy, sự biệnbạch chẳng khác gì chuẩn bị cho sự thất bại. Tệ hơn nữa, cứ mỗi lần viện đến nólà chúng ta tiến thêm một bước tới việc khiến cho nó trở thành một phần trongcuộc sống thực tế của mình.

Shakespeare đã hiểu điều này hơn aihết và đưa ra nguyên do thực sự để tránh không dùng đến những lời bào chữa, ôngnói: “Thường xuyên biện bạch cho một lỗi lẫm chỉ làm cho lỗi lẫm đó thêm trầmtrọng hơn”.

Ví dụ nếu bạnthường xuyên dùng đi dùng lại lời biện bạch cũ xì “Tôi chẳng rảnh được chút nàocả” để bào chữa cho việc bạn đã không làm điều cần phải làm, rồi cũng đến lúc bạnsẽ nhận ra rằng mình đã mất quyền làm chủ thời gian và cuộc sống của chínhmình. Bạn bắt đầu một cuộc sống đối phó thụ động, nhảy chồm chồm từ chuyện khẩncấp này sang chuyện vội vã khác, chẳng còn chút thời gian rảnh nào dành cho nhữngviệc thật sự có ý nghĩa trong cuộc đời mình. Mỗi lần bạn đưa ra lời biện bạch,hiệu lực của nó sẽ lớn hơn, và quen thuộc hơn. Cuối cùng đến một lúc nào đó, nósẽ trở thành hiện thực của bạn. Thật ra những lời biện bạch là con đường dễ nhấtđể không phải đối mặt với kẻ thù tồi tệ nhất của thành công: sự tầm thường.

Cũng như vậy, lặpđi lặp lại và tái đi tái lại việc xác nhận một số niềm tin và ý kiến nhất địnhsẽ cản trở chúng ta hành động, và rồi chúng ta sẽ trở nên ù lì lâu dài. Mộtcách vô thức, chúng ta lặp lại những ý kiến mang những tác động tiêu cực vào cuộcsống của chính mình mà không quan tâm xem trong đó có chút sự thật nào chăng.

Khi có cơ hộinhìn lại và đặt câu hỏi với những tư tưởng, ý kiến này, chúng ta nhận thấytrong số đó có những điều hoàn toàn sai lầm mà vẫn không bị phản đối. Và nhữngý tưởng khác thì chẳng qua cũng chỉ là những lời bình phẩm thiếu chính xác màchúng ta đã nghe được từ người khác. Rất nhiều ý tưởng đã trở thành những lờiquen thuộc do truyền miệng từ người này đến người kia, nhưng chẳng hơn gì nhữnglời nó dối trá được ngụy trang dưới những lớp sự kiện nào đó tưởng như là thật.

Vì vậy, hãy quênnhững lời thanh minh thanh nga đi!

Bạn bè của bạnchẳng cần đến chúng đâu, còn kẻ thù cũng chẳng tin.

Người Ta Nói Rằng…

Khi được nhiềungười chia sẻ và được lặp đi lặp lại đủ nhiều, những lời biện bạch trở thành thứđược chấp nhận một cách bình thường, như một dạng lời khuyên uyên bác. Theo thờigian, nó được tạo thành khuôn mẫu và chuyển dạng thành những câu cách ngôn có vẻsắc sảo và thâm thúy,được cho là đúng và được nhìn nhận như những công thức không thể sai của sựkhôn khéo. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều những cách ngôn như thế chẳngqua chỉ là những ý kiến sai lầm kiềm hãm chúng ta tiến lên.

Những câu nóinhư “Tre già khó uốn” hay như “Ngựa quen đường cũ” đã truyền bá hai ý kiến sailầm và ngớ ngẩn. Câu thứ nhất hàm nghĩa, và có lẽ muốn chúng ta tin rằng, khi đạtđến một độ tuổi nhất định nào đó, chúng ta không thể học thêm được gì nữa - rõràng đây chính là một con bò cho bạn!Câu thứ hai hàm nghĩa có những thói quen hay hành vi mà chúng ta không bao giờthay đổi được.

Những tư tưởngnhư vậy không chỉ khiến chúng ta cảm thấy bất lực mà còn bịt mắt chúng ta trướckhả năng chúng ta có thể thay đổi, học hỏi và chấp nhận theo hướng tích cực.Chúng ta ngây ngô cho rằng nếu những học giả, những nhà truyền giáp, hay bố mẹchúng ta thường xuyên lặp lãi những châm ngôn này, ắt hẳn chúng phải đúng, hoặcít ra chúng cũng phải chưa đựng một khuôn vàng thước ngọc nào đó như một lờikhuyên tốt. Thế nhưng, lý do thông thường mà những lời nó này trở nên phổ biếnlại nằm ở chỗ chúng chính là những con bòđược nhiều người đồng chấp nhận.

Chẳng hạn, hãy đọcqua những thành ngữ nổi tiếng sau đây xem chúng thật sự có giá trị hay chẳngqua chúng cũng chỉ là những lời bao biện phải lúc.

  • Làm ơn mắc oán
  • Ma quen hơn quỉ lạ
  • Có tiền mới đẻ ra tiền
  • Trèo cao té đau
  • Tốt mã rã đám
  • Cẩn tắc vô ưu

Hãy suy nghĩ kỹhơn về một vài câu thành ngữ trên để đánh giá ý nghĩa thực sự của nó và nhữnggì bạn phải trả giá nếu bạn làm theo. Ví dụ như hãy nghĩ đến sự ngớ ngẩn nếu bạntin rằng làm việc tốt chẳng những không được thưởng mà còn mang họa vào thân.Đúng thật là triết lý hoài nghi của cuộc sống!

Hay bạn hãy nghĩxem điều sau đây nghịch lý như thế nào nếu bạn từ chối cơ hội việc làm mới để ởlại với cái công việc mà bạn đã ngán đến tận cổ và bạn cũng chẳng gặt hái đượcgì chỉ vì bạn nghĩ rằng “Ma quen hơn quỉ lạ”. Ấy vậy mà nhiều người lại chọnlàm theo câu châm ngôn này chỉ vì giá trị bề mặt của nó mà không hề biết rằngthông qua sự lựa chọn đó, họ đã chấp nhận thiệt thòi hơn rất nhiều so với nhữnggì họ đáng được nhận.

Câu này thì sao:“Có tiền mới đẻ ra tiền”? Hãy đánh giá xem câu châm ngôn này thật sự chính xácđến đâu. Tôi chắc chắn đã nhận thấy điều này từ những “doanh nhân trong tư tưởng”,những người muốn trở thành doanh nhân nhưng lại không làm gì cả mà chỉ biện hộcho bản thân qua sự trợ giúp của “lời khuyên khôn ngoan” này. Một doanh nhân thậtsự sẽ cho bạn biết tư tưởng này hoàn toàn sau lầm. Hết lần này rồi lần khác, sựthành công của những người có chí lớn đã cho chúng ta thấy rằng cần có tầmnhìn, tâm huyết, và sự kiên trì - chứ không phải tiền bạc - để biến một ý tưởngthành vàng.

Vậy nên trướckhi tiếp tục sử dụng những “kinh nghiệm dân gian” này theo quán tính, hãy chắcchắn rằng bạn không ôm riếtlấy những con bò như thế và các con khác nữa vốn không có mục đích nàohơn là khiến bạn chấp nhận và chịu đựng một cuộc sống tầm thường. 

Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc