Ngày Xưa Có Một Con Bò - Chương 02

Tác giả: Camilo Cruz

CHUYỆN NGỤ NGÔN VỀ MỘT CON BÒ

Tôi có cảm giácdường như hầu hết những thất bại mà tôi gặp phải đều là kết quả trực tiếp hoặcgián tiếp từ những hành động của người khác. Lúc nào tôi cũng thấy mình đangtrách móc những người khác, tôi trách vợ tôi, trách sếp tôi, trách các cộng sự,hay trách bố mẹ tôi, hay bất kỳ người nào khác vì những thất bại của chínhmình. Tới hôm nay, tôi nghĩ, trong một số trường hợp tôi đã đúng. Còn có lẽtrong những tình huống khác, tôi chỉ biện bạch để che đậy những sai lầm và sựthiếu quyết đoán của mình. Tuy nhiên, điều mà câu chuyện về con bò dạy tôi là bấtkể có lỗi hay không, những người khác hoàn toàn chẳng liên quan gì cả. Tôikhông thể suốt đời cứ nói “Thật tình, tôi muốn thành công lắm chứ, nhưng do sailầm của anh ta mà tôi phải chịu vậy”, hoặc “Không làm tròn phần việc là lỗi củacô ta chứ”. Tôi cho rằng nhận lấy 100 phần trăm trách nhiệm cho sự thành công củachính mình là một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta ai cũng phải đốimặt. Điều tuyệt vời là một khi đã nhận lấy trách nhiệm về phần mình, bạn khôngcòn phải sống trong sự ray rứt triền miên rằng các thất bại và những nỗi bất hạnhcủa mình là do lỗi lầm của kẻ khác.

- Anthoney, Seatle, Washington

Ngày xửa ngày xưa, có một ôngthầy giáo khôn ngoan và giàu kinh nghiệm muốn truyền cho một trong số những họctrò của mình các bí quyết để sống một cuộc đời hạnh phúc và thịnh vượng. Vốn biếtnhững khó khăn và rào cản quá nặng nề mà nhiều người gặp phải trên con đườngmưu cầu hạnh phúc, ông nghĩ rằng bài học đầu tiên là nên giải thích cho mọi ngườihiểu vì sao nhiều người chỉ sống một cuộc đời bình bình và tầm thường.

Xétcho cùng, ông giáo nghĩ, cóquá nhiều người, cả nam lẫn nữ dường như không thể vượt qua các trở ngại ngăn cảnhọ thành công và đành bằng lòng sống một cuộc đời thiếu hụt và khốn khó.Ông giáo biết rằng để một người trẻ tuổi lãnh hội được bài học rất quan trọngnày, người đó nên tận mắt chứng kiến chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho phépsự tầm thường chi phối cuộc đời mình.

Để dạy được nhữngbài học quan trọng này, ông giáo quyết định cùng với người học trò của mình lênđường đi đến một ngôi làng nghèo khổ trong vùng. Cảnh khổ đau và hoang tàn bàyra khắp nơi, và cư dân ở đó có vẻ như đã phó thác cuộc đời mình cho số mệnh.

Ngay khi đếnnơi, ông giáo yêu cầu người học trò tìm giúp cho mình một gia đình nghèo nhất trong khu vực. Đó sẽlà nơi họ tạm trú qua đêm.

Đi bộ một lúcthì họ ra đến rìa thị trấn. Và ở đó, giữa mênh ௱ôЛƓ, hai người dừng chân trướcmột căn lều nhỏ tồi tàn rệurã nhất mà họ từng nhìn thấy.

Cái cấu trúc sắpsụp đổ này nằm ở ngoài rìa xa nhất của một nhóm nhỏ vài căn nhà vùng thôn quê.Hiển nhiên là căn lều này thuộc về một gia đình nghèo khó nhất làng. Những bứcvách đứng đó như chỉ nhờ vào phép lạ, đe dọa sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào. Nước thấmqua cái mái nhà tạm bợ vốn trông chẳng có sức đâu mà che chắn được thứ gì, và đủmọi thứ rác rưởi được gom góp lại chất dựa vào bức vách của ngôi nhà càng làmtăng thêm vẻ rệu rã.

Chủ nhà, được mộtchú nhóc con báo động về sự có mặt của hai vị khách lạ, đã bước ra và chào đónhọ một cách nhiệt tình.

“Xin chào ông bạnquý”, ông giáo đáp lễ. “Không biết ông có vui lòng cho hai kẻ bộ hành mệt lảnày tá túc một đêm ở đây không?”

“Ở đây chật chội lắm, nhưng nếu các vịkhông ngại gì thì chúng tôi xin mời.”

Khi hai thầy tròbước vào trong, họ thật sự sốckhi nhìn thấy một không gian tí tẹo, không rộng hơn mười lăm thướcvuông, là nơi ở của tám con người. Bố, mẹ, bốn đứa con và hai ông bà cụ cố gắnghết sức để nhường mỗi người một chút trong tình trạng tù túng chật hẹp này.

Những thân hình nhếch nhác và gầy gò mộtcách đau đớn cùng với quần áo rách rưới là bằng chứng rõ ràng của sự thiếu thốnphô bày cuộc sống hằng ngày của họ. Những gương mặt buồn bã và dáng vẻ lòm khòmcho thấy rõ sự bần cùng không chỉ đã chiếm lĩnh cơ thể họ, mà còn ăn sâu vàotâm hồn họ.

Hai vị kháchkhông cưỡng được cái nhìn xung quanh, trong lòng tự hỏi liệu trong cái nơi khốncùng này còn có thứ gì đáng giá không. Chả có gì!

Nhưng khi bướcra ngoài, họ mới nhận ra mình đã lầm. Thật đáng kinh ngạc vì gia đình này còncó một thứ tài sản bất thường - khá đặc biệt trong hoàn cảnh này. Họ có một conbò.

Con bò thì chẳngcó gì đáng nói, nhưng cuộc sống và hoạt động hàng ngày của họ có vẻ như chỉxoay quanh con vật này. “Cho bò ăn đi”. “Đừng để nó khát”. “Buộc nó lại cho chắc”.“Đừng quên dẫn nó đi ăn”. “Vắt sữa bò đi!” Vậy đó, ta có thể thấy con bò giữ mộtvai trò quan trọng trong gia đình này, mặc dù chút sữa ít ỏi do nó cung cấp chỉđủ để họ sống vật vã qua ngày.

Tuy nhiên, conbò có vẻ phục vụ một mục đích lớn hơn. Nó là thứ duy nhất giữ cho họ khỏi rơivào đường cùng. Ở một nơi mà mọi thứ đều khan hiếm, việc sở hữu một tài sản có giátrị như vậy đã mang lại cho họ sự ngưỡng mộ, nếu không muốn nói là sự ghen tị,từ những người hàng xóm.

Và ở nơi đó -trong chỗ bẩn thỉu vànháo nhác đó - hai thầy trò đã đặt lưng xuống nghỉ qua đêm.

Sáng hôm sau,trước khi bình minh kịp ló dạng, hai thầy trò lặng lẽ lên đường một cách thậntrọng để không đánh thức những người khác.

Người học trònhìn lại, như muốn một lần nữa ghi nhận vào tâm khảm khung cảnh tồi tàn đó. Từtrong thâm tâm, anh hoàn toàn không hiểu được vì sao thầy lại dẫn mình đến đây.Tuy nhiên, trước khi ra đến đường cái, ông giáo thì thầm: “Đã đến lúc cho conbiết cái gì đã đưa chúng ta đến cái nơi tồi tàn này”.

Trong chuyến viếngthăm ngắn ngủi của mình, họ đã chứng kiến một cuộc sống hầu như toàn toàn bị ruồngbỏ, nhưng người học trò vẫn chưa hiểu được lý do khiến gia đình đó lại sống cựckhổ đến vậy. Vì sao họ lại ra nông nỗi này? Điều gì đã buộc họ phải ở lại đây?

Ông giáo đi chầmchậm về phía con bò đang bị buộc vào một cái cột hàng rào lung lay cách căn nhàchưa đầy hai mươi thước. Khi còn cách con bỏ khoảng một bước chân, ông giáo rútra một con dao găm mà ông mang theo bên mình.

Người học trò cảmthấy hoang mang. Khi ông giáo giơ tay lên, anh như ૮ɦếƭ điếng khi nhận ra điềuthầy mình sắp làm. Anh ta hầu như không tin vào mắt mình khi ông giáo già đưalưỡi dao cứa ngọt một đường ngang cổ con bò. Vết cắt chí mạng làm cho con vậtngã quị.

“Nhìn xem thầyđã làm gì?”, anh đau đớn hỏi ông giáo bằng một giọng thì thầm vì sợ đánh thức mọingười. “Làm sao thầy lại có thể Gi*t ૮ɦếƭ con vật tội nghiệp đó chứ? Đây là loạibài học gì mà có thể khiến cho gia đình đó phải lâm vào cảnh suy sụp hoàn toàn?Đây là tất cả những gì họ có. Rồi họ sẽ ra sao?”

Chẳng chút xao độngvới thái độ đau khổ của người học trò và làm ngơ trước những thắc mắc của anhta, ông giáo bỏ đi, để lại cảnh tượng hãi hùng phía sau, bàng quan trước thảm cảnhmà gia đình đó sẽ phải đối mặt khi mà họ đã mất đi con bò. Anh học trò bước tiếptheo sau, trong lòng vẫn còn nhiều khúc mắc, và họ tiếp tục lên đường.

Còn cái gia đìnhđó bị buộc phải đối mặt với một tình trạng bấp bênh, đầy rẫy những khó khăn vàkhả năng bần cùng hơn nữa.

Trong suốt nhữngngày sau đó, anh học trò bị ám ảnh không thôi vì ý nghĩ khủng khi*p rằng cả giađình đó sẽ ૮ɦếƭ đói hết nếu họ không có con bò. Liệu anh còn có thể rút ra kếtluận nào khác từ sự mất mát nguồn sống duy nhất của họ? Trong nhiều tháng sau,anh lúc nào cũng ray rứt với những ý nghĩ này và với cảnh tượng của buổi sángđau buồn hôm ấy.

Một năm qua đivà một buổi chiều nọ, ông giáo già gợi ý họ trở lại ngôi làng đó xem thử chuyệngì đã xảy ra với gia đình kia. Chỉ một gợi ý nhỏ về một sự kiện dường như đã đivào quên lãng nhưng cũng đủ để đánh thức trong lòng người học trò cái ký ức sốngđộng về bài học mà, cho đến tận bây giờ, anh vẫn không thể nào hiểu hết.

Một lần nữa, đầuóc anh học trò lại chìm ngập trong những suy nghĩ về gia đình khốn khổ kia vàvai trò mà anh đã tham gia trong phần số của họ. Chuyện gì đã xảy ra với họ? Họcòn sống sót qua cái đòn nặng nề đó không? Họ có bắt đầu nổi một cuộc sống mớikhông? Liệu mình có thể giáp mặt với họ sau những gì mà thầy đã làm? Mặc cho nhữngý nghĩ rối beng trong đầu, người học trò bất đắc dĩ nhận lời và miễn cưỡng thamdự chuyến đi có thể làm sáng tỏ sự việc đã khiến anh phải khốn khổ cả năm qua.

Sau nhiều ngày,hai người đến ngôi làng cũ. Họ tìm kiếm căn lều năm trước trong vô vọng. Cảnh vậtxung quanh trông vẫn như xưa, nhưng chẳng thấy bóng dáng cái nơi tồi tàn mà họđã qua đêm ngày ấy đâu cả, thay vào đó là một căn nhà xinh xắn vừa mới được xâydựng trên nền đất cũ. Họ dừng chân và hết nhìn ngược lại nhìn xuôi để biết chắcmình đã đến đúng chỗ.

Người học trò longại rằng cái ૮ɦếƭ của con bò là một đòn giáng quá mạnh khiến gia đình trơ trụinhư họ không thể nào qua nổi. Có lẽ họ đã bị buộc phải bỏ đi và một gia đìnhkhác khá giả hơn đã may mắn làm chủ mảnh đất và dưng nên ngôi nhà mới này. Cònkhả năng nào khác đâu chứ? Chắc hẳn sự xấu hổ đã khiến họ phải tha hương.

Trong lúc nhữngý nghĩ đó đang lẩn quẩn trong đầu, anh học trò cứ lưỡng lự giữa ý muốn biếtchuyện gì đã xảy ra cho gia đình nọ và việc mặc kệ họ để tiếp tục lên đường, nétránh cái việc chẳng thú vị gì là xác minh sự nghi ngờ tồi tệ trong đầu mình.Nhưng cuối cùng anh quyết định khám phá - mình cần phải biết, cho nên anh gõ cửangôi nhà và đứng đợi.

Trong chốc lát,một người đàn ông vui vẻ từ trong nhà bước ra. Thoạt tiên anh học trò không nhậnra ông ta. Nhưng rồi anh không thể giấu được vẻ thảng thốt khi nhận ra đó chínhlà người đã cho họ ngủ trọ năm ngoái. Hiển nhiên cùng là một người, nhưng cócái gì đó rất khác lạ ở con người này. Ông ta mặc quần áo sạch sẽ và chải chuốtgọn gàng. Ông ta có nụ cười trên đôi môi và có sự linh lợi trong đôi mắt. Rõràng đã xảy ra một điều gì đó có ý nghĩa to lớn trong đời ông ta.

Người thanh niêngần như không thể tin vào mắt mình. Làm sao lại có thể như thế? Liệu chuyện gìcó thể xảy ra chỉ trong thời gian một năm? Anh ta bổ nhào lại chào hỏi ngườiđàn ông nọ và ngay lập tức “truy vấn” ông ta về vận may nào đã đến với ông vàgia đình.

“Chỉ năm ngoái,khi chúng tôi ghé qua đây”, anh hỏi, “các ông dường như đang sống trong tình trạngbất hạnh và vô vọng. Hãy cho tôi biết đã xảy ra chuyện gì làm các ông thay đổi nhiềunhư thế. Điều gì đã khiến các ông gặp hên đến vậy?”

Không đếm xỉa gìđến việc chính hai người khách này đã là thủ phạm Gi*t con bò, người đàn ông mời họ vào nhà và bắt đầukể câu chuyện ly kỳ của gia đình mình - câu chuyện sẽ làm thay đổi cuộc đời anhbạn trẻ của chúng ta mãi mãi.

Ông chủ nhà kể rằngthật là một sự trùng hợp kỳ lạ, khi ngay cái ngày mà hai thầy trò rời đi, khôngbiết kẻ bất lương nào do ganh ghét với tài sản hiếm có của gia đình ông đã nhẫntâm cắt cổ con vật tội nghiệp đó.

“Tôi phải thừa nhậnrằng”, người đàn ông nói, “phản ứng đầu tiên của chúng tôi là vô cùng tuyệt vọngvà đau khổ. Trong suốt một thời gian dài, sữa của con bò đó là nguồn sống duynhất mà chúng tôi có; cuộc sống của chúng tôi phụ thuộc vào nó. Con bò đó làtâm điểm cho sự tồn tại hằng ngày của chúng tôi, nói thật lòng, việc có đượccon vật ấy tạo cho chúng tôi sự ngưỡng mộ từ hàng xóm.

Không lâu saucái ngày bi đát ấy, chúng tôi nhận ra rằng nếu không làm một cái gì đó, chúngtôi chỉ có thể rơi vào tình huống tệ hại hơn. Chúng tôi đã xuống tới đáy cuộc đờikhi mất đi con vật ấy. Chúng tôi cũng cần phải ăn và nuôi nấng con cái nữa. Vàrồi chúng tôi phát hoang một miếng đất phía sau nhà, gieo vài hạt rau củ quả.Đó là cách mà chúng tôi sống qua ngày trong vài tháng đầu.

Một thời giansau, chúng tôi nhận thấy rằng mảnh vườn đó cung cấp nhiều lương thực hơn mứcchúng tôi cần. Nếu có thể bán cho những người xung quanh, chúng tôi có thể muathêm hạt giống, và không lâu sau, chúng tôi không những đủ ăn và còn có thể đemra chợ bán.”

“Và rồi điều đóxảy ra!” người đàn ông hồ hởinói. “Lần đầu tiên trong đời chúng tôi có tiền mua thực phẩm và quần áo.Và chúng tôi nhận thấy niềm hy vọng cho một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúngtôi chưa bao giờ nghĩ, ngay cả trong mơ, là có thể trở thành hiện thực.”

“Chúng tôi xâycăn nhà nhỏ này hồi tháng trước. Có vẻ như chuyện mất con bò đã mở mắt chochúng tôi thấy một cuộc sống khác có triển vọng.”

Anh bạn trẻ lấylàm kinh ngạc khi nghe câu chuyện. Cuối cùng anh cũng nhận ra bài học mà ngườithầy đáng kính đã muốn dạy cho anh. Đột nhiên mọi thứ trở nên rõ ràng. Cái ૮ɦếƭcủa con bò không hề là dấu chấm hết dành cho họ như anh đã lo sợ, mà đã mở ra mộtcuộc sống mới với nhiều cơ hội tốt hơn.

Người chủ nhà mờihai thầy trò ở lại qua đêm và họ vui vẻ nhận lời. Sáng hôm sau, họ chào tạm biệtông chủ và gia đình, tiếp tục cuộc hành trình của mình.

Ông giáo, vốn lặngthinh từ bấy đến giờ, hỏi anh học trò, vốn vẫn đang còn kinh ngạc với những gìanh ta được nghe kể và chứng kiến: “Con có nghĩ là gia đình nọ vẫn có thể đạtđược những điều mà họ gặt hái trong năm vừa qua nếu như họ vẫn còn con bò đó?”

“Có lẽ không,”người học trò trả lời không do dự.

“Vậy bây giờ conhiểu chưa? Con bò mà họ yêu quý như báu vật chính là sợi dây xích trói buộc cuộcđời họ với đói nghèo khổ cực. Họ đã đinh ninh rằng con bò đó giúp họ khỏi bịsuy sụp. Nhưng phải đợi đến khi mất đi sự an toàn giả tạo đó thì họ mới bị buộcphải nhìn sang một hướng mới.”

“Nói cách khác,”anh học trò tiếp lời, “con bò - con vật mà hàng xóm của họ coi như là ơn phước- đã cho họ cái cảm giác mình không phải đang sống trong sự bần cùng, nhưng thựcra cuộc sống của họ rất thảm hại.”

“Đúng là như thế,”ông giáo già lên tiếng. “Đó là điều sẽ xảy ra khi con tin rằng cái thứ ít ỏimình có được là đã đủ lắm rồi. Chỉ một ý nghĩ đó thôi đã là sợi xích nặng nềngăn không cho con tìm kiếm những thứ khác tốt hơn. Sự thỏa mãn bắt đầu hủy hoạicuộc đời con. Con chấp nhận các hoàn cảnh của mình dù không hài lòng với chúng.Con biết rằng con không vui sướng với vị trí của mình trong cuộc sống, nhưngcon cũng không thấy khốn khổ. Con thất vọng với cuộc sống mà mình được hưởngnhưng sự bất mãn không đủ lớn để con tìm cách làm một cái gì đó với nó. Con cóthấy điều đó bi đát thế nào không?”

“Khi con có mộtcông việc mà con không thích, cái công việc mà thậm chí chẳng đáp ứng được nhữngnhu cầu tối thiểu và cũng chẳng mang lại cho con bất cứ sự thỏa mãn cá nhân nàohoặc cho con cuộc đời mà con muốn, thì quyết định bỏ đi và tìm công việc kháclà điều dễ dàng. Nhưng khi cái công việc mà con không thích đó giúp con trả đượcnợ, sống sót, và cũng tận hưởng được một vài tiện nghi nho nhỏ, thì con dễ dàngrơi vào cái bẫy hài lòng với suy nghĩ rằng ít nhất thì mình cũng có được mộtcái gì đó. Cuối cùng, con biện minh rằng khốingười muốn cái công việc đó mà có được đâu.”

“Cũng giống nhưcon bò, thái độ đó luôn luôn kiềm hãm con. Nếu không gạt bỏ nó đi, mãi mãi consẽ không thể thấy được gì khác hơn ngoài những thứ con đã biết lâu nay. Con sẽtrở thành một nạn nhân chung thân của những giới hạn mà con tự đặt ra trong cuộcsống của mình. Điều đó cũng giống như con tự bịt mắt mình ở vạch xuất phát và cầunguyện cho mình thắng cuộc.”

Người học tròcàng nghe càng kinh ngạc. Anh cảm thấy thích thú với những nhận định của thầymình và bắt đầu hiểu cặn kẽ những vấn đề đó. “Chúng ta ai cũng có những con bòtrong đời mình. Chúng ta mang trên mình gánh nặng của những niềm tin sai lầm,những lời biện bạch, những nỗi sợ và những định kiến. Bi đát thay, tất cả nhữnghạn chế do ta tự áp đặt cho mình đã trói buộc chúng ta vào một cuộc sống tầmthường.”

“Không chỉ có vậy,”ông giáo già tiếp lời, “nhiều người ngoan cố giữ lại cái lý do họ không thể sốngcuộc đời mà họ luôn mơ ước. Họ tạo nên những lời bào chữa hầu như rất đáng tinđể biện hộ với chính mình và với người khác, và tiếp tục sống với những xáo độngnội tâm khi họ nhận ra rằng những lý lẽ đó có thể đánh lừa được người khác chứkhông lừa được bản thân mình.”

“Thật là một bàihọc lớn,” người học trò trầm ngâm nói, đồng thời hướng suy nghĩ về những con bòcủa mình.

Trên đường về,anh cẩn thận xem xét tất cả những hạn chế mà anh đã vận vào mình trong cuộc đời.Và anh quyết định sẽ loại bỏ tất cả những niềm tin đã trói buộc anh vào một cuộcđời làng nhàng và tầm tường, cũng như đã ngăn cản anh thể hiện tiềm năng thật sựcủa mình.

Khôngnghi ngờ gì nữa, anh tự nhủ, ngày hôm đó đã đánh dấu sự bắt đầu một cuộc đời mới,một cuộc đời không có bò. 

Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc