Trong chuyến bay từ Trung Quốc sang Mỹ, Ngải Mễ thực sự không biết viết gì, một là không có bộ phim nào khiến cô tức cảnh sinh tình, hai là trên đường đi, cô buồn ngủ díp mắt, gần như không còn đủ tỉnh táo để ôn lại chuyện cũ, ít nhất là không tỉnh táo đến mức có thể nhớ lại và viết ra được mấy chục, mấy trăm nghìn chữ. Có lẽ do mấy ngày trước, cô phấn chấn quá nên ngủ không ngon, do đó lên máy bay là bắt đầu ngủ gật.
Kể cả những lúc không ngủ thì đầu óc cô cũng chẳng nảy ra được ý tưởng gì, thế nên đối với cô, chuyến bay quốc tế đường dài này tựa như con rồng Trung Quốc, “ngủ yên hàng trăm năm”, đến thành phố Detroit thuộc tiểu bang Michigan mới “bừng tỉnh”.
Người ra đón cô đương nhiên không phải là Jason, nếu là Jason thì câu chuyện đã không được viết thế này. Hơn nữa, đối với một người năm, sáu năm trước mới chân ướt chân ráo từ Trung Quốc sang Mỹ như Ngải Mễ, cái tên Jason không có ý nghĩa đặc biệt gì, vì chàng trai mà cô quen, tên tiếng Anh không phải là Jason mà là Allan, dĩ nhiên tên tiếng Trung không phải là Giang Thành, mà là Thành Cương. Jason và Giang Thành đều là tên anh dùng sau này, có thể là do muốn né tránh người quen, hoặc là muốn thể hiện quyết tâm đã cắt đứt mối liên hệ với quá khứ, thay đổi hoàn toàn, làm lại từ đầu.
Bất luận là nguyên nhân nào, Ngải Mễ đều cho rằng đáng phải tét ௱ôЛƓ.
Hồi mới sang Mỹ, Ngải Mễ còn chưa biết Allan đang học ở trường Đại học C mà cô chuẩn bị đến. Lâu lắm rồi cô không có tin tức gì của anh và cũng lâu lắm rồi cô không bỏ công tìm hiểu thông tin về anh. Tục ngữ nói: “Không có điều gì bi ai hơn trái tim đã ૮ɦếƭ”, Ngải Mễ không muốn để trái tim mình ૮ɦếƭ đi nên đã tự an ủi mình rằng: “Coi như anh ấy đã ૮ɦếƭ.”
Nhưng cô cũng chỉ “coi như” được một lúc, cô biết chắc chắn là anh chưa ૮ɦếƭ mà đang sống ở một vùng đất nào đó tại Trung Quốc. Anh có khả năng đặt chân đến mọi tỉnh thành, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương của Trung Quốc, chỉ duy có ra nước ngoài là không thể, vì anh học văn học so sánh, và ở Trung Quốc, rất nhiều người làm nghiên cứu văn học so sánh đều rơi vào khoa Văn, mà người ở khoa Văn thì làm sao ra nước ngoài được? Dĩ nhiên là cũng có, nhưng thường phải đổi ngành, nếu không, vượt ngàn dặm xa xôi sang Mỹ học tiếng Trung hoặc văn học Trung Quốc thì quả là chuyện rất khôi hài.
Khi làm nghiên cứu sinh với thầy hướng dẫn là bố Ngải Mễ, đề tài mà Allan làm là nghiên cứu thi học, nhưng bạn đừng nghĩ anh ấy là một nhà thơ, như lời anh ấy nói thì anh ấy không những không phải “nhà thơ”, mà ngay cả người viết tản văn cũng không phải, cùng lắm thì cũng chỉ được coi là “nhà tạp văn”.
Thi học (Poetics) thực ra có nghĩa là lý luận văn học, hay nói cách khác, Allan làm nghiên cứu so sánh về lý luận văn học của Trung Quốc và phương Tây. Anh ấy nói, khoảng cách giữa anh với nhà văn và tác phẩm có thể dùng cụm từ “bắn đại bác bảy ngày chưa tới” để so sánh, vì những người làm phê bình văn học đều thích chỉ trích, phê bình những tác phẩm văn học mà người khác phải mất bao tâm huyết mới viết ra được, còn người làm nghiên cứu so sánh lý luận văn học lại chỉ tay năm ngón đối với những bài phê bình văn học mà các nhà phê bình hao công tốn sức viết ra. Vậy ai sẽ là người vạch lá tìm sâu với những người làm nghiên cứu so sánh lý luận văn học đây?
Ngải Mễ nói: “Dĩ nhiên là người yêu hoặc vợ họ thôi, thế nên mới nói các cô này chính là thẩm phán cuối cùng của các tác phẩm văn học.”
Không thích chỉ tay năm ngón với người khác là nguyên nhân khiến Allan phải từ bỏ con đường nghiên cứu văn chương để theo ngạch kinh doanh. Câu nói mà anh tâm đắc là: Bản thân mình không viết ra được những tác phẩm văn học hay thì thôi, lại còn già mồm chỉ trích, phê phán tâm huyết, công lao của người khác ư? Như thế cũng hơi quá đáng thật! Còn những người đi theo ngành nghiên cứu so sánh lý luận văn học thì chỉ tay năm ngón trước những bài viết chỉ tay năm ngón của người khác, như thế lại càng quá đáng hơn.
Những lúc bên nhau, Allan thường hỏi Ngải Mễ rằng, nếu thế gian này không có phê bình văn học thì văn hóa Trung Quốc sẽ không tồn tại ư? Nếu không có ai đánh giá, bình luận về bộ Hồng lâu mộng thì không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?
Ngải Mễ không trả lời được những câu hỏi kiểu này, nhưng hồi ấy Ngải Mễ trẻ trung, hiếu thắng, không bao giờ chịu thừa nhận thế gian này lại có câu hỏi mình không trả lời được, thế nên lúc nào cũng đáp rất hùng hổ: “Nếu không có ai bình luận, đánh giá về Hồng lâu mộng thì các nhà “Hồng học” mưu sinh kiểu gì? Nếu không có phê bình văn học thì bố em dựa vào nguồn nào để kiếm tiền nuôi gia đình?”
Allan liền cười, nói: “Ghi lại câu này nhé, sau này khi biên soạn cuốn Danh ngôn Ngải Mễ nhớ đưa vào đấy.”
Thế nên Ngải Mễ cho rằng Allan là công dân yêu nước hạng nhất, dù có đánh ૮ɦếƭ cũng không ra nước ngoài. Sau khi bố mẹ Allan di cư sang Canada, họ đã nhiều lần khuyên anh sang đó, làm visa thăm thân hay visa công tác đều được, tóm lại là chỉ cần ở gần bố mẹ là được. Nhưng Allan không đồng ý, anh nói: “Một người học tiếng Anh, học Văn như con, sang đó thì làm được gì? Sang dạy người Canada nói tiếng mẹ đẻ của họ hả? Hay là dạy họ văn học Trung Quốc?”
Tinh thần yêu nước này là đáng biểu dương, thời điểm ấy, Ngải Mễ cũng rất ủng hộ, vì cô không muốn anh sang Canada, sợ anh mà đi thì cô không bao giờ gặp lại anh nữa, thế nên lần nào cô cũng nhiệt tình tán thành suy nghĩ này của anh, đọc được câu chuyện nào viết về người Trung Quốc di cư sang Canada nhưng cuộc sống chẳng ra gì là lại mang ra, thêm mắm dặm muối kể cho anh nghe. Đầu tiên anh còn chăm chú nghe, nhiều lần như vậy, anh liền trêu cô: “Ngải Mễ, em không cần phải làm công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước với anh đâu, anh sẽ không bao giờ đặt chân sang đó. Chỉ sợ một ngày nào đó em lại thay đổi ý định và chạy ra nước ngoài thôi.”
Lời nói đùa lại biến thành lời sấm truyền, bây giờ đúng là cô xuất ngoại thật.
Ngải Mễ nghĩ, hoàn cảnh của cô khác Allan, cô học văn học Anh Mỹ, cô không ra nước ngoài thì còn ai ra? Lấy bằng tiến sĩ văn học Anh Mỹ trong nước, có ai coi ra cái gì đâu?
Nếu đã học văn học, ngôn ngữ của người ta thì phải sang đại bản doanh của người ta học. Từ lâu Ngải Mễ đã hạ quyết tâm sang Mỹ học tiến sĩ nhưng cũng như mọi quyết tâm khác của cô, lúc nghĩ thì rất hào hứng, quyết tâm cao độ, đợi đến khi phải bắt tay vào công việc thì lại sợ khổ, sợ ૮ɦếƭ, sợ mệt, sợ thua, sợ thế này, sợ thế kia, vậy là hồi lâu vẫn án binh bất động. Sau đó, một cơ hội tình cờ đã khiến cô thực hiện được quyết tâm sang Mỹ này.
Việc Ngải Mễ xuất ngoại có liên quan đến Viện Harvard Yenching của Đại học Harvard. Ngải Mễ có thiện cảm đặc biệt với trường Đại học Harvard, mối thiện cảm này nặng đến mức chỉ cần có chữ “Ha” là cô đã ngất ngây rồi, tỉ dụHarbin (Cáp Nhĩ Tân), Ha-sa-ke (Kazakhstan) gì gì đó đều có thể khiến cô quan tâm. Nghe nói Allan có mang một phần n dòng máu Kazakhstan, đây có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến Ngải Mễ yêu anh.
Tuy nhiên Ngải Mễ là một quân tử điển hình, vì quân tử là người “miệng nói mà không làm”. Nếu đã có thiện cảm với Harvard như vậy thì phải nỗ lực chứ, người ta vẫn nói rằng: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” còn gì?
Ngải Mễ vốn là người “có lòng bền”, hay nói cách khác là cô chỉ có lòng mà không có hành động. Cô có quyết tâm đi học Harvard nhưng lại không muốn bỏ công sức ra phấn đấu. Cô đổ lỗi chuyện không thành công của mình cho câu nói “chỉ sợ lòng không bền”. Nếu cổ nhân không nói như thế, mà nói “chỉ sợ người không làm” thì chắc chắn cô sẽ bắt tay vào hành động. Bây giờ cổ nhân đã nói “chỉ sợ lòng không bền” thì cô chỉ có lòng, không hành động cũng không thể trách cô. Cổ nhân cũng đã nói: “Không nghe lời cổ nhân sẽ thiệt thòi suốt đời” rồi mà.
Thế nên Ngải Mễ có hai cụm từ nói hàng trăm lần mà không biết chán, một cụm từ là “chỉ nói vậy thôi”, cụm từ kia là “sau này tính sau”. Bố cô hỏi: “Lâu nay con vẫn bảo là muốn sang Harvard học, sao không thấy con bắt tay vào chuẩn bị gì cả?”
Ngải Mễ liền đáp: “Sang Harvard học ạ? Con chỉ nói vậy thôi mà.”
Nếu bố cô hỏi tiếp câu nữa: “Không sang Harvard thì các trường khác cũng được mà.”
Cô sẽ uể oải đáp: “Sau này tính sau.”
Bạn có thể dùng thử hai cụm từ này, chỉ cần bạn nói thật lòng, nói tỉnh bơ như không, đảm bảo có thể đối phó với mọi câu hỏi. Trong các tác phẩm của mình, Ngải Mễ ít khi dùng cụm từ “chỉ nói vậy thôi”, chắc là do trong forum đã từng có người chỉ trích, cô sợ dùng cụm từ này, mọi người sẽ hiểu lầm là “chẳng có gì ghê gớm, chỉ là thề thốt vậy thôi”.
Sở dĩ Ngải Mễ được xuất ngoại, chủ yếu là do đột nhiên khoa có một cơ hội sang Viện Harvard Yenching học tập. Nói là kinh phí nằm trong Điều ước bồi thường Canh Tý[1], mang ra để hỗ trợ tài chính cho các học giả trong nước. Ngải Mễ không biết Điều ước bồi thường Canh Tý, Cơm Tý là gì, điều khiến cô có hứng thú nhất là hai chữ “Harvard”, bởi đây là mối thiện cảm đặc biệt của cô.
[1] Năm Canh Tý (1900), Nghĩa Hòa Đoàn chiếm Bắc Kinh và một số thành phố. Triều đình nhà Thanh của Từ Hy Thái hậu chạy lên Tây An, bỏ ngỏ Bắc Kinh. Quân Nghĩa Hòa Đoàn mặc sức hãm hại giáo sĩ, kiều dân nước ngoài, ςướק phá tài sản của họ và các sứ quán. Trước tình hình đó, lấy danh nghĩa bảo vệ kiều dân và sứ quán, quân đội tám nước Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Nhật, Ý và đế quốc Áo – Hung liên kết tiến vào Bắc Kinh và các thành phố bị chiếm. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bị dập tắt. Tháng Chín năm 1901, triều đình nhà Thanh phải đàm phán với mười một nước phương Tây và ký Điều ước Tân Sửu gồm mười hai điều khoản; trong đó có điều khoản nhận bồi thường toàn bộ phí tổn và thiệt hại của các nước này do Nghĩa Hòa Đoàn gây ra (các nước tự khai phí tổn và thiệt hại). Khoản bồi thường đó gọi là Khoản bồi thường Canh Tý, quy định bằng 450 triệu lạng bạc, tức mỗi người Trung Quốc lúc đó phải trả một lạng bạc.
Lúc ấy Ngải Mễ đang dạy tiếng Anh tại trường Đại học R, sở dĩ cô vào trường này làm giảng viên tiếng Anh là do có liên quan đến Allan, mặc dù Allan không ở Đại học R.
Nhớ lại chuyện cũ, Ngải Mễ phát hiện ra cuộc sống của mình về cơ bản có thể chia thành hai giai đoạn là Pre-Allan (Tiền Allan) và Post-Allan (Hậu Allan).
Giai đoạn tiền Allan được tính từ thời điểm Allan rời thành phố J về Thâm Quyến công tác. Sáng hôm ấy, khi taxi đến chở Allan ra ga, Ngải Mễ lười nên ở lì trong phòng chứ không tiễn anh xuống dưới. Trước khi đi, anh sang phòng tạm biệt cô, dặn cô nhớ giữ gìn sức khỏe. Cô cũng đáp lại mấy câu tương tự, rồi anh đứng cạnh cửa phòng cô một lúc, sau đó mới xuống sân.
Cô đã không còn giận anh nữa nhưng cô không muốn chạy xuống sân, thể hiện vẻ lưu luyến của mình trước mặt mọi người. Thậm chí cô còn cảm thấy mình không còn lưu luyến gì nữa, cô đã đả thông tư tưởng cho mình, hay nói cách khác là đã được bố cô đả thông tư tưởng sau khi nghe những lời giáo huấn vàng ngọc, hoặc cũng có thể nói là đã bị những điều mê tín mà mẹ cô nói mê hoặc. Bất luận là nguyên nhân gì, tóm lại tư tưởng đã được “đả thông”. Đả thông rồi sẽ không đau đớn, đả thông rồi thì không còn cảm thấy đau khổ khi phải chia ly.
Bố cô nói: “Con không nên coi cậu ấy là con 乃úp bê của con để mang theo bên mình, khi nào muốn chơi thì lôi ra chơi. Cậu ấy là một con người, một người đàn ông, một người đã trưởng thành, cậu ấy có công việc và sự nghiệp của riêng mình. Cậu ấy muốn về miền Nam làm thì tại sao con lại không cho cậu ấy đi?”
“Thế con làm con 乃úp bê cho anh ấy không được ư?” Từ trước đến nay, Ngải Mễ chẳng bao giờ chịu nghe những lời bố cô răn dạy, cô biết cách tốt nhất để đối phó với những lời giáo huấn đó là giở tính ngang. “Con theo anh ấy về Thâm Quyến, để anh ấy mang theo con bên người, lúc nào muốn chơi là lôi ra chơi không được sao?”
Chắc là bố đã hiểu từ “chơi” với nghĩa khác nên nạt cô luôn: “Con gái con đứa, đừng có nói linh tinh!”
Nếu nói bố cô là một diễn giả luôn nói những lời nghiêm túc nhưng hiệu quả lại không cao thì mẹ cô lại có thể mê hoặc lòng người bằng những câu nói sặc mùi mê tín. Mẹ lúc nào cũng nói với vẻ rất thờ ơ, dường như không nhằm mục đích gì, như đang đề cập về một người nào đó không liên quan, cũng có thể đang nói về chính bản thân bà, nhưng những điều mẹ nói lại tựa như tiếng hát rì rào của sóng biển, xuyên qua màn đêm, nhẹ nhàng bay đến bên cô, mê hoặc cô lúc nào không hay.
Mẹ nói: “Đàn ông có một điểm chung là nghĩ “chim nắm trong tay không bằng chim bay trong rừng”. Nếu bám riết lấy anh ta thì anh ta chẳng coi mình ra gì, khi không bắt được, anh ta mới tìm mọi cách đuổi theo.”
Những điều mẹ nói thường là ám chỉ chung chung, không biết là để cho đúng trong mọi hoàn cảnh, địa điểm và thời điểm hay để thoái thác trách nhiệm, nhưng những thính giả nghiêm túc lại tưởng đang nói về họ, thế nên những chủ đề thế này phần lớn là bị bố cắt lời, bố sẽ tranh cãi với mẹ một hồi về vấn đề “rốt cuộc là em đang nói ai vậy”.
“Em đang ám chỉ ai thế? Nghe giọng em cứ như đang nói anh không biết trân trọng em vậy?” Bố hậm hực nói. “Hay là trước đây, em cũng áp dụng sách lược vờ tha để bắt đối với anh?”
Ngải Mễ liền cười thầm và không quan tâm đến chuyện bố mẹ ai thắng ai thua nữa. Cô biết sau đó, bố mẹ cô sẽ ôn lại chuyện cũ của họ, hùng hổ vạch trần xem ngày xưa rốt cuộc ai tán ai, sau đó nữa, đấu văn không giải quyết được vấn đề liền lên giường đấu võ. Nếu với tính cách mắm thối của cô ngày trước, chắc chắn cô sẽ phá cửa phòng họ ra và gào: “Phải đấu văn, không được đấu võ.” Nhưng hiện tại cô không còn thô lỗ như thế nữa, vì cô cũng được coi là người “từng trải”, biết người đang có hứng mà bị người khác phá bĩnh như thế, chắc chắn sẽ tụt hứng, không biết sẽ rủa kẻ gây sự bằng những ngôn từ khủng khi*p thế nào. Nghiêm trọng hơn là mắc thêm tật xấu nào đó chứ chẳng chơi.
Cô cảm thấy những điều mẹ nói cũng có lý, xem ra mình phải làm người mà Allan không bắt được, như thế anh ấy mới nghĩ đủ mọi cách để theo đuổi mình. Biết sớm thế này thì đáng lẽ hồi đầu không nên ngớ ngẩn tỏ tình với anh chàng. Có lẽ hiện tại anh chàng kiên quyết ra đi như vậy cũng là do có được quá dễ dàng.
Hối hận cũng đã muộn! Không biết từ bây giờ áp dụng chiến thuật vờ tha để bắt có còn kịp nữa không? Nhưng nghĩ như vậy, ít nhất trong lòng cũng cảm thấy dễ chịu hơn. Anh tưởng là anh tự ra đi ư? Đừng có tưởng bở, là tôi đang vờ tha anh đó thôi.
Ngải Mễ trốn ở sau rèm cửa, nhìn Allan lên taxi, xe chuyển bánh rồi biến mất trong tích tắc.
Có một số sự kiện, ý nghĩa thực tế của nó thường không sâu sắc, lớn lao như ý nghĩa lịch sử. Khi xảy ra sự kiện, bạn không cảm nhận được điều gì, nhưng trong những tháng ngày dài dằng dặc sau đó, độ ảnh hưởng của sự kiện mới dần dần bộc lộ.
Đối với Ngải Mễ, sự ra đi của Allan là sự kiện như thế. Lúc nhìn anh đứng vẫy tay trước cửa sổ phòng ngủ của cô rồi lên taxi, cô không cảm nhận được nỗi đau khắc cốt ghi tâm, cảm giác như anh đang có chuyến công tác ngắn ngày, chỉ vài ngày thôi sẽ quay về. Tuy nhiên cảnh tượng ấy vẫn thường xuyên hiện lên trước mắt cô trong những năm tháng sau này, khiến cô ngày càng cảm nhận được sâu sắc hơn từ “vĩnh biệt” được bắt đầu sau khi cảnh tượng đó trôi qua rất lâu.
Sự khác biệt giữa hai thời kỳ tiền Allan và hậu Allan nằm ở chỗ tất cả mọi việc có liên quan đến Allan hay không. Trong giai đoạn hậu Allan dài dằng dặc của cô, mỗi lần đưa ra một quyết định nào đó, gần như quyết định đó đều liên quan đến Allan. Sau khi tốt nghiệp, cô vốn định về miền Nam tìm việc, vì Allan đã đi miền Nam, miền Nam có ý nghĩa đặc biệt đối với cô, nhưng bố mẹ cô nhất quyết không đồng ý.
Bố nói: “Con gái làm giảng viên trong trường đại học thì hơn. Về miền Nam làm gì? Xin vào công ty à? Làm bình hoa cho người ta thỏa sức vần vò à? Người học tiếng Anh như con chẳng lẽ được lên làm chủ tịch hội đồng quản trị ư? Cùng lắm là được làm nhân viên hành chính trong công ty, làm đến già cũng chẳng nên công trạng gì.”
Còn mẹ thì nói đông nói tây, từ các cô làm tiếp tân ở văn phòng đến các anh làm nhân viên PR: “Thực ra hồi đầu Allan chọn vào làm việc trong công ty, mẹ đã biết là chuyện của hai đứa không thể bền lâu được. Allan học tiếng Anh, học văn, công ty đó tuyển dụng cũng vì muốn sử dụng vốn ngoại ngữ của thằng bé. Nó không phải là người an phận thủ thường, chắc chắn không bao giờ cam tâm suốt đời chỉ làm trợ lý và phiên dịch cho người ta, chắc bây giờ nó cũng bỏ công ty đó vào trường đại học làm giảng viên rồi.”
Ngải Mễ liền sốt sắng hỏi: “Thế liệu anh ấy sẽ vào trường nào hả mẹ?”
“Ai mà biết được! Nhưng có thành phố nào nhiều trường đại học và còn tập trung nhiều trường đại học nổi tiếng hơn thành phố J nữa chứ?”
Và thế là Ngải Mễ vào trường Đại học R thuộc thành phố J mà lòng tràn đầy hy vọng.